Kỹ thuật nhân giống chè bằng cành
lượt xem 36
download
Nuôi hom giống trên cây mẹ: - Cây chọn để nhân giống gọi là cây mẹ. Khi để giống cần bón phân hữu cơ (20 tấn/ha), bón cân đối NPK (lượng bón như cây mẹ để lấy quả). Nương chè khi để hom giống không được hái búp, thường xuyên sạch cỏ và phòng trừ sâu bệnh. - Tiêu chuẩn một hom khi cắt ở cây mẹ: Thời gian bắt đầu nuôi búp để hom (không hái) từ 2,5 - 3,5 tháng (tuỳ vụ và tuỳ giống), hom có 1 đoạn cành, đường kính hom từ 2,5 - 4...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật nhân giống chè bằng cành
- Kỹ thuật nhân giống chè bằng cành
- 1. Nuôi hom giống trên cây mẹ: - Cây chọn để nhân giống gọi là cây mẹ. Khi để giống cần bón phân hữu cơ (20 tấn/ha), bón cân đối NPK (lượng bón như cây mẹ để lấy quả). Nương chè khi để hom giống không được hái búp, thường xuyên sạch cỏ và phòng trừ sâu bệnh. - Tiêu chuẩn một hom khi cắt ở cây mẹ: Thời gian bắt đầu nuôi búp để hom (không hái) từ 2,5 - 3,5 tháng (tuỳ vụ và tuỳ giống), hom có 1 đoạn cành, đường kính hom từ 2,5 - 4 mm, có một lá nguyên vẹn sạch sâu bệnh. Cành có màu xanh hoặc đang từ xanh chuyển sang nâu. Mỗi hom có một mầm nách dài không quá 5 mm. Trước khi cắt hom ở cây mẹ 10 - 12 ngày, các cành chè cần được bấm ngọn. - Dụng cụ dùng để cắt hom: Dụng cụ cần phải sắc (thường dùng kéo cắt hom), khi cắt không làm cành chè bị dập, xước. Cắt cành từ vườn cây mẹ về cần ra hom ngay để cắm, trường hợp phải vận chuyển cần chú ý không để cành lá dập nát. 2. Chọn địa điểm làm vườn ươm: - Chọn nơi bằng hoặc hơi thoải, thoáng mát gần nguồn nước tưới, mạch nước ngầm > 1 m, dễ tiêu úng nước khi gặp mưa.
- 3. Thời vụ giâm cành chè: - Có 2 vụ chính: Vụ Thu vào tháng 6 - tháng 7, vụ Đông vào tháng 11 - tháng 2 năm sau. Tốt nhất là giâm cành chè vào vụ Đông. 4. Thiết kế luống chọn đất và túi bầu: - Luống rộng từ 1 - 1,2 m, dài 15 - 20 m, rãnh luống rộng 30 - 40 cm. Mỗi một vườn ươm chè cành không nên rộng quá 500 m2. - Đất dùng để đóng bầu cần có độ chua (PH từ 4,5 - 5,5), thành phần cơ giới đất thuộc trung bình hoặc nhẹ. Đất được lấy sau khi đã gạt bỏ lớp đất mặt 10 - 20 cm. Đất đập nhỏ qua s àng có đường kính hạt không quá 0,5 cm. - Túi đóng bầu là túi PE có kích thước 10 - 12 x 16 - 18 cm, dán đáy và đục 6 lỗ ở 1/3 đáy. - Giàn che: Khung giàn làm bằng tre (có thể dùng một số vật liệu khác tuỳ theo điều kiện) cột giàn cao 1,8 - 2,0 cm, mái che bằng tấm làm từ nứa, tre đan hoặc vật liệu cỏ tế, lá mía, lưới phủ nilon...tốt hơn là bằng tấm nứa. 5. Cắm hom:
- - Trước khi cắm hom đất cần được tưới ẩm từ 80 - 85%, hom cắm thẳng đứng vào giữa bầu, các lá xuôi theo 1 chiều, cuống lá chỉ gần sát tiếp súc với đất. Khi cắm xong, tưới lại bằng bình phun để chặt gốc hom. 6. Quản lý, chăm sóc vườn ươm: Sau khi cắm hom 10 - 15 ngày thì hom liền vết, sau 15 - 30 ngày hom ra mô sẹo, sau 30 - 60 ngày thì hom ra rễ. Thời kỳ này cần được chăm sóc đặc biệt vì đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ sống của vườn ươm. - Tưới giữ ẩm: Tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của hom chè mà có nhu cầu tưới khác nhau: + Giai đoạn 1: Từ khi cắm cành đến 15 - 20 ngày hom chè chưa ổn định, lá từ dạng tươi đến hơi rũ lá, giai đoạn này tế bào bắt đầu phân chia mãnh liệt, vết thương bị cắt đang liền, sức hút nước chưa mạnh, mặt lá bốc hơi mạnh do đó dễ bị héo. Giai đoạn này cần phải tưới nước thường xuyên, yêu cầu độ ẩm không khí cao giảm bớt sự thoát hơi nước mặt lá, vườn ươm cần được che kín phía trên và xung quanh. Độ ẩm không khí 80 - 90%, độ ẩm đất 80%. Giai đoạn này trời không mưa, mỗi ngày tưới 1 - 2 lần. Cuối giai đoạn 1 lá trở lại xanh tươi, vết cắt đã liền.
- + Giai đoạn 2: Từ 15 - 30 ngày hom đã phục hồi, nước hút vào mạnh, mặt lá có sức căng lớn, xanh bóng, bắt đầu hình thành mô sẹo. Lượng nước tưới vừa phải, hai ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới 1,5 lít nước cho 1 m2 bầu, độ ẩm đất 70 - 80%. Sau 60 ngày hom đã có rễ và bắt đầu bật mầm, bắt đầu tưới phân và nước. Lượng nước tưới phụ thuộc vào ẩ m độ và từng giai đoạn sinh trưởng của cây. + Giai đoạn từ 30 - 60 ngày: Rễ bắt đầu hình thành và phát triển, đặc biệt là rễ hút, cây bắt đầu sử dụng dinh d ưỡng trực tiếp từ bầu đất, giai đoạn này kết hợp với việc bón phân cần duy trì lượng nước thường xuyên đầy đủ để cây phát triển tốt, 3 ngày tưới một lần, mỗi lần từ 1,5 - 2 lít nước/m2 bầu, độ ẩm yêu cầu từ 75 - 80% (dùng ô doa để tưới). + Giai đoạn từ 90 - 120 ngày: Đây là giai đoạn sinh trưởng của mầm chè, mầm chè phát triển mạnh do vậy yêu cầu nước tưới tăng, độ ẩm đất yêu cầu 70 - 80%, 5 - 6 ngày tưới 1 lần với lượng nước 2 lít nước/m2 bầu, nếu quá khô phải tăng số lần tưới. + Giai đoạn từ 120 - 180 ngày: Lúc này rễ bắt đầu phát triển mạnh, dài 10 - 20 cm, thường chiều cao cây 20 - 30 cm, cây con đã hoàn chỉnh và có nhiều cây đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn nên độ ẩm đất yêu cầu
- thấp hơn 70 - 75%, vì vậy có thể 5 ngày tưới 1 lần, với lượng nước 3 lít/m2 bầu (tưới bằng ô doa hoặc máy bơm). 7. Điều chỉnh ánh sáng: Điều chỉnh ánh sáng có sự khác nhau giữa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu: - Vụ Đông Xuân: Trong thời gian 60 ngày bắt đầu cho ánh sáng trực xạ chiếu vào ít (15%) vì thế che kín cả rãnh luống và xung quanh, chỉ mở rãnh khi trời râm mát. Từ 60 - 90 ngày mở rãnh cho ánh sáng toả vào. Từ 90 - 120 ngày tách mở giàn che 30% để có ánh sáng làm tăng độ quang hợp của cây chè con, từ 150 - 180 ngày tách 50% giàn che, sau 180 ngày mở toàn bộ giàn che và xung quanh để cây thích ứng với điều kiện trồng. - Vụ Hè Thu: Từ 1 - 30 ngày che rãnh từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ 30 - 60 ngày che rãnh từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều, từ 60 - 90 ngày che rãnh từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, từ 120 - 150 ngày tách 50% giàn che, từ 150 ngày trở lên mở hẳn giàn che. * Lưu ý: Cần kiểm tra, giám sát điều chỉnh ánh sáng hàng ngày, nếu trời có mưa, âm u thì có thể mở thật rộng giàn che ở các giai đoạn (trừ mưa to); nếu trời nắng to, nhiệt độ cao thì cần che toàn bộ giàn và xung
- quanh. Trước khi trồng 1 tháng cần mở hoàn toàn để luyện cây cho quen dần với điều kiện tự nhiên. 8. Bón phân: Cây chè từ nhỏ đến lớn cần được bón phân với lượng tương ứng ở từng giai đoạn. Tổng số phân NPK trên 1 m2 bầu là 140 g, gồm đạm sunphát 60 g, supe lân 30 g, Kali sunphát 50 g. Trong thời gian từ lúc cắm đến 2 tháng đầu không được bón bất cứ loại phân gì, sau đó lượng bón tăng dần theo tháng tuổi. Bảng lượng phân bón cho vườn ươm (g/m2) Thời gian Đạm Supe Lân Kali cắm hom Sunphát sau sunphát (tháng) hoặc Kaliclorua 2 9 4 7 4 13 6 10
- 6 17 8 14 8 21 12 19 - Cách bón: Hoà tan NPK trong ô doa tưới rải đều trên mặt luống (nồng độ 1%) sau đó tưới rửa lại bằng nước lã. Khi mầm mọc cao, từ 2 - 3 lá có thể phun Ure 2%, mỗi lít dung dịch phun cho 5 m2 kết hợp với phun thuốc trừ sâu, phun vào khoảng thời gian giữa 2 lần bón phân. Hiện nay để đảm bảo tỷ lệ cây xuất vườn, tổng lượng phân bón cho vườn ươm tăng hơn so với quy trình bởi tăng số lần bón. Khoảng cách giữa 2 lần bón có thể rút ngắn 1 tháng 1 lần, thậm chí 15 - 20 ngày 1 lần (khi thời tiết khắc nghiệt). Kết quả nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Chè cho thấy khi tăng lượng phân bón lên 1,5 lần và tăng số lần bón lên từ 6 - 8 lần sau cắm hom 2 tháng đến 8 tháng tuổi sẽ làm tăng chiều cao cây, tăng tỷ lệ xuất vườn. 9. Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại:
- Trong vườn ươm thường xuất hiện những loại sâu phổ biến là: Rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bọ xít muỗi, phải thường xuyên kiểm tra để phun phòng trừ bằng các loại thuốc như Actara, Buldock, Padan... Ngoài ra cần chú ý phòng trừ bệnh thối búp, chấm nâu, chấm xám. Mỗi một loại sâu bệnh có thuốc đặc trị riêng, do vậy cần dùng thuốc đúng chủng loại mới có hiệu quả. Trong vườn ươm cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ hom chết, lá rụng, cỏ dại... 10. Dặm hom, phá váng, và bấm ngọn: Hom chết hoặc bị bệnh thì nhổ bỏ, dặm bằng hom mới. Dặm hom tốt nhất là tháng đầu tiên sau khi cắm, nếu hom có nụ thì cần ngắt hết nụ. Trước khi trồng 1 tháng cần bấm ngọn những cây cao, chỉ giữ lại 25 - 30 cm. 11. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: - Thời gian trong vườn ươm phải đạt từ 8 - 12 tháng tuổi. - Chiều cao cây đối với giống LDP1, LDP2 > 20 cm, có 6 - 8 lá thật, đường kính gốc phải từ 3 - 4 mm, thân hoá nâu > 1/2. - Lá có màu xanh vàng sáng, sạch sâu bệnh.
- - Đối với giống PH1, Shan thì chiều cao cây > 25 cm. - Cây cao trên 30 cm thì cần phải được bấm ngọn trước khi xuất vườn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cho lươn đẻ bằng phương pháp nhân tạo ở Trung Quốc
4 p | 420 | 138
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mãng cầu ta
5 p | 949 | 94
-
Chọn hom giống và cách trồng khoai lang
3 p | 418 | 93
-
Các kỹ thuật trồng thanh long
13 p | 256 | 68
-
Khu nông nghiệp công nghệ cao: nơi tập trung nhiều tiến bộ kỹ thuật mới
2 p | 196 | 54
-
Kỹ thuật trồng Khoai lang Nhật
4 p | 391 | 48
-
Những Triển vọng nhân giống vô tính cho cây cà phê
3 p | 194 | 43
-
Kỹ thuật phát hiện động dục ở bò cái
3 p | 246 | 38
-
Cách nhân giống và ghép sầu riêng
2 p | 444 | 34
-
Vai trò của chế phẩm vi sinh
3 p | 141 | 32
-
Nhân giống hồng xiêm (sa pô chê) bằng phương pháp chiết cành
3 p | 268 | 26
-
Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo
3 p | 239 | 24
-
Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
5 p | 145 | 21
-
Quy trình canh tác hoa cúc trong nhà có mái che
5 p | 181 | 19
-
Kinh nghiệm trồng thanh long
18 p | 125 | 16
-
Kỹ thuật giữ giống Bonsai
7 p | 84 | 14
-
Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chôm chôm
7 p | 101 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn