intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu giảng dạy Tuyến điểm du lịch Việt Nam - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu giảng dạy Tuyến điểm du lịch Việt Nam cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam; tuyến điểm du lịch vùng Bắc Bộ; tuyến, điểm du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu giảng dạy Tuyến điểm du lịch Việt Nam - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KINH TẾ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM TP. Hồ Chí Minh, Năm 2021
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA VIỆT NAM ........................................................................ 1 I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM .. 1 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên ..................................... 1 2. Tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................................................ 6 II. KẾT CẤU HẠ TẦNG ................................................................................................. 9 1. Hệ thống giao thông vận tải ......................................................................................... 9 2. Thông tin viễn thông.................................................................................................. 10 3. Cấp thoát và xử lý nước thải ...................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VÙNG BẮC BỘ ............................................ 12 I. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ ............................................................. 12 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và điểu kiện nhân văn ............................................... 12 2. Tài nguyên du lịch ..................................................................................................... 13 3. Kinh tế - xã hội .......................................................................................................... 14 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ..................................................................... 15 II. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CHỦ YẾU CỦA VÙNG ...................................................................................... 16 1. Loại hình du lịch đặc trưng của vùng du lịch Bắc Bộ là du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái .................................................................................................................. 16 2. Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu ....................................................................... 16 III. MỘT SỐ TUYẾN DU LỊCH ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VÙNG ....................... 17 1. Tuyến trung tâm du lịch Hà Nội ................................................................................ 17 2. Tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh – Bắc Giang .......................................................... 19 CHƯƠNG 3. TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ .............................. 25 I. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ ............................................... 25 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .................................................................................. 25 2. Tài nguyên du lịch ..................................................................................................... 26 3. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................................. 27 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ..................................................................... 28 II. CÁC TUYẾN DU LỊCH CHÍNH TRONG VÙNG VÀ LIÊN VÙNG......................... 28 1. Tuyến du lịch Huế - Quảng Trị - Quảng Bình ............................................................ 28 2. Tuyến du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam .............................................................. 43
  3. CHƯƠNG 4. TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ....................................................................................................................... 54 I. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH NAM BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ ....................... 54 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ....................................................................................... 54 2. Tài nguyên du lịch nhân văn ...................................................................................... 55 3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch ........................................ 56 II. CÁC TUYẾN DU LỊCH CHỦ YẾU CỦA VÙNG ..................................................... 57 1. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – các điểm du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ .. 57 2. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – VQG Yok Đôn....................................... 60 3. Tuyến du lịch trong trung tâm TP. Hồ Chí Minh........................................................ 63 4. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Côn Đảo ........................................... 66 5. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đồng bằng Sông Cửu Long .................................. 69
  4. Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên 1 du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam Chương I: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA VIỆT NAM Chương này trình bày ý nghĩa, vai trò của điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch Việt Nam trong việc hình thành tuyến điểm. Trình bày cơ sở hạ tầng tại Việt Nam trong việc xây dựng tuyến điểm du lịch. Xây dựng những tuyến du lịch phù hợp với từng loại hình du lịch trên lãnh thổ Việt Nam. I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Nước ta gồm hai bộ phận: Phần đất liền có diện tích 329-297 km2 (2004), đứng thứ 56 về diện tích so vói các nước trên thế giới, đứng thứ tư về diện tích so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia, Myanmar và Thái Lan. Phía bắc phần đất liền giáp Trung Quốc có đường biên giới dài hơn 1.400km, phía tây giáp Lào có đường biên giới dài 2.067km và giáp Campuchia vối đường biên giới dài 1.080km, phía đông giáp Biển Đông vối đường bờ biển dài 3.260km. Bộ phận đất liền nước ta nằm trong toạ độ địa lý: 8°27’ - 23°23’ vĩ độ Bắc, 102°08’- 109°28’kinh độ Đông. Điểm cực bắc thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Điểm cực nam thuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Điểm cực tây thuộc xã Sín Thâu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Điểm cực đông trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Bộ phận lãnh hải có diện tích rộng trên 1 triệu km2, bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Dưới phần nước biển là phần thềm lục địa. Chiều ngang nơi rộng nhất trên đất liền là 600km và nơi hẹp nhất là 50km. Ngoài ra, Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ưu đãi, không bị khô nóng như khí hậu của các nước cùng vĩ độ. Vị trí địa lý nước ta gần như ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, khoảng cách từ Hà Nội đến thủ đô Ran-gun của Mi-an-ma là 1.220km, đến Băng Cốc, Viên Chăn, Pnôm Pênh, Singapore còn gần hơn khoảng cách này nên thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển du lịch với các nước trong khu vực.
