YOMEDIA
ADSENSE
Tài liệu Hội thảo cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu Hội thảo cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững trình bày các nội dung chính sau: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh cơ giới hoá đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững; Kết quả triển khai cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình khuyến nông quốc gia; Xu hướng, tiềm năng và định hướng phát triển công nghệ xử lý phụ phẩm nông nghiệp Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Hội thảo cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững
- HỘI THẢO CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG MỤC LỤC 1. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HOÁ ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 5 Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn 5 2. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA 10 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 3. XU HƯỚNG, TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 25 PGS.TS. Phạm Anh Tuấn Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch 4. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 35 PGS.TS. Nguyễn Huy Bích Trưởng khoa Cơ khí - Công nghệ, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Ủy viên Ban Thường vụ, Hội Cơ khí Nông nghiệp Việt Nam 5. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 45 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ 6. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ TRONG SẢN XUẤT TRÁI CÂY TẠI TỈNH TIỀN GIANG 50 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang 7. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HOÁ TRONG NUÔI TRỒNG, KHAI THÁC VÀ BẢO QUẢN CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH SÓC TRĂNG 55 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng 8. GIẢI PHÁP CƠ GIỚI HÓA VÀ SAU THU HOẠCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT LÚA GẠO BỀN VỮNG 60 TS. Nguyễn Văn Hùng, Trưởng nhóm Cơ giới hoá & Sau thu hoạch Ing.Agr.Dip. Martin Gummert, Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI 3
- SEMINAR SCALE-APPROPRIATE MECHANIZATION FOR SUSTAINABLE AGRICULTURE 9. CANH TÁC LÚA THÔNG MINH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 75 HV. Chiến, NB. Vệ, MT. Phụng, PV. Tâm, PA. Cường, HT. Huy1, DV. Chiến2 1 Hội đồng Khoa học - Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền 2 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 10. ỨNG DỤNG DRONE TRONG DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP 87 Lê Trường Giang, Associate Business Designer Bùi Văn Kịp, Senior Advisor Bayer Vietnam 11. AGRITECHNICA CONFERENCE AIRFARM - SHARPEN THE FUTURE OF AGRICULTURE 98 Le Truong Giang, Associate Business Designer Bui Van Kip, Senior Advisor Bayer Vietnam 12. ỨNG DỤNG THIẾT BỊ BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI VÀ PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH TRONG TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH 103 TS. Lê Quý Kha Cố vấn cấp cao KHCN nông nghiệp, Công ty CP Đại Thành Phó Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác Kinh tế Việt Nam Châu Phi 13. CHUNG TAY VÌ NÔNG SẢN VIỆT 117 Lê Thị Hồng Giám đốc Chiến lược & Phát triển GrabMart 14. APV MECHANIZED PRECISION DIRECT SEEDING RICE TECNOLOGY 121 APV Technische Produkte GmbH 15. GROUP CORPORATE PRESENTATION 2021 129 The BayWa Group 16. SUSTAINABLE AGRICULTURE BY DIGITALIZATION IN VIETNAM 152 The BayWa Group 4
- HỘI THẢO CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HOÁ ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG (Hội thảo ngày 24/8/2022 tại thành phố Cần Thơ trong khuôn khổ sự kiện AGRITECHNICA ASIA Live 2022) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Trong những năm qua, lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản đã có những bước phát triển đáng kể, qua đó góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng, ổn định của ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới như: giá trị gia tăng toàn ngành bình quân đạt từ 2 - 3% năm; năng suất lao động bình quân của người lao động trong nông lâm thủy sản đạt 16,6 triệu đồng năm 2010 tăng lên 52,7 triệu đồng năm 2020 (tăng 3,17 lần so với năm 2010); đến năm 2021 có khoảng 14.400 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, gần 19.000 HTX nông nghiệp; xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản năm 2010 đạt 15,26 tỷ USD đã tăng lên 48,6 tỷ USD năm 2021. Trong chuỗi sự kiện AGRITECHNICA ASIA Live 2022, tại Hội thảo quan trọng này, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT trình bày báo cáo tham luận “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh cơ giới hoá đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững”, với các nội dung như sau: I. THỰC TRẠNG CƠ GIỚI HOÁ ĐỒNG BỘ - Số lượng, chủng loại máy và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh. Trong giai đoạn 2011 - 2021, số lượng máy kéo các loại tăng 60%, máy cấy tăng 10 lần; máy bơm nước tăng 60%; máy gặt đập liên hợp tăng 80%; máy sấy nông sản tăng 30%; máy chế biến thức ăn gia súc tăng 91%; máy chế biến thức ăn thủy sản tăng 2,2 lần và máy phun thuốc bảo vệ thực vật tăng 3,5 lần. - Mức độ cơ giới hoá tại một số khâu, trong một số lĩnh vực ngành nông nghiệp có tỷ lệ khá cao như: Trồng trọt đạt từ 70% đến 100% (làm đất, tưới, bảo vệ thực vật), chăn nuôi đạt từ 55% đến 90% (thức ăn, nước)..., cụ thể, đối với một số lĩnh vực chính như sau: + Cơ giới hóa sản xuất lúa giai đoạn 2008 - 2021: Khâu làm đất tăng từ 75% lên 97%; khâu gieo xạ, cấy tăng từ 5% lên 65%; khâu chăm sóc, bảo vệ thực vật từ 55% lên 80%; khâu thu hoạch từ 15% lên 78%; khâu thu gom rơm, rạ đạt 90%; + Cơ giới hóa các loại cây trồng khác: Sản xuất mía: khâu làm đất đạt 70 - 90%, trồng mía 40%, chăm sóc đạt 70%, thu hoạch khoảng 20- 30%. Sản xuất Ngô: khâu làm 5
- SEMINAR SCALE-APPROPRIATE MECHANIZATION FOR SUSTAINABLE AGRICULTURE đất 70 - 90%, khâu thu hoạch khoảng 20 - 30%. Sản xuất chè: khâu chăm sóc, xới cỏ, phun thuốc trừ sâu đạt gần 70%, khâu đốn, hái chè sử dụng máy đạt 40%. Sản xuất cà phê: Cơ giới hóa khâu tưới, chăm sóc đạt khoảng 90%. + Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Chăn nuôi gà: Các khâu chuồng trại, cung cấp nước, thức ăn tự động, tạo tiểu khí hậu và thu gom trứng đạt trên 90%, xử lý môi trường đạt 55%. Chăn nuôi lợn: qui mô trang trại, công nghiệp sử dụng chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, núm uống tự động đạt 80%. Chăn nuôi trâu, bò: đã đầu tư máy thái cỏ, băm rơm, cây đạt 60%, sử dụng máy vắt sữa đạt 85%. + Đối với nuôi trồng thuỷ sản: Các máy móc, thiết bị cơ giới hóa đã ứng dụng gồm máy sục khí, máy kiểm tra nhiệt độ nước, máy thu hoạch, các máy móc cho cơ sở hạ tầng ao nuôi,... + Đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Việc đưa máy móc, thiết bị vào sản xuất lâm nghiệp hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu. Có tới 70% khối lượng công việc được làm bằng thủ công, áp dụng cơ giới hóa chỉ mới được thực hiện hai khâu chặt hạ và vận chuyển, còn nhiều khâu sản xuất quan trọng như: trồng, chăm sóc, chữa cháy, vận xuất và bốc xếp thì tỷ lệ chỉ khoảng 2 - 5%. - Cả nước có khoảng 7.803 doanh nghiệp cơ khí và 271 tổ chức nghiên cứu khoa học tham gia vào quá trình sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm cơ khí do trong nước sản xuất mới đạt khoảng 33% nhu cầu thị trường; - Lực lượng thuần cơ khí có khoảng 538.700 người, trong đó có gần 20.000 cán bộ kỹ thuật được đào tạo chính quy; hàng triệu người dân vận hành và sử dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất nông nghiệp; - Cơ giới hóa nông nghiệp đã giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và góp phần tạo ra các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu thế giới. - Thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân và hình thành các tổ chức dịch vụ ở nông thôn như: dịch vụ làm đất, cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, sấy khô, cho thuê kho bảo quản. - Đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến bảo quản nông sản với trên 7.500 cơ sở quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ, lẻ, hộ gia đình. Công nghệ chế biến nông sản nước ta đạt mức độ trung bình đến trung bình tiên tiến. Một số ngành hàng có công nghệ, thiết bị chế biến tương đối hiện đại mang tầm khu vực và thế giới như: Công nghệ chế biến hạt điều, chế biến lúa gạo, tôm, cá tra. 6
- HỘI THẢO CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG II. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC Mặc dù, thời gian vừa qua lĩnh vực cơ giới hoá đồng bộ và chế biến nông sản đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, thời gian tới sẽ gặp những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển như: Thứ nhất, Mức độ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp mới tập trung ở một số khâu (làm đất, nước, thức ăn) và áp dụng với một số sản phẩm chủ lực (lúa, mía, cà phê, gia súc, gia cầm, tôm) nhưng chưa đồng bộ. Thứ hai, Chế tạo máy móc, thiết bị trong nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về chủng loại, số lượng, cũng như chất lượng máy. Đa số vẫn được nhập khẩu từ các thị trường: Nhật Bản (KUBOTA; YANMAR); Hàn Quốc; Trung Quốc, Ấn Độ... Thứ ba, Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế nhất là công nghiệp hỗ trợ cho máy động lực, máy canh tác phục vụ sản xuất nông nghiệp; chưa tạo ra tác động tích cực do thiếu chế tài bắt buộc phải tuân thủ về việc bố trí các nguồn lực để triển khai. Thứ tư, Kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa phù hợp để áp dụng cơ giới hoá đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp, như: giao thông nội đồng; quy mô đồng ruộng còn nhỏ, phân tán; hệ thống tưới, tiêu chưa đồng bộ; hệ thống điện phục vụ sản xuất, vệ sinh môi trường sản xuất... Thứ năm, Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong sử dụng, vận hành máy, thiết bị nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cao. Thứ sáu, Chất lượng máy móc, thiết bị nông nghiệp chưa được kiểm soát, giám định chặt chẽ; người sử dụng máy, thiết bị nông nghiệp chưa được đào tạo và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Thứ bảy, Công nghệ và thiết bị chế biến, bảo quản nông sản cũ và lạc hậu, gây tốn nhiều nguyên liệu trong sản xuất, năng suất thấp dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh. Sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao chiếm chỉ khoảng 15 - 30%, hệ số đổi mới thiết bị đạt khoảng 7%/năm (bằng 1/2 đến 1/3 của các nước khác). Thứ tám, Cơ sở vật chất, phương tiện chứa đựng, tích trữ, kho bảo quản còn thiếu; công nghệ bảo quản tiên tiến chưa được nghiên cứu, chuyển giao áp dụng nhiều trong sản xuất, dẫn đến tổn thất sau thu hoạch một số ngành hàng còn cao, như: Rau quả, sắn khoảng 20 - 30%; Cà phê, tiêu, điều, chè khoảng 10 - 15%; Thủy sản đánh bắt khoảng 15 - 20%; Lúa gạo khoảng 7 - 10%. 7
- SEMINAR SCALE-APPROPRIATE MECHANIZATION FOR SUSTAINABLE AGRICULTURE III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI Thứ nhất, Mục tiêu của cơ giới hoá đồng bộ đến năm 2030: Trồng trọt đạt 70%; chăn nuôi đạt 60%; sản xuất thuỷ sản đạt 90% và đánh bắt bảo quản là 95%; lâm nghiệp đạt 50% và diêm nghiệp đạt 90%. Phấn đấu đến năm 2030, đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong tốp 10 thế giới. Thứ hai, Phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thông minh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường phù hợp. Thứ ba, Phát triển cơ giới hoá đồng bộ phù hợp với trình độ sản xuất, lợi thế từng ngành hàng, theo từng vùng sản xuất nông nghiệp gắn với tổ chức sản xuất có quy mô lớn và theo chuỗi giá trị nông sản. Thứ tư, Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Thứ năm, Khuyến khích phát triển các tổ chức, trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp tại các vùng, miền về chế tạo, cung cấp máy, thiết bị, công nghệ, dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, chuyển giao khoa học công nghệ, các ý tưởng đổi mới, sáng tạo để phát triển cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Thứ sáu, Khuyến khích đầu tư công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường và mở rộng quy mô sản xuất gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung; tăng cường chế biến sâu tạo ra giá trị gia tăng cao và kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH Thứ nhất, Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ (đất đai, giao thông nội đồng, thủy lợi nội đồng; hạ tầng công nghệ...) và tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với máy móc, thiết bị cơ giới hoá. Thứ hai, Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao máy móc sản xuất nông nghiệp. Trong đó, trọng tâm là tạo mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp. Thứ ba, Phát triển công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, công nghệ do trong nước sản xuất và công nghiệp hỗ trợ cho cơ giới hóa nông nghiệp. Thứ tư, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp. Trong đó, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các nhà nghiên cứu, các kỹ sư cơ điện để tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Đồng thời, tổ chức 8
- HỘI THẢO CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG đào tạo nâng cao khả năng vận hành máy móc, thiết bị và an toàn lao động cho người sử dụng. Thứ năm, Sử dụng công nghệ 4.0 điều khiển các máy móc, thiết bị vào sản xuất nông nghiệp, như: các thiết bị quan trắc môi trường, camera quan sát, hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu và thiết bị đường chuyền số để có thể điều khiển sản xuất từ. Thứ sáu, Tập trung phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản qui mô lớn hiện đại, mang tính chất dẫn dắt, định hướng sản xuất. Đồng thời, đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản qui mô vừa và nhỏ, hợp tác xã với thiết bị, công nghệ, quản lý,... phù hợp với khả năng sản xuất và đặc điểm nguyên liệu đối với nhóm sản phẩm chủ lực và đặc sản của địa phương. Thứ bảy, Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm và thu hút các nguồn lực để triển khai các dự án phát triển về lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản./. CỤC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 9
- SEMINAR SCALE-APPROPRIATE MECHANIZATION FOR SUSTAINABLE AGRICULTURE KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đang mở ra cơ hội rất lớn cho ngành nông nghiệp, các công nghệ mới như: tự động hóa trong sản xuất, công nghệ IoT, Big data sẽ mở ra cơ hội thay đổi phương thức sản xuất cũ, rút ngắn thời gian và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, Nông nghiệp 4.0 còn giúp giải quyết nhiều thách thức, đặc biệt là tình trạng khan hiếm nguồn lực (đất đai, lao động, năng lượng tự nhiên,...), giảm tổn thương do biến đổi khí hậu bằng cách bằng các mô hình canh tác hiện đại, thân thiện với môi trường hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc. Công nghệ 4.0 dự báo sẽ tác động tới tất cả các khâu trong chuỗi giá trị của các mặt hàng nông sản từ khâu sản xuất (công nghệ giống, cơ giới hóa, tự động hóa), chế biến (công nghệ mới, sản phẩm mới), tiêu dùng (truy xuất nguồn gốc, phương thức phân phối). Trong đó cơ giới hóa là khâu quan trọng nhất cần phải đổi mới và đẩy mạnh để tăng chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tính chung cả nước số lượng máy động lực, máy, thiết bị nông nghiệp có mức tăng nhanh. Năm 2020 so với năm 2011 số lượng máy kéo tăng 45,5%, trong đó máy kéo cỡ lớn (≥ 35 mã lực) tăng 92,4%, máy kéo cỡ trung (18-35 mã lực) tăng 31,3% và máy kéo cỡ nhỏ (≤ 12 mã lực) tăng 53,5%; máy gặt đập liên hợp tăng 77,1%; máy sấy nông sản tăng 25,8%. Một số chủng loại máy có tốc độ tăng trưởng rất nhanh như máy chế biến thức ăn gia súc tăng 90,6%; máy chế biến thức ăn thủy sản tăng 2,2 lần và máy phun thuốc trừ sâu tăng 3,1 lần. Đến nay, trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 3,3 HP/ha canh tác. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất 30% máy móc phục vụ nông nghiệp (đặc biệt máy liên hợp gặt lúa cơ khí trong nước chiếm 30% thị phần, máy xay xát lúa gạo chiếm 90% thị phần). Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn phải nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị gồm các loại động cơ, máy kéo, máy nông nghiệp có công suất từ 6-150 HP của Trung Quốc, Nga (Belarut), Nhật Bản (Kubota, Yanmar, Honda), Hàn Quốc (Daedoong), Mỹ (Jonhdeere); máy đốn hái chè, máy gặt lúa, máy cấy lúa (máy mới và máy đã qua sử dụng) của Nhật Bản, Hàn Quốc. Cơ giới hóa (CGH) bao trùm các khâu từ làm đất, bón phân, tưới tiêu, thu hoạch và cả công nghệ sau thu hoạch. Lợi ích của CGH là rất rõ ràng, ai cũng có thể nhìn thấy và hình dung. Trong từng khâu của sản xuất đã được cơ giới hóa, một số khâu đạt mức độ cao, cụ thể đối với từng cây trồng: (i) Lúa: Làm đất bằng máy tăng từ 75% năm 2008 lên 97% năm 2020 (ĐBSCL 100%), gieo xạ và cấy tăng từ 5% năm 2008 lên 65% năm 2020 10
- HỘI THẢO CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG (ĐBSH 25%, ĐBSCL 70%), khâu chăm sóc và bảo vệ thực vật tăng từng 55% năm 2008 lên 82% năm 2020 (ĐBSH 82%, ĐBSCL 85%), khâu thu hoạch tăng từ 15% năm 2008 lên 78% năm 2020 (ĐBSH 25%, ĐBSCL 95%); (ii) Mía: Chủ yếu khâu làm đất đạt trên 90%; khâu trồng bằng máy đạt 40%; khâu chăm sóc, bón phân đạt trên 70%; (iii) Ngô: Khâu làm đất, gieo hạt, chăm sóc cơ giới hóa đạt 70%, tuy nhiên khâu thu hoạch còn thấp đạt 5%; (iv) Chè: Khâu chăm sóc, xới cỏ, phun thuốc bảo vệ thực vật đạt trên 72%; khâu đốn, hái chè sử dụng máy đạt 70%; (v) Cà phê: Khâu tưới, chăm sóc đạt 90%, khâu thu hoạch tỷ lệ còn rất thấp; (vi) Rau: Tại các vùng chuyên canh cơ giới hóa khâu làm đất, tưới đạt gần 90%. I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG VỀ LĨNH VỰC CƠ GIỚI HÓA TRONG TRỒNG TRỌT Trong 10 năm trở lại đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt để thực hiện một số dự án khuyến nông Trung ương về lĩnh vực cơ giới hóa trong nông nghiệp, các dự án đã được triển khai đảm bảo tiến độ và đạt hiệu quả kinh tế cao, cụ thể: 1.1. Dự án: Cơ giới hóa trong sản xuất lúa giai đoạn 2011 - 2013 Trong 3 năm thực hiện dự án đã triển khai thực hiện tại 30 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng trong cả. Dự án tập trung xây dựng 02 loại mô hình, cụ thể: - Đã xây dựng 79 mô hình hình máy gặt đập liên hợp, hỗ trợ cho nông dân 79 máy gặt đập liên hợp các loại (máy có chiều rộng cắt từ 1.000mm - 2.000mm). - Đã dự án đã xây dựng được 67 mô hình máy làm đất đa năng, hỗ trợ cho nông dân 345 máy làm đất đa năng 1Z-41A do Trung Quốc sản xuất. Máy có công suất động cơ 8HP với các tính năng làm đất phay đất, với 345 hộ tham gia mô hình. - Tổ chức được 115 lớp tập huấn kỹ thuật cho khoảng 3.450 nông dân ngoài mô hình để nhân rộng; Tổ chức được 143 hội nghị đầu bờ, hội thảo cho khoảng 11.440 lượt người tham dự. Các mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa đã làm thay đổi nhận thức của nông dân về sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã làm tăng năng suất lao động từ 10 - 40 lần so với lao động thủ công (tùy theo từng loại máy, từng khâu cơ giới hóa). Đảm bảo kịp thời vụ, khắc phục những khó khăn về thiếu nhân lực trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là vào các thời điểm gieo cấy và thu hoạch; giảm chi phí sản xuất từ 25 - 40% tùy theo từng khâu cơ giới hóa; Giảm đáng kể tỷ lệ thất thoát trong thu hoạch xuống còn
- SEMINAR SCALE-APPROPRIATE MECHANIZATION FOR SUSTAINABLE AGRICULTURE 1.2. Dự án: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật đồng bộ, nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất lúa, gạo cho đồng bào dân tộc xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi (2013 - 2015) Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa nhằm giúp đồng bào dân tộc huyện Ba Tơ thay đổi phương thức sản xuất, tư liệu sản xuất, khắc phục tình trạng sản xuất lạc hậu, ảnh hưởng đến chất lượng gạo và sức khỏe cộng đồng; đồng thời sử dụng hiệu quả các loại máy móc thiết bị, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa. Dự án đã triển khai hỗ trợ các loại máy, thiết bị phục vụ sản xuất lúa cho xã Ba Điền - huyện Ba Tơ như: Hỗ trợ 10 máy làm đất đa năng, 05 máy phun thuốc trừ sâu, 20 máy tuốt sàng lúa liên hoàn, 20.000 m2 bạt phơi thóc, 398 thùng Inox bảo quản thóc. Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất từ 20 - 35%, nâng cao chất lượng thóc bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch... Bước đầu đã làm thay đổi dần tập quán sản xuất lạc hậu của đồng bào dân tộc miền núi, lúa sau khi thu hoạch đã được đem phơi khô (thay vì trước đây để nguyên lúa tươi cho vào bao tải xếp đống) và được bảo quản trong thùng tôn nên chất lượng thóc, gạo được nâng cao, giảm thất thoát trong quá trình bảo quản. Hạn chế được sự phát triển của nấm mốc gây ra độc tố Aflatoxin (Aflatoxin một trong những đối tượng được cho là nguyên nhân gây ra bệnh “lạ” ở Ba Điền). 1.3. Dự án: Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa ở phía Nam (2017 - 2019) Dự án triển khai trong tại 7 tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang, Bình Thuận, Tây Ninh (2017, 2018) và Hậu Giang (2019). Dự án đã triển khai xây dựng 18 mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, trong đó hỗ trợ ứng dụng máy cấy, máy phun thuốc BVTV, máy thu gom rơm. Kết quả: Dự án đã hỗ trợ 22 máy cấy lúa (sử dụng cộng nghệ mạ khay, máy cấy 4 - 6 hàng của Nhật Bản và Hàn Quốc), 160 máy phun thuốc BVTV (máy động cơ đeo vai). Riêng máy thu gom rơm không triển khai được do giá máy cao, nhà nước hỗ trợ rất ít, trong khi hiệu suất sử dụng máy còn thấp nên nông dân chưa mạnh dạn đầu tư. Dự án đã tổ chức 41 lớp tập huấn kỹ thuật nhân rộng cho 1.286 nông dân ngoài mô hình. Tổ chức 20 hội nghị đầu bờ, hội thảo cho khoảng 1.510 lượt người đến tham quan, học tập. Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa đã làm tăng năng suất lao động từ 5 - 15 lần so với lao động thủ công (tùy theo từng khâu cơ giới hóa) góp phần giảm chi phí nhân công, khắc phục tình trạng thiếu lao động nông nghiệp lúc thời vụ khẩn trương để sản xuất đúng thời vụ. 12
- HỘI THẢO CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Máy cấy có mật độ cấy thưa nên cây lúa sinh trưởng khỏe, ruộng lúa thông thoáng, giảm áp lực sâu bệnh, giảm nhu cầu phân bón, thuốc BVTV so với ruộng lúa sạ có mật độ sạ dày, do đó giảm được chi phí sản xuất. Theo đó, mô hình giảm được chi phí sản xuất như giảm trên 50% lượng hạt giống so với phương pháp gieo sạ truyền thống, giảm phân bón (phân vô cơ), thuốc BVTV, với mức từ 2.021.000 đồng/ha (2018) - 3.715.000 đồng/ha (2017), bình quân 2.868.000 đồng/ha. Năng suất lúa tăng trên 10% so với sản xuất lúa đại trà theo phương pháp gieo sạ. 1.4. Dự án: Xây dựng mô hình hệ thống sấy lúa năng suất 30 - 50 tấn/mẻ tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (2013 - 2015) Dự án triển khai trong 3 năm (2013 - 2015) tại 9 tỉnh/thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long; Kiên Giang, Long An, An Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh. Dự án đã xây dựng được 35 mô hình ứng dụng công nghệ sấy tĩnh vỉ ngang, công suất từ 30 - 50 tấn/mẻ - Qua thực tế cho thấy kết quả hoạt động của các lò sấy trong dự án đạt được là khá cao. Bình quân mỗi mẽ sấy 30 tấn cho lợi nhuận 2,0 triệu đồng; với 90 mẽ sấy bình quân mỗi năm sẽ cho lợi nhuận khoảng 180 triệu đồng. Như vậy, sau 02 năm hoạt động đã cho thu hồi toàn bộ vốn đầu tư hệ thống sấy (khoảng 300 - 400 triệu đồng/hệ thống). - Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều đạt và vượt yêu cầu: + Năng suất lao động tăng 2,9 lần so với làm khô truyền thống (phơi nắng). + Chi phí nhân công phơi sấy giảm 26,4% so với làm khô truyền thống. + Năng suất hoạt động (NSHĐ): Đạt 35,3 tấn/mẻ (yêu cầu ≥ 30 tấn/mẻ), sản lượng sấy/lò sấy/năm: Đạt 3.222 tấn/năm. Chất lượng sản phẩm: Hạt sau khi sấy không bị rạn nứt bên trong, không có mùi khói lò, không lẫn nhiều tro, bụi, đáp ứng tiêu chuẩn gạo xuất khẩu và phẩm cấp tốt trong tiêu thụ nội địa. Thực tế phần lớn lò sấy đầu tư từ dự án được các thương lái chọn sấy lúa cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực. Dự án đã tổ chức 35 lớp tập huấn kỹ thuật nhân rộng cho 1.070 nông dân ngoài mô hình. Tổ chức 33 hội nghị đầu bờ, hội thảo cho khoảng 1.970 lượt người đến tham quan, học tập. Với những kết quả, hiệu quả mà dự án đem lại, mô hình của dự án đã được nhân rộng tại địa phương. 1.5. Dự án: Xây dựng và phát triển mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại các tỉnh Trung du và Đồng bằng sông Hồng (2019 - 2021) Trong 03 năm (2019 - 2021) dự án đã triển khai xây dựng 9 mô hình tại 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên với tổng quy mô diện tích mô hình: 375 ha; Hỗ trợ 9 hệ thống 13
- SEMINAR SCALE-APPROPRIATE MECHANIZATION FOR SUSTAINABLE AGRICULTURE làm mạ khay phục vụ cấy máy, hỗ trợ 26 máy cấy 4 hàng và 6 hàng. Kinh phí thực hiện dự án: 7 tỷ đồng. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau: Dự án đã xây dựng được 09 mô hình tổ hợp tác dịch vụ cơ giới hóa hoạt động ổn định, có hiệu quả, có quy chế hoạt động, giảm 10% chi phí dịch vụ mạ khay máy cấy so với giá dịch vụ cùng loại tại địa phương. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều đạt và vượt yêu cầu: Năng suất lao động tăng từ 50- 63% (tùy theo địa phương và công suất của máy). Năng suất lúa cấy máy tăng từ 5,9 - 6,3% (tương đương 3,4 - 4 tạ/ha), giảm 30% lượng hạt giống (tương đương giảm 15 kg/ha), giảm 20% chi phí lao động, hiệu quả kinh tế tăng 18-56,2% so với phương pháp gieo cấy truyền thống. Dự án đã tổ chức 9 lớp tập huấn kỹ thuật cho 900 người tham gia mô hình và 9 lớp tập huấn nhân rộng mô hình cho 270 người ngoài mô hình. Tổ chức 03 hội nghị đầu bờ với 240 đại biểu tham dự và 03 hội nghị sơ kết, tổng kết với 150 đại biểu tham dự. Với những kết quả, hiệu quả mà dự án đem lại , dự án triển khai đã được các cấp chính quyền và người dân tin tưởng và ủng hộ. Diện tích máy cấy của dự án phục vụ người dân ngoài phục vụ diện tích gieo mạ, cấy máy trong vùng của dự án, tại các tỉnh thực hiện dự án các hợp tác xã, tổ dịch vụ còn mở rộng quy mô làm dịch vụ ra bên ngoài dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy dự án có tính khả thi cao và là tiền đề cho mở rộng khâu cơ giới hóa gieo cấy lúa vào sản xuất đại trà. Tổng diện tích gieo cấy mở rộng đạt khoảng 60,4% so với diện tích thực hiện dự án (với 453 ha). 1.6. Dự án: Ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (2019 - 2021) Trong 03 năm (2019 - 2021) dự án đã triển khai xây dựng 7 mô hình tại 3 tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ với tổng quy mô diện tích mô hình: 600 ha; Hỗ trợ 7 máy gieo hạt, 12 máy cấy loại 6 hàng và 7 hàng, 143.000 khay nhựa gieo hạt. Kinh phí thực hiện dự án: 5,5 tỷ đồng. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau: Dự án đã hình thành 08 nhóm hộ nông dân làm dịch vụ gieo cấy (thông qua hỗ trợ hệ thống thiết bị, vật tư làm mạ khay - cấy máy) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều đạt và vượt yêu cầu: Năng suất lúa tươi đạt 6,68 - 8,78 tấn/ha. Năng suất lao động tăng từ 70 - 80%. Lượng giống sử dụng cho mô hình lúa cấy: 50 - 55 kg/ha, giảm 58 - 70% so với tập quán gieo sạ bằng máy phun 70 - 133 kg/ha; Hiệu quả kinh tế tăng 27,7 - 39,6%. 14
- HỘI THẢO CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Dự án đã tổ chức 11 lớp tập huấn kỹ thuật cho 532 nông dân tham gia mô hình và 7 lớp tập huấn nhân rộng mô hình cho 190 người ngoài MH. Tổ chức 01 hội nghị tổng kết mô hình cho 100 đại biểu tham dự tại An Giang. Với những kết quả, hiệu quả mà dự án đem lại, mô hình của dự án đã được nhân rộng tại địa phương. Dự án là minh chứng cho việc sử dụng máy cấy giúp lúa cứng cây hơn, năng suất tăng cao hơn so với sử dụng thiết bị phun hạt giống và lúa dễ chăm sóc hơn. Ngoài những dự án do Bộ giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trực tiếp thực hiện và quản lý như đã nêu ở trên còn có một số dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao trực tiếp cho một số đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện như: Dự án Cơ giới hóa đồng Bộ trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc, dự án Xây dựng mô hình trồng lạc giống mới áp dụng cơ giới hóa đồng bộ... 1.7. Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng máy sạ theo khóm trong sản xuất lúa tại tỉnh Vĩnh Long (2020-2022) Trong 03 năm (2020 - 2022) dự án xây dựng 3 mô hình ứng dụng máy sạ theo khóm trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh với tổng quy mô diện tích mô hình: 150 ha; Hỗ trợ bộ máy sạ lúa theo khóm/cụm, thành lập dịch vụ gieo sạ. Kinh phí thực hiện dự án: 2.150 triệu đồng. Đến thời điểm hiện tại Dự án đang triển khai năm thứ 3 và bước đầu đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau: Dự án đã hỗ trợ 02 bộ máy sạ lúa theo khóm/cụm. Hình thành 02 nhóm hộ nông dân làm dịch vụ gieo sạ khóm. Thành lập mô hình liên kết tổ chức sản xuất, liên kết gieo sạ cho 100 ha diện tích mô hình và làm dịch vụ gieo sạ ngoài mô hình. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều đạt và vượt yêu cầu: Mô hình giúp tăng năng suất lao động trên 50% so với phương pháp gieo sạ thủ công; giúp giảm lượng giống gieo sạ, với lượng giống sạ khóm là 50 kg/ha, mô hình giúp giảm ½ lượng hạt giống gieo sạ so với phương pháp kéo hàng và giảm 2/3 lượng hạt giống gieo sạ so với phương pháp sạ lan truyền thống. Lợi nhuận bình quân trong mô hình cao hơn ngoài mô hình từ 3-4 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế tăng trên 25% so với sản xuất đại trà. Dự án đã tổ chức 04 lớp tập huấn kỹ thuật cho 96 nông dân tham gia mô hình và 2 lớp tập huấn về vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng máy sạ theo khóm cho 30 nông dân trong mô hình có nhu cầu và 03 lớp đào tạo nhân rộng mô hình cho 59 người ngoài MH. Tổ chức 03 cuộc hội thảo đầu bờ cho 122 đại biểu tham dự. Với những kết quả, hiệu quả mà dự án đem lại, mô hình của dự án đã giúp đẩy mạnh ứng dụng “Cơ giới hóa” khâu gieo sạ trong canh tác lúa giúp giảm bớt công việc lao động nặng nhọc, vất vả cho người trồng lúa và bước đầu giúp giải quyết vấn đề thiếu nhân công lao động vào thời điểm xuống giống tập trung. 15
- SEMINAR SCALE-APPROPRIATE MECHANIZATION FOR SUSTAINABLE AGRICULTURE 1.8. Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng máy sạ theo khóm trong sản xuất lúa tại tỉnh Bạc Liêu (2020-2022) Trong 03 năm (2020 - 2022) dự án đã triển khai xây dựng 3 mô hình lần lượt tại 3 huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long với tổng quy mô diện tích: 150 ha; Hỗ trợ 2 máy sạ khóm (2020 và 2021), 02 giàn sạ theo khóm (2022). Kinh phí thực hiện dự án: 2,142 tỷ đồng. Dự án đang triển khai năm thứ 3 và bước đầu đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau: Dự án đã hình thành 03 nhóm liên kết làm dịch vụ gieo sạ lúa theo khóm. thông qua các Nhóm liên kết này đã ký kết hợp đồng với đơn vị bao tiêu toàn bộ 100% sản lượng lúa thu hoạch của mô hình. Qua quá trình triển khai và thực hiện, dự án đã tăng cường sự gắn kết, đoàn kết giúp nhau và tổ chức sản xuất theo quy trình chung. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều đạt yêu cầu: Năng suất lúa tươi đạt 5,6 - 7 tấn/ha. Năng suất lao động tăng từ 50 - 70%. Lượng giống sử dụng cho mô hình: 50 - 55 kg/ha, giảm 65 - 80 kg so với tập quán gieo sạ tay thông thường. Hiệu quả kinh tế tăng 20%. Cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, cứng cây và lúa không bị đổ ngã so với ngoài mô hình. Qua kết quả của dự án, người nông dân đã thấy rõ được tính nổi trội của mô hình sản xuất lúa theo cánh đồng lớn áp dụng máy sạ theo khóm có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Dự án đã tổ chức 8 lớp tập huấn kỹ thuật cho 179 nông dân tham gia mô hình, Trong năm 2020 và 2021 đã tổ chức 2 lớp tập huấn nhân rộng mô hình cho 59 người ngoài MH. Đã tổ chức 02 hội nghị hội thảo đầu bờ (2020) và hội nghị tổng kết mô hình cho 128 đại biểu tham dự. Đang lên kế hoạch tổng kết mô hình và thực hiện 01 lớp tập huấn nhân rộng cho năm 2022. Với những kết quả, hiệu quả mà dự án đem lại, mô hình của dự án đã được nhân rộng tại địa phương. Sau khi thực hiện xong mô hình đã có tác dụng tích cực đến quá trình nhận thức của người dân trong và ngoài mô hình, là điểm sáng để nông dân trao đổi kinh nghiệm để sản xuất có hiệu quả cao và bền vững và nhân rộng mô hình. 1.9. Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (2020-2022) Trong 03 năm (2020 - 2022) dự án đã triển khai xây dựng 9 mô hình tại 3 tỉnh: Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng với tổng quy mô diện tích mô hình: 875 ha; Hỗ trợ 01 máy trộn giá đất, 03 máy gieo hạt, 37 máy cấy các loại (gồm 23 máy cấy loại 4 hàng đi bộ, 12 máy cấy 6 hàng đi bộ, 01 máy cấy 6 hàng ngồi lái và 02 máy cấy 7 hàng ngồi lái), 171.500 khay nhựa gieo hạt, 43.750 kg lúa giống từ cấp xác nhận trở lên, 10 lớp tập huấn trong mô hình và 10 lớp tập huấn ngoài mô hình. Kinh phí thực hiện dự án: 6,0 tỷ đồng. 16
- HỘI THẢO CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Dự án vẫn đang trong giai đoạn triển khai và hoàn tất nhiệm vụ vào cuối năm 2022. Đánh giá một số kết quả dự án đã đạt như sau: Dự án đã hình thành 09 nhóm hộ nông dân/HTX làm dịch vụ gieo cấy (thông qua hỗ trợ hệ thống thiết bị, vật tư làm mạ khay - cấy máy). Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều đạt và vượt yêu cầu: Năng suất lúa trên mô hình cấy máy cao hơn mô hình sạ từ 200 - 500 kg/ha, cây lúa ít đổ ngã, năng suất lao động tăng từ 50 - 60%. Lượng giống sử dụng cho mô hình lúa cấy trung bình là 50 kg/ha, giảm trên 60% lúa giống so với tập quán gieo sạ (hàng, lan, máy phun) từ 100 - 130 kg/ha; Việc ứng dụng máy cấy trong sản xuất với lượng giống lúa giảm, đã giảm được lượng phân bón, giảm áp lực sâu bệnh, giảm thuốc BVTV, cây lúa khỏe năng suất cao, không đổ ngã, qua đó tăng hiệu quả kinh tế trung bình của các mô hình là 20 - 26%. Đối với nông dân sử dụng máy cấy làm dịch vụ, lợi nhuận khoảng 1.500.000 - 2.000.000 đồng/ha sau khi trừ các khoản tiền công làm mạ, khấu hao sửa chửa máy, nhiên liệu, thuê vận chuyển mạ và thuê nhân công lái máy cấy. Như vậy, lợi nhuận cả vụ vào khoảng 36.000.000 - 120.000.000 đồng/máy/vụ sau khi đã trừ khấu hao sửa chữa máy. Đánh giá khả năng thu hồi vốn khi đầu tư máy cấy là trong khoảng thời gian từ 2 - 2,5 vụ lúa (đối với máy cấy 4 hàng) và từ 3.5 - 4 vụ lúa (đối với máy cấy 7 hàng) nông dân làm dịch vụ máy cấy có thể thu hồi vốn. Dự án đã tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ thuật cho 400 nông dân tham gia mô hình và 9/10 lớp tập huấn nhân rộng mô hình cho 312 người ngoài MH và hơn 700 người tham quan mô hình. Đến cuối năm 2022, dự án sẽ tiếp tục tập huấn cho nông dân ngoài mô hình và sẽ tổ chức 01 hội nghị tổng kết mô hình cho 100 đại biểu tham dự. Với những kết quả, hiệu quả mà dự án đem lại, mô hình của dự án đã được nhân rộng không chỉ tại địa phương mà mở rộng quy mô sang các tỉnh lân cận. Dự án là minh chứng cho việc sử dụng máy cấy giúp lúa cứng cây hơn, lúa dễ chăm sóc, năng suất tăng cao hơn so với các phương pháp sản xuất lúa khác tại ĐBSCL. 1.10. Dự án: Xây dựng mô hình tổ chức dịch vụ ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại Hải Dương (2021-2023) Ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy (mạ khay, máy cấy) vào sản xuất lúa nhằm tăng năng suất lao động trên 02 lần, giảm chi phí khâu gieo cấy; giảm 25% lượng hạt giống so với phương pháp gieo cấy truyền thống; năng suất lúa bằng hoặc cao hơn so với sản xuất đại trà; tăng hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% , khắc phục thời tiết bất thuận khi gieo cấy, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phần đẩy nhanh đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất lúa. Đồng thời tạo tiền đề hình thành các tổ hợp tác dịch vụ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, giảm tối thiểu 10% chi phí dịch vụ mạ khay cấy máy so với giá dịch vụ cùng loại trên thị trường. 17
- SEMINAR SCALE-APPROPRIATE MECHANIZATION FOR SUSTAINABLE AGRICULTURE Tổng kinh phí thực hiện dự án 2 tỷ đồng, dự kiến trong 03 năm xây dựng được 03 mô hình sản xuất lúa ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại tỉnh Hải Dương quy mô 35 ha/mô hình/năm (mỗi năm 01 mô hình) với tổng quy mô diện tích xây dựng mô hình đạt 105 ha: Tổng số vật tư, máy móc thực hiện dự án 20.475 kg uree, 45.885 kg supe lân, 12.180 kg kali, 3.675 kg giống lúa, thuốc BVTV, 03 máy gieo hạt, 03 máy cấy 04 hàng, 03 máy cấy 06 hàng, 26.250 khay nhựa gieo mạ (trong đó nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí). Kết quả thực hiện trong hai năm 2021-2022 đã xây dựng 02 mô hình ứng dụng mạ khay, cấy máy tổng quy mô 70ha trong đó tại phường Thái Học, thành phố Chí Linh 35 ha, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện 35ha. Nhân rộng mô hình trong 2 năm được 110 ha trong đó năm 2022 phường Thái Học vụ xuân 35 ha, vụ mùa 35, xã Phạm Kha vụ mùa 40 ha. Xây dựng được 02 tổ dịch vụ mạ khay cấy máy (10 người/tổ trong đó 01 tổ trưởng là giám đốc HTX và 01 tổ phó) hoạt động hiệu quả, giảm tối thiểu 10% giá dịch vụ mạ khay máy cấy so với giá dịch vụ cùng loại tại địa phương, góp phần tích cực vào công cuộc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, giúp giải phóng sức lao động thủ công, khắc phục tình trạng thiếu lao động trầm trọng lúc thời vụ, đồng thời tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp chuyển dịch từ sản xuất thủ công kém hiệu quả sang cơ giới hóa, hiện đại hóa, hỗ trợ 02 máy gieo hạt, 02 máy cấy 04 hàng, 02 máy cấy 06 hàng, 17.500 khay nhựa gieo mạ . Tổ chức 11 lớp tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất mạ khay; kỹ thuật vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng máy, thiết bị và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa cấy bằng máy cho 115 người tham gia mô hình trong đó phường Thái Học 10 lớp, 100 người; xã Phạm Kha 01 lớp, 15 người. Tổ chức 01 lớp tập huấn nhân rộng cho 30 hộ ngoài mô hình nội dung hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất mạ khay; kỹ thuật vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng máy, thiết bị và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa cấy bằng máy. Tổ chức 02 hội nghị thăm quan đầu bờ mô hình ứng dụng mạ khay máy cấy trong sản xuất lúa nhằm tuyên truyền, phổ biến kết quả đạt được của mô hình cho 140 đại biểu tham quan. Viết 02 tin bài và xây dựng 01 clip tuyên truyền kết quả dự án mang lại. Tổ chức 01 hội nghị sơ kết hai năm thực hiện dự án với 70 đại biểu tham dự. Kết quả của dự án cho thấy cây lúa gieo mạ khay cấy bằng máy ít nhiễm sâu bệnh, khả năng chống đổ tốt do cấy khoảng cách hàng rộng, ruộng thông thoáng, làm thay đổi tập quán canh tác lúa tự phát của nông dân, tạo ra vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung. Tại phường Thái Học giảm chi phí đầu tư so với cấy mạ sân 4.847.000 đ/ha (174.500 đ/sào) 18
- HỘI THẢO CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG giảm lượng giống 35%, giảm 01 lần phun thuốc BVTV, giảm công lao động, tăng năng suất 6,9%, tăng hiệu quả kinh tế so với cấy mạ sân 8.389.000đ/ha (66,6%), tại xã Phạm Kha chi phí cho cấy lúa bằng máy thấp hơn so với lúa gieo thẳng là 2.968.056 đ/ha tương đương với 106.850 đ/sào (giảm tiền giống và giảm 01 lần phun thuốc BVTV...) tăng năng suất 5,95% và mang lại hiệu quả kinh tế đạt 22.023.611đ/ha (tương đương 792.850 đ/sào) tăng hơn so với lúa gieo thẳng 6.509.722 đ/ha tương đương 41,96%, khắc phục tình trạng người dân bỏ ruộng ngày càng nhiều do sản xuất lúa kém hiệu quả. Ngoài triển khai các dự án khuyến nông Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền lĩnh vực cơ giới hóa trong sản xuất lúa như: - Tổ chức các lớp tập huấn TOT về khuyến công. Xây dựng bộ tài liệu tập huấn kỹ thuật... - Tổ chức các Hội thi máy gặt đập liên hợp tại các khu vực: đồng bằng sông Cửu Long; vùng duyên hải Nam Trung Bộ; vùng đồng bằng sông Hồng.. - Hội thảo trình diễn máy thu bó rơm cỏ vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Tổ chức các diễn đàn về cơ giới hóa trong sản xuất lúa; cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long; Hội nghị trình diễn máy cấy... II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG VỀ LĨNH VỰC CƠ GIỚI HÓA TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y Trong những năm qua, ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn thách thức, do giá thức ăn tăng cao, giá bán sản phẩm không ổn định, ngoài ra còn phải đối phó với nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi, bệnh cúm gia cầm vẫn tiền ẩn, viêm da nổi cục trên trâu bò....Tuy nhiên, ngành chăn nuôi, vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ, trong 10 năm qua sản phẩm thịt các loại tăng 3,7 lần (từ 1,8 triệu tấn lên 6,7 triệu tấn), trứng tăng hơn 5 lần (từ 3 tỷ quả lên 17,5 tỷ quả), sữa tươi tăng 20,77 lần (từ 51,5 ngàn tấn lên 1.070 ngàn tấn), thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng trên 5 lần (từ 4,3 triệu tấn lên 21,4 triệu tấn). Có được kết quả đó, việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới có vai trò quan trọng. Việc sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị (cơ giới hóa) đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực cho các trang trại chăn nuôi. Ứng dụng cơ giới hóa giảm thiểu chi phí lao động, kiểm soát được dịch bệnh, giảm thức ăn rơi vãi, môi trường chăn nuôi được cải thiện từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. 2.1. Công nghệ chuồng kín (chuồng lạnh) vào sản xuất Việc đưa công nghệ chuồng kín điều khiển được tiểu khí hậu chuồng nuôi đã bảo đảm chủ động được nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng phù hợp với sự phát triển của vật nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh, ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập. 19
- SEMINAR SCALE-APPROPRIATE MECHANIZATION FOR SUSTAINABLE AGRICULTURE Đối với gia cầm: Đảm bảo tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi như nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ... Vì thế mà năng suất có thể đạt tối đa. Tiêu tốn thức ăn giảm mà năng suất trứng không thay đổi. Năng suất trứng ổn định quanh năm mà không bị chi phối hay ảnh hưởng điều kiện mùa vụ, thời tiết. Giảm thiếu tỷ lệ chết của gà đẻ. Rất dễ dàng trong việc kiểm soát bệnh tật. Tiết kiệm tối đa diện tích chăn nuôi. Đối với nuôi gà trong hệ thống nhà mở thì tỷ lệ nuôi là 6 con/m2 nhưng trong điều kiện nhà kín thì có thể nuôi 30 con/m2 chuồng. Giảm thiểu nhân công chăn nuôi. Với hệ thống chuồng nuôi này thì mỗi công nhân có thể nuôi 50.000 gà đẻ. Đối với chăn nuôi lợn: Do nuôi tập trung, khép kín quy mô lớn nên các chi phí về thức ăn, thuốc thú y, con giống đều rẻ hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ; năng suất nuôi cao hơn do quản lý được đầu con và kế hoạch loại thải tốt hơn. Dịch bệnh trên đàn vật nuôi luôn được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tới mức thấp nhất các nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài. Công tác tiêm phòng, phát hiện và xử lý dịch bệnh được thực hiện tập trung, đầy đủ, kịp thời hơn, do vậy đàn lợn sinh trưởng, phát triển ổn định, cho năng suất. Chăn nuôi tập trung, khép kín sẽ giảm được chi phí nhân công lao động, góp phần tăng hiệu quả kinh tế do nhiều khâu trong quá trình chăn nuôi sẽ được tự động hóa. Thứ hai, đó là vấn đề bảo vệ môi trường, chăn nuôi chuồng kín chất thải được thu gom, xử lý tập trung; hệ thống hút và xử lý mùi được đưa vào hạn chế thấp nhất phát tán mùi không khí và chất thải ra môi trường xung quanh. 2.2. Công nghệ máng ăn, máng uống tự động Sử dụng máng ăn, tự động giảm được công cho gia súc gia cầm ăn, ăn theo nhu cầu, hạn chế được thức ăn rơi vãi nên chất lượng thức ăn đảm bảo tốt hơn, chuồng nuôi luôn sạch sẽ nên năng suất và hiệu quả kinh tế khá, ít xảy ra dịch bệnh. Hiện nay, hầu hết các trang trại, gia trại sử dụng thiết bị núm uống tự động cho lợn, gà uống theo nhu cầu, vừa tiết kiệm được nước, vừa tập cho vật nuôi có thói quen uống nước và vệ sinh một chỗ, đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt,. 2.3. Hệ thống xử lý phân Hệ thống cào phân bằng máy: Sử dụng hệ thống cào phân bằng máy ứng dụng cho gà nuôi trên chuồng lồng. Phân gà thải dưới sàn có hệ thống cào phân tự động đưa ra nơi thu gom, sau đó được đóng gói bán cho các hộ trồng cây cảnh đem lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hệ thống xử lý phân gà thành phân hữu cơ. 2.4. Hệ thống xử lý trứng gia cầm Với quy trình tự động hóa 100% khép kin giúp xử lý và diệt khuẩn đạt chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. 20
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn