intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu đào tạo Quản lý và lãnh đạo điều dưỡng

Chia sẻ: Đỗ Thị Hồng Quỳnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:351

596
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu được cập nhật theo các văn bản qui định của Bộ Y tế về công tác điều dưỡng, các tài liệu đào tạo quản lý điều dưỡng cho JICA và chương trình HIV/AIDS Pepfar Việt Nam, các tài liệu trong nước và quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu đào tạo Quản lý và lãnh đạo điều dưỡng

  1. HỘI ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ ĐIỀU DƯỠNG HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2013 1
  2. HỘI ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ ĐIỀU DƯỠNG HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2013 2
  3. CHỦ BIÊN ThS. Phạm Đức Mục THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Trần Quang Huy ThS. Phạm Thu Hà TS. Phí Nguyệt Thanh TS. Lê Bá Thúc ThS. Đào Thành 3
  4. 4
  5. LỜI NÓI ĐẦU Trung tâm tư vấn và dịch vụ đi ều d ưỡng hỗ tr ợ c ộng đ ồng H ội Đi ều d ưỡng Việt Nam trân trọng giới thiệu Tài li ệu đào t ạo Quản lý và Lãnh đạo điều dưỡng dùng cho học viên là điều dưỡng tr ưởng và hộ sinh tr ưởng. Ch ương trình và tài liệu do Hội Điều dưỡng Việt Nam t ổ ch ức biên so ạn, đã đ ược B ộ Y t ế phê duyệt và giao nhiệm vụ cho Hội Điều d ưỡng Vi ệt Nam t ổ ch ức đào t ạo t ại Công văn số 690/BYT-K2ĐT ngày 16 tháng 02 năm 2012. Mục tiêu khóa học nhằm chuẩn bị cho người ĐDT có năng lực tham gia xây dựng chính sách, điều hành chăm sóc người b ệnh, tham gia nghiên c ứu và gi ảng dạy cho điều dưỡng có hiệu quả. Học viên sau khi hoàn thành khoá h ọc này có thể trở thành giảng viên dạy học môn quản lý đi ều d ưỡng. Tài liệu được cập nhật theo các văn b ản quy đ ịnh c ủa Bộ Y t ế v ề công tác điều dưỡ ng, các Tài liệu đào tạo quản lý đi ều d ưỡng do JICA và Ch ương trình HIV/AIDS Pepfar Việt Nam, các tài li ệu trong n ước và qu ốc t ế. Trung tâm tư vấn và dịch vụ điều dưỡng hỗ tr ợ cộng đ ồng t ổ ch ức xây d ựng Chương trình và tài liệu về Quản lý và lãnh đ ạo đi ều d ưỡng nh ằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản cho các Điều dưỡ ng trưở ng đương nhiệm, góp phần tạo nên những đổi mới căn bản v ề ch ất l ượng chăm sóc ng ười b ệnh, đồng thời, xây dựng Ngành Điều dưỡng Việt Nam phát tri ển và hội nhập với điều dưỡng khu vực ASEAN. GIÁM Đ ỐC TRUNG TÂM Th ạc sĩ Ph ạm Đ ức M ục 5
  6. MỤC LỤC Bài 1: Vai trò của Điều dưỡng trưởng trong bối cảnh đổi mới 8 Bài 2: Các phong cách lãnh đạo và quản lý Bài 3: Phẩm chất thiết yếu của người lãnh đạo và quản lý 22 Bài 4: Quản lý dựa vào kết quả 32 Bài 5: Kỹ năng làm việc nhóm 56 Bài 6: Kỹ năng giải quyết vấn đề Bài 7: Lập kế hoạch công tác điều dưỡng bệnh viện 65 Bài 8: Đánh giá công tác điều dưỡng trong các bệnh viện 75 Bài 9: An toàn người bệnh Bài 10: Công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh 119 Bài 11. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các bệnh viện Bài 12: Tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc và phương pháp đánh giá Bài 13: Quản lý đào tạo liên tục 157 Bài 14: Đặc điểm học tập của người lớn 165 Bài 15: Các kỹ thuật dạy – học tích cực 169 Bài 16: Lượng giá – đánh giá học tập 179 Bài 17: Đại cương về giao tiếp 191 Bài 18. Các kỹ năng giao tiếp Bài 19: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh và người nha fnguwowif 205 bệnh Bài 20: Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên Việt 238 Nam Bài 21: Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác 249 điều dưỡng, hộ sinh từ nay đến năm 2020 Bài 22: Bảo hiểm y tế và các giải pháp nâng cao chất lượng khám 262 chữa bệnh cho người bệnh bảo hiểm y tế Bài 23: Luật khám bệnh chữa bệnh và triển khai các huwosng dẫn 283 thực hiện Luật Khám bệnh chữa bệnh Phụ lục 1: Thông tư số 07/2011/TT-BYT về hướng dẫn công tác điều dưỡng trong CSNB Phụ lục 2: Thông tư số 18/2009/TT-BYT về hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các bệnh viện 6
  7. Đáp án 7
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BYT Bộ Y tế BV Bệnh viện BN Bệnh nhân BVSK Bảo vệ sức khỏe CBYT Cán bộ y tế CSNB Chăm sóc người bệnh CSSK Chăm sóc sức khỏe CSYT Cơ sở y tế ĐDV Điều dưỡng viên ĐDT Điều dưỡng trưởng HSV Hộ sinh viên KCB Khám bệnh chữa bệnh NCĐD Nghiên cứu điều dưỡng NLYT Nhân lực y tế NVYT Nhân viên y tế NXB Nhà xuất bản TTB Trang thiết bị VTYT Vật tư y tế 8
  9. BÀI 1 VAI TRÒ ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI MỤC TIÊU 1. Phân tích được bối cảnh công tá ckhasm chữa bệnh hiện nay. 2. Trình bày được những thành tựu và thách thức của công tác điều dưỡng, hộ sinh. 3. Thảo luận được ba vai trò thiết yếu của điều dưỡng trưởng trong thời kỳ đổi mới. NỘI DUNG 1. MỞ ĐẦU Chức vụ Điều dưỡng trưởng lần đầu tiên được Bộ Y tế quy định vào năm 197 5. Năm 1987, Bộ Y tế cho phép thành lập Phòng Y tá – Điều dưỡng thí điểm đ ầu tiên tại bệnh viện Nhi TƯ. Đến năm 1990, trên cơ sở đánh giá hiệu quả các mô hình thí điểm tại bệnh viện Nhi TƯ, bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh và kinh nghiệm công tác điều dưỡng các tỉnh phía nam Bộ Y tế đã có quy ết đ ịnh thành lập các phòng Y tá-Điều dưỡng trong các bệnh viện cả nước (nay gọi là Phòng Điều dưỡng). Đến năm 1993, Phòng Y tá-điều dưỡng trong Vụ Điều trị được thành lập và năm 1996 bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng điều dưỡng đầu tiên tại Bộ Y tế. Năm 1999, Bộ Y tế bổ nhiệm chức vụ Điều dưỡng trưởng Sở Y tế kiêm Phó phòng Nghiệp vụ Y. Bằng các quyết định và các chính sách nêu trên của Bộ Y tế, hệ thống điều dưỡng trưởng đã được thành lập tại các cấp khoa, cấp bệnh viện, cấp Sở Y tế và cấp Bộ Y tế (Cục Quản lý khám chữa bệnh). Một số bệnh viện đã bổ nhiệm Điều dưỡng trưởng bệnh viện là Phó giám đốc bệnh viện. Điều dưỡng trưởng các cấp cũng đồng thời được công nhận là các cán bộ chủ chốt trong các cơ sở y tế. Điều dưỡng trưởng khoa được hưởng phụ cấp chức vụ 9
  10. tương đương với phó khoa và phó phòng; Điều dưỡng trưởng bệnh viện hưởng phụ cấp trách nhiệm tương đương trưởng khoa, trưởng phòng. Điều dưỡng trưởng ở các cấp ngày càng tham gia nhiều vào việc xây dựng chính sách y tế và chính sách liên quan tới điều dưỡng, hộ sinh. Hệ thống điều dưỡng trưởng hoạt động càng ngày càng phát huy được hiệu quả. Hiện nay, trong bối cảnh có nhiều đổi mới về chính sách y tế và cơ chế quản lý bệnh viện, đòi hỏi điều dưỡng trưởng phải là người có khả năng nắm bắt được những đổi mới đang diễn ra, có năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, có ý chí quyết tâm đổi mới công tác chăm sóc người bệnh, góp phần khẳng định vai trò và vị thế của điều dưỡng, hộ sinh trong ngành và trong xã hội. 2. BỐI CẢNH CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH HIỆN NAY 2.1. Gia tăng nhu cầu dịch vụ chăm sóc điều dưỡng Tuổi thọ càng cao sử dụng dịch vụ y tế càng nhiều dẫn đến nhu cầu chăm sóc điều dưỡng càng lớn. Theo báo cáo của Bộ Y tế tuổi thọ trung bình của người Việt Nam gia tăng qua các năm: 72,9 (2010), 73 tuổi (2011) và dự kiến 74 tuổi (2015). Bình quân hàng năm có 1,5-2 lượt khám bệnh ngoại trú trên đầu người và cứ 10 người thì có 01 người trong năm vào điều trị nội trú tại bệnh viện. Mô hình bệnh tật thay đổi, nhóm các bệnh lây nhiễm chiếm khoảng 55,5% n ăm 1976 đã giảm xuống 22,9% vào năm 2009. Nhóm các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng qua các năm, từ 42,6% năm 1976 lên 66,3% năm 2009. Nhóm các bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn thương, tai nạn vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10%. Dịch bệnh liên tiếp xảy ra: Cúm AH1N1 có tỷ lệ mắc cao đã được ghi nhận tại 40 tỉnh kể từ năm 2011, Cúm AH5N1, Cúm AH7N9 cũng đã xuất hiện tại một số tỉnh; Sốt xuất huyết trong 5 năm trở lại đây, số mắc liên tục gia tăng, lan rộng ra cả nước; các bệnh truyền nhiễm khác như Sởi, Tay chân miệng thường xuyên xảy ra và nhiều người mắc. Y học phát triển, ngày càng áp dụng nhiều thành tựu khoa học đa ngành vào lĩnh vực khám chữa bệnh, giúp chẩn đoán phát hiện bệnh sớm và nhiều bệnh nan y trước đây không thể chữa nay đã chữa được và kéo dài cuộc sống. Những yếu tố trên đqx tác động lãnh nhau và làm gia tăng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc y tế. 2.2 Tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên Hệ thống chuyển tuyến đang đứng trước nhiều khó kh ăn thách thức, nguy cơ bị phá vỡ do người bệnh bỏ y tế tuyến dưới đi thẳng lên bệnh viện tuy ến trên dẫn 10
  11. đến quá tải bệnh viện tuyến trung ương. Hầu hết các bệnh viện TƯ liên tục trong tình trạng quá tải, công suất sử dụng giường bệnh luôn >100% và có chuyên khoa lên tới 200% trong thời gian dài. Biểu đồ 1. Công suất sử dụng giường bệnh của các tuyến bệnh viện năm 2011 Quá tải bệnh viện dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và chăm sóc như: - Công tác chăm sóc toàn diện cho người bệnh như theo dõi, hướng dẫn, săn sóc ăn, nghỉ, vệ sinh cá nhân,... bị hạn chế; - Tăng tỷ lệ tai biến, biến chứng, điển hình là nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ sai sót chuyên môn tăng như sai sót trong kê đơn, dùng thuốc, phẫu thuật làm kéo dài thời gian điều trị, càng làm tăng thêm tình trạng quá tải của bệnh viện; - Người bệnh và xã hội giảm sự tin tưởng và sự hài lòng đối với bệnh viện và nguy cơ tăng bạo hành đối với cán bộ y tế. 2.3. Chính sách tự chủ, xã hội hóa trong hoạt động bệnh viện a) Giao quyền tự chủ: Nghị định 43/2006/NĐ-CP giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã tạo sự thay đổi cơ bản trong việc quản lý bệnh viện. Việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện đã mang lại nhiều thành quả bước đầu đáng ghi nhận: - Bệnh viện được đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại. - Người bệnh có thêm các lựa chọn về dịch vụ y tế có chất lượng cao do nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại được đưa vào áp dụng trong các bệnh viện. 11
  12. - Thầy thuốc có thêm các điều kiện để phát triển kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn. - Cán bộ y tế có thêm thu nhập, cải thiện hơn điều kiện làm việc. b) Chính sách xã hội hóa lĩnh vực y tế nhằm huy động các nguồn l ực cho y t ế nhằm vào hai mục tiêu lớn là: - Thứ nhất, phát huy tiềm năng vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp y tế. - Thứ hai, tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành tựu y tế. Những mặt được của chính sách xã hội hóa như: tăng thêm kinh phí, tăng thêm trang thiết bị hiện đại, áp dụng nhiều kỹ thuật cao, người dân được thụ hưởng dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng. Mặt tồn tại của chính sách xã hội hóa là khó kiểm soát sự lạm dụng xét nghiệm và kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh; tăng chi phí điều trị dẫn đến giảm sự tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ y tế nếu không có sự điều tiết của nhà nước và nảy sinh những tiêu cực về y đức của cán bộ y tế. 2.4. Đổi mới chính sách tài chính bệnh viện Các bệnh viện trước năm 1990, kinh phí hoạt động và đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng chủ yếu do nhà nước cấp, nay đã có những thay đổi cơ bản, kinh phí nhà nước cấp cho các hoạt động của bệnh viện mặc dù tăng hàng năm nhưng giảm dần về tỷ trọng; năm 2010, tổng ngân sách nhà nước cấp cho các bệnh viện là 7,7 nghìn tỷ đồng và tổng thu viện phí 27,8 nghìn tỷ đồng, trong đó thu từ BHYT chiếm 48,4% và có xu hướng tăng dần. Căn cứ vào mức độ tự chủ tài chính, các bệnh viện được phân loại như sau: đơn vị tự chủ kinh phí hoạt động toàn bộ, đơn vị tự chủ kinh phí một phần và đơn vị sử dụng kinh phí hoàn toàn do nhà nước cấp. Cơ chế giao quyên tự chủ trong bênh viên và đây manh xã hôi hoa trang thiết bị, kỹ ̀ ̣ ̣ ̉ ̣ ̣ ́ thuât y tế thúc đẩy các bệnh viện tận thu, chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ ̣ khám chữa bệnh góp phần làm tăng số lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện, bệnh viện tuyến trên làm cả các dịch vụ y tế tuyến dưới. Nguy cơ l ạm dụng thuốc và xét nghiệm, lam dung kỹ thuật chân đoan, điêu tri, giữ bênh nhân lâu ̣ ̣ ̉ ́ ̀ ̣ ̣ hơn nhằm tăng thêm nguồn thu là khó tránh khỏi. Chính sách viện phí, giá thu chậm thay đổi, giá dịch vụ cùng một kỹ thuật tại bệnh viện các tuyến trung ương và các tuyến tỉnh, huyện chênh lệch không đáng kể 12
  13. người bệnh vượt tuyên vân được thanh toan bảo hiểm y tế 30%, điều này tác đ ộng ́ ̃ ́ lam phá vỡ tuyên điêu tri, bênh nhân dồn về tuyên trên. ̀ ́ ̀ ̣ ̣ ́ Chính sách bảo hiểm y tế hiện nay tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế khoảng >60 triệu người và phấn đấu bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2020. 2.5. Phát triển khoa học công nghệ lĩnh vực khám chữa bệnh Hệ thống khám, chữa bệnh mặc dù năng lực tuyến dưới còn hạn chế nhưng các bệnh viện Việt Nam đã triển khai được nhiều kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm với các nước trong khu vực như: ghép tạng, ghép mô và bộ phận cơ thể người, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến với các kỹ thuật tiên tiến và hiện đại nhất hiện có: MRI, CT, chụp mạch đa bình diện, siêu âm doppler, phẫu thuật nội soi đã trở thành thường quy ở hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh; thụ tinh trong ống nghiệm, một số kỹ thuật khó trong sản phụ khoa đã được áp dụng thành công ở nhiều bệnh viện với mức chi phí thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năng lực chẩn đoán, điều trị ở các bệnh viện tuy ến trung ương, tuyến tỉnh đã được cải thiện nhiều nhờ được đầu tư trang thiết bị hiện đại, chuyển giao kỹ thuật từ nước ngoài và trong nước. 2.6. Sự phát triển của hệ thống y tế ngoài công lập Từ năm 1997, hệ thống bệnh viện tư nhân được hình thành. Để khuyến khích đầu tư, phát triển bệnh viện tư tham gia công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển bệnh viện tư như: miễn thuế doanh thu kể cả đối với bệnh viện có lợi nhuận, không yêu cầu trách nhiệm của bệnh viện tư phải mang lại lợi nhuận công. Đến nay , cả nước có 132 bệnh viện ra đời (4/2012), chiếm 11% tổng số bệnh viện, tương ứng với 4,8% tổng số giường bệnh trên toàn quốc. Ngoài ra, hàng trăm ngàn phòng khám tư nhân đã được thành lập và đi vào hoạt động, trong đó có các bệnh viện đạt chuẩn quốc tế về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại và phong cách phục vụ. Hệ thống y tế ngoài công lập góp phần chia sẻ gánh nặng bệnh tật, cạnh tranh về chất lượng dịch vụ với cơ sở y tế công. Người dân có thêm l ựa chọn và thu hút nguồn nhân lực có trình độ từ khu vực y tế công. Ngoài ra, hệ thống y tế ngoài công lập đang áp dụng các chính sách thu hút nhân lực, tạo nên sự dịch chuyển nhân lực y tế từ công ra khu vực y tế tư nhân, từ hệ dự phòng sang điều trị, từ vùng sâu, vùng xa về đô thị. Sự phát triển của hệ thống y tế ngoài công lập đang thu hút các cán bộ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao và các cán bộ thực sự tài giỏi ngày càng được trọng dụng. 13
  14. 2.7 Y đức thời kinh tế thị trường đứng trước nhiều thách thức. Trước năm 1990, trong các bệnh viện công chỉ có tài sản nhà nước và cán bộ y tế làm công ăn lương. Nay trong bệnh viện bên cạnh tài sản công có thêm tài sản t ư (liên doanh liên kết); tổ chức bệnh viện có thêm các khoa điều trị tự nguyện; nhiều khoa có thêm giường tự nguyện. Ngoài ra, có sự cạnh tranh để thu hút người bệnh. Những vấn đề nêu trên làm nảy sinh những mâu thuẫn lợi ích giữa người bệnh với cán bộ y tế (CBYT), giữa người bệnh với cơ sở khám chữa bệnh, giữa người bệnh với người bệnh và giữa CBYT với nhau. Thực tế trên tác động tới một bộ phận CBYT đã có những hành vi lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng phẫu thuật-thủ thuật, lạm dụng quảng cáo năng lực chuyên môn hay tư tưởng ban ơn và các hành vi tiêu cực khác. Những vấn đề trên đã làm gia tăng sự quan tâm lo lắng của xã hội về những tiêu cực liên quan tới suy giảm y đức và đã xuất hiện những hành vi bức xúc khó kiểm soát từ phía người bệnh và gia đình họ. 3. ĐỔI MỚI TRONG CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG 3.1. Bối cảnh hội nhập quốc tế Chính phủ ký thỏa thuận khung công nhận văn bằng và dịch vụ điều dưỡng 10 nước ASEAN mở ra cơ hội chuẩn hóa trình độ, năng lực điều dưỡng Việt Nam tương đương với điều dưỡng khu vực và quốc tế, chuyên ngành điều dưỡng có thêm cơ hội hợp tác quốc tế, điều dưỡng viên có thêm cơ hội giao l ưu và l ựa chọn việc làm. Chính phủ đã ký Hiệp định về hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, trong đó có chương trình di chuyển thể nhân điều dưỡng thực tập sinh và thi lấy chứng chỉ hành nghề điều dưỡng tại Nhật bản. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với người điều dưỡng, người hộ sinh và chuyên ngành điều dưỡng. Nếu nắm được cơ hội, tự đổi mới sẽ thúc đẩy chuyên ngành điều dưỡng phát triển với tốc độ nhanh hơn. 3.2. Phát triển hệ thống đào tạo điều dưỡng, hộ sinh Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế đã ủng hộ mạnh mẽ cho việc nâng cấp các trường trung cấp y lên thành trường cao đẳng y tế nhằm đạt được mục tiêu dài hạn là cao đẳng hóa và đại học hóa trình độ của điều dưỡng và hộ sinh Việt Nam để đạt chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Cho đến cuối năm 2011, cả nước đã có 35 cơ sở đào tạo điều dưỡng hộ sinh trình độ cao đẳng và 21 cơ sở đào tạo cử nhân điều dưỡng. Đặc biệt đã có 4 cơ sở đào tạo điều dưỡng trình độ thạc sĩ và chuyên khoa I, đó là: Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Huế, Đại học Điều dưỡng Nam Định và Bệnh viện Nhi Trung ương. Các chương trình đào tạo điều dưỡng, hộ sinh đang được đổi mới theo hướng xây dựng chương trình đào tạo dựa vào năng lực do Hội Điều dưỡng Việt Nam đ ề 14
  15. xuất với Bộ Y tế, trên cơ sở chuẩn năng lực của điều dưỡng khu vực ASEAN và thế giới. 3.3. Phát triển hệ thống quản lý điều dưỡng các cấp Hệ thống các phòng điều dưỡng bệnh viện bắt đầu được thành lập từ năm 1990; Phòng Điều dưỡng - Tiết chế thuộc Cục Quản lý Khám - Chữa bệnh đ ược thành lập từ năm 1993 và hệ thống điều dưỡng trưởng sở y tế được thành lập từ năm 1998. Hệ thống điều dưỡng trưởng ra đời đã tạo nên một hệ thống chỉ đạo và quản lý chăm sóc của chuyên ngành điều dưỡng. Đội ngũ lãnh đạo và quản lý điều dưỡng các cấp tham gia ngày càng nhiều vào việc xây dựng chính sách đào tạo, quản lý và sử dụng điều dưỡng, hộ sinh viên. Hệ thống điều dưỡng trưởng các cấp đang được củng cố và phát huy hiệu quả, ngày càng có thêm điều dưỡng, hộ sinh được bổ nhiệm vào các vị trí quản lý c ủa ngành y tế ở các cấp Bộ Y tế, sở y tế và các cơ sở y tế. 3.4. Vai trò xúc tác của Hội Điều dưỡng Việt Nam Hội Điều dưỡng Việt Nam đã được Chính phủ cho phép thành lập từ năm 1990. Hội hiện nay đã phát triển hệ thống tổ chức trên phạm vi cả nước với 60 Hội thành viên ở các tỉnh và thành phố. Hoạt động của hội đóng góp ngày càng nhiều vào quá trình phát triển chuyên ngành điều dưỡng. Ngay từ khi ra đời, Hội Điều dưỡng đã tác động tích cực tới việc thành lập hệ thống quản lý điều dưỡng, nghiên cứu điều dưỡng, tăng cường vai trò, vị thế và hình ảnh của người điều dưỡng, tác động xây dựng chế độ chính sách cho người điều dưỡng. Hội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và mở rộng hợp tác quốc tế nên đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển của ngành điều dưỡng Việt nam. Trong tiến trình đổi mới đi lên của ngành y tế, của chuyên ngành điều dưỡng, những người lãnh đạo điều dưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng, góp phần làm thay đổi nhận thức xã hội về vị thế, vai trò của người điều dưỡng, hộ sinh và đã xác định được hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của chuyên ngành điều dưỡng, hộ sinh. 4. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH Chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc người bệnh toàn diện: t ình trạng chung trong các bệnh viện hiện nay là người bệnh phải đưa theo người chăm sóc, phải tự lo ăn hoặc phải thuê người chăm sóc. Chưa khẳng định được rõ vai trò chủ động nghề nghiệp: điều dưỡng viên chưa thực hiện đầy đủ chức năng nghề nghiệp, chức năng chủ động trong chăm sóc của 15
  16. điều dưỡng, hộ sinh chưa được khẳng định; các điều dưỡng viên, hộ sinh viên có trình độ khác nhau (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học) với ngạch viên chức khác nhau thực hành như nhau. Chưa có mẫu hình thực hành cho điều dưỡng, hộ sinh có trình độ sau đại học. Tính chuyên nghiệp và năng lực của điều dưỡng viên chưa đáp ứng tốt được yêu cầu phát triển ngành và yêu cầu hội nhập: 70% điều dưỡng viên, hộ sinh viên mới có trình độ trung học nên chưa đáp ứng chuẩn tối thiểu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới. Các nước khu vực ASEAN chỉ công nhận các điều dưỡng, hộ sinh trình độ cao đẳng trở lên. Chuyên ngành điều dưỡng, hộ sinh thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ đầu đàn có trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của chuyên ngành cả về lĩnh vực đào tạo, quản lý và thực hành. Hệ thống giáo viên điều dưỡng, hộ sinh ở các trường hiện nay chưa trở thành một lực lượng chính trong công tác đào tạo điều dưỡng, hộ sinh cũng như trong việc tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo của chuyên ngành điều dưỡng, hộ sinh. Về số lượng có tới 70% giáo viên giảng dạy điều dưỡng, hộ sinh phải mượn từ các chuyên ngành khác không phải là điều dưỡng, hộ sinh. Số điều dưỡng viên, hộ sinh viên được đào tạo ở trình độ cử nhân và sau đại học còn ít và chưa được giao nắm giữ các vị trí chủ chốt trong các trường đào tạo điều dưỡng, hộ sinh. Hệ thống quản lý điều dưỡng đã được thành lập và củng cố từ năm 1990, đã có nhiều hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, năng lực quản lý và lãnh đ ạo còn nhi ều hạn chế, gần 50% điều dưỡng trưởng chưa được đào tạo về quản lý chăm sóc và hơn 50% mới có trình độ chuyên môn là trung học. Y đức và văn hóa phục vụ đang đứng trước nhiều thách thức. Tình trạng quá tải bệnh viện, cầu lớn hơn cung, người bệnh phải chờ lâu để được khám chữa bệnh và phục vụ nên có nhiều bức xúc, một số người bệnh chủ động đưa phong bì cho CBYT để được ưu tiên trong chăm sóc và điều trị đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến truyền thống y đức của ngành y tế. Văn hóa phục vụ trong môi tr ường bệnh vi ện còn chậm đổi mới và chưa làm cho người bệnh và xã hội thực sự hài lòng. 5. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG Điều dưỡng trưởng là chức vụ quản lý có vai trò rất quan trọng trong việc ch ỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, phát triển năng lực nhân viên và bảo đảm cho các nguồn lực của cơ sở khám chữa bệnh được sử dụng hiệu quả. Hệ thống điều dưỡng trưởng của ngành y tế Việt Nam có 4 cấp chính thức, đó là điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng trưởng bệnh viện (trưởng phòng), điều dưỡng trưởng sở y tế (phó phòng nghiệp vụ y) và điều dưỡng trưởng Bộ Y tế 16
  17. (Phòng Điều dưỡng - Tiết chế, Cục Quản lý khám chữa bệnh). Ở một số bệnh viện lớn còn có chức vụ phó phòng điều dưỡng và điều dưỡng trưởng khối. Tài liệu này tập trung vào vai trò điều dưỡng trưởng khoa. Điều dưỡng trưởng khoa được định nghĩa là người điều dưỡng chuyên nghiệp chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo chăm sóc người bệnh trong một khoa của bệnh viện hoặc trung tâm y tế. Điều dưỡng trưởng khoa là cấp điều dưỡng trưởng tuyến đ ầu tiên tr ực tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và là cầu nối giữa Điều dưỡng tr ưởng khối/Điều dưỡng trưởng bệnh viện với các các điều dưỡng viên, hộ sinh viên, k ỹ thuật viên và hộ lý. Điều dưỡng trưởng khoa có ba trách nhiệm chính là quản lý chăm sóc người bệnh, quản lý nhân viên và quản lý khoa phòng. 5.1. Trách nhiệm đối với người bệnh Điều dưỡng trưởng khoa là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác chăm sóc, phục vụ người bệnh ở từng khoa. Để quản lý chăm sóc người bệnh hiệu quả, điều dưỡng trưởng phải có năng lực chuyên môn, có khả năng chỉ đạo các điều dưỡng, hộ sinh viên sử dụng các bước của quy trình điều dưỡng là công cụ để chăm sóc người bệnh hiệu quả. Các trọng tâm quản lý chăm sóc người bệnh bao gồm: - Nắm được tình trạng bệnh và tâm lý của từng người bệnh trong khoa. - Tổ chức công tác chăm sóc đáp ứng các nhu cầu của người bệnh. - Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ định điều trị của thầy thuốc. - Bảo đảm các kỹ thuật điều dưỡng được tuân thủ bởi mọi nhân viên. - Bảo đảm các quy chế, quy định chuyên môn được tuân thủ nghiêm túc. Công tác chỉ đạo chăm sóc người bệnh của điều dưỡng trưởng phải dựa trên nguyên tắc nhất quán là lấy người bệnh làm trung tâm, các hoạt động của điều dưỡng hàng ngày phải hướng vào việc đáp ứng nhu cầu của người bệnh và bảo đảm cho người bệnh được chăm sóc an toàn, chất lượng, hiệu quả và hài lòng. 5.2. Trách nhiệm đối với nhân viên - Giáo dục và xây dựng môi trường làm việc có đạo đức và ứng xử chuyên nghiệp cho mỗi nhân viên dưới quyền. - Phân công công việc phù hợp với khả năng của từng cá nhân: Một công việc quá dễ sẽ dẫn đến cảm giác nhàm chán và thái độ xem nhẹ công việc. Trái lại, một công việc quá khó vượt khả năng lại làm cho nhân viên mất tự tin và không vui với 17
  18. công việc. Một công việc lý tưởng sẽ thử thách cá nhân và mang lại cho cá nhân cảm giác hưng phấn khi đạt được thành công trong công việc. - Đào tạo và tạo điều kiện cho mỗi nhân viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề thành thạo. - Đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ và cách thực hiện công việc của từng cá nhân. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của điều dưỡng trưởng. - Bảo vệ mỗi cá nhân trong tổ chức trước người khác, thậm trí trước chính bản thân họ. Hạn chế các lời nói làm tổn thương đến danh dự của nhân viên, bảo vệ các cá nhân trong nhóm trước những chỉ trích từ bên ngoài. 5.3. Trách nhiệm đối với khoa Điều dưỡng trưởng là người quản lý khoa, phòng cần phải thực hiện tốt các trách nhiệm sau đây: - Quản lý chuyên môn: Bảo đảm cho các quy chế, các chính sách, các quy trình chuyên môn được mọi người tuân thủ. Giảm tối thiểu các khác biệt trong việc thực hiện các quy trình kỹ thuật chuyên môn. - Quản lý nhân lực: Bảo đảm cho các nguồn lực của khoa, phòng đ ược sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. - Quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vật tư tiêu hao : Bảo đảm các nguồn lực được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. - Quản lý môi trường làm việc: Bảo đảm cho khoa, phòng luôn sạch đ ẹp, gọn gàng; bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế. - Quản lý kinh tế: sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm đầu vào, chống thất thoát, công khai thuốc, vật tư cho người bệnh. - Quản lý y đức và văn hóa phục vụ: Tạo dựng môi trường chăm sóc ph ục v ụ người bệnh có văn hóa và có y đức, các cán bộ y tế lấy người bệnh làm trung tâm và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để bảo đảm phục vụ người bệnh tốt nhất. 6. MÂU THUẪN TRONG VAI TRÒ ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề và luôn có áp lực đổi mới đòi hỏi điều dưỡng trưởng phải có kỹ năng giải quyết tốt những mâu thuẫn luôn diễn ra hàng ngày ở nơi làm việc, đó là: Mâu thuẫn về sự không tương thích trong vai trò: nhân viên luôn có những mong đợi khác nhau đối với Điều dưỡng trưởng dẫn đến xuất hiện sự không tương thích trong vai trò. Ví dụ: Các thành viên trong nhóm mong muốn Điều dưỡng trưởng là người cấp trên dễ tính, trong khi cấp trên của Điều dưỡng trưởng thì lại muốn bạn 18
  19. cứng rắn và không khoan nhượng với cấp dưới. Bạn khó có thể thỏa mãn hết tất cả những ý muốn khác nhau, nhất là khi chúng khác biệt quá nhiều. Sự không tương thích trong vai trò cũng có thể xảy ra khi những tiêu chuẩn và mục đích c ủa riêng bạn không thống nhất với những tiêu chuẩn và mục đích của tổ chức; hoặc hình ảnh mà bạn hình dung về bản thân không trùng hợp với hình ảnh mà người khác nghĩ về bạn. Để giảm căng thẳng do sự xung đột hay sự không tương thích trong vai trò, bạn cần tuân theo những quy tắc bạn đặt ra và đừng cho phép mình rơi vào tình tr ạng thỏa hiệp. Luôn là chính mình, những người khác dần sẽ hiểu bạn qua chính cách thể hiện của bạn. Mâu thuẫn về tình trạng "quá tải": Phải đảm trách quá nhiều vai trò có thể dẫn đến tình trạng quá tải công việc, nếu không xác định đúng các nhiệm vụ trọng tâm của Điều dưỡng trưởng sẽ dễ xa đà vào các công việc sự vụ hành chính, đây là một dạng của sự xung đột trong vai trò. Bạn có thể quyết định mức độ ưu tiên, bằng cách đánh giá tầm quan trọng của mỗi công việc, ủy thác một số công việc cho người khác hoặc trao đổi với cấp trên giảm bớt một số nhiệm vụ của bạn. Mâu thuẫn về tình trạng " dưới tải": Điều này xảy ra khi Điều dưỡng trưởng cảm thấy có thể đảm nhận một số công việc để thể hiện rõ vai trò của mình nhưng lại chưa được cấp trên giao cho đủ quyền hạn để giải quyết. Đôi khi tình trạng “dưới tải” dẫn đến căng thẳng do cảm nhận chưa được tin cậy, chưa được tôn trọng và đánh giá đúng mức ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân. 5. KẾT LUẬN Hệ thống y tế và hệ thống khám chữa bệnh đang diễn ra một quá trình đổi mới nhanh chóng, đòi hỏi người quản lý và lãnh đạo nói chung, điều dưỡng trưởng nói riêng phải dự báo được những thay đổi đang diễn ra và nắm bắt được những cơ hội để làm chủ việc thay đổi. Bệnh viện là một xã hội thu nhỏ, nhiều giám đốc, trưởng phó các khoa phòng và điều dưỡng trưởng phải vừa là người lãnh đạo giỏi và là người quản lý giỏi. Là điều dưỡng trưởng bạn cần xác định rõ vị trí quan trọng của mình trong việc đ ổi mới phương thức và nâng cao chất lượng chăm sóc, phải kiên trì và quyết tâm đ ổi mới làm thay đổi chất lượng chăm sóc người bệnh và khẳng định vị thế của chuyên ngành điều dưỡng trong xã hội. Điều dưỡng trưởng phải thực hiện có hiệu quả ba nghĩa vụ đối với người bệnh, đối với tổ chức và đối với nhân viên điều dưỡng, hộ sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
  20. 1. Bộ Y tế - Trường Cán bộ Quản lý Y tế - Quản lý bệnh viện. NXB Y học Hà Nội, 2001. 2. Bộ Y tế. Quản lý điều dưỡng - Tài liệu huấn luyện điều dưỡng trưởng khoa. Nhà xuất bản Y học, 2004. 3. Bộ Y tế. Qui chế bệnh viện. Nhà xuất bản Y học, 1997. 4. Dee Ann Gilies. Nursing Management - A system Approach, 2nd edition.W.B. Saunders. 5. Department of Health Philippines. Hospital Nurrsing service administration Manual 6. Eleanor J., Sullivan and Philip J. Decker. Effective Leadership and Management in Nursing, 4th edition. Addison Wesley. 7. Nguyễn Hải Sản. Quản trị học - NXB Thống kê. 8. Michael E. Gerber. Emyth để trở thành người quản lý hiệu quả. Nhà xuất bản Lao động - xã hội. 9. Mariene Caroelli. Các kỹ năng lãnh đạo dành cho nhà quản trị. Nhà xuất bản Thống kê, 2004. CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Những bối cảnh của công tác khám chữa bệnh hiện nay gồm: A. Gia tăng nhu cầu chăm sóc, qúa tải bệnh viện tuyến trên, B. Áp dụng ngày càng nhiều các kỹ thuật cao C. Chính sách tự chủ, xã hội hóa và đổi mới tài chính bệnh viện, D. Y đức đang đứng trước nhiều thách thức 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2