intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu: Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao (tt)

Chia sẻ: Nguyen Phuong Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

130
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nghệ thông tin (Informatic technology) được coi là làn sóng thứ năm trong lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ. Công nghệ sinh học (CNSH) có 3 cấp độ khác nhau: CNSH truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm , sữa chua, dưa chua, cà muối, pho-mát, tương, nước mắm, men bánh mì...), ủ phân, phơi ải đất, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu: Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao (tt)

  1. Vietsciences- Nguyễn Lân Dũng Chúng ta biết rằng Công nghệ sinh
  2. học (Biotechnology) và Công nghệ thông tin (Informatic technology) được coi là làn sóng thứ năm trong lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ. Công nghệ sinh học (CNSH) có 3 cấp độ khác nhau: CNSH truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm , sữa chua, dưa chua, cà muối, pho-mát, tương, nước mắm, men bánh mì...), ủ phân, phơi ải đất, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại... CNSH cận đại với việc sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm của công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật (cồn, bia, dung môi hữu cơ, bột ngọt và các acid amin khác, acid citric và các acid hữu cơ
  3. khác, chất kháng sinh, nhiều vitamin, các loạin vaccin, kháng độc tố, các kit chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học...). CNSH hiện đai chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây.CNSH hiện đại sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loại vi sinh vật mới hoặc bắt các sinh vật này tạo ra các protein hay các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng ta không tạo ra được. CNSH hiện đại bao gồm các lĩnh vực Công nghệ di truyền (Genetic engineering, Công nghệ tế bào (Cell engineering), Công nghệ vi sinh
  4. vật/Công nghệ lên men (Microbial engineering/Fermentation engineering), Công nghệ enzym/protein (Enzym/Protein engineering) và CNSH môi trường (Environmental biotechnology) Cũng cần phân biệt Công nghệ sinh học nói chung (Biotechnology) với Công nghiệp sinh học (Bioindustry). Công nghiệp sinh học đòi hỏi phải tạo các sản phẩm theo quy mô công nghiệp. Quy mô này có khi cần đến những hệ thống nồi lên men dung tích lớn ( Công ty Vedan-Việt Nam đang sử dụng 12 nồi lên men, mỗi nồi có dung tích tới 700 000 lít, các
  5. Công ty bia cũng đang sử dụng các nồi lên men rất lớn), nhưng cũng có khi chỉ cần sử dụng những hệ thống lên men trung bình (như sản xuất thuốc kháng sinh, enzym, vaccin...), thậm chí chỉ cần các nồi lên men nhỏ (dung tích 10-75 lít, để sản xuất một số protein có giá trị chữa bệnh hay chẩn đoán bệnh...). Nhìn sang các nước khác chúng ta thấy CNSH Việt Nam còn đi sau một khoảng cách khá xa. Trung Quốc đã có những giống lúa lai cho sản lượng tới 15 tấn/ha/vụ (!), có những giống ếch mỗi năm đẻ trứng 8 lần, mỗi lần có thể sinh ra tới 40-60 nghìn trứng (!). Đài Loan có thể tạo ra những giống hoa hồng
  6. trên 100 cánh hoa/1 hoa và 350 hoa trên 1 gốc (!). Một Viện nghiên cứu CNSH ở Quảng Châu mà có thể sản xuất tới 70 sản phẩm khác nhau. Họ không cần nhận quỹ lương từ nhà nước mà lại có thể trả lương cao cho cán bộ, nhân viên. Nhật Bản có nền CNSH hiện đại và tạo ra rất nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Có lần đến thăm Tập đoàn KAO tôi không thể không kinh ngạc khi thấy các phòng nghiên cứu của một tập đoàn tư nhân mà to như một...thị trấn (!). Chỉ cần sản xuất được men cellulase và đưa vào bột giặt (làm bung lớp mỏng bên ngoài mỗi sợi vải để giải phóng các chất bẩn) đã đủ làm cho bột giặt KAO nổi
  7. tiếng thế giới. Mặc dầu đã có một nền CNSH rất phát triển vậy mà để tạo sức bật cho tương lai Nhà nước và các Công ty tư nhân Nhật Bản đã xây dựng cả một khu nghiên cứu CNSH hiện đại tại một thị trấn hoàn toàn mới ở gần Chiba. Viện nghiên cứu NITE của trung tâm này có một kho lưu giữ nguồn gen vi sinh vật lớn đến vài chục vạn chủng. ATCC (Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật Mỹ) cũng làm tôi sửng sốt khi thấy có tới các Phòng thí nghiệm hiện đại rộng tới 9000m2 trên một không gian gần 32000m2 và với một đội ngũ các nhà khoa học rất lành nghề. Vậy mà ATCC lại là một tổ chức phi lợi nhuận tư nhân (nonprofit
  8. privately-held company). Tiền bán giống và các chế phẩm sinh học được dùng để trang trải cho mọi chi phí và cho sự phát triển nhanh chóng của ATCC.. Hiện tại ATCC đang bảo quản trong điều kiện siêu lạnh (trong nitơ lỏng) và trong đông khô vài vạn chủng vi sinh vật , ngoài ra còn có 75 dòng tế bào và 400 loại hạt giống đã đăng ký sáng chế. Các nhà khoa học tại ATCC đang lưu giữ các nguồn gen quý giá không chỉ cho nước Mỹ mà cho toàn nhân loại, vì bất kỳ ai muốn đăng ký mua chủng nào, hạt giống nào cũng được (qua E-mail: news @ atcc.org).
  9. Đề nghị: Tôi xin mạnh dạn đề xuất 5 kiến nghị cụ thể sau đây: -Cần coi các Trường Đại học Quốc gia và các Trường Đại học trọng điểm là nguồn đào tạo chủ yếu cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học về CNSH. Cần nâng cao chất lượng các giáo trình và điều kiện thực hành cho sinh viên chuyên ngành CNSH. Cần ưu tiên các học bổng du học cho CNSH. -Chấn chỉnh lại các Phòng thí
  10. nghiệm trọng điểm theo hướng tách khỏi hoạt động của các Viện lớn và thu hút về đây nhiều nhân tài đã được đào tạo sâu ở nước ngoài nhưng đang tản mát tại các cơ quan khác. Có chế độ hợp tác mật thiết với các Trường Đại học trong nghiên cứu khoa học và trong việc đào tạo sinh viên , nghiên cứu sinh tại các Phòng thí nghiệm này. -Nhà nước giao trách nhiệm cụ thể về từng vấn đề ưu tiên trong CNSH cho từng đơn vị và tạo đủ điều kiện để hoàn thành trong một thời hạn nhất định. Cần có biện pháp dân chủ để lựa chọn đúng vấn đề và đúng đối tượng được giao
  11. trách nhiệm. - Về các nghiên cứu ứng dụng và triển khai CNSH cần áp dụng chế độ cho vay kinh phí và nếu sau thời hạn đăng ký mà không thành công phải xuất toán 100%, ngược lại nếu thành công sẽ được thưởng thêm một cách tương xứng. -Đề nghị cho thành lập Viện Vi sinh vật học, trong đó có Bảo tàng Quốc gia lưu giữ nguồn gen vi sinh vật. GS.TS. Nguyễn Lân Dũng PCT thường trực Hội Các ngành Sinh học VN Tổng thư
  12. ký Hội Vi sinh vật học VN sinh vật học VN sinh vật học VN © http://vietsciences.net và http://vietsciences.free.fr Nguyễn Lân Dũng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2