  5. Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên 2 du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam 1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 1.2.1. Địa hình, địa chất Địa hình trên lục địa Nước ta có địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích đất liền, chủ yếu là đồi núi thấp, núi có độ cao trên 2.000m chỉ chiếm có 1% diện tích. Các dãy núi có hướng chính là hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Ở vùng Tây Bắc tập trung một số đỉnh núi cao như Phan Xi Păng cao 3.143m, Tây Côn Lĩnh cao 2.431m, Kiều Liêu Ti cao 2.403m, Pu Ta Leng cao 2.274m... Cấu tạo địa chất của địa hình núi nước ta gồm đá vôi, đá bazan, đá hoa cương, đá gơ nai, đá sa phiên thạch... Trong đó, địa hình đá vôi chiếm khoảng 50.000km2 phân bố ở nhiều nơi. Với ảnh hưởng của các quá trình địa chất, địa mạo, địa hình đá vôi đã tạo ra nhiều phong cảnh đẹp. Theo điều tra chưa đầy đủ cho thấy ở nước ta có khoảng 400 hang động đá vôi, không những có phong cảnh đẹp, hấp dẫn du khách mà còn có giá trị về mặt địa chất, lưu giữ các giá trị văn hóa, tài nguyên du lịch có giá trị. Đặc biệt Vịnh Hạ Long với một quần thể các đảo đá vôi đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Tên của các đỉnh núi, dãy núi thường mang đặc điểm địa hình và hình dạng của chúng hoặc tên của các nhân vật trong huyền thoại. Sự kết hợp giữa khí hậu, sinh vật, thuỷ văn và địa hình đã tạo cho cac vùng núi có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan. Biển và bờ biển Việt Nam có đường biển lên tới 3.260km, tính trung bình cứ 100km2 diện tích thì có 1km bờ biển, trong khi trên thế giới trung bình 600km2 thì mới có 1km bờ biển. Địa hình bờ biển nước ta có nhiều cửa sông, vũng vịnh, thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng. Đây là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển nhiều thương cảng - thành phố biển như Hải Phòng, Vũng Tàu, Đà Nẵng... Thềm lục địa nông và rộng, biển ấm. Nhiệt độ trung bình của nước biển từ 25 - 280C, vùng biển phía bắc vào mùa đông nhiệt độ nước biển lại thấp hơn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Độ mặn trung bình của nước Biển Đông là 34‰, về mùa mưa độ mặn là 32‰ và mùa khô là 35‰. Đây là những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghĩ dưỡng, tắm biển, lặn biển... Trong vùng biển của nước ta có hai dòng hải lưu nóng và lạnh, một hải lưu hướng đông bắc – tây nam phát triển về mùa đông, một hải lưu hướng tây nam - đông bắc phát
  6. Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên 3 du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam triển vào mùa hạ. Ngoài ra, trong vịnh Bắc Bộ còn hai hải lưu nhỏ, thường thay đổi theo hướng gió mùa. Những điều kiện này đã tạo cho biển nước ta giàu hải sản, là yếu tố quan trọng cho việc hình thành và phát triển văn hoá từ xa xưa như Hạ Long, Sa Huỳnh. Biển nước ta còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài có giá trị kinh tế cao; 650 loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350 loại san hô... Biển nước ta có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu tấn, tầng trên mặt có trữ lượng 1,9 triệu tấn tầng đáy 1,7 triệu tấn. Ngoài ra còn có 40.000 ha san hô ven bờ, 250.000 ha rừng ngập mặn ven biển có sự đa dạng sinh học cao. Trong đó có ba khu sinh quyển thế giới là: Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy (Nam Định), rừng Sác cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh) và VQG Cát Bà (Hải Phòng). Đồng thời nước ta còn có 290.000 ha triều lầy, 100.000 ha đầm phá. Biển nước ta còn có gần 4.000 hòn đảo trong đó có một số quần đảo xa bờ như Trường Sa, Hoàng Sa... và nhiều đảo lớn có giá trị về du lịch như Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà... 1.2.2. Tài nguyên khí hậu Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm từ 23- 27°C, lượng mưa trung bình năm từ 500 - 2000mm độ ẩm trung bình trên 80%. Khí hậu có sự phân hóa theo mùa, rõ ràng nhất là sự phân hóa lượng mưa tập trung vào tháng IV đến tháng X. Khí hậu nước ta có sự phân hoá theo vĩ độ: . Từ đèo Hải Vân trở ra Bắc là khí hậu á nhiệt có một mùa đông lạnh mưa ít và một mùa hạ nóng mưa nhiều. Giữa mùa đông và mùa hạ là hai mùa chuyển tiếp thu, xuân. Từ đèo Hải Vân đến mũi Cà Mau nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 27 - 28°C, có một mùa mưa và một mùa khô. Khí hậu còn có sự phân hoá theo độ cao. Cứ lên cao 1.000 mét nhiệt độ hạ từ 5 - 6°C, cùng với những tài nguyên khác, nhiệt độ hạ thấp đã tạo nên cho đất nước ta nhiều điểm phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ như Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã, Bà Nà... hấp dẫn nhiêu du khách. Nhìn chung khí hậu nước ta phù hợp với sức khỏe của con người, thuận lợi cho tổ chức, triển khai nhiều hoạt động du lịch, tạo nhiều tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn. Tuy nhiên, khí hậu nước ta cũng có nhiều thiên tai và những hiện tượng thời tiết đặc biệt, trung bình mỗi năm có khoảng 10 cơn bão từ biển đổ bộ vào đất liền đi kèm với gió to và mưa lớn. Ngoài ra còn có gió phơn tây nam ở miền Trung, gió bụi ở Tây Nguyên, gió mùa Đông Bắc…Những hiện tượng này thường gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, phá hủy các tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn vật thể.
  7. Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên 4 du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam Khi nghiên cứu về khí hậu để tổ chức các hoạt động du lịch nói chung và hoạt động hướng dẫn nói riêng cần nghiên cứu: các đặc điểm chung của khí hậu, các chỉ số khí hậu, các hiện tượng thời tiết đặc biệt, thiên tai. Từ đó, tính toán được những thời gian thuận lợi, không thuận lợi của khí hậu để triển khai các hoạt động du lịch có hiệu quả, cũng như luận giải các vấn đề về tự nhiên, văn hóa xã hội. 1.2.3. Tài nguyên nước Nước ta có tài nguyên nước phong phú gồm nước ngầm và nước trên mặt: Nước trên mặt: với hệ thống sông, suối, ao, hồ dày đặc, lượng nước dồi dào Các hệ thống sông lớn ở nước ta: Hệ thống sông miền Bắc: Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình gồm có sông Đà, sông Hồng, sông Chảy, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Luộc... • Hệ thống sông miền Trung thường ngắn, dốc hay có lũ đột ngột, gồm các sông chính: sông Mã, sông Cả, sông Chu, sông Hàn, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng, sông Vệ, sông Vu Gia, sông Cái... • Hệ thống sông Tây Nguyên: sông Xê-xan, sông Xê-rê-pôc... • Hệ thống sông miền Nam gồm: sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cửu Long... Khi nghiên cứu về sông phục vụ cho mục đích du lịch cần nghiên cứu tên, nơi xuất phát của sông, độ dài của sông, đặc điểm lưu vực sông, cấu tạo của dòng chảy, tốc độ dòng chảy, thành phần của nước, đặc điểm nước và ý nghĩa về kinh tế môi trường, giao thông... Nước ta có nhiều hồ lớn tạo phong cảnh đẹp, có giá trị điều hoà khí hậu, cung cấp nước, thủy sản, có ý nghĩa lớn với phát triển du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Nước ngầm Nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m3/ngày, đáp ứng được 60% nhu cầu nước ngọt của đất nước vào thế kỷ XXI. Ở vùng đồng bằng châu thổ nước ngầm ở độ sâu từ 1- 200m, ở miền núi nước ngầm thường ở độ sâu từ 10 - 150m, còn ở vùng núi đá vôi nước ngầm ở độ sâu khoảng 100m. Đặc biệt ở Tây Nguyên, nước ngầm thường sâu vài trăm mét, còn ở một số nơi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Hà Tiên, Cà Mau, Bến Tre..., nước ngầm thường bị nhiễm mặn, dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt đã làm cho giá các dịch vụ du lịch bị tăng cao, gây khó khăn cho hoạt động du lịch. 1.3. Tài nguyên sinh vật Hệ thực vật Việt Nam hiện có 10.916.502 ha rừng, chiếm 33,7% diện tích đất tự nhiên, trong đó có 9.444.198 ha rừng tự nhiên.
  8. Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên 5 du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, hệ thực vật có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao, đã xác định tên được khoảng 7000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 600 loài rong biển. Trong đó có 1.200 loài đặc hữu, hơn 2.300 loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu, vật liệu trong xây dựng. Tỷ lệ số loài thực vật dùng làm dược liệu ở nước ta lên tới 28%. Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao: khoảng 40% số loài đặc hữu. Hệ thực vật nước ta có nhiều loài quý hiếm như gỗ đỏ, gụ mật, Hoàng Liên chân gà, ba kích, hoàng đàn, cẩm lai, pơ mu... Hệ động vật Tính đến nay đã xác định được ở nước ta có 275 loài thú, 1.009 loài và phân loài chim, 349 loài bò sát và lưỡng cư, 527 loài cá nước ngọt, khoảng 2.038 loài cá biển, 12.000 loài côn trùng, 1.600 loài động vật giáp xác, 350 loài động vật da gai, 700 loài giun nhiều tơ, 2.500 loài động vật thân mềm, 350 loài san hô được biết tên... Hệ động vật Việt Nam còn có một số loài quý hiếm như voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, hổ, báo, culy, vượn đen, voọc vá, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, động vật lưỡng cư... Các điểm tham quan tài nguyên sinh vật Ở nước ta có nhiều điểm tham quan sinh vật thu hút đông đảo du khách như các VQG, khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn bách thảo, bách thú, các bảo tàng sinh vật biển ở Hải Phòng và Nha Trang, các sân chim - vườn ở đồng bằng sông Cửu Long, các cơ sở thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn (Đắk Lắk), đảo Rều nuôi khỉ, các cơ sở nuôi thủy sản ở Quảng Ninh; các cơ sở nuôi rắn, trăn, cá sấu ở đồng bằng Sông Cửu Long; các vùng biển san hô ở Nha Trang... Đánh giá chung Việt Nam có điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng, đặc sắc. Các tài nguyên du lịch tự nhiên có mức độ tập trung cao, có sự kết hợp, nhiều loại tài nguyên, tạo phong cảnh đẹp, có sức hấp dẫn du khách, có thể xây dựng, tổ chức phát triển thành các điểm du lịch, thuận tiện cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái. Do việc tổ chức quản lý chưa đồng bộ, chưa xây dựng và thực hiện được các chiến lược bảo vệ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên chặt chẽ, hợp lý. Vì vậy, tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta ở nhiều nơi đã và đang bi suy giảm, cạn kiệt. Do đó, trong hoạt động hướng dẫn du lịch, bên cạnh việc khai thác, cần quan tâm, đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên.
  9. Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên 6 du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam 2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể của nước ta phong phú, đa dạng, đặc sắc, mang các giá trị lịch sử văn hoá, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất nước. Bên cạnh những đặc điểm chung, các di tích lịch sử văn hoá có sự thay đổi theo không gian và thời gian. Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh là những thành phố có số lượng các di tích lịch sử văn hóa nhiều và chất lượng cao, thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các trung tâm du lịch, các điểm, tuyến du lịch. . Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể ở nước ta gồm di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, di tích khảo cổ, các công trình đương đại. Trong đó, các di tích kiến trúc nghệ thuật như chùa, đình, đền, nhà thờ, nhà cổ, lăng tẩm, cung điện chiếm số lượng lớn, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật văn hoá có giá trị, là những điểm tham quan, nghiên cứu hấp dẫn du khách. Các di tích kiến trúc nghệ thuật ở nước ta có một số đặc điểm chung như sau: - Chịu ảnh hưởng nhiều của phong cách kiến trúc mỹ thuật phương Đông, từ thế kỷ XIX có ảnh hưởng nhiều của phong cách kiến trúc phương Tây. - Được quy hoạch xây dựng tuân theo nguyên tắc phong thuỷ của phương Đông và quan niệm âm dương trong Kinh dịch. - Về mặt vị trí, đạt được các đặc điểm có long chầu, hổ phục có tiền án, hậu trẩm và minh đường, thường lấy thiên nhiên tô điểm cho kiến trúc, nơi nào thiếu các yếu tố tự nhiên thì tạo ra phong cảnh như đào hồ, trồng cây để trang trí cho công trình và có kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, thường được xây dựng ở những nơi có phong cảnh đẹp. - Tên gọi của các công trình hoặc các bộ phận cấu trúc của công trình, hệ thống hoành phi câu đối, đại tự đều có ý nghĩa triết học, là những câu văn hay, súc tích, những từ mang ý nghĩa triết học. - Các công trình được bố trí xây dựng theo lối đăng đối, có trật tự, các công trình chính thường nằm trên trục dũng đạo, các công trình khác được bố trí đăng đối, có trật tự tiền, hậu, tả, hữu… - Phần lớn các di tích được xây dựng bằng vật liệu truyền thống quý, kết hợp hài hòa các giá trị văn hóa, kiến trúc nghệ thuật giữa văn hoá Việt Nam với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ... và văn hoá phương Tây. Đặc điểm và các giá trị kiến trúc nghệ thuật phụ thuộc vào các chức năng của các di tích nên mỗi loại di tích lịch sử có kiểu dáng kiến trúc mỹ thuật riêng.
  10. Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên 7 du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam Trong các di tích lịch sử văn hóa, thường là nơi thờ các nhân vật gắn liền với điển tích, công lao của các nhân vật và là nơi diễn ra các lễ hội. Mỗi di tích lịch sử văn hóa thường thể hiện những đặc điểm chung vẽ kiến trúc mỹ thuật của từng thời đại, mang tính phân vùng và phù hợp với điều kiện địa lý tại chỗ. 2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể Với sự đa dạng phong phú về điều kiện tự nhiên, bề dày về lịch sử và văn hóa nên nước ta cũng giàu có về tài nguyên du lịch phi vật thể. Lễ hội Việt Nam có gần 400 lễ hội lớn. Lễ hội gồm có phần lễ và phần hội, thường gắn liền với sự tôn vinh tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc (các vị nhân thần hoặc thiên thần), những người có công với nước, các danh nhân và thường diễn ra tại các di tích lịch sử văn hoá, gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống. Trong các lễ hội ở Việt Nam, phần lễ thường giữ vai trò quan trọng và là nội dung chính của lễ hội. Song cũng có một số lễ hội thì phần hội lại sôi nổi hơn, giữ vai trò quan trọng hơn phần lễ như lễ hội Lim ở Bắc Ninh, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn… lễ hội hát lượn của người Tày. Thời gian diễn ra lễ hội thường vào mùa xuân là chủ yếu. Nước ta hiện nay còn lưu giữ, tổ chức nhiều lễ hội lớn, hấp dẫn du khách như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội Quan Âm (ở Ngũ Hành Sơn), lễ hội Ka Tê (của người Chăm) … Gần đây để tạo điều kiện thu hút du khách, quảng bá về du lịch, nhiều Festival du lịch cũng đã được tổ chức ở các di sản tự nhiên, văn hóa và các trung tâm du lịch. Văn hóa nghệ thuật Ở nước ta có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật đã được phát triển lâu đời và có giá trị về nhiều mặt, là tài nguyên hấp dẫn để phát triển du lịch như quan họ Bắc Ninh đã có lịch sử khoảng gần 1.000 năm và được phát triển mạnh khoảng 300 năm trở lại đây. Hiện nay có tới 49 làng quan họ với 200 làn điệu, 500 bài hát cổ. Bên cạnh các loại hình âm nhạc, các dân tộc Việt Nam còn duy trì và phát triển nhiều vũ khúc đặc biệt của các dân tộc Thái, Lự, Khơ-me, Chăm. Nước ta cũng có nhiều loại nhạc cụ nổi tiếng khác nhau gồm cả bộ dây, bộ gõ và bộ hơi. Đặc biệt, cồng chiêng và vãn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNECSO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể và truyền miệng của thế giới. Nghệ thuật ẩm thực Người dân Việt Nam không những cần cù, chăm chỉ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp mà còn khéo léo, tinh tế, chế biến các sản phẩm nông - lâm - thủy sản
  11. Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên 8 du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam thành các món ăn, đồ uống ngon. Mỗi vùng quê Việt Nam có các đặc sản nông nghiệp riêng. Vì vậy, Việt Nam là quốc gia có nhiều món ăn đồ uống ngon như phở Hà Nội, cốm, bánh cốm Hà Nội, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh phu thê, nem chua Từ Sơn, rượu làng Vân (Bắc Giang), Trương Xá (Cẩm Giàng, Hải Dương) bánh gai Ninh Giang, bánh đậu Hải Dương, tương Bần (Hưng Yên), bún bò Huế, cơm hến Huế, cao lầu Hội An, mỳ Quảng, hủ tiếu Nam Bộ, phở chua Lạng Sơn, vịt quay Thất Khê, lợn quay Lạng Sơn... Nghệ thuật ẩm thực của nước ta được thể hiện từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, bày đặt món ăn, cách ăn, cách uống tạo sự hấp dẫn với du khách. Làng nghề cổ truyền Việt Nam có trên 6.000 làng nghề, các địa phương có nhiều làng nghề nổi tiếng như Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam, Thái Bình... Khi nghiên cứu giới thiệu về làng nghề, cần nghiên cứu lịch sử phát triển làng nghề, điều kiện phát triển, nghệ nhân, tổ nghề, quy mô của làng nghề. Lựa chọn nguyên liệu, các khâu và nghệ thuật sản xuất các loại sản phẩm, thị trường tiêu thụ, khả năng phát triển, giá trị của sản phẩm, chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương. Văn hóa các tộc người Việt Nam có 54 dân tộc, với số dân là 80.902.400 người (năm 2003). Các nhà dân tộc học đã nghiên cứu các tộc người ở nước ta theo 8 nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, H’Mông - Dao, Ka Đai, Tạng - Miến, Môn - Khmer, nhóm Nam Đảo và Hán. Các tộc người Việt Nam có một số đặc điểm văn hóa tương đồng Các tộc người Việt Nam đều có đặc điểm là nền văn hóa nông nghiệp nhiệt đới gió mùa. Tổ chức hành chính theo bản, mường, buôn, sóc, làng, xã, huyện, tỉnh. Có nền văn hóa mang tính cộng đồng, chịu ảnh hưởng của nhiều tín ngưỡng và tôn giáo, thờ đa thần. Hầu hết các dân tộc ở miền núi đều ở nhà sàn. Sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, tre, nứa… làm nhà, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dân tộc ở miền núi thường sử dụng gùi để mang vác. Họ thường mặc những bộ trang phục đẹp, rực rỡ. Có nhiều tập tục như ăn trầu, uống chè rượu, nhuộm răng, xăm mình… Khi nghiên cứu, hướng dẫn các điểm du lịch có liên quan đến văn hóa các tộc người cần phải nghiên cứu về tên của các tộc người, lịch sử phát triển, địa bàn cư trú, phương thức sản xuất; về kiến trúc xây dựng nhà ở, nghề thủ công truyền thống; văn hóa nghệ thuật, văn hóa ứng xử, phong tập quán, nghệ thuật ẩm thực…
  12. Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên 9 du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam II. KẾT CẤU HẠ TẦNG Nhìn chung kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải của nước ta còn ít về số lượng, thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của du lịch nói riêng. 1. Hệ thống giao thông vận tải 1.1. Hệ thông đường ô tô Tính đến tháng 10 - 1999 cả nước có gần 205.000km đường ô tô, trong đó có 90 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 15.360km, tỉnh lộ 17.450km, huyện lộ 36.950km, đường lộ thị là 3.211km, còn lại là đường liên xã. Mật độ đường ô tô chung cả nước là 0,219km/km2. Tính chung cả hệ thống mới chỉ có 15,5% được rải nhựa, hệ thống quốc lộ cũng chỉ có 59,5% được rải nhựa, khổ đường còn hẹp, nhiều cầu có trọng tải thấp. Trên các quốc lộ và tỉnh lộ có tới 7440 cầu, trong đó cầu vĩnh cửu chỉ có 59%, nhiều cầu chất lượng quá thấp, hết niên hạn sử dụng, riêng hệ thống quốc lộ còn có tới 40 phà Nước ta có 2 đầu mối giao thông vận tải lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với nhiều tuyến đường ô tô, đường sắt, đường hàng không xuất phát từ 2 thành phố này. 1.2. Hệ thống đường sắt Hệ thống đường sắt nước ta chỉ có 2.632km đường đơn tuyến với 6 tuyến chính, 2 tuyến nhánh với 261 nhà ga các loại, chất lượng đường và nhà ga còn thấp thiết bị lạc hậu, trong số 1.777 cây cầu đường sắt có tới 1.201 cây cầu có trạng thái kỹ thuật xấu. Phần lớn cầu đường sắt nước ta được xây dựng từ giai đoạn 1906 - 1933 đã bị xuống cấp nghiêm trọng. 1.3. Hệ thống giao thông đường sông Nước ta có khoảng 11000km đường sông đang được khai thác vận tải, trong đó lưu vực vận tải sông Hồng là 2.500km, lưu vực vận tải sông Cửu Long là 4.500km. Tổng chiểu dài đường thủy được quản lý (có lắp đặt biển chỉ dẫn, bảo trì) dài 8.013km. Cả nước có hàng trăm cảng sông, trong đó có 30 cảng chính nhưng chỉ có 14 cầu tàu với tổng chiểu dài l.000m, năng lực bốc xếp chỉ khoảng 10 triệu tấn/năm. Nói chung mạng lưới đường sông mới được khai thác ở mức độ thấp, do hiện tượng sa bồi, thay đổi thất thường về chế độ nước. Mặt khác việc đầu tư, nạo vét, biển báo, trang thiết bị cảng còn nghèo nàn, hạn chế... 1.4. Hệ thống giao thông đường biển Cả nước ta có 73 cảng biển, với năng lực vận tải 31 triệu tấn/năm, trong đó vùng Đông Nam Bộ có 27 cảng, năng lực vận tải qua cảng tối 18 triệu tấn/năm. Vùng Duyên hải
  13. Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên 10 du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam nam Trung Bộ có tới 17 cảng, nhưng chỉ có cảng Đà Nẵng là cảng lớn. Vùng ven biển đồng bằng sông Hồng có 7 cảng, vùng Đông Bắc có 5 cảng. Các cảng biển của nước ta đang được cải tạo, nâng cấp để đạt được công suất vận tải 240 triệu tấn vào năm 2010. Nước ta có 8 cảng lớn do Trung ương quản lý là: Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Cửa Lò (Nghệ An), Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ. 1.5. Giao thông hàng không Ngành hàng không ở nước ta là một ngành non trẻ, trong những năm qua, hệ thống sân bay ở nước ta đã được nâng cấp, hiện đại hóa gồm 3 sân bay quốc tế là Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng cùng với 19 sân bay địa phương. 2. Thông tin viễn thông Cơ sở vật chất kỹ thuật về thông tin viễn thông của nước ta nhìn chung đã được nâng cấp, hiện đại hóa, hòa nhập với trình độ công nghệ của thế giới. Ở hầu hết các địa phương trong cả nước, trừ những vùng núi quá cao, đều được phủ sóng điện thoại di động, có các trạm phát sóng kỷ thuật số. Tính đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam đứng thứ 9 với 63,1%. 3. Cấp thoát và xử lý nước thải - Tỷ lệ dân số nước ta được sử dụng nước sạch chỉ khoảng 50%. - Trữ lượng nước ngầm của nước ta là 350 tỷ m3, chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu về nước sạch, về mùa khô, tổng lượng dòng chảy ở nước ta chỉ chiếm khoảng 20% so với tổng lượng dòng chảy năm (thiếu nước sạch) ... Có nhiều điểm du lịch bị thiếu nước sạch hoặc nước nhiễm mặn như Hà Tiên, Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà, bãi Đá Nhảy, Quảng Ninh, Sa Pa, Mai Châu... Trong các hệ thống đô thị ở nước ta, nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước trên mặt, tổng lượng nước/người/ngày của Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là từ 40 - 80 lít, trong khi đó ở Thái Lan là 160 lít/người/ngày. - Về nước thải: ở một số thành phố lớn của nước ta như Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh đang thực hiện các dự án cải tạo hệ thống thu gom, thoát nước thải, còn các đô thị khác hệ thống thoát nước quá xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu thoát nước thải. Tất cả các đô thị cũng như các vùng nông thôn ở nước ta đều chưa có cơ sở vật chât kỹ thuật để xử lý nước thải, nước thải đều chảy hòa với nước mặt, vừa mất cảnh quan, vừa gây ô nhiễm nguồn nước sạch và môi trường.
  14. Chương I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên 11 du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Anh/Chị hãy trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam 2. Hiện nay, Việt Nam đang khai thác chủ yếu các loại hình du lịch nào? Vì sao? 3. Sự phân bổ nguồn tài nguyên du lịch tác động như thế nào trong hoạt động du lịch ở nước ta hiện nay? 4. Anh/Chị hãy đánh giá cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch nước ta hiện nay và trong tương lai?
  15. Chương II: Tuyến điểm du lịch vùng Bắc 12 Bộ Chương II: TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VÙNG BẮC BỘ Chương này trình bày khái quát về vùng du lịch Bắc Bộ, các loại hình du lịch đặc trưng của vùng. Xây dựng một số tuyến điểm du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ. I. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân văn 1.1. Vị trí địa lý Vùng có diện tích 149.064km2, bao gồm 29 tỉnh, thành phố, từ Hà Giang đến Hà Tĩnh, với Thủ đô Hà Nội là trung tâm tạo vùng và có tam giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vùng có 7 tỉnh ở phía bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên) giáp với Trung Quốc. Có 5 tỉnh phía tây (Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) giáp với Lào, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ với bờ biển dài l.000km và hàng nghìn đảo nhỏ. Vị trí địa lý của vùng thuận lợi cho phát triển giao lưu kinh tế văn hóa, du lịch, đặc biệt là du lịch biên mậu. 1.2. Điều kiện tự nhiên Vùng du lịch Bắc Bộ thể hiện đầy đủ và tập trung nhất về hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam. Thiên nhiên ở đây đa dạng, phong phú, mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa. Địa hình: Vùng có địa hình núi cao, hiểm trở nhất cả nước, hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung, có dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipăng cao 3143m - cao nhất bán đảo Đông Dương, có hệ thống núi đá vôi từ Hoà Bình đến Thanh Hoá. Vùng có lịch sử kiến tạo cổ, được nâng lên vào cuối đại Tân sinh. Vùng còn có địa hình đồng bằng châu thổ do phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình bồi đắp và một số đồng bằng giữa núi như Mường Thanh, Mường Lò, Mường Tấc, Than Uyên... Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm của vùng từ 21 - 24°C, tổng bức xạ nhiệt 130kcal/cm2. Số giờ nắng 1.500 - 1.700 giờ/năm, độ ẩm 80%, lượng mưa trung bình 1.500 - 2.000mm, có mùa đông lạnh. Vùng có khí hậu không ổn định, nhiều thiên tai, tuy nhiên, nhìn chung thích hợp cho phát triển du lịch. Động - thực vật: Phong phú, có nhiều khu rừng nhiệt đới nguyên sinh. Sông hồ: Có mật độ sông dày: l,6km sông/l km2 diện tích. Các sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Lô...
  16. Chương II: Tuyến điểm du lịch vùng Bắc 13 Bộ 1.3. Điều kiện nhân văn Vùng là nơi diễn ra những sự kiện lớn trong suốt quá trình lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, vùng còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá, nghệ thuật có giá trị, nhiều truyền thuyết dân gian, vùng cũng là nơi sinh ra nhiều danh nhân kiệt xuất như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh... Vùng là nơi có các nền văn hóa xuất hiện từ thời tiền sử như nền văn minh lúa nước, văn hóa Đông Sơn. Vùng cũng là nơi có nhiều nét phong phú, đặc sắc về văn hoá các tộc người. Vùng có truyền thống sản xuất lúa nước, sản xuất thủ công nghiệp lâu đời, có nhiều thành phố, trung tâm công nghiệp, có Hà Nội là thủ đô và trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật (KHKT) của cả nước. 2. Tài nguyên du lịch 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Vùng có nhiều điểm du lịch có phong cảnh đẹp, hùng vĩ, thơ mộng như vùng núi Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì là những nơi nghỉ mát nổi tiếng ở độ cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ. Vùng có nhiều cánh rừng già nguyên sinh, là các khu bảo tồn, các vườn quốc gia như Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì, Ba Bể, Xuân Thủy, Pù Mát, Hoàng Liên, … có hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển hình với hàng nghìn loài thực vật và động vật, đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học. Có nhiều dạng địa hình karst với các hàng động nổi tiếng như Hương Sơn, Tam Cốc – Bích Động, Tam Thanh…. Có nhiều bãi biển đẹp với bãi cát mịn, phẳng, nước trong xanh: Bãi Cháy, Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò… Đặc biệt vùng có danh lam thắng cảnh Hà Long được UNESCO xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới với nhiều hang động, đảo đá hùng vĩ. Vùng còn có nhiều hồ tự nhiên nổi tiếng như hồ Ba Bể, Hồ Tây. Nhìn chung, vùng có nhiều ánh nắng, phù hợp với mọi hoạt động du lịch, có thể khai thác quanh năm, đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ mát, tắm biển về mùa hè. Vùng có nhiều nguồn nước khoáng: Kim Bôi (Hoà Bình), Quang Hanh (Quang Ninh), Tiền Hải (Thái Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Mỹ Lâm (Tuyên Quang)... đạt tiêu chuẩn chất lượng cao dùng cho giải khát, chữa bệnh. Các đặc sản: - Biển: tôm hùm, cá thu, chim, sò huyết, cua, bào ngư...
  17. Chương II: Tuyến điểm du lịch vùng Bắc 14 Bộ - Rừng: măng, nấm hương, các dược liệu: sâm, nhung, tam thất, hồi, quế, thảo quả... 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Vùng đã tìm thấy nhiều di vật khảo cổ như công cụ sản xuất bằng đá, trống đồng, đồ kim khí, đồ gốm chứng minh cho nền văn hoá Sơn Vi, Núi Đọ, Hòa Bình, Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Gò Đậu, Đồng Mun, Đông Sơn, Hạ Long thời tiền sử. Vùng có nhiều di tích lịch sử, có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nghiên cứu khoa học. Vùng còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá tinh thần, các làn điệu dân ca như hát chèo, xoan, ghẹo, quan họ; hát văn, hát tuồng, ví dặm, hát lượn; âm nhạc: chiêng, khèn; các điệu múa dân tộc: múa xoè, múa khèn, múa ô, mua sạp, múa rối nước... Vùng có nhiều lễ hội truyền thống: Đền Hùng (Phú Thọ), Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), Hội Lim, Hội Gióng, Đồng Kỵ (Bắc Ninh), hội Chùa Hương (Hà Tây), chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) ... Vùng còn có nhiều loại hình kiến trúc, mỹ thuật như chùa Kim Liên, chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Cổ Lễ (Nam Định), chùa Tây Phương (Hà Tây), Nhà Cổ, Thành Cổ (Hoàng Thành Thăng Long) ... Vùng tập trung nhiều viện bảo tàng lớn, có giá trị nhất cả nước: bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Dân tộc học (ở Hà Nội), bảo tàng các Dân tộc Việt Nam ở Thái Nguyên. Những di tich văn hoá lịch sử của vùng thường được gắn liền, hoà quyện với vẻ đẹp thiên nhiên tạo nên phong cảnh trữ tình thơ mộng và có giá trị hấp dẫn du khách như Hạ Long, Hương Sơn, Hoa Lư, Bích Động, Lạng Sơn, Đền Hùng, Hồ Tây... 3. Kinh tế - xã hội Vùng có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp lâu đời, hiện đang tiếp cận với những thành tựu KHKT trên thế giới. Nền kinh tế của vùng đang được đổi mới, chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao tạo tiền đề cho cơ sở vật chất kỹ thuật và nhu cầu cho việc phát triển du lịch. Vùng có nhiều sản phẩm nhiệt đới cung cấp cho du lịch như gạo tám, gạo nếp, đào Sa Pa, mận Bắc Hà, bưởi Đoan Hùng, cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà... Vùng cũng có nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ như “mây tre đan, thêu, đan len, sơn mài, gốm sứ, chạm khắc, dệt thổ cẩm, các sản phẩm từ cói... được du khách nước ngoài ưa thích. Dân cư của vùng cần cù sáng tạo, giàu lòng mến khách, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
  18. Chương II: Tuyến điểm du lịch vùng Bắc 15 Bộ Vùng có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, với nhiều loại hình giao thông. Hà Nội là trung tâm giao thông của vùng, từ Hà Nội có nhiều tuyến đường giao thông đến các địa phương, các tỉnh, các điểm du lịch trong vùng Về đường bộ: Từ trung tâm Hà Nội, có các tuyến đường nối với các tỉnh trong vùng. Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Lạng Sơn và Hà Nội với các tỉnh vùng đông bằng Bắc Bộ và các tỉnh khác; đường số 2 từ Hà Nội đi các tỉnh Vĩnh Phúc Phú Thọ, Tuyên Quang; đường số 3 từ Hà Nội đi các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng; đường số 4 nối liền các tỉnh biên giới phía Bắc; quốc lộ 6 nối Hà Nội với các tỉnh khu vực Tây Bắc; quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Dương … Ngoài ra các tuyến đường bộ liên tỉnh, liên huyện trong vùng có chất lượng tương đối tốt. Nhìn chung, hệ thống giao thông vận tải của vùng thuận tiện cho việc quy hoạch tổ chức các tuyến điểm du lịch. Tuy nhiên, tuyến đường đến một số điểm du lịch ở miền núi như Sa Pa, Trà Cổ, hồ Ba Bể, Pác Bó... đường còn nhỏ, mùa mưa hay bị sạt lở, chất lượng chưa tốt, chưa thuận tiện cho hoạt động du lịch. Vùng hiện tại cơ bản đáp ứng được nhu cầu về điện, nước sạch, thông tin liên lạc cho các hoạt động du lịch. 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Ở nhiều trung tâm hoặc các điểm du lịch của vùng đã xây dựng được hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ cho du khách. Tuy nhiên, trong vùng còn thiếu các cơ sở vui chơi giải trí. Hà Nội là trung tâm lưu trú lớn nhất của vùng, ở đây có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống có chất lượng cao, ngoài ra còn có các cơ sở vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ du lịch đa dạng và phong phú của du khách. Hải Phòng và Hạ Long cũng là những đô thị có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phát triển và nhiều khách sạn quốc tế đã được xếp hạng. Ở các tỉnh lỵ và thành phố trực thuộc tỉnh và một số điểm du lịch: Ba Vì, Chùa Hương, Cát Bà, Đồ Sơn, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Cúc Phương, Tam Đảo, Sa Pa, VQG Ba Bể, hồ Núi Cốc, Sầm Sơn, Bến Én, Cửa Lò, Xuân Thành... Tuy có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhưng chất lượng còn thấp, đơn điệu về các sản phẩm, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, nhất là du khách quốc tế. Ở một số điểm du lịch vùng núi xa như Pác Bó, thác Bản Giốc, Hồ Thác Bà, hồ Cấm Sơn, cao nguyên Đồng Văn... hiện còn chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
  19. Chương II: Tuyến điểm du lịch vùng Bắc 16 Bộ II. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CHỦ YẾU CỦA VÙNG 1. Loại hình du lịch đặc trưng của vùng du lịch Bắc Bộ là du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái - Du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ, công vụ... - Tham quan, nghiên cứu: + Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước. + Các di tích lịch sử văn hóa, văn hóa tộc người. + Các lễ hội truyền thống. + Các làng nghề truyền thông. + Văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực. - Tham quan nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái ở các vùng cảnh quan: + Vùng biển, đảo ở Hạ Long, Hải Phòng. + Các hồ chứa nước lớn và nghỉ núi. + Các VQG. + Vùng đá vôi và hang động karst. 2. Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu Địa bàn các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề, lễ hội, văn hóa nghệ thuật truyền thống chủ yếu tập trung ở trung tâm du lịch Hà Nội và vùng phụ cận thuộc các tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Hải Phòng. Địa bàn có nhiều giá trị văn hóa các tộc người: Tày, Nùng (Cao Bằng - Lạng Sơn); H’Mông, Dao (Hà Giang - Lào Cai), Thái (Sơn La - Lai Châu - Điện Biên; Mường (Hòa Bình). Các di tích lịch sử: Đền Hùng (Phú Thọ), Hoa Lư (Ninh Bình) Vân Đồn, sông Bạch Đằng (Quảng Ninh - Hải Phòng), Kiếp Bạc (Hải Dương), Pác Bó - Đông Khê, Thất Khê (Cao Bằng), Ải Chi Lăng (Lạng Sơn), Tân Trào (Tuyên Quang), Điện Biên Phủ... Các địa bàn phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hạ Long, Cát Bà, Bái Tử Long, Đồ Sơn, Trà Cổ, VQG Xuân Thủy, Sầm Sơn, Cửa Lò, Xuân Thành, Thiên Cầm... Các địa bàn tham quan nghỉ dưỡng vùng hồ: Hòa Bình (Hòa Bình), Thác Bà (Yên Bái), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Cấm Sơn, Khuôn Thần (Bắc Giang), hồ Suối Hai, Đồng Mô (Hà Tây), Hồ Tây (Hà Nôi), hồ Pa Khoang (Điên Biên)...
  20. Chương II: Tuyến điểm du lịch vùng Bắc 17 Bộ Các địa bàn phát triển du lịch sinh thái rừng và núi ở các vườn quốc gia: Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Bể, Ba Vì, Bến En, Hoàng Liên... Các địa bàn tham quan nghiên cứu hang động đá vôi: Hương Tích (Hà Tây), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Ba Bể (Bắc Kạn), Động Ngườm Ngao (Cao Bằng), Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)... Các đô thị đặc biệt: Hà Nội, Hải Phòng. III. MỘT SỐ TUYẾN DU LỊCH ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VÙNG 1. Tuyến trung tâm du lịch Hà Nội 1.1. Khái quát về Hà Nội Hà Nội là thành phố cổ, là thủ đô của cả nước, được xây dựng cách đây hàng nghìn năm, là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, văn hoá, các lễ hội truyền thống và nhân tài. Hà Nội có vị trí tọa độ từ 20°53’ đến 21°23’ độ vĩ Bắc và 105°44’ đến 106°02’ độ kinh Đông, nằm ở đồng bằng Bắc bộ; phía bắc giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía nam giáp các tỉnh Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp các tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ. Diện tích: 3.324,5 km², Dân số: 7,655 triệu (tính đến năm 2017). Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, thuận tiện cho giao thông và trao đổi kinh tế; văn hóa với các tỉnh thành trong vùng và cả nước. Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông của cả nước. Hà Nội có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch (theo thống kê củạ Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội, đến năm 1994 Hà Nội có 2.114 di tích văn hoá lịch sử, 579 ngôi đình, 676 ngôi chùa, 273 ngôi đến với mật độ di tích được xếp hạng cao nhất cả nước, trung bình 42,8 di tích/100km2 (cả nước 2,2 di tích/100 km2), đây là tiền đề quan trọng để du lịch Hà Nội phát triển. Hà Nội là mảnh đất có bề dày lịch sử và văn hóa hàng nghìn năm. Thành Thăng Long tuy có lịch sử chính thức lập thành kinh đô từ năm 1010, nhưng nơi đây người Việt cổ đã có mặt từ buổi đầu dựng nước. Các di tích khảo cổ Hà Nội đã tìm thấy nhiều cổ vật như rìu đá mài thuộc thời kỳ đồ đá mới; mũi giáo đồng, trống đồng... thuộc thời kỳ đồ đồng, đồ sắt sớm ở Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm cho thấy hơn 3.000 năm trước đây Hà Nội đã có người cư trú. Hà Nội với 284 di tích lịch sử được xếp hạng, có tiềm năng du lịch nhân văn lớn nhất cả nước, cả về số lượng và chất lượng; có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhất trong vùng có đội ngũ cán bộ nhân viên, bộ máy quản lý có trình độ, xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2