intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÀI LIỆU ĐIỆN NÃO ĐỒ CĂN BẢN: MỘT SỐ DẠNG SÓNG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

127
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điện não đồ (EEG) là một công cụ hỗ trợ cho lâm sàng. EEG được dùng hữu ích nhất trong những trường hợp sau đây: Rối loạn ý thức: trạng thái sững sờ (stuporous), bán hôn mê (semicomatose) hay hôn mê (comatose states). Các bệnh lý có co giật (seizure disorders), đặc biệt là các biến thể co giật không kinh điển ở những bệnh nhân có những triệu chứng nguy cấp. Điện não đồ giúp chẩn đoán được trạng thái động kinh bị che khuất (occult status epilepticus) trên một bệnh nhân có rối loạn ý thức. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÀI LIỆU ĐIỆN NÃO ĐỒ CĂN BẢN: MỘT SỐ DẠNG SÓNG

  1. ĐIỆN NÃO ĐỒ CĂN BẢN: MỘT SỐ DẠNG SÓNG CHỈ ĐỊNH CỦA ĐIỆN NÃO ĐỒ Điện não đồ (EEG) là một công cụ hỗ trợ cho lâm sàng. EEG được dùng hữu ích nhất trong những trường hợp sau đây: Rối loạn ý thức: trạng thái sững sờ (stuporous), bán hôn mê (semi-  comatose) hay hôn mê (comatose states). Các bệnh lý có co giật (seizure disorders), đặc biệt là các biến thể co giật không kinh điển ở những bệnh nhân có những triệu chứng nguy cấp. Điện não đồ giúp chẩn đoán được trạng thái động kinh bị che khuất (occult status epilepticus) trên một bệnh nhân có rối loạn ý thức. Nó giúp chẩn đoán phân biệt một căn nguyên lành tính với các căn nguyên nghiêm trọng hơn trên trẻ bị chứng co giật do sốt - infantile febrile convulsion (điện não đồ trong cơ bình thường thì là căn nguyên lành tính; ngược lại thì điện não đồ có các hoạt động điện dạng gai và sóng chậm bất thường). Nghi ngờ có khối u nếu thấy có một ổ khu trú sóng chậm.Trong chấn thương sọ não, khi có các sóng chậm hay tình trạng ức chế điện thế do dập não (contusion) hay do máu tụ dưới màng cứng.Đau
  2. đầu, kiểu như các hội chứng migraine, khi đó có thể có các dạng EEG có tính gợi ý. Cũ) Chẩn đoán phân biệt một bệnh l viêm lan tỏa hay khu trú, kiểu như apxe não. (Cũ) Đánh giá khả năng di căn não.Bệnh não do chuyển hóa khi có các sóng chậm 3 pha đặc trưng. Chẩn đoán phân biệt các rối loạn hành vi do thực thể hay do chức năng  (tâm thần). Một vài thuật ngữ Biên độ (amplitude) là khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa 2 đỉnh đối chiếu nhau qua đường đẳng điện, được tính bằng microvolts - mV (bằng 1 phần triệu của volt). Thoáng qua (transient) là bất kỳ một sóng đơn độc (gai - spike, sóng nhọn – sharp, v.v.) nào hoặc một phức bộ ngắn nào khác biệt nổi bật lên trên nền hoạt động điện cơ sở. Mất cân đối, mất đối xứng (asymmetry) là khác biệt tới mức 50% hay hơn nữa về biên độ và/hoặc về tần số của một vùng não so với vùng não tương tự ở bán cầu bên đối diện. Bột phát (cơn kịch phát – burst) là một chuỗi gồm từ 2 chu kỳ hoàn chỉnh (complete cycles) trở lên, có biên độ và/hoặc tần số khác biệt so với hoạt động điện cơ sở.
  3. Tần số (frequency) là số lượng các sóng lặp đi lặp lại hoàn chỉnh trong một đơn vị thời gian, tính bằng Hertz (Hz) tức là số chu kỳ trong 1 giây. Thời khoảng (duration) là chiều dài của 1 định dạng điện não, đo bằng giây hay mili giây (milliseconds). Chuẩn độ là một nghiệm pháp dùng để thẩm tra lại đáp ứng qua từng bộ khuyếch đại đối với một điện thế đã biết trước. Chuẩn độ sinh học (Bio-Cal) là một nghiệm pháp trong đó cùng 1 cặp điện cực được nối vào tất cả các kênh của EEG. Các dạng sóng thường gặp
  4. CHUẨN ĐỘ (CALIBRATION) CHUẨN ĐỘ BẰNG SINH HỌC (BIO-CAL)
  5. Alpha là nhịp cơ sở của não người lớn. Là dạng sóng (nhịp) dễ nhận biết nhất, đi thành chuỗi sóng 8-13 Hz với biên độ 30-50 mV, thấy có trong trạng thái thức tỉnh và nhắm mắt. Sóng alpha định khu ở các vùng phía sau của đầu.
  6. Beta là sóng 4-35 Hz, thường có điện thế thấp (5-30 mV), sóng beta có biên độ cao nhất là ở phần phía trước của não. Dạng sóng này thường chiếm dưới 20% của toàn bộ bản ghi, nếu nó chiếm số lượng nhiều hơn thì đó làn bản điện não đồ bất thường hoặc là phản ánh tác dụng của thuốc. Delta là một sóng chậm dưới 4 Hz và có biên độ thay đổi. Nó có thể là toàn thể hóa hoặc khu trú. Sóng này là bình thường ở trạng thái ngủ say, nhưng là bất thường nếu ở trạng thái thức tỉnh. Theta bao gồm các sóng 4-8 Hz, thường có biên độ lớn hơn 20 mV. Dạng sóng này thường ghi được ở các vùng trán – thái dương, và nổi trội hơn khi đối tượng ở trạng thái buồn ngủ (ngủ lơ mơ – drowsiness).
  7. Bột phát và kìm nén (bùng phát và ức chế: burst-suppression) là dạng bất thường, đặc trưng bởi các bột phát sóng chậm và sóng nhọn có điện thế cao, nổi bật lên trên một nền hoạt động điện có điện thế tương đối bị ức chế.
  8. Hoạt động điện delta nhịp nhàng cách quãng ở vùng trán (Frontal intermittent rhythmic delta activity - FIRDA) là một dạng sóng bất thường, gồm những hoạt động điện sóng chậm, nhịp nhàng, cách quãng, xuất hiện một cách đồng bộ (đồng thì - synchronously) ở các khu vực của trán. Các phóng điện dạng động kinh lệch một bên theo chu kỳ (Periodic lateralized epileptiform discharges - PLEDS) là một dạng sóng bất thường, hoặc có hình dạng của các sóng nhọn hoặc gai, xuất hiện lặp đi lặp lại theo những khoảng thời gian đều đặn, ở một bán cầu một bên, hay khu trú một ổ.
  9. Các gai (spikes) là những biến đổi điện thế thoáng qua, nhanh, có biên độ thực sự cao hơn hoạt động điện cơ sở.
  10. Kết hợp Gai và sóng (Spike and Wave combination) là một chuỗi những gai và những sóng có tần số khác nhau. Dạng sóng này thường có biên độ rất cao và là một dạng bất thường. Sóng nhọn là một sóng đơn độc, có thời khoảng lớn hơn 80 nhưng nhỏ hơn 200 mili giây
  11. Trong khi ngủ, EEG thay đổi hình dạng tùy theo giai đoạn của giấc ngủ. Khi ngủ gà (buồn ngủ - drowsiness), nhịp Alpha sẽ giảm điện thế và giảm tính đều đặn. Các sóng trở nên nhỏ hơn và kém đều đặn hơn, thường là bị ngắt quãng trong 1-5 giây. Khi ngủ nông (light sleep) thì nhịp Alpha biến mất, xuất hiện các đợt bột phát (bursts) các chuỗi của các thoi (spindles) 14-15 Hz và một sóng nhọn cao (phức bộ K, K-complex) ở các vùng trung tâm của đầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2