intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

146
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Hiện nay, nhiều ghi nhận cho thấy trồng Ổi trong vườn cây có múi nói chung có khả năng ngăn cản, hạn chế rầy chổng cánh tấn công vườn. Khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh

  1. Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh 1. Tủ gốc giữ ẩm: Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Hiện nay, nhiều ghi nhận cho thấy trồng Ổi trong vườn cây có múi nói chung có khả năng ngăn cản, hạn chế rầy chổng cánh tấn công vườn. Khi cây vào thời kỳ kinh doanh thì có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống xói mòn đất trong mùa mưa. Tuy nhiên, khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Nên chọn loại cỏ phù hợp để trồng trong vườn, tốt nhất là loại cỏ có khả năng sinh trưởng vừa phải, không quá mạnh có thể ảnh hưởng đến cây bưởi đồng thời dễ diệt khi cần thiết. Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
  2. 2. Tưới và tiêu nước: Bưởi là loại cây cần tưới nước đầy đủ, nhất là giai đoạn phát triển. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, vườn cần phải có mương cống để tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết. Nên duy trì ổn định mực nước trong vườn ở khoảng cách mặt liếp 60-70cm. Ở các vùng mà nguồn nước tưới gặp khó khăn như các vùng giồng cát, gò cao thì sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ mang lại hiệu. 3. Tỉa cành và tạo tán: 3.1. Tỉa cành Một trong những đặc điểm của cây có múi so với những loại cây ăn trái khác là không có sự khác nhau giữa mầ m chồi và mầ m trái. Không có sự biến chuyển của
  3. chồi trong nhiều năm mà mỗi chồi có thể phát triển trong một năm để tạo mầm hoa và sẽ mang một hay nhiều trái ở cuối cành. Ba mục tiêu chính của việc cắt tỉa cành đối với cây có múi là: Tạo cho cây có bộ khung khoẻ mạnh.  Lập những cành mang trái trẻ, dồi dào sinh lực và phân bố giống nhau trên  khung (sườn) và cành mẹ (cành chính). Thay thế những cành già, lọai bỏ cành sâu bệnh, chết, cành vô hiệu, không  có khả năng sản xuất bằng những cành non trẻ sẽ mang trái trong những năm tiếp theo. Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại  bỏ những đoạn cành sau đây: Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10- 15 cm).  Cành bị sâu bệnh, cành ố m yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng  mang quả. Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằ m  hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả. Để tránh mầ m bệnh (tiềm ẩn virus, vivoid...) lây lan sang cây khác, cần phải khử trùng dụng cụ bằng cồn 90o hoặc hơ lửa. Đối với những cành lớn hơn 3cm thì phải
  4. dùng cưa. Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa cần phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín vết cắt nhằ m tránh vết thương bị thối tạo điều kiện thích hợp cho côn trùng và mầ m bệnh tấn công. 3.2. Tạo tán Là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ xây dựng cơ bản (từ năm thứ 1 đến năm thứ 3) với mục đích: Nhằ m tạo lập một hình thái cây trồng có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy  đủ, đồng thời khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầ m kiể m soát để thuận lợi trong việc quản lý vườn ở hai giai đoạn: kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc nhằ m tránh đổ ngã,  gãy nhánh từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây.
  5. Các bước thực hiện như sau: 1. Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-80 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển. 2. Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35-40o. Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80 cm thì cắt đọt để các mầm  ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành. Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15-20cm và tạo với cành cấp 1  một góc 30-350. Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3. Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các  chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2