Tài liệu dạy học Địa lý 8: Sinh vật
lượt xem 0
download
Tài liệu Địa lý 8: Sinh vật trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. Nắm được các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng. Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật Việt Nam. Nắm được nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu dạy học Địa lý 8: Sinh vật
- CHỦ ĐỀ: SINH VẬT (Địa lí 8) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam Nắm được các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng. Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật Việt Nam. Nắm được nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. 2. Kĩ năng Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích bản đồ động thực vật Xác định sự phân bố của các loại rừng, vườn quốc gia Xác lập mối quan hệ giữa vị trí địa lý, lãnh thổ, địa hình khí hậu với động thực vật. Phân tích bảng số liệu về biến động diện tích rừng. 3. Thái độ Tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam. Có ý thức bảo vệ các loài động thực vật ở địa phương,đất nước, không đồng tình,không tham gia các hoạt động phá hoại cây cối,săn bắn chim thú… Có ý thức tìm hiểu và chấp hành các chính sách, pháp luật của nhà nước về bảo vệ,động thực vật. 4. Định hướng hình thành năng lực Góp phần hình thành các năng lực: Tư duy, hợp tác, sáng tạo, tự học, sử dụng ngôn ngữ, khai thác tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của GV Bản đồ tài nguyên sinh vật Việt Nam Máy chiếu có tranh ảnh, video về động thực vật. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, tâp ban đồ ̣ ̉ III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chung của đất Việt Nam. A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT 1. Mục tiêu: gợi lại những kiến thức đã có liên quan tới sinh vật nước ta, tạo tâmthếhọctậpchoHS,giúpHSýthứcđượcnhiệmvụhọctập,hứng thúvới họcbàimới. 2. Phương pháp, kĩ thuật GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, ghi ra giấy những hiểu biết của mình theo yêu cầu của GV
- giao. Gọi vài HS báo cáo, chia sẻ những hiểu biết của mình về các sinh vật và hệ sinh thái nước ta. 3. Phương tiện:Bản đồ sinh vật Việt Nam. 4. Tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ học tập cho HS Hãy kể tên một số loài sinh vật có mặt ở Việt Nam mà em biết, những loài nào có nguy cơ tuyệt chủng, môi trường sống của chúng? HS thực hiện nhiệm vụ học tập, viết ra giấy nháp (GV có thể gọi 02 HS lên bảng viết hiểu biết của mình lên bảng, các HS khác viết ra giấy nháp). Thời gian 2 phút. GV lấy kết quả của 02 HS ghi lên bảng để tổ chức thảo luận với các HS khác và dắt dẫn vào nội dung của bài học. 4. Dự kiến sản phẩm Kể tên: + Động vật: Voi, bò, cá sấu, rắn, … + Thực vật: thông, bạch đàn, đỗ quyên, xà lách, bắp cải… + Môi trường sống: trên cạn, dưới nước, trên không. Sản phẩm có thể rất khác nhau, nhưnggiúpHScó hứng thútìmhiểu trong bài học mới thì GV cần đặt câu hỏi: “Những nhân tố nào tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta?”. HS có thể nêu được vài nhân tố (đất, khí hậu...). Từ đó GV dẫn dắt HS vào bài. B. BÀI MỚI Hoạt động 1. Tìm hiểu về đặc điểm sinh vật Việt Nam 1. Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam Nắm được các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng. 2. Phương pháp, kĩ thuật: Hoạt động cá nhân 3. Phương tiện:Máy chiếu có tranh ảnh, video về động thực vật, Bản đồ sinh vật Việt Nam. 4. Tổ chức hoạt động Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào Bản đồsinh vật Việt Nam và đọc thông tin mục 1,2 trang 130, hãy: + Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. + Cho biết sự giàu có về thành phần sinh vật Việt Nam thể hiện như thế nào ? + Những nhân tố nào tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta? + Dựa vào thông tin mục 3 trang 130 cho biết nước ta có mấy kiểu hệ sinh thái, kể tên? + Sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta như thế nào? + Ở địa phương em có hệ sinh thái này không? Tại sao? Địa phương em có những vườn quốc gia nào?
- + Với diện tích ¾ là đồi núi thì tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái nào? + Nêu nguyên nhân về sự suy giảm về tài nguyên sinh vật? Em cần làm gì để bảo vệ tài nguyên này? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát trợ giúp và điều chỉnh nhiệm vụ đối với từng đối tượng HS khi cần thiết. Bước 3. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện được. Gọi HS lên bảng chỉ bản đồ để báo cáo kết quả. HS lên bảng báo cáo kết quả làm việc và chỉ bản đồ minh họa. Các HS khác đối ch iếu với sản phẩm của cá nhân và tham gia thảo luận, bổ sung, điều chỉnh. Bước 4. GV đánh giá và chốt kiến thức. 1. Đặc điểm chung Sinh vật rất phong phú, đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái Nước ta có tới 14.600 loài thực vật, 11.200 loài và phân loài động vật. Nhiều loài được ghi trong “Sách đỏ Việt Nam”. Nguyên nhân: Do các điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi. 2. Sự đa dạng về hệ sinh thái Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau Phân bố khắp mọi miền. + Rừng ngập mặn: phát triển ở vùng đất bãi triều cửa sông,ven biển. + Vùng đồi núi: Phát triển rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể: rừng kín thường xanh, rừng rụng lá mùa khô, rừng ôn đới núi cao… + Các khu bảo tồn thiên nhiên,vườn quốc gia + Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động 2. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam 1. Mục tiêu: Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật Việt Nam. Nắm được nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. 2. Phương pháp, kĩ thuật: HS làm việc nhóm.Thời gian khoảng 45 phút. 3. Phương tiện:Máy chiếu có tranh ảnh, video về động thực vật bị tàn sát, Bản đồ sinh vật Việt Nam. 4. Tổ chức hoạt động
- C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, hoàn thiện những kiến thức đã lĩnh hội được về đặc điểm sinh vật Việt Nam; mở rộng kiến thức đã có. 2. Phương pháp, kĩ thuật:HS làm việc cá nhân 3. Phương tiện: 4. Tổ chức hoạt động GV giao nhiệm vụ cho HS:Hoàn thành sơ đồ sau Sự phong phú đa dạng về sinh vật Sự giàu có về thành phần loài Đa dạng về hệ sinh thái A : B: C: D: Gồm…thực vật G ồm….loài và phân loài động vật HS thực hiện nhiệm vụở lớp. D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG 1. Mục tiêu:Định hướng cho học sinh vận dụng được những kiến thức đã học trong bài học để đưa vào đánh giá các sự vật hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. 2. Phương pháp, kĩ thuật: Hoạt động nhóm 3. Phương tiện: 4. Tổ chức hoạt động: Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm HS: Tiến hành làm việc ở nhà, hoàn thành nội dung trong 1 tuần: Vẽ tranh về các loài động vật quý hiếm ở nước ta và các hoạt động bảo vệ sinh vật Việt Nam. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ : Học sinh tiến hành vẽ. Bước 3.Sau 1 tuần các nhóm nộp sản phẩm. Bước 4. GV nhận xét, đánh giá vàliên hệ giáo dục. V. Biên soạn câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá 1. Trình bày đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. Trả lời: Sinh vật rất phong phú, đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái
- 2. Chứng minh rằng sinh vật Việt Nam phong phú, đa dạng. Trả lời: Nước ta có tới 14.600 loài thực vật, 11.200 loài và phân loài động vật. Nhiều loài được ghi trong “Sách đỏ Việt Nam”. 3. Nêu nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta. Trả lời: Chiến tranh hủy diệt Khai thác quá mức Đốt rừng làm nương rẫy Quản lí bảo vệ kém 4. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật nước ta. Cấm săn bắt động vật hoang dã Trồng và bảo vệ rừng Quy hoạch, mở rộng vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ôn tập địa lý 12
9 p | 853 | 240
-
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ
3 p | 304 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông
10 p | 155 | 16
-
Giáo án Địa Lý 7 : Tên bài dạy : DÂN CƯ – KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
5 p | 169 | 14
-
Giáo án Địa Lý 7 : Tên bài dạy : KHU VỰC Bắc âu
7 p | 154 | 12
-
Giáo án Địa lý lớp 6 : Tên bài dạy : KIỂM TRA 45’.
5 p | 146 | 10
-
Giáo án ĐỊa lý lớp 7 : Tên bài dạy : THỰC HÀNH TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG
6 p | 121 | 9
-
Giáo án Địa lý lớp 6 : Tên bài dạy : BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT.
6 p | 152 | 9
-
Giáo án ĐỊa lý lớp 7 : Tên bài dạy : MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
6 p | 152 | 8
-
Giáo án Địa Lý 7 : Tên bài dạy : KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
5 p | 133 | 8
-
Giáo án Địa Lý 7 : Tên bài dạy : CÁC KHU VỰC CHÂU PHI(tiếp theo)
5 p | 110 | 7
-
Giáo án ĐỊa lý lớp 7 : Tên bài dạy : CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (tiếp theo)
5 p | 119 | 7
-
Giáo án Địa Lý 7 : Tên bài dạy : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG
5 p | 117 | 6
-
Giáo án Địa Lý 7 : Tên bài dạy : DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG
6 p | 116 | 6
-
Giáo án Địa Lý 7 : Tên bài dạy : CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
5 p | 131 | 6
-
Các nguyên tắc Xây dựng Atlas giáo khoa điện tử trong dạy học địa lý ở trường phổ thông
5 p | 104 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn