intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI: “CHỌN GIỐNG CÂY DÂU”

Chia sẻ: Nguyễn Đức Tiến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

165
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Lá dâu là hình ảnh con tằm”, là thức ăn duy nhất của tằm dâu Bombyx-Mori.L.Một tài liệu của FAO-1976 đã đúc kết “nghề trồng dâu bao gồm cả các khâu công nghiệp và thủ công, mỹ nghệ” .Trồng dâu là tổng hợp các thao tác của nghề nông.Nuôi tằm là tổng hợp trình độ kĩ thuật cao được tạo nên bởi bàn tay người nông dân.Ươm tơ là một ngành công nghiệp có lợi nhuân rất cao.Khoa học kĩ thuật về dâu-tằm-tơ là sự hội ngộ của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và nghệ thuật;giữa nền văn hóa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI: “CHỌN GIỐNG CÂY DÂU”

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA NÔNG HỌC BÀI TIỂU LUẬN CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐỀ TÀI:“CHỌN GIỐNG CÂY DÂU” SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ VÂN LỚP KHCTC-53 : MSV : 530766
  2. A.ĐẶT VẤN ĐỀ: “Lá dâu là hình ảnh con tằm”, là thức ăn duy nhất của tằm dâu Bombyx-Mori.L.Một tài liệu của FAO-1976 đã đúc kết “nghề trồng dâu bao gồm cả các khâu công nghiệp và thủ công, mỹ nghệ” .Trồng dâu là tổng hợp các thao tác của nghề nông.Nuôi tằm là tổng hợp trình độ kĩ thuật cao được tạo nên bởi bàn tay người nông dân.Ươm tơ là một ngành công nghiệp có lợi nhuân rất cao.Khoa học kĩ thuật về dâu-tằm-tơ là sự hội ngộ của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và nghệ thuật;giữa nền văn hóa lâu đời với “nền văn minh hiện đại; giữa cái giàu và cái nghèo và là sự tổng hợp giữa chúng”. Sản xuất lá dâu có ý nghĩa quan trọng trong nghề dâu tằm cả về mặt khoa học và kinh tế. Trong thực tế nghề trồng dâu nuôi tằm ở nươc ta cũng khá phổ biến vừa thu được lợi nhuận cao vừa khá đơn giản trong phương pháp tiếp cận và chăm sóc.Song việc trồng dâu hiệu quả kinh tế thu được không phải trực tiếp từ cây dâu mà gián tiếp qua con tằm sản xuất ra tơ kén. Vì vậy trồng dâu nuôi tằm thường khép kín trong bốn giai đoạn: trồng dâu ,nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa. Sản phẩm tơ tằm là kết quả của các ngành: công nghiệp, nông nghiệp và phâm phối lưu thông. Cũng chính nghề trồng dâu nuôi tằm đã tạo ra công ăn việc làm cho người lao động đăc biệt là người nông dân. Ở Việt Nam trong một số năm gần đây ngành này cũng được chú ý đầu tư nhiều: nhập vât tư kĩ thuật mới, tiên tiến….tuy vậy nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế để ngành dâu tằm phát triển ổn định như: thiếu gốing dâu, giống tằm và biện pháp kĩ thuật thích hơp. B.NỘI DUNG: Dâu vốn là cây hoang dại, sống lưu niên.Trong sự tiến hóa của sự sống, tằm dại được con người thuần hóa và cây dâu trở thành nguồn thức ăn chính được trồng trọt đẻ cung cấp thức ăn cho tằm,bằng cách chọn lọc tự nhiên hay nhân tạo, cây dâu đã được thay đổi từ cây dại thành cây trồng.Theo thời gian đươc con người trồng trọt, chăm sóc và chọn lọc thành nhiều loại khác nhau. Cho tới bây giờ nhờ khoa học phát triển ngày càng tạo ra nhiều loại dâu mới năng suất cao, chất lượng tốt,có sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bât lợi, thích nghi với điều kiện từng vùng trồng trọt, lá dâu đáp ứng đươc nhu cầu cấp bách của sản xuất dâu tơ tằm.Muốn nâng cao sản lượng và chất lượng tơ, phải
  3. nắm được những hiểu biết chung về cây dâu, cũng như cấu tạo,đăc điểm và phương pháp lai tạo giống dâu trong quá trình chọn giống. Cây dâu có tên khoa học là : Morus alba. L I. Hình thái giải phẫu cây dâu. Cây dâu thuộc loại cây thân gỗ lâu năm gồm: Cơ quan sinh dương là rễ ,thân , lá,và cơ quan sinh sản là hoa và quả. Mặc dù các cơ quan này khác nhau về hình dạng, cấu tạo và đăc điểm sinh lý, chúng hoạt động theo những điều kiện riêng, nhưng có sự ràng buộc lẫn nhau và kết hợp hài hòa với nhau để tồn tại. Khi xét về hình thái –giải phẫu cây dâu chúng ta lần lượt xem xét các bộ phận sau; 1. Rễ. Rễ là cơ quan nằm dưới mặt đất của cây dâu. Chức năng: _Rễ giữ cho cây đứng vững trong đất _ Rễ là cơ quan hấp thu nước và muối khoáng cho cây _ Vận chuyển câc chất theo hai chiều để cây đồng hóa và dự trữ chất dinh dưỡng b.Hình thái rễ: _Bộ rễ gồm: rễ chính hoặc rễ cái, rễ bên và rễ phụ. Hình dạng rễ thay đổi theo tưng phương thức nhân giống khác nhau. c.Màu sắc rễ: _Rễ dâu có màu vàng tươi (vàng rơm).Rễ già có màu vàng đậm _Màu sắc rễ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kết cấu của đất, chế độ dinh dưỡng… d.Cấu tạo rễ: _Đầu mút rễ: ở tận cùng của rễ chính, rễ bên, rễ cấp 1,2 có các đầu mút màu trắng mền rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh.Làm nhiệm vụ kéo dài rễ đâm sâu vào đất và tiếp tục phân chia tạo thành rễ mới. Gồm có bốn phần chính: chóp rễ, đỉnh sinh trưởng,vùng kéo dài và vùng lông rễ. _Cấu tạo sơ cấp của rễ: là sự phân hóa tế bào đầu tiên của rễ cây, bao gồm biểu bì ,vỏ và trung trụ sơ cấp _Cấu tạo thứ cấp của rễ: là kết quả hoạt động phân chia của tầng sinh bần và tượng tầng. 2. Mầm dâu: Mầm là nguồn gốc của thân, cành lá và hoa. a.Phân loại:
  4. Dựa vào vị trí, chức năng,tác dụng và mùa khí hậu: _Phân loại theo vị trí mầm dâu: gồm có mầm đỉnh và mầm nách +Mầm đỉnh quyết định độ dài kinh tế của cây +Mầm nách quyết định số lượng cành cấp I,II trong quá trình phát triển của cây dâu. _Phân loại theo trạng thái mầm dâu: +Mầm ẩn là mầm nằm ở dưới vỏ xung quanh cuống lá. Nó chỉ phát triển sau khi bị đốn đau hoặc các mầm khác bị tổn thương. Mầm hiện là yếu tố cơ bản quyết định đến số cành kinh tế của cây dâu _Phân loại theo sinh lý học tự nhiên của mần +Mầm hoạt động là mầm đông đến mùa xuân thì nảy mầm +Mầm ngủ là mầm đông đến mùa xuân không nảy mầm _Phân loại theo chức năng của mầm +Mầm thân thực chất là mầm đỉnh,có mầm cành là mầm phát triển thành cành các cấp. +Mầm lá: khi mùa xuân cây dâu nảy mầm chỉ có lá gọi là mầm lá +Mầm hoa: khi mùa xuân cây dâu nảy mầm chỉ có hoa gọi là mầm hoa +Mầm hỗn hợp: khi mùa xuân cây dâu nảy mầm, mầm có cả lá và hoa gọi là mầm hỗn hợp. _Phân loại theo mùa: Tùy thuôc vào thời điêm nở hoa của tưng loại dâu người ta phân ra làm: mầm dâu xuân, mầm dâu hè, mầm dâu thu và mầm dâu đông. b.Đặc trưng của mầm: _Màu sắc: đầu tiên có màu xanh, trong quá trình phát triển chuyển thành màu nâu.Tùy theo giống, mùa khác nhau thì màu sắc mầm dâu cũng khác nhau. _Hình dạng mầm: mầm dâu có hình tam giác cân, tam giac đều,mầm to, mầm nhỏ… c. Cấu tạo của mầm dâu: Cắt theo trục thẳng đứng thì thấy ở giữa mầm là một trục có tiền thân của thân hoặc cành, đỉnh có hình chop,nhu mô của nó ở trong trạng thái hoạt động phân chia và phát triển lien tục làm cho mầm không ngừng lớn lên và phân hóa cho thân cành dài ra.Đính vào trục giữa là các mần lá,lá non. Chồi nguyên thủy và các chồi nách xen kẽ nhau, sau này phát triển thành phiến lá và các mầm nách. d. Chức năng của mầm dâu: _Mầm nách quyết định đến số lượng cành các cấp và tổng chiều dài kinh tế.
  5. _Mầm mùa xuân phát triển từ đầu nên mầm trong mùa này sẽ là cơ sở tạo những tán mang lá cho năng suất ở vụ hè. _Mầm mùa hè phát triển nhanh ,song song với nó là mầm lá cũng phát triển nhanh, thời gian lá thành thục ngắn.Nên năng suất cao. _Mầm mùa thu phát triển chậm hơn nên tốc độ ra lá giảm, năng suất thấp hơn mùa hè. _Mầm đông do mùa đông nhiệt đọ thấp, khô nên tốc độ sinh trưởng rất chậm, có thời điểm gần như dừng lại và đi vào ngủ đông.Mùa này không cho lá nhưng là cơ sở cho năng suất lá cho vụ hè và vụ thu. _Các loại mầm nách, mầm cành cấp I,II có khả năng thay thế thân chính khi chúng bị tổn thương hoăc bị gãy. 3.Thân cành dâu: a. Chức năng, nhiệm vụ của thân cành _Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ thong qua các mạch gỗ lên lá và vận chuyển các sản phẩm quang hợp và các chất hưu cơ khác xuống phía dưới thong qua các mạch libe đến các tế bào của thân, cành, rễ và các cơ quan khác. _Là cơ quan dự trữ dinh dưỡng cho cây _Thân cành như một cái cây để duy trì các cơ quan của cây như lá, hoa ,quả _Thân và cành là cơ quan để nhân giống dâu b. Hình thái cành dâu: _Thân cành dâu được mọc ra từ trục phôi.Thân dâu phát triển đến một độ _Lóng, đốt: trên cành dâu vị trí phát sinh ra lá gọi là đốt, khoảng cách giữa hai đốt gọi là lóng.Độ dài lóng phụ thuộc vào giống và cách chăm sóc. _Góc độ phân cành là góc được tạo bởi thân chính và cành cấp một đầu tiên _Màu sắc của thân cành:khi thân cành còn non thì thương có màu xanh dần đân chuyển sang màu sẫm: vàng nâu, tía tím theo độ thành thục của thân cành
  6. _Bì khổng: trên cành đâu có các bì khổng đó là nơi trao đổi khí và nước ở cành. c. Cấu tạo thân cành dâu: _Cấu tạo sơ cấp của thân cành dâu bao gồm vỏ và trung trụ +Vỏ gồm:biểu bì, nhu mô vỏ và nội bì +Trung trụ: gồm trụ bì, bó dẫn và nhu mô ruột _Cấu tạo thứ cấp của thân cành: là kết quả hoạt động của tượng tầng và tầng sinh bần 4.Lá dâu: Là cơ quan làm chức năng quang hợp để tạo nên chất hữu cơ đầu tiên dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, là nơi thưc hiện quá trình hô hấp và điều hòa thân nhiệt bằng quá trình bốc hơi nước. a.Hình thái lá: _Cuống lá: là bộ phận nối liền giữa phiến lá với thân hoặc cành, chức năng giữ vững lá trên cây và vận chuyển dinh dưỡng và nước từ thân ra lá và từ lá vào thân. _Tai lá: mọc ở hai phía của cuống lá. Tai lá lúc đầu có màu xanh về sau có màu nâu _Phiến lá: là bộ phận cơ bản của lá,phiến lá chia làm hai loại chính; lá nguyên và lá xẻ thùy b.Cấu tạo giải phấu lá _Biểu bì: lá là cơ quan sinh trưởn có hạn,thời gian sống khoảng 25-45 ngày nên không có những biến đổi thư cấp về sau +Biểu bì trên và biểu bì dưới đều do một lớp đơn bào tạo thành, nhưng hình dạng kích thước và cách sắp xệp không giống nhau. +Tế bào biểu bì trên lớn hơn,vách thẳng xếp sít nhau không có khỏang trống, mặt trên được phủ một lớp cutin dày.Tế bào biểu bì dưới mặt lá thường nhỏ hơn và lưng uốn cong,ở hai bên gân có lông,nhờ đặc điểm
  7. này mà làm giảm lượng thoát hơi nước của lá,trên lớp tế bào biểu bì mặt dưới phủ lớp cutin mỏng hơn mặt trên.Lớp tế bào mặt dưới có chứa các khí khổng,chiếm trên 5% diện tích lá dâu. _Thịt lá: gồm hai phần +Mô dậu được tạo thành bởi một vài lớp tế bào hình lăng trụ,trong chứa nhiều hạt diệp lục tố,đây là nơi tiến hành quang hợp chủ yếu của lá +Mô khuyết:được tạo thành bởi những tế bào hình tròn hơi dài có chứa một vài hạt diệp lục,chúng sắp xếp một cách rời rạc tạo thành khoảng trống giữa các tế bào,đây là nơi trao đổi khí của lá. _Gân lá: có hệ gân lá hình mạng phân bố trong phần thịt lá làm nhiệm vụ chống đỡ cho phiến lá 5.Hoa,quả và hạt dâu: a.Hoa dâu: Hoa dâu thuộc hoa đơn tính,có ít lưỡng tính.Hoa dâu thuộc loại hoa phức _Hoa đực: gồm 4 lá đài, 4 nhị.Bốn lá đài xếp thành hai vòng xoắn,ở giữa 2 lá bao xếp dọc và ở bên 2 lá bao xếp xiên ngang.Lá dài thường có màu xanh lá cây và có lông +Cấu tạo hạt phấn: gồm 2 lớp vỏ, lớp vỏ ngoài dày hơn lớp vỏ trong để giữ cho hạt phấn không bị khô.Mặt ngoài của hạt phấn có lỗ hổng cho ống phấn xuyên qua bên ngoài.Hạt phấn có hai nhân, nhân ống phấn và nhân hạt phấn đóng vai trò thụ tinh khi kết hợp với giao tử cái. _Hoa cái: gồm 4 đài, tử phòng, vòi nhụy và núm nhụy b.Quả và hạt:
  8. _Quả thuộc loại quả phức,lúc đầu quả có màu xanh,sau chuyển sang màu tía, hồng,khi quả chin có màu tím đen, hoạc màu mận chín _Hạt dau có màu vàng hoạc vàng sáng, thường có hình ôvan dẹt.Cấu tạo gồm: vỏ hạt , phôi và nội nhũ +Vỏ hạt gồm hai lớp,lớp ngoài dày và cứng gọi là lớp testa;lớp trong mỏng như tờ giấy màu nâu nhạt gọi là lớp TCG Men.Trong vỏ hạt là nội nhũ.Phôi của hạt nằm uốn trong lớp tế bào nội nhũ. II.Phân loại dâu: Cây dâu thuộc: Ngành: Spermatophyte. Lớp: Angionspermae. Lớp phụ: Dicotyledoneae. Bộ: Uticales Họ: Moraceae. Chi: Morus Loài: Alba Tên khoa học: Morus alba. L Tên la tinh: Morus Đây là hệ thống phân loại chính được công nhận trong bảng phân loại thực vật. Trong họ hang cây dâu ngoài Genus Morus ra,các giống khác lá Broussnetia, ficus và Cudrania… III.Sự sinh trưởng và phát triển của cây dâu: 1.Biểu hiện:
  9. _Sinh trương của cây dâu được biểu hiện:sự tạo mới các yếu tố cấu trúc dẫn tới tăng về kích thước, khối lượng,trọng lượng, thể tích,lượng chất khô của các tế bào và cơ quan… _Biểu hiện của quá trình phát triển của cây dâu rất phức tạp.Sự hình thành hình dạnh đặc trưng của cây dâu trong đó các cơ quan riêng biết đều mang tính đặc trưng,đó là phát sinh hình thái bao gồm hình thái mô và các cơ quan. 2.Chu kỳ sinh trưởng của cây dâu: Chu kỳ sinh trưởng của cây dâu trong một năm có hai thời kỳ:thời kỳ sinh trưởng(ứng với mùa xuân,hè,thu) và thời kỳ nghỉ đông(ứng với mùa đông) a.Thời kỳ sinh trưởng: _Thời kỳ nảy mần: tính từ lúc các mần của cây bắt đầu sinh trưởng, đến khi xuất hiện chiếc lá thứ nhất. _Thời kỳ sinh trưởng mạnh: sau khi ra lá thật thì tốc độ sinh trưởng của cây bắt đầu tăng dần, đắc biệt khi ra lá thứ 4. _Giai đoan sinh trưởng chậm dần: xảy ra vào sau giai đoạn cây phát triển mạnh mẽ, vào thời gian cuối mùa thu đầu đông. Đây là thời kỳ tích lũy chất dinh dưỡng. b. Thời kỳ nghỉ đông: Kể từ kh kết thúc rụng lá đến khi bắt đầu nảy mần ở mùa đông năm sau.Trong giai đoạn này mọi hoạt động sống của cây giảm đi rõ rệt.Do đó cây hầu như ngừng sinh trưởng. IV.Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dâu: 1. Phương thức trồng dâu Có hai cách trồng: gieo hạt( từ vụ xuân đến vụ hè) và trồng bằng hom (vào mùa mưa).Trong đó trồng bằng hom là phương thức được vận dụng nhiều nhất. _Phương thức trồng bằng hom: +Chọn ruộng để cung cấp hom:Ruộng ít nhất phải từ hai năm tuổi trở lên.Yêu cầu không sâu bệnh, +Chọn hom: chỉ lấy hom có đường kính từ 0.8-1.2 cm.Trong một cành thì bỏ phần ngọn, gốc cành,độ dài hom từ 20-25 cm.Khi chặt đảm bảo hom không bị dập, hai đầu hom vát.
  10. +Mật độ trồng dâu phụ thuộc vào điều kiện đất đai,giống dâu, phương thức tạo giống.. 2. Phương thức chăm sóc: Khác với cây trồng khác, cây dâu trồng dể lấy lá nên chất dinh dương trong dất được sử dụng nhiều. Do đó cần bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. a.Bón phân: chủ yếu vào giai đoạn: _Giai đoan đầu từ khi cây bắt đầu nảy mần đến khi cây có 4-5 lá. _Giai đoạn giữa là thời kỳ sinh trưởng của thân cành và lá rất mạnh.Cần bón nhiều phân nhất _Giai đoạn cuối lad giai đoạn sinh trưởng của thân cành lá chậm. b.Phương thức bón: _Bón phân qua đất _Bón phân qua lá Ngoài việc bón phân cây dâu cung cần đươc chăm sóc cẩn thận, làm cỏ, xới xáo và đặc biệt là được cung cấp nước đầy đủ tùy vào từng thời kỳ, từng loại giống mà có cách chăm sóc khác nhau. V.Phương pháp tạo giống dâu mới: ●Nhân giống hữu tính: 1. Mục đích: _Tạo giống dâu có sản lượng lá cao, chất lượng lá tốt _Tạo giống dâu có tính đề kháng với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt 2.Phương pháp: a.Chọn lọc các giống dâu địa phương:
  11. Phụ thuộc vào: +Hình thái lá và một số tính trạng vật lý của lá. +Độ to và độ dày của lá. +Thế sinh trưởng của cây, sức sinh trưởng của cành. +Sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh. b.Tạo giống dâu mới bằng phương pháp lai hữu tính: Đây là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng trong lĩnh vực cây trồng và vật nuôi nói chung và đối với cây dâu nói riêng. _Dụng cụ: +Kính lúp, kéo nhỏ,hốp peri, ống nghiệm để đựng hạt phấn +Bút lông, túi giấy, panh… _Một số bước tiến hành khi lai giống. +Chọn giống bố mẹ để sử dụng lai: phải có nhiều đặc tính tốt, không mang bệnh.Cần phải nắm được những đặc tính di truyền ở thế hệ sau của bố mẹ. +Chăm sóc cây bố mẹ +Thao tác tiến hành lai:cần mắm vưỡng đặc điểm nở hoa để tiến hành bọc túi giấy.Nếu cây mẹ là hoa lưỡng tính, có hoa đực thì dung kim khử diệt hoa đực.Thời điểm thụ phấn thích hợp nhất là lúc 9-10h sáng,sau 3-4 ngày cần kiểm tra xem giống mẹ dã thụ phấn xong chưa.Nếu chưa cần thụ phấn lại,nếu cây thụ phấn thành công thì bỏ túi giấy. _Một số phương thức lai hữu tính: +Lai dơn: là lai hai giống dau có tính di truyền khác nhau +Lai phức: là sử dụng cây lai F1 lai với một giống khác có đặc tính tốt mình cần +Lai lai: là sử dụng con la idem lai lại với bố mẹ để tăng cường tính trạng cần thiết +Lai hỗn hợp: sử dung phấn hoa hỗn hợp với nhau rồi thụ phấn cho một cây mẹ _Bồi dục chọn lọc cây lai: việc chăm sóc bồi dục cây lai cần phải dựa vào mục tiêu chọn tạo giống mà chọn ra diều kiện trồng trọt cho phù hợp c. chọn giống dâu bằng phương pháp gây đột biến: _Tác nhân: Tia gây đột biến: tia X,γ,β…. _Phương pháp: dung tác nhân gây đột biến để chọn tạo ra giống dâu cần thiết, với năng suất cao, chất lượng lá tốt,chống sâu bệnh và đặc biệt là thích hợp với từng môi trường trồng trọt của từng vùng
  12. VI. Phương pháp nhân giống dâu: 1.Nhân giống hữu tính: a.Ưu,nhược điểm; Ưu điểm _Cây có bộ rễ phát triển mạnh, sâu nên có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh.Tuổi thọ của cây dài hơn cây trồng bằng hom _Hệ số nhân cao,vận chuyển đơn giản,tỷ lệ sống cao Nhược điểm: _Do cây thụ phấn chéo,nên tính di truyền rất phức tạp.Vì vây phải chú ý nhiều vào khâu kỹ thuật. b.Các bước tiến hành: _Chọn giống bố mẹ; chất lượng tốt,chống sâu bệnh tốt,cho năng suất cao. _Thiết kế vườn dâu bố mẹ: thích hợp với việc sản xuất hạt dâu lai _Thu hoạch quả và hạt: thu hoạch quả dã chín sau dó xát bỏ phần thịt quả láy hạt đem phơi khô _Bảo quản hạt dâu:thường sau khi hạt khô người ta cho vào túi vải _Kiểm tra chất lượng hạt trước khi gieo( bằng mắt,tỷ lệ nảy mầm,độ thuần) _Vận chuyển hạt: 2.Gieo hạt dâu: a.Làm đất gieo hạt: _Chọn đất làm vườn ươm: theo ba yêu cầu +Đất phải gần nguồn nước.bằng phẳng, thuận lợi cho tưới tiêu +Đất có tầng canh tác sâu, độ phì tốt +Đất tránh sử dụng lien tục gieo hạt dâu _Làm đất:phải cày, làm luống tùy theo từng loại đất _Gieo hạt: thời vụ gieo chủ yếu vào vụ xuân và vụ hè b.Quản lý và chăm sóc cây con: chia ra làm ba giai đoạn _Giai đoan nảy mầm:cần đảm bảo đất luôn ẩm _Giai đoạn sinh trưởng chậm: cần tưới, tiêu nước, làm cỏ và kết hớp với bón phân một liều lượng nhỏ
  13. _Giai đoạn sinh trưởng mạnh: nên dung nước tiểu pha loãng tưới cho lần đầu,sau đó pha đặc dần tưới 4- 5lần ●Nhân giống vô tính: 1.Trồng bằng hom chưa hoặc đã thành thục: _Thời vụ cắt cành vào trung tuần tháng 4 trên đoạn cành mọc ra ở đầu năm _Sử dụng loại cành mới 3-4 tháng tuổi hoặc đủ thời gian sinh trưởng.Đem chặt ra tường đoạn từ 17- 25cm.Sau đó nhúng hom vào dung dịch kích thích rễ, rồi đem cắm hom xuống đất sâu 5cm 2.Nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép _Ghép nêm sử dụng gốc ghép là cay dâu được gieo sau 1 năm, cành được sử dụng làm cành ghép là cành một năm.Thời vụ ghép tốt nhất vào vụ xuân.Để cành ghép và gốc ghép tiếp xúc chặt với nhau không làm tách lớp vỏ của gốc ghép. _Ghép mầm cũng tương tự như ghép nêm nhưng cành ghép ở đây được thay thế bằng mầm 3.Nhân giống vô tính bằng phương pháp chiết cành _Là quá trình phát triển của rễ trên cành trong khi cành chưa tách khỏi cây mẹ.Gồm 2 cách; +Chiết cành trên mặt đất +Chiết cành bằng phương pháp áp cành xuông mặt đất C.PHẦN KẾT: Cho tới bây giờ công nghệ trồng dâu nuôi tằm chua được phổ biến rộng rãi nhưng cũng dã có nhiều thành tựu.Trồng dâu không những cho lá để nuôi tằm cho năng suất kinh tế, mà nó còn góp phần vào cân bằng sinh tháí.Vây ngành dâu tằm, đặc biệt là cây dâu đang dần chiếm được sự chú ý của bà con nông dân. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Giáo trình cây dâu. Nhà xuất bản nông nghiệp; chủ biên: Đỗ Thị Châm 2.Giáo trình cây dâu. Võ Tá Linh 1979 (từ mạng) 3.Giáo trình chọn giống cây trồng Nhà xuất bản nông nghiệp; chủ biên: PGS.TS Vũ Đình Hòa 4.Tài liệu từ mạng:
  14. _htt://my.opera.com/lamgiangsilk/blog/ _htt://baoquangngai.com.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1