intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu:Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Cát tường

Chia sẻ: Nguyen Thi Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

155
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoa cát tường là loài hoa dại có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Là loại cây có khả năng chịu rét tương đối trên đồng cỏ và được biết đến với nhiều màu sắc khác nhau, có loại cánh đơn và cánh kép.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu:Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Cát tường

  1. Kỹ thuật trồng hoa Cát tường 1- VỊ TRÍ PHÂN LOẠI - Ngành : Magnoloiphyta - Lớp : magnoliopsida - Lớp phụ : Asteridae - Bộ : Gentianales - Họ : Gentianaceae - Giống : Eustoma - Tên khoa học : Eustoma grandiflorum - Tên khác : Lisianthus, Prairie Gentian
  2. 2- NGUỒN GÓC VÀ ĐẶC TÍNH SINH LÝ CƠ BẢN: -Hoa cát tường là loài hoa dại có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Là loài cây có khả năng chịu rét tương đối trên đồng cỏ và được biết đến với nhiều màu sắc khác nhau, có loại cánh đơn và cánh kép . - Màu nguyên thủy là màu xanh, dần dần đã có sự xuất hiện đa dạng về màu sắc như hồng, trắng, trắng pha tím, trắng pha hồng … - Đây là loài hoa khá thanh lịch không chỉ được bán như các loại hoa cắt cành mà còn được biết đến dưới dạng hoa chậu nghệ thuật . - Nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng trong khoảng từ 15-280C (môi trường lý tưởng là nhiệt độ tối đa ban ngày là 280C và tối thiểu ban đêm là 150C . - Ánh sáng vừa đủ (điều kiện tại Đà Lạt là khoảng 1800 lux, 8-10h/ngày) - Độ ẩm khoảng 70% được xem là lý tưởng nhưng sau khi nụ đầu tiên được hình thành thì việc giảm độ ẩm xuống dưới 70% sẽ làm gia tăng chất lượng của hoa. 3- THỜI GIAN TRỒNG THÍCH HỢP: - Các giống Cát tường khác nhau thì có thời gian trồng khác nhau. Một số giống được trồng để lấy hoa sớm, một số giống khác thì có thời gian trổ hoa dài hơn được trồng cho mục đích thu hoạch hoa muộn hơn.Về cơ bản, loại giống có thời gian ra bông dài hơn thí chất lượng hoa và số hoa trên mỗi cành sẽ nhiều hơn. - Để hoa cát tường nở đúng vào thời điểm mong muốn, chúng ta phải phân loại đặc điểm sinh trưởng của từng giống khác nhau và qui luật thay đổi thời tiết của từng thời điểm trong năm . - Với điều kiện thời tiết ở Đà Lạt thời gian trồng thích hợp nhất là vào đầu năm (một lứa cát tường là khoảng 18 tuần thời gian này sẽ kéo dài hơn vào thời điểm cuối năm, đặc biệt là vào mùa mưa ) .
  3. 4- XỬ LÝ ĐẤT: - Thành công của việc trồng hoa Cát tường phụ thuộc rất lớn vào sự lựa chọn đúng đắn của loại đất. Đất có độ thoát nước cao là rất phù hợp cho việc trồng cây Cát tường. Bón nhiều phân chân. Nếu như thành phần hữu cơ trong đất không đầy đủ thì sự sinh trưởng và chất lượng hoa bị hạn chế rất nhiều. pH của đất tốt nhất là trong khoảng từ 6,8-7,0. - Trong mội trường tự nhiên, cây cát tường thích hợp với hàm lượng canxi và magiê cao . Sự gia tăng của 2 nguyên tố này là cần thiết để đào tạo ra độ pH thích hợp trong đất - Việc chuẩn bị đất là rất quan trọng. Chúng ta có các phương pháp xử lý đất sau: 4.1.Phương pháp hóa học : xử lý đất tối ưu là dùng Methyl Bromide để xông đất. Nếu không có điều kiện để xử lý bằng phương pháp xông đất thì chúng ta có thể dùng các chế phẩm diệt tuyến trùng trong đất (regent, nokap, diazan, visuran …) để rải lên đất trước khi cày .
  4. 4.2 Phương pháp cơ học : đất cần được cày sâu khoảng 50cm và sau đó được cày lật ngược trở lại bằng loại cày đĩa tròn . Sự cày lật này sẽ hạn chế được các yếu tố gây độc và các kim loại độc vốn được tích lũy trong rễ của các loại cây trồng trước đó . Đất có độ chặt cao hoặc là đất khó thoát nước thì sự giải tỏa bằng phương pháp cày ải bón phân hữu cơ đã được ủ hoai sẽ giúp cho nước thoát tốt hơn, cần bổ sung thêm vôi để tạo ra độ pH phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây . 4.3 Phương pháp sinh học: bổ sung các loại vi sinh vật cạnh tranh vào đất (tricodema), thường xuyên luân canh cây trồng . 5. KỸ THUẬT TRỒNG 1.Ươm giống: Hạt giống hoa cát tường tương đối nhỏ (khoảng 19.000 hạt/gam) nên khó gieo trực tiếp ra đồng. Thường gieo vào vỉ xốp loại 200 lỗ. Gía thể dùng ươm thường là 30% xơ dừa + 30% đất mùn + 25% đất Feralit đỏ (đất mới) + 5% super lân và 10% phân chuồng ủ hoai.pH của giá thể vào khoảng 6 – 6,5. Sau khi gieo vào giá thể cần giữ ẩm thường xuyên để hạt nảy mầm và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm của hạt là 20 – 220C. Quá trình nảy mầm diễn ra trong vòng từ 10 – 20 ngày. Nhiệt độ của nhà ươm cây không nên vượt quá 220C. Nhiệt độ tối ưu cho cây con phát triển vào khoảng 15 – 180C. Giữ độ ẩm giá thể vào khoảng 70 – 80%, không nên tưới nhiều làm ẩm độ quá cao cây con sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Chăm sóc hàng ngày và phun thuốc định kỳ tuần/lần các loại thuốc diệt nấm như Zinep, Kasuran ……… và các loại thuốc diệt sâu như Sumi anpha, Regent, Pegasus… Cần tạo sự thông thoáng trong nhà ươm để giá thể không bị ẩm độ quá cao sau khi tưới.Khoảng 3 tháng sau khi gieo, cây có 2-3 bộ lá thì có thể xuất vườn ươm để trồng ra ngoài đồng. 2.Chuẩn bị đất trồng: Hoa cát tường có thể phát triển tốt trên nền đất có hàm lượng chất hữu cơ cao (đất bón phân chuồng hoai mục nhiều). Trước khi trồng đất cần được cày phơi ải, xử lý vôi và thuốc phòng trừ tuyến trùng, sên nhớt như Furadan… Sau khoảng 2 – 3 tuần phơi ải và
  5. xử lý đất, dùng phân chuồng đã ủ với chế phẩm Trichoderma và Super lân 5% vào thời điểm khoảng 1 tháng trước đó bón với lượng 10 m3/1000 m2. Bổ sung thêm một lượng phân khoáng NPK (16:16:8) : 50 kg//1000 m2. Độ pH thích hợp từ 6,3 – 6,5. Rãi phân đều trên mặt luống, trộn và xăm trộn đều trên tầng đất mặt (20 – 30 cm) và tiến hành trồng cây. 3. Mật độ & khoảng cách trồng: Thiết kế rò rãnh 1,3 m, luống cao 15 – 20 cm để tạo độ thông thoáng . Trên mặt luống trồng từ 5 – 6 hàng với hàng cách hàng khoảng 15 – 18 cm, trên mỗi hàng trồng cây cách cây từ 10 – 12 cm. Mật độ trồng đạt khoảng 50 – 60 cây/m2. Vào mùa mưa có thể trồng thưa hơn để hạn chế bệnh phát triển và lây lang. Trong quá trình trồng chọn lựa những cây có bộ rễ phát triển tốt, lấy cây nhẹ nhàng ra khỏi vỉ xốp hạn chế tối đa việc làm thương tổn bộ rễ cây con và bể bầu đất ươm cây. Trồng và lấp đất ngang cổ thân, tránh trồng quá sâu có thể làm thối rễ cây con. Sau khi trồng cần quản lý tốt độ ẩm đất nhằm giúp cho cây con mau chóng hồi phục và phát triển tốt trên vườn. Trong ngày phải tưới từ 2 – 3 lần vào thời điểm 5 giờ sáng, 10 giờ sáng và 2 giờ chiều để giữ ẩm cho cây con bén rễ tốt. Sau 10 – 15 ngày khi cây con bén rễ, giảm số lần tưới xuống còn 1 – 2 lần/ngày tùy theo điều kiện thời tiết là trời râm hay nắng gắt. 4. Chăm sóc: 4.1 Tưới nước: Độ ẩm đầy đủ là cần thiết cho sự sinh trưởng của hoa cát tường, tuy nhiên nếu duy trì độ ẩm quá cao và thường xuyên sẽ làm cây bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm có trong đất như bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh héo vàng (Fusarium solani), bệnh thối đen rễ (Pythium spp.)… Khi tưới cho hoa, thời điểm tưới thích hợp vào khoảng 5 – 8 giờ sáng, tưới vào thời điểm này sẽ làm cho đất hạn chế độ ẩm trong đêm, do đó ít phát sinh bệnh hại trên cây hoa cát tường đang phát triển . 4.2 Che lưới đen:
  6. Hoa cát tường yêu cầu lượng ánh sáng cần cho quá trình quang hợp không cao, do vậy cần che một lớp lưới đen để giảm bớt từ 30 – 40% ánh sáng nhằm giúp gia tăng chiều dài cành hoa. Tuy nhiên vào các tháng mưa nhiều ở Đà Lạt (tháng 7,8,9) cần tháo bỏ lưới che để hạn chế bệnh do nấm hại phát triển, nhất là nấm mốc đen (Botrytis cineca) gây hại trên thân và lá của hoa. 4.3 Cắm cọc và giăng dây đỡ: Sau khi trồng khoảng 1 tháng, cần tiến hành giăng lưới đỡ cây. Đóng nọc và giăng lớp lưới đầu tiên, thường sử dụng lưới đan bằng kẽm hay cước nylong có kích thước mắt lưới là 15 cm x 20 cm. Lớp lưới đầu tiên đặt cách mặt đất 30 cm, lớp lưới thứ hai cách lớp đầu tiên khoảng 15 cm – 20 cm. Hai lớp lưới này giúp cây hoa không bị ngã đỗ và giữ cho cành hoa được thẳng. 4.4 Tiả nụ hoa: Sau khi trồng từ 10 – 13 tuần cây sẽ cho nụ hoa đầu tiên. Cần tỉa bỏ nụ hoa đầu tiên này để các chồi bên ra hoa đồng loạt. Có một số giống không cần tỉa nụ hoa này mà cây vẫn cho hoa đồng loạt. Sau khi thu hoạch đợt bông đầu, cây sẽ có thời gian nghỉ khoảng 6 – 8 tuần mới cho bông đợt hai. Năng suất thu hoạch đợt bông lần hai chỉ bằng khoảng 20 – 30% so với năng suất lần đầu. 4.5 Bón thúc: Sau khi trồng 3 tuần, bón thúc 20 kg NPK(16:16:8) + 10 kg kali trắng/1000 m2. Sau khi trồng 6 tuần, bón thúc 30 kg NPK(20:20:15) +10 kg kali trắng /1000 m2. Sau khi trồng 9 tuần, bón thúc 30 kg NPK(15:5:20)/1000 m2. Sau thu hoạch lần một 2 tuần, bón thúc 20 kg NPK(16:16:8)+10 kg kali trắng /1000 m2. Sau thu hoạch lần một 4 tuần, bón thúc 30 kg NPK(20:20:15) +10 kg kali trắng /1000 m2. Khi bón phân đơn chú ý nên bón đạm ở dạng phân Nitrat, thường bón lượng đạm cân
  7. bằng với lượng phân Kali vào giai đoạn từ khi trồng đến khi hoa tượng nụ. Khi hoa bắt đầu tượng nụ, nên bón phân giảm hàm lượng đạm và tăng hàm lượng kali để tăng chất lượng hoa. Trong quá trình bón không nên rãi phân sát gốc hoa, thường bón kết hợp với việc xới xáo, làm cỏ. Sau khi bón xong cần tưới đẫm cho tan phân để cây hấp thu. Canxi cũng cần thiết trong quá trình sinh trưởng &phát triển của cây, tuy nhiên hoa cát tường không thích hợp khi trồng trên nền đất có hàm lượng canxi cao. 6. SÂU BỆNH TRÊN HOA CÁT TƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ 6.1 Bệnh 1. Bệnh lỡ cổ rễ, thối rễ: Bệnh này thường xuất hiện trên cây non trong nhà ươm cây. Triệu chứng bệnh là cây bị héo và ngã gục ngang phần cổ rễ. Tác nhân gây bệnh là nấm Pythium spp. và Rhizoctonia solani. Bệnh sẽ phát triển và lang rộng nhanh nếu môi trường giá thể có độ ẩm quá cao. Do vậy, vỉ ươm cây cần kê cách mặt đất để tạo độ thông thoáng, trong quá trình chăm sóc tránh tưới vào thời điểm 15 giờ trở đi để hạn chế ẩm độ vào ban đêm. Sử dụng thuốc như Monceren 30 ml/10l hay Kasuran 20 g/10l. Trong quá trình trồng nên sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ chung với phân hữu cơ để bón lót và bón thúc, theo các kết quả nghiên cứu thì nấm Trichoderma có thể ức chế sự phát triển của 02 loại nấm bệnh này ở trong môi trường đất trồng. 2. Bệnh héo vàng: Bệnh này còn được gọi là bệnh nấm mạch do nấm Fusarium avesaeum gây nên. Triệu chứng bệnh là khi nấm xâm nhập vào hệ rễ làm cho rễ trở nên mềm, có màu nâu đến đen. Khi nấm Fusarium phát triển trên thân sẽ hình thành những khối u rất nhỏ màu cam trên thân. Cây bị bệnh sẽ có bộ lá vàng dần và chết non. Sử dụng thuốc như Rovral 30 g/10l hay Kasuran 25 g/10l. Trong quá trình trồng nên sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ chung với phân hữu cơ để bón lót và bón thúc vì nấm Trichoderma có thể ức chế sự phát triển của Fusarium avesaeum.
  8. 3.Bệnh mốc đen: Tác nhân gây bệnh là nấm Botrytis cineea. Triệu chứng bệnh là đốm khô màu nâu vàng trên thân và lá. Trên thân những đốm này lan rộng làm bóc vỏ quanh thân gây thối mục thân. Sử dụng thuốc hóa học như Kasuran 25 g/10l, Dithal M45 30g/10l, Metalaxyl 30 g/10l. Trong quá trình canh tác nên hạn chế độ ẩm cao trên lá cây và môi trường, nên tưới sớm trong ngày để hạn chế độ ẩm vào ban đêm, chú ý điều kiện thông thoáng trong nhà che plastic khi thời tiết nóng ẩm. Đảm bảo điều kiện vệ sinh tốt trong nhà che suốt quá trình trồng. 4. Bệnh đốm lá: Tác nhân gây bệnh là nấm Phyllosticta spp. Triệu chứng là những đốm nhỏ màu trắng đến nâu tối xuất hiện trên lá. Am độ cao là điều kiện thuận lợi cho loại bệnh này xuất hiện và phát triển. Sử dụng thuốc hóa học như Vicaben 25 ml/10l, Score 10ml/10l, Metalaxyl 30 g/10l. Ngắt bỏ lá nhiễm bệnh và phun thuốc không cho bệnh phát triển và lây lang. 6.2 Sâu: Có nhiều loại sâu hại hoa cát tường, trong số sâu hại quan trọng nhất là bọ phấn và bọ trĩ vì 02 loại này khó diệt trừ và là tác nhân lan truyền bệnh virus cho cây. 1. Bọ phấn (whiteflies) Có tên khoa học là Bemisia argentifolia. Các giai đoạn phát triển của bọ phấn đều ở tầng lá thấp. Con trưởng thành có chiều dài từ 1 – 2 mm, màu trắng, chất sáp được tiết ra ở phần bụng của con trưởng thành và phủ lên toàn bộ cơ thể. Trứng sinh ra có một tơ nhỏ dán theo chiều thẳng đứng với bề mặt dưới của lá. Nhộng sinh ra từ trứng có hình bầu dục, có màu trắng trong, xanh lá cây hay màu vàng sáng. Ở giai đoạn non bọ phấn chích hút lá là nguyên nhân làm cho bộ lá bị vàng. Vòng đời: Trứng gắn vào phía mặt dưới của lá, sau khoảng 10 ngày trứng nở con non bò dưới mặt lá một đoạn ngắn và dừng lại ở đó hút mô lá lớn lên cho đến khi hóa
  9. nhộng.Nhộng sẽ vũ hóa thành con trưởng thành sau khoảng 5 ngày. Con cái đẻ trứng trong thời gian từ 1 – 4 ngày sau khi vũ hóa. Phòng trừ: thường sử dụng bẫy dính màu vàng để kiểm tra số lượng bọ phấn trong nhà che plastic. Khi thấy có bọ phấn, sử dụng các thuốc lưu dẫn như Confidor 10ml/10l , Regent 1g/10l… hay các loại thuốc ngăn cản quá trình lột xác ở côn trùng như Pegasus 20 ml/10/, Trigard 30ml/10l…phun vào sáng sớm tuần 1 lần. Ngoài ra còn sử dụng các loại ong ký sinh trong biện pháp đấu tranh sinh học để tiêu diệt bọ phấn như loài ong Encarsia formosa, Eretmoceus califorius… hay sử dụng loại nấm Beauveria bassiana để tiêu diệt giai đoạn nhộng của bọ phấn. 2. Bọ trĩ (Thrips) Là côn trùng nhỏ, chiều dài từ 1 – 2 mm, cơ thể hình ống với nhiều lông, có cánh là nếp gấp nhỏ rất khó thấy. Con cái trưởng thành có cơ quan đẻ trứng sau đuôi có thể chọc thủng mô cây và đẻ trứng vào. Bọ trĩ gây hại trên lá, chồi non và hoa bằng cách hút nhựa cây làm biến dạng hoa, lá và chồi. Triệu chứng quan sát được khi bọ trĩ phá hoại trên lá là những chấm bạc, sau đó lan rộng ra, bông có sẹo và không nở được nếu bị nặng. Phân của bọ trĩ thường để lại những đốm rất nhỏ và liên tục tại những nơi bọ trĩ phá hoại. Phòng trừ: thường sử dụng bẫy dính màu xanh để kiểm tra số lượng bọ trĩ trong nhà che plastic. Bẫy dính thường đặt phía trên tán của cây khoảng 5cm, khi cây cao lên thì di chuyển bẫy cao lên cho phù hợp với độ cao của cây. Khi thấy có bọ trĩ, sử dụng các thuốc lưu dẫn như Confidor 10ml/10l , Regent 1g/10l…phun tuần/lần. Ngoài ra còn sử dụng các loại thiên địch trong biện pháp đấu tranh sinh học để tiêu diệt bọ phấn như loài nhện nhỏ Amblyseius cucumeria hay Neoseiulus degenerans … Hai loài nhện này sẽ ăn thịt bọ trĩ non và giai đoạn ấu trùng. Khi mật độ bọ trĩ thấp, các loài nhện này sử dụng phấn hoa làm thức ăn và không gây hại đến cây. 7. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN 1.Thời gian thu hoạch:
  10. Thu hoạch vào buổi sáng khi hàm lượng đường trong cành hoa cao thì hoa sẽ bền Thu hoạch cành hoa khi có 02 hoa hé nở Đối với thị trường tại chỗ, nên thu hoạch khi cành hoa có 4 hoa nở. Giữ cành hoa trong nhiệt độ khoảng 160C trong quá trình vận chuyển tiêu thụ. Hoa cát tường có thể được bảo quản trong 2 tuần mà vẫn cho chất lượng tốt, hoa không mẫn cảm cao với khí etylen. 2. Bảo quản sau quá trình vận chuyển: Sau khi vận chuyển đến địa điểm phân phối, người nhận hàng nên cắt bỏ phần gốc và cắm vào nước ấm có pH khoảng 3,5. Nhiệt độ môi trường không khí từ 18 – 210C, tốt nhất là nhiệt độ khoảng 180C. Dung dịch bảo quản hoa khi cắm bình: là dung dịch có 0,1% Chlorin + 3% Đường, pH = 3,5. Hoa có thể kéo dài khoảng 14 ngày sau khi cắm. Chú ý: Hoa màu hồng và màu xanh thường héo nhanh hơn các loại hoa khác trong điều kiện ánh sáng yếu và nụ hoa thường khó nở. Do vậy đối với 02 màu này nên để độ thành thục cao hơn so với các màu khác. Trong quá trình cắm nên tránh dòng không khí từ lỗ thông khí vào hoa, nên để hoa ở nơi có nhiệt độ thấp hơn 220C thì sẽ kéo dài tuổi thọ của hoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2