Tài liệu môn Công tác xã hội với người di cư và nạn nhân buôn bán người
lượt xem 24
download
Tài liệu trình bày những vấn đề chung về người di cư và nạn nhân buôn bán người; những vấn đề gặp phải và nhu cầu của người di cư và nạn nhân của buôn bán người; luật pháp, chính sách và các chương trình hỗ trợ người di cư và nạn nhân của buôn bán người; các hoạt động của công tác xã hội trợ giúp người di cư và nạn nhân bị buôn bán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu môn Công tác xã hội với người di cư và nạn nhân buôn bán người
- 1. BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Chủ biên: NGUYỄN HIỆP THƯƠNG TÀI LIỆU MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI DI CƯ VÀ NẠN NHÂN BUÔN BÁN NGƯỜI 1|Page
- BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI DI CƯ VÀ NẠN NHÂN BUÔN BÁN NGƯỜI (Thời gian: 10 tiết) 1. Di cư 1. 1. Kiến thức cơ bản về người di cư Di cư từ lâu đã trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự di chuyển của công dân của một nước trong phạm vi lãnh thổ hoặc qua biên giới quốc gia là một trong những chủ đề quan trọng về chính sách, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Các dòng chảy của vốn, hàng hoá, thông tin qua biên giới giữa các quốc gia là điều không thể tránh khỏi. Cùng với những dòng chảy đó, các làn sóng lao động rời quê hương đi tìm những cơ hội kinh tế tốt hơn ngày càng gia tăng.. Có thể nói so với các nhân t ố bất ổn chính trị, kinh tế xã hội, chiến tranh, thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu thì các yếu tố kinh tế như thu nhập thấp, nghèo đói, thiếu việc làm và các lựa chọn mưu sinh là động lực chính trong quyết định di cư. Chênh lệch về mức sống, cơ hội có việc làm với thu nhậ p cao hơn ở trong nước đã thúc đẩy người dân di cư tìm những cơ hội mới, cho dù chỉ là tạm thời, ở nước ngoài. Di cư vì mục đích kinh tế là loại hình di cư nổi trội, đặc biệt trong điều k iện toàn cầu hoá và tự do kinh tế. Trong hơn hai thập kỷ qua, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, t hách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng khoảng tài chính khu vực v à toàn cầu, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi, thế và lực của đấ t 2|Page
- nước vững mạnh thêm nhiều. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạ o ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Trong thời gian này, làn sóng di cư của lực lượng lao động từ nông thôn ra thành thị và tới các khu công nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu lao động, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này dẫn tới tình trạng di cư gia tăng do sự chênh lệch giữa các vùng miền và giữa khu vực nông thôn và thành thị ngày càng lớn. Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy nhu cầu và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam đi lao động , học tập , du lịch, làm việc và cư trú ở nước ngoài. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO), nhu cầu đi lại, làm ăn, học tập, lao động, du lịch … của người dân ngày càng phong phú. Mặc dù chưa được thống kê đầy đủ nhưng số lượng công dân Việt Nam hiện đang lao động, học tập, sinh sống ở nước ngoài hiện đã lên đến nhiều triệu người. Thực tế đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người di dân cả trong nước và quốc tế, đó là vấn đề an toàn, tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở, nghề nghiệp, thu nhập, chăm sóc, nuôi dạy con cái… đòi hỏi phải có sự quan tâm, nghiên cứu để tìm ra phương pháp, cách thức trợ giúp người di cư một cách phù hợp để đảm bảo những quyền cơ bản của họ. 1.1.1. Khái niệm Di cư Theo tổ chức Di cư quốc tế (IOM): Di cư là sự di chuyển của một người hay một nhóm người, kể cả qua biên giới quốc tế hay trong một quốc gia. Là sự di chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào của con người, bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân; nó bao gồm di cư của người tị nạn, người lánh nạn, người di cư kinh tế và những người di chuyển vì những mục đích khác, trong đó có đoàn tụ gia đình.1 Người di cư Theo IOM thuật ngữ “ người di cư” thường được hiểu bao hàm mọi trường hợp di cư do cá nhân tự quyết đinh vì lý do “tiện ích cá nhân” mà không có sự can thiệp của 1 Giải thích thuật ngữ về di cư – Luật di cư quốc tế tái bản lần 2, Hà Nội, 2011. 3|Page
- nhân tố bắt buộc bên ngoài. Điều này cũng được áp dụng đối với những người và thành viên gia đình di chuyển tới một nước hoặc một vùng lãnh thổ để cải thiện điều kiện xã hội và vật chất của họ. 1.1.2. Các hình thức di cư. Có nhiều cách phân loại các hình thức di cư: Căn cứ vào phạm vi di cư thì có hình thức di cư trong nước di cư quốc tế; +Di cư trong nước: sự di chuyển người từ nơi này sang nơi khác trong một đất nước nhằm tạo lập một nơi cư trú mới. Việc di cư này có thể làm tạm thời hoặc lâu dài. Người di cư trong nước di chuyển nhưng vẫn trong nước đó như di cư từ nông thôn ra thành thị, từ khu vực này đến khu vực khác.... +Di cư quốc tế: Sự di chuyển những người rời nước gốc hoặc nước cư trú thường xuyên để tạo lập cuộc sống mới tại nước khác kể cả tạm thời hoặc lâu dài như đi học tập, lao động, sinh sống ở nước ngoài. Căn cứ vào thời gian di cư thì có di cư thời vụ di cư ngắn hạn – di cư dài hạn + Di cư thời vụ: Là hình thức di cư đi lao động, tìm kiếm việc làm mà đặc điểm công việc, việc làm phụ thuộc vào điều kiện mùa vụ và chỉ được thực hiện trong một phần của năm.. + Di cư ngắn hạn: Là hình thức di chuyển đến một nơi mà không phải nơi mình cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian ít nhất ba tháng nhưng chưa tới một năm, trừ trường hợp di chuyển vì mục đích giải trí, nghỉ lễ, thăm họ hàng, bạn bè, đi công việc hoặc chữa bệnh.. + Di cư dài hạn: Là hình thức mà người di cư chuyển đến một nơi không phải là nơi cư trú thường của học trong khoảng thời gian ít nhất một năm, do đó nơi đến trở thành nơi cư trú thường xuyên mới của họ. 4|Page
- Căn cứ vào mục đích di cư có hình thức di cư lao động di cư hôn nhân, đoàn tụ gia đình – buôn bán người. + Di cư lao động: Sự di chuyển từ nơi này sang nơi khác (có thể trong phạm vi quốc gia hoặc quốc gia khác) với mục đích lao động, tìm kiếm việc làm để cải thiện, nâng cao đời sống. + Di cư hôn nhân – đoàn tụ gia đình: Sự di chuyển từ nơi này đến một nơi khác vì lí do hôn nhân hoặc một gia đình được tái hợp sau một thời gian bị chia cắt qua việc di cư c ưỡng bức hay t ự nguyện tại một nơi không phải là nơi ở gốc của họ. Như đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, di cư sang Mỹ đoàn tụ gia đình sau chiến tranh... + Buôn bán người ( xem phần 2) Căn cứ vào luật pháp thì có hình thức di cư hợp pháp – không hợp pháp (bất hợp pháp) + Di cư hợp pháp: Là hình thức di cư diễn ra theo kênh hợp pháp và được công nhận, là hoạt động di cư có tổ chức, được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ rủi ro cho người di cư. Như di cư đi xây dựng khu kinh tế mới, xuất khẩu lao động.. + Di cư không hợp pháp: Là hình thức di cư đến nơi cư trú mới không theo kênh hợp pháp và không được công nhận, không phù hợp với quy định của luật pháp nơi đi hay nơi đến. Như di cư tự do đến các vùng không theo quy định của nhà nước, di cư trái phép qua biên giới ( vượt biên), buôn bán người....Di cư không hợp pháp có thể dẫn đến sự không an toàn, nhiều nguy cơ và rủi ro cao đối với người di cư.. Từ cách hiểu về thuật ngữ di cư hợp pháp và không hợp pháp có thể xác định thuật ngữ di cư an toàn và di cư không an toàn. 5|Page
- + Di cư an toàn Di cư an toan tr ̀ ươc hêt phai la di c ́ ́ ̉ ̀ ư co tô ch ́ ̉ ức, di cư hợp phap. ́ Ngươi tham gia di ̀ cư phai đ ̉ ược tư vân vê nh ́ ̀ ững điêu kiên cân thiêt, thâm chi băt buôc phai co tr ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̉ ́ ước khi tiên ́ hanh di c ̀ ư: ̉ ́ ̀ ững thu tuc hanh chinh va cac loai hô s Hiêu biêt vê nh ̉ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ̣ ̀ ơ giây t ́ ờ cân thiêt cua ng ̀ ́ ̉ ười muôn di c ́ ư. ́ ược nhưng thông tin c Năm đ ̃ ơ ban vê n ̉ ̀ ơi cư tru m ́ ơi.́ Được đao tao vê ̀ ̣ ̣ ̣ ̀ chuyên môn nghê nghiêp hoăc ngoai ng ̀ ̣ ư... ̃ Được thông tin vê nh ̀ ưng nguy c ̃ ơ, cam bây, tinh huông... co thê xay ra, găp phai ̣ ̃ ̀ ́ ́ ̉ ̉ ̣ ̉ trên con đường di cư, tai n ̣ ơi cư tru ḿ ơi... ́ Được trang bi môt sô ky năng s ̣ ̣ ́ ̃ ống để phòng ngừa và xử ly cac tinh huông bât ng ́ ́ ̀ ́ ́ ơ ̀ ̉ ̣ ̉ ̣ ́ ̉ ự bao vê ban thân tr xay ra trong cuôc sông đê ho co thê t ́ ̉ ̣ ̉ ươc khi nh ́ ờ đên cac c ́ ́ ơ quan luâṭ phap.́ + Di cư không an toàn Di cư không an toan la quá trình di c ̀ ̀ ư trong đó người tham gia di cư không được thực hiên nh ̣ ưng yêu câu tôi thiêu nêu trên.Vi vây nguy c ̃ ̀ ́ ̉ ̀ ̣ ơ găp rui ro kha cao va chinh hiên ̣ ̉ ́ ̀ ́ ̣ tượng nay đa tao điêu kiên cho nan buôn ng ̀ ̃ ̣ ̀ ̣ ̣ ười ngay cang phat triên. ̀ ̀ ́ ̉ Thực tê cho thây nhiêu ng ́ ́ ̀ ươi di c ̀ ư đa biêt ro con đ ̃ ́ ̃ ường cua minh không an toan ̉ ̀ ̀ nhưng vân quyêt đinh dân thân va kêt qua la thât bai, r ̃ ́ ̣ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ́ ̣ ơi vao đ̀ ường dây buôn ban ng ́ ười. ́ ượng nay phân l Đôi t ̀ ̀ ớn la phu n ̀ ̣ ữ va tre em. ̀ ̉ 1.2. Tình hình di cư ở Việt Nam hiện nay 1.2.1. Thực trạng di cư ở Việt Nam 1.2.1.1. Thực trạng di cư trong nước Theo báo cáo của Liên hợp quốc về tình hinh di cư trong nước ở Việt Nam dựa trên kết quả tổng điều tra dân số 2009 như sau: Dân di cư giữa các tỉnh tăng từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu người năm 1999 và lên 3,4 triệu người năm 2009. Nữ giới chiếm trên một nửa số dân di cư ở hầu hết các nhóm dân di cư. 6|Page
- Đa số dân di cư, đặc biệt là dân di cư liên tỉnh, thuộc nhóm tuổi từ 15 đến 29 tuổi. Tỷ lệ đang học tiểu học và trung học cơ sở ở nhóm trẻ em di cư thấp hơn đáng kể so với nhóm trẻ em không di cư. Cụ thể: Di cư, đặc biệt là di cư giữa các tỉnh đã tăng mạnh cả về số lượng và tỷ lệ hơn hẳn so với thập kỷ trước đó Di cư giữa các tỉnh hay nói cách khác di cư từ tỉnh này sang tỉnh khác tăng từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu người năm 1999 và lên 3,4 triệu người năm 2009 . Một dự báo dân số đơn giản cho thấy, tất cả các dòng di cư sẽ tăng lên và cụ thể là dòng dân di cư giữa các tỉnh sẽ tăng lên gần 6 triệu người, chiếm 6,4% tổng dân số vào năm 2019 Hiện tượng “nữ hóa di cư" Số liệu tổng điều tra cho thấy nữ giới chiếm trên một nửa số dân di cư ở hầu hết các nhóm dân di cư. Hơn nữa, tỷ lệ nữ trong nhóm dân di cư tăng, trong khi tỷ lệ này trong nhóm không di cư lại giảm qua ba thập kỷ gần đây. Nữ giới cũng có xu hướng di cư nhiều hơn ở các cấp hành chính thấp hơn (chẳng hạn di cư giữa các xã nhiều hơn di cư giữa các tỉnh). Di cư từ các địa phương khác ra thành phố lớn tăng cao và có sự khác biệt về luồng di cư giữa các vùng và các tỉnh Số liệu tổng điều tra cho thấy các đô thị đông dân cũng chính là những nơi có nhiều người nhập cư. Ngoại trừ một số tỉnh là nơi tập trung các khu công nghiệp, những tỉnh có tỷ trọng dân nhập cư cao là những tỉnh có tỷ trọng dân số thành thị cao và ngược lại. Các khu vực có tỷ lệ đô thị hoá cao cũng là nơi có tỷ lệ dân nhập cư cao; các đô thị đặc biệt bao gồm các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có tỷ trọng dân nhập cư cao nhất. Vùng Đông Nam Bộ là vùng nhập cư chủ yếu và tăng nhanh hơn trong giai đoạn 20042009. Ngược lại, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất cư chủ yếu và cũng tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2004 2009. Tổng TĐT năm 2009 cho thấy dân nhập cư chiếm tới trên 10% tổng số dân ở một số tỉnh; đặc biệt, trên một phần ba số dân của tỉnh Bình Dương là người nhập cư. Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng một triệu người và Bình Dương có khoảng nửa triệu người nhập cư thuần. 7|Page
- Di cư từ nông thôn ra thành thị làm gia tăng khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Số liệu TĐT dân số và nhà ở cho thấy dân không di cư sống ở thành thị có nhiều lợi thế hơn dân không di cư sống ở nông thôn: dân không di cư sống ở thành thị được đào tạo cao hơn, mức sống cao hơn, tỷ lệ người lớn đã hoàn thành bậc tiểu học cao hơn, tỷ lệ sử dụng nguồn nước sạch và hố xí hợp vệ sinh cao hơn. Các kết quả cũng cho thấy dân di cư từ nông thôn ra thành thị có nhiều lợi thế hơn dân không di cư sống ở nông thôn và đôi khi hơn cả dân không di cư sống ở thành thị. Một mặt, các kết quả TĐT cho thấy chất lượng sống của dân di cư từ nông thôn ra thành thị có những cải thiện đáng kể sau di cư do điều kiện sống ở khu vực thành thị cao hơn hẳn khu vực nông thôn. Mặt khác, các kết quả trên phần nào bị ảnh hưởng bởi tính chọn lọc của dân di cư: dân di cư từ nông thôn ra thành thị là những người khá giả hơn và có trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật cao hơn những người không di cư ở nông thôn nơi họ ra đi. Tính chọn lọc của di cư này góp phần làm gia tăng khoảng cách giữa nông thôn và thành thị thông qua di cư. Di cư có ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của trẻ em di cư trong độ tuổi đến trường Số liệu điều tra dân số cho thấy tỷ lệ đang học tiểu học và trung học cơ sở của trẻ em trong độ tuổi đến trường này ở nhóm trẻ em di cư thấp hơn đáng kể so với nhóm trẻ em không di cư. Khác biệt rõ ràng và lớn nhất được tìm thấy trong nhóm trẻ em di cư giữa các tỉnh. Từ thực trạng về tình hình di cư trong nước của Việt Nam báo cáo cũng chỉ ra một khuyến nghị: Dân di cư đã và đang tăng nhanh và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng dân số. Các cơ quan bộ ngành ở trung ương và địa phương khi xây dựng các kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế xã hội ở trung ương và địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến số lượng và đặc điểm dân di cư. Mặt khác, các chiến lược nhằm giúp cải thiện cuộc sống và phát triển nhân lực dành cho người dân di cư cần phải được lồng ghép vào tất cả các chính sách, kể cả các kế hoạch phân bổ ngân sách có liên quan. Để giảm sự cách biệt về điều kiện sống giữa nơi đi và nơi đến của dân di cư, các chính sách phát triển quốc gia và phát triển vùng cần phát huy tối đa những lợi ích do 8|Page
- di cư mang lại và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi và những khó khăn mà người dân nơi đi phải đối mặt. Mặt khác cũng cần chú ý rằng hình thái dân số già hóa đã quan sát được trong nhóm di cư và không di cư ở nơi đến: Nơi đến nhận được nhiều lao động trẻ thông qua di cư trong khi nơi đi phải đối mặt với già hóa dân số và những hệ quả của nó như gia tăng tỷ lệ phụ thuộc, tăng hỗ trợ an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người già. Vì vậy, việc phân bổ ngân sách quốc gia cho các tỉnh cần tính đến các yếu tố này nhằm giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và đô thị, giữa nơi đi và nơi đến. Cần phải cân nhắc việc sửa đổi các chính sách giáo dục để tạo cơ hội đến trường bình đẳng cho trẻ em di cư và không di cư. Tương tự, các chính sách tiếp cận đến các dịch vụ xã hội khác cần được chỉnh sửa để dỡ bỏ các rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của người di cư tại nơi đến. 1.2.1.2. Thực trạng di cư ra nước ngoài Theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao về tổng quan tình hinh di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài tháng 12/2011, thì có những hình thái di cư chủ yếu sau: Di cư lao động; di cư du học; di cư hôn nhân – gia đình; buôn bán người. Cụ thể : Về di cư lao động: Theo báo cáo hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ, với khoảng hơn 30 ngành nghề khác nhau từ lao động đơn giản đến lao động kỹ thuật cao. Bình quân mỗi năm Việt Nam đưa được 80.000 lao động đi làm việc. Có 4 hình thức chủ yếu đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài là: Qua doanh nghiệp dịch vụ hoặc các tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; qua doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, đầu tư ra nước ngoài, qua doanh nghiệp đưa người đi làm việc dưới hình thức thực tập sinh nâng cao tay nghề; qua hợp đồng cá nhân. Trong đó chủ yếu đi theo hình thức các doanh nghiệp và các tổ chức sự nghiệp có chức năng và được cấp phép đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài. Nhìn chung, lao động Việt Nam được thị trường nước ngoài chấp nhận,thu nhập của lao động của Việt Nam ở nước ngoài tương đối ổn định cao hơn ở trong nước khoảng 2 – 3 lần so với cùng trình độ, ngành nghề. Do vậy trong những năm sắp tới, xu hướng 9|Page
- người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài vẫn còn nhu cầu lớn và vẫn có thể gia tăng. Di cư du học: Du học sinh Việt Nam hiện nay có mặt tại 50 quốc gia, vùng lãnh thổ với con số trên 100.000 người. Trong đó 90% là học sinh đi học tự túc, còn 10% còn lại có học bổng từ các nguồn tài chính khác nhau của nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ. Sự lựa chọn các nước đến học tập do nhiều yếu tố quy định. Ngoài yếu tố về học phí, trình độ phát triển, khoảng cách địa lý thì còn tùy thuộc vào ngành nghề học tập, đào tạo và tâm lý của gia đình và du học sinh. Tuy nhiên các nước du học sinh lựa chọn nhiều là Australia, Canada, Hoa Kỳ, Newzeland, Singapores, Nhật, Pháp, Trung Quốc… Hiện nay, xu hướng các du học sinh, đặc biệt là các du học sinh tự túc là được ở lại các nước học tập làm việc, đặc biệt các nước châu âu, bắc mỹ, một số nước châu á có nền kinh tế phát triển.Vì thế, để làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi chúng ta cần có cơ chế, chính sách phương thức kết nối, tiếp cận được với du học sinh Việt Nam trên toàn thế giới để có thể nắm bắt đầy đủ số liệu, tình hình cụ thể, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của du học sinh và có sự bảo hộ cần thiết đối với họ. Di cư hôn nhân – gia đình: Ở Việt Nam, hôn nhân quốc tế hay hôn nhân có yếu tố nước ngoài là một vấn đề phổ biến, báo cáo của Bộ Tư Pháp, từ năm 2005 – 2010 số công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài là 133.289 người. Mặc dù việc các nước mà công dân Việt Nam kết hôn khoảng 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên tập trung chủ yếu là kết hôn với công dân Hàn Quốc, Đài Loan ( Trung Quốc). Bên cạnh việc hôn nhân tự nguyện, đúng luật pháp thì vẫn còn nhiều hiện tượng kết hôn mang tính chất thương mại, trái pháp luật. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cố gắng thực hiện những hoạt động, các chính sách để đưa hoạt động này vào quy củ, tuy nhiên việc kết hôn không hợp pháp, trái pháp luật, mang tính chất thương mại vẫn đang có chiều hướng gia tăng… Điều này dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho những công dân Việt Nam ( đặc biệt là phụ nữ) khi kết hôn với công dân nước ngoài. 10 | P a g e
- 2. Nạn nhân của buôn bán người 2.1. Kiến thức cơ bản về nạn nhân của buôn bán người 2.1.1. Khái niệm * Buôn bán người Nạn buôn người là hoạt động thương mại bất hợp pháp và trở thành ngành công nghiệp tội phạm lớn thứ ba trên thế giới sau ma túy và mua bán vũ khí. Trong nhiều năm qua, thuật ngữ “buôn bán người” hay “buôn người” đã được sử dụng như những thuật ngữ bao trùm cho các hoạt động có liên quan khi một người khống chế hoặc giữ một người khác để buộc họ phải làm việc. Nạn nhân của hoạt động buôn người bất kể trước đó họ đã từng đồng ý, hay bị lừa gạt, cưỡng ép thì đều rơi vào tình trạng bị bóc lột hay rơi vào cảnh nô lệ. Theo điều 3, Nghị Định thư của Liên Hợp Quốc về phòng, chống và trừng phạt việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bổ sung cho Công ước Liên Hợp Quốc về chống Tội phạm Có tổ chức Xuyên quốc gia thì việc buôn bán người bao gồm: "các hình thức tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp, tiếp nhận người thông qua các biện pháp đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc các hình thức khác như ép buộc, bắt cóc, lừa đảo, hoặc gian lận, lạm dụng quyền lực hoặc vị trí của nhóm dễ bị tổn thương hoặc thông qua việc nhận hoặc trả tiền… cho người đang nắm quyền kiểm soát người khác, vì mục đích bóc lột."2. Công cụ quốc tế chính trong đấu tranh chống Buôn bán người là “Hiệp ước phòng chống, ngăn chặn và trừng phạt buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung vào Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Hiệp ước được Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Palermo, Ý sửa đổi năm 2000 và được gọi tắt là Hiệp ước Palermo. Điều 3 của Hiệp ước đã ghi rõ định nghĩa về buôn bán người được quốc tế chấp nhận. Theo đó, buôn bán người là “hình thức tuyển dụng, chuyên chở, chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận người, bằng những công cụ như dây thừng, hay dùng lực hoặc các hình thức khác như cưỡng bức, ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, dụ dỗ, lạm dụng quyền lực hay vị trí của nhóm yếu thế hay qua việc cho hoặc nhận hoặc hỗ trợ tiền để đạt được sự thoả Bruno Maltoni, Di cư bất hợp pháp và buôn bán người: Thu thập dữ liệu, Hội thảo di cư quốc tế, Hà Nội, Việt 2 Nam, 12/6/2011.Nguồn http://www.iom.int.vn 11 | P a g e
- thuận của một người để kiểm soát người khác vì mục đích bóc lột. Mục đích bóc lột bao gồm, ít nhất, bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức hay cung cấp các dịch vụ không mong muốn, nô lệ hay các hình thức giống nô lệ, chiếm đoạt, hay cắt bỏ các cơ quan trên cơ thể”3. Hiệp ước quy định, nếu xảy ra bất kể trường hợp, tình huống nào nói trên, sự chấp thuận của nạn nhân sẽ được xem như là không liên quan tới sự bóc lột có chủ ý. Ngoài ra, việc tuyển dụng, chuyên chở, chuyển giao, chứa chấp hay nhận trẻ em với mục đích bóc lột sẽ bị coi là một hoạt động buôn bán người. Định nghĩa này bao gồm ba thành tố cần thiết và có mối quan hệ tương quan: hành động (tuyển dụng, chuyên chở, v.v…), công cụ (đe doạ, sử dụng lực, lừa gạt, v.v…), và mục đích (bóc lột nạn nhân). Buôn bán là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều hành động có mối quan hệ tương quan lẫn nhau. Như vậy, về cơ bản buôn bán người liên quan đến việc vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp người thông qua thông qua cưỡng chế, cưỡng ép hoặc lừa đảo và đẩy họ vào tình trạng bị bóc lột. Bóc lột được thực hiện dưới nhiều hình thức: bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động hoặc phục dịch, nô lệ hoặc làm việc tương tự như nô lệ hoặc giúp việc trong tình trạng nô lệ. Buôn bán người thường được thực hiện bởi những phương tiện chuyên chở nạn nhân qua biên giới (Buôn bán ra nước ngoài), nhưng nó cũng có thể xảy ra trên quê hương của nạn nhân cũng như ở một nơi mà nạn nhân tự nguyện đến vì muốn nhập cư hay tị nạn. Buôn bán ra nước ngoài có thể liên quan đến nhiều hơn một nước: một nước gửi, nơi nạn nhân được tuyển chọn, một nước trung chuyển, nơi lộ trình buôn bán đi qua, và một nước đích, nơi nạn nhân bị mua và bị bóc lột. Đối với trường hợp bị buôn bán trong nước, nạn nhân có thể bị chuyển tiếp liên tục từ tỉnh này sang tỉnh khác nhằm cắt mối liên hệ với gia đình và xã hội trước khi bị buôn bán. Đường dây buôn bán người diễn ra qua 3 giai đoạn nói chung: Một là, hành động tuyển chọn, chuyên chở, chuyển giao/trung chuyển, chứa chấp hay nhận người dưới hình thức ép buộc, cưỡng bức, doạ dẫm, lừa gạt, dụ dỗ, lạm dụng quyền lực hay khả năng dễ bị xâm hại; Hai là, kiểm soát nạn nhân thông qua việc cưỡng ép, doạ dẫm, lừa gạt, dụ dỗ, lạm dụng quyền lực hay khả năng dễ bị xâm hại; Ba là, bóc lột nạn nhân, cơ thể/sức lao động của nạn nhân. Mỗi nước trên thế giới, dù giầu hay nghèo, đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi loại Bruno Maltoni, Di cư bất hợp pháp và buôn bán người: Thu thập dữ liệu, Hội thảo di cư quốc tế, Hà Nội, Việt 3 Nam, 12/6/2011.Nguồn http://www.iom.int.vn 12 | P a g e
- hình phạm tội này, và mỗi người đều có thể trở thành nạn nhân của buôn bán người. Tuy nhiên, những người dễ bị tổn thương nhất là người nghèo, người thiếu cơ hội học tập và việc làm và những người đang sống trong xã hội chịu ảnh hưởng của nền chính trị không ổn định, phân biệt xã hội và tham nhũng, vì mong ước có những cơ hội tốt hơn khiến họ dễ bị lừa gạt, dụ dỗ bởi những lời hứa hão huyền về một cuộc sống tốt đẹp hơn của bọn buôn người và tiếp đó bị rơi vào vòng xoáy của chúng. *Nạn nhân của buôn bán người Nhu cầu về nhân công, dịch vụ giải trí và tình dục giá rẻ được cho là những nguyên nhân chính dẫn tới việc buôn bán người. Bên cạnh đó là các yếu tố về cơ hội, nguồn lực cũng như những bất bình đẳng về kinh tế và xã hội khiến nhiều người trở thành nạn nhân của đường dây buôn bán người. Một người được xác định là nạn nhân của buôn bán người khi người đó bị một đối tượng dụ dỗ, rủ rê, đưa đi khỏi địa phương đến một địa phương khác trong cùng một nước hoặc sang một nước khác và cuối cùng bị khai thác vì vụ lợi cá nhân hay tiền bạc. Theo Tuyên bố Liên Hiệp Quốc về những Nguyên tắc Pháp lý cơ bản đối với nạn nhân và Lạm dụng quyền lực, “Nạn nhân là những người, cá nhân hay tập thể, phải chịu những tổn hại, bao gồm cả thể chất và tinh thần, mất mát về tình cảm, tổn thất về kinh tế, hay sự tước đoạt dần các quyền con người cơ bản của họ, bằng những hành động vi phạm luật hình sự của nhà nước […]”4. Định nghĩa này nhấn mạnh một số đặc điểm và dấu hiệu hữu ích trong việc nhận biết nạn nhân của buôn bán người. Một là, tổn thương về thể chất và tinh thần, nhìn chung có thể nhìn thấy trực tiếp trên cơ thể nạn nhân, đặc biệt trong trường hợp nạn nhân bị bóc lột tình dục và bán bộ phận trên cơ thể, và đặc biệt trong nhóm dễ bị tổn thương là phụ nữ và trẻ em. Hai là, mặc dù khó có thể nhận biết được nhưng những mất mát về tình cảm ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả nạn nhân của buôn bán người. Ba là, nạn nhân của buôn bán người cũng phải gánh chịu những tổn thất về kinh tế do bị bóc lột sức lao động và số tiền họ phải trả cho đường dây buôn người để chúng sắp xếp việc trung chuyển nạn nhân đến nước đích. Cuối cùng, hoàn cảnh nô lệ của họ cũng thể hiện một rào cản trong việc thực thi Bruno Maltoni, Di cư bất hợp pháp và buôn bán người: Thu thập dữ liệu, Hội thảo di cư quốc tế, Hà Nội, Việt 4 Nam, 12/6/2011.Nguồn http://www.iom.int.vn 13 | P a g e
- các quyền con người cơ bản của nạn nhân. Ngoài ra, chính những nạn nhân của buôn bán người tự tìm đến những nơi không phải xuất xứ của họ định cư và sau đó, bị bóc lột và lao động khổ sai cũng gây khó khăn trong việc thực hiện quyền con người của họ. Nạn nhân của buôn bán người có thể ở trong các ngành và các môi trường khác nhau, cụ thể như sau: Công nghiệp mãi dâm; Môi trường làm việc gia đình; Công xưởng bóc lột sức lao động công nhân; Ngành xây dựng; Ngành nông nghiệp và nông trại; Ngư nghiệp; Ngành du lịch; Ăn xin… 2.1.2 Các hình thức buôn bán người Trên thế giới, các hình thức chủ yếu của nạn buôn người gồm có: Một là, lao động cưỡng bức. Các nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn các hoạt động buôn bán người trên thế giới núp dưới hình thức lao động cưỡng bức. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính tỷ lệ nạn nhân bị buôn bán vì mục đích cưỡng ép tình dục với nạn nhân bị cưỡng bức lao động là 1/9. Lao động cưỡng bức, hay còn được gọi là nô lệ cưỡng bức có thể đã xảy ra khi những kẻ sử dụng lao động bất lương bóc lột những người lao động dễ bị tổn thương hơn do tỷ lệ thất nghiệp cao, nghèo đói, tội ác, phân biệt, tham nhũng, xung đột chính trị hay do nền văn hóa chấp nhận hoạt động này. Người nhập cư là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương, nhưng người ta cũng có thể bị cưỡng ép lao động ngay tại chính đất nước mình. Những nạn nhân nữ của lao động cưỡng bức hay lao động trừ nợ, nhất là những phụ nữ và em gái làm nô lệ tại gia cũng thường xuyên bị bóc lột tình dục. Hai là, buôn người vì mục đích tình dục. Buôn người vì mục đích tình dục chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn nhưng vẫn là một phần đáng kể trong toàn bộ các hình thức buôn bán người. Khi một người trưởng thành bị đe dọa, cưỡng ép hay lừa gạt làm mại dâm – hay tiếp tục bị buộc làm mại dâm do bị đe dọa – thì người đó là nạn nhân của hoạt động buôn người vì mục đích tình dục. Tất cả những ai tham gia vào quá trình tuyển dụng, chứa chấp, vận chuyển, tiếp nhận hay giành lấy đối tượng vì mục đích này đều là người phạm tội buôn bán người. Buôn người vì mục đích tình dục cũng có thể xảy ra bên trong phạm vi hình thức lao động trừ nợ khi phụ nữ và trẻ em gái bị ép buộc phải tiếp tục hoạt động mại dâm vì những khoản “nợ” bất hợp pháp xuất phát từ việc vận chuyển, tuyển dụng, thậm chí là “bán” họ, và những kẻ bóc lột yêu cầu họ phải trả trước khi được tự do. Cũng cần hiểu rõ rằng việc một người ban đầu tự nguyện tham gia hoạt động mại 14 | P a g e
- dâm không phải là yếu tố pháp lý có vai trò quyết định: nếu sau đó họ bị ép buộc hành nghề vì bị lừa gạt về mặt tâm lý hay cưỡng ép về thể chất thì họ vẫn là nạn nhân của hoạt động buôn người và cần được nhận những lợi ích được nêu trong Nghị định thư Palermo và các luật sở tại hiện hành. Ba là, lao động trừ nợ. Sử dụng các khoản nợ làm một hình thức để cưỡng ép hay đe dọa. Thông thường, hành vi này được gọi là “lao động trừ nợ” hay “làm công trừ nợ” và từ lâu đã bị luật pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm được quy định trong luật pháp Hoa Kỳ dưới tên peonage theo tiếng Tây Ban Nha và Nghị định thư Palermo cũng đã yêu cầu hình sự hóa hoạt động này như là một hình thức buôn bán người. Người lao động trên khắp thế giới trở thành nạn nhân của lao động trừ nợ khi những kẻ buôn người hay chủ lao động gắn điều kiện bất hợp pháp rằng người lao động phải mặc nhiên chịu một khoản nợ ban đầu trước khi chính thức được nhận vào làm việc. Người lao động cũng có thể phải gánh một khoản nợ do các hệ thống lao động trừ nợ truyền thống hơn. Chẳng hạn như ở Nam Á, theo ước tính có hàng triệu nạn nhân bị buôn bán phải làm việc để trả các khoản nợ của ông cha họ. Bốn là, lao động di cư làm công để trừ nợ. Sự lạm dụng các hợp đồng và điều kiện lao động nguy hiểm đối với những lao động di cư không nhất thiết cấu thành hành vi buôn bán người. Tuy nhiên, các chi phí bất hợp pháp và các khoản nợ của họ ở nước nguồn, thông thường có sự hỗ trợ của các tổ chức lao động và người sử dụng lao động ở nước đến có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm công trừ nợ. Trường hợp này xảy ra ngay cả khi người lao động làm việc cho chủ lao động với tư cách lao động ngắn hạn trong các chương trình làm việc tạm thời. Năm là, nô lệ tại gia. Một hình thức lao động cưỡng bức đặc biệt là những người lao động tại gia bị bắt làm nô lệ miễn cưỡng, họ làm việc trong môi trường không chính thống, cũng là nơi sinh sống và thường không làm việc cùng với những người lao động khác. Môi trường này thường tách biệt những người lao động tại gia khỏi xã hội, tạo thuận lợi cho việc bóc lột cưỡng ép vì chính quyền không thể dễ dàng kiểm tra các địa điểm thuộc sở hữu tư nhân như với những nơi làm việc chính thống. Các thanh tra và người lao động cho biết có rất nhiều trường hợp bị ốm đau mà không được chữa trị, và bi kịch hơn, đó là tình trạng lạm dụng tình dục lan tràn, trong một số trường hợp thì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nộ lệ miễn cưỡng. 15 | P a g e
- Sáu là, lao động trẻ em cưỡng bức. Phần lớn cả các tổ chức quốc tế và luật pháp của các nước đều thừa nhận trẻ em có thể tham gia vào một số loại hình công việc một cách hợp pháp. Tuy nhiên ngày càng có nhiều sự đồng thuận về việc cần xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Việc mua bán trẻ em và lừa gạt trẻ em khiến các em rơi vào tình trạng bị cưỡng bức lao động hay lao động trừ nợ là một trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và cũng là những hình thức của nạn buôn người. Một trẻ nhỏ có thể là nạn nhân của hoạt động buôn người bất kể địa điểm bị bóc lột là ở đâu. Những dấu hiệu của việc trẻ em có thể bị cưỡng bức lao động bao gồm cả những trường hợp mà trẻ em có vẻ như bị một người không trong gia đình giữ, mà những công việc các em làm lại mang lại lợi ích vật chất cho một người khác không thuộc gia đình của các em đó và không cho các em được lựa chọn được rời đi. Các hành động đối phó với nạn buôn người cần được bổ sung nhưng không thay thế các biện pháp truyền thống chống lại lao động trẻ em, chẳng hạn như giáo dục. Tuy nhiên, khi trẻ em bị bắt làm nô lệ thì không thể để những kẻ lạm dụng các em thoát khỏi các hình phạt hình sự bằng cách thay thế bằng các biện pháp xử lý hành chính đối với những vi phạm về lao động trẻ em. Bảy là, lính trẻ em. Lính trẻ em có thể là một dấu hiệu của hành vi buôn bán người khi các lực lượng vũ trang tuyển dụng hay sử dụng bất hợp pháp trẻ em – bằng biện pháp cưỡng ép, gian lận hay đe dọa – nhằm mục đích biến các em thành lính tham gia chiến đấu hoặc để bóc lột lao động hoặc tình dục. Thủ phạm gây ra những vụ buôn bán này có thể là các lực lượng thuộc chính phủ, các tổ chức bán quân sự hoặc các nhóm phiến quân. Nhiều trẻ em bị bắt cóc bằng vũ lực và bị bắt đi lính. Những trẻ em khác bị bắt làm khuân vác, đầu bếp, bảo vệ, đầy tớ, người đưa tin hay gián điệp một cách bất hợp pháp. Những em gái có thể bị cưỡng ép kết hôn hay quan hệ tình dục với những người lính là nam giới. Cả lính trẻ em trai và gái đều thường xuyên bị lạm dụng tình dục và có nguy cơ cao bị lây nhiễm các bệnh truyền qua đường tình dục. Tám là, buôn bán trẻ em vì mục đích tình dục. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, UNICEF, có đến hai triệu trẻ em phải hoạt động mại dâm trong ngành thương mại tình dục trên toàn cầu. Các hiệp ước và nghị định thư quốc tế đều bắt buộc phải hình sự hóa việc bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại. Hành vi sử dụng trẻ em trong ngành thương mại tình dục bị luật pháp Hoa Kỳ, Nghị định thư Palermo và ở các quốc gia trên toàn thế giới nghiêm cấm. Không có bất kỳ một ngoại lệ hay lý giải về 16 | P a g e
- văn hóa hay kinh tế xã hội nào có thể ngăn cản việc giải cứu trẻ em khỏi tình trạng bị cưỡng bức tình dục. Nạn buôn người vì mục đích tình dục gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng với trẻ em, trong đó có những tổn thương lâu dài cả về sinh lý và tâm lý, bệnh tật (gồm cả HIV/AIDS), nghiện ma túy, mang thai ngoài ý muốn, suy dinh dưỡng, bị xã hội tẩy chay và có thể còn dẫn đến tử vong. Chín là, Buôn bán bộ phận trên cơ thể. Buôn bán bộ phận trên cơ thể liên quan đến việc buôn bán thương mại những cơ quan của con người hay tuyển chọn người với mục đích cắt bỏ và bán cơ quan của họ. Việt Nam vừa là nước nguồn vừa là nước đến của nam giới, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán đặc biệt là vì mục đích cưỡng ép lao động hoặc cưỡng ép tình dục. Ở Việt Nam, có thể phân chia buôn bán người theo ba loại hình khác nhau. Một là, cưỡng ép tình dục. Những phụ nữ Việt Nam chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc sang Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore để kết hôn bất hợp pháp và trẻ em bị bán sang Campuchia làm gái mại dâm. Có hai kiểu buôn bán phụ nữ để kết hôn phổ biến: thứ nhất, phụ nữ bị bán, bị xui khiến, bị lừa và đôi khi là bị bắt cóc mang sang biên giới phía Bắc của Việt Nam để làm vợ những người đàn ông sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh ở phía Nam Trung Quốc, số khác được môi giới kết hôn với những người đàn ông từ Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc; thứ hai, phụ nữ bị buôn bán thông qua mạng lưới "đặt hàng cô dâu qua thư tín" để lấy những người đàn ông ở quốc gia khác vẫn chủ yếu là đàn ông châu Á. Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang các nước ở châu Á vì mục đích cưỡng ép tình dục thường bị lừa gạt bởi các cơ hội việc làm giả mạo và bị bán cho các nhà chứa ở biên giới với Campuchia, Trung Quốc và Lào, một số người sau đó bị đưa sang nước thứ ba như Thái Lan và Malaysia. Trẻ em Việt Nam ở các vùng nông thôn bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, bị buộc phải bán hàng rong trên phố và đi xin ăn ở các thành phố lớn, các em thường là nạn nhân của những đường dây tội phạm có tổ chức, một số trẻ em Việt Nam là nạn nhân của các vụ cưỡng ép lao động và lao động trừ nợ ở các nhà xưởng quy mô gia đình. Việt Nam là đích đến của những khách du lịch tình dục trẻ em, theo báo cáo thì những người này đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Vương quốc Anh, Úc, châu Âu và Hoa Kỳ, tuy nhiên hoạt động này không được cho là sẽ lan rộng. Loại hình thứ hai là cưỡng bức lao động. Việt Nam là nước nguồn của nam giới 17 | P a g e
- và phụ nữ di cư sang nước ngoài để làm việc, chủ yếu thông qua các công ty xuất khẩu lao động nhà nước và các công ty xuất khẩu lao động tư nhân chủ yếu ở các nước như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, cũng như ở Thái Lan, Indonesia, Vương quốc Anh, Cộng hòa Séc, Nga và Trung Đông, và một số người đã rơi vào tình trạng bị cưỡng ép lao động. Loại hình thứ ba là trẻ em bị bán đi làm con nuôi; loại hình này dù chưa phổ biế nhưng luôn tiềm tàng và có khả năng gia tăng. Những loại hình buôn bán người này trước đó chỉ xuất hiện ở một số tỉnh biên giới quốc tế với Trung Quốc và Campuchia. Tuy nhiên, do giao thông ngày càng được cải thiện cùng với các chính sách biên giới mở đặc biệt là sự phát triển của du lịch và thương mại đã khiến hoạt động buôn bán người trở nên phức tạp và có nhiều loại hình đa dạng hơn, xuất hiện ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam. 2.1.3 Các nhóm đối tượng là nạn nhân của buôn bán người Nhiều quan niệm thông thường cho rằng chỉ có phụ nữ trẻ (trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi) mới là nạn nhân của buôn bán người. Song, trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của buôn bán người bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và nam giới. Trẻ em đang ngày càng trở thành một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương hơn, với những nạn nhân trung bình khoảng 10 tuổi. Nhìn chung cả phụ nữ và trẻ em bị buôn bán đều có trình độ giáo dục ở mức chưa hoàn thành tiểu học hoặc chưa hoàn thành ở cấp độ trung học cơ sở, trung học phổ thông. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt các kinh nghiệm sống, các kỹ năng xã hội của các nạn nhân. Phụ nữ và trẻ em bị buôn bán từ Việt Nam thường là người Kinh, tuy nhiên trong nhiều trường hợp là người dân tộc thiểu số. Nhiều ý kiến cho rằng, người dân tộc thiểu số là nhóm người có nguy cơ ít bị buôn bán nhất vì họ sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, có các hành vi di cư khác biệt, dù như vậy nhưng khi các địa điểm du lịch ngày càng được mở ra nhiều hơn, sự biệt lập về mặt địa lý của các nhóm dân tộc thiểu số cũng sẽ giảm xuống và những thay đổi về kinh tế xã hội sẽ khiến cho nạn nhân buôn bán người thuộc nhóm dân tộc thiểu số sẽ tăng lên. Buôn bán người luôn được hiểu như là một hệ quả của nghèo đói do đại đa số những phụ nữ và trẻ em bị buôn bán đều xuất phát từ các vùng nông thôn và từ các gia đình nông dân nghèo. Cha mẹ thông thường có trình độ học vấn thấp, giáo dục gia đình 18 | P a g e
- kém. Nhiều gia đình còn gặp phải những vấn đề như rượu chè, bạo lực, tàn tật, cha mẹ đơn thân, ly dị hoặc có cuộc sống không hạnh phúc. Trong nhiều trường hợp, thì phụ nữ trẻ em đã bị lừa gạt, ép buộc thậm chí bị bắt cóc, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp phụ nữ và trẻ em đã đi tự nguyện với mục đích để có thu nhập đỡ đần cho gia đình ở lại quê hương. Phụ nữ bị buôn bán đề kết hôn bất hợp pháp, làm gái mại dâm hoặc làm các công việc giống như nô lệ khác. Buôn bán người làm mại dâm phổ biến nhất ở miền Nam, chủ yếu là buôn bán trẻ em và phụ nữ sang Campuchia. Trẻ em bên cạnh việc bị buôn bán cho ngành công nghiệp tình dục mà còn bị bán để đi ăn xin, làm giúp việc, xây dựng, lao động trong các doanh nghiệp nhỏ, làm việc trong các hầm mỏ hay trên tàu thuyền đánh cá. Bên cạnh nhiều trường hợp trẻ em bị lừa bán đoi khi cũng có những gia đình bán con cái của chính họ thông qua bọn mối lái để lấy tiền trang trải cuộc sống gia đình. Nạn buôn người hướng tới đối tượng nam giới vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng và hệ thống, tuy nhiên, có những báo cáo và bài báo đã cung cấp thông tin về hình thức tuyển dụng lao động giống như buôn bán người đối với những công nhân tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động. Nhiều nam giới tình nguyện đi lao động ở nước ngoài phải trả một khoản chi phí ban đầu cho các dịch vụ và sau đó được tuyển vào làm việc tại các nhà máy ở nước ngoài. Họ rời khỏi Việt Nam bằng máy bay cùng với các loại giấy tờ hợp pháp trong đó có cả visa ra vào. Tuy nhiên, hầu hết những công nhân này không được hưởng những điều kiện làm việc ghi trong hợp đồng mà họ đã ký, khi họ đến nơi thì công việc thường không như họ mong đợi; thậm chí trong nhiều trường hợp, tiền lương họ được trả cũng không giống số tiền lương đã được ký kết trong hợp đồng. Kết quả là nhiều người trong số họ đã rời bỏ nơi ký kết hợp đồng để đi tìm việc nơi khác. Thế nhưng các giấy tờ hợp pháp của họ lại do công ty nơi mà họ ký kết hợp đồng nắm giữ vì vậy sau đó họ trở thành những người cư trú bất hợp pháp và luôn phải lẩn tránh cảnh sát. Nếu họ bị bắt thì lập tức bị giam giữ và trục xuất. Các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam, hầu hết là các công ty nhà nước có thể áp dụng mức phí cao hơn mức phí mà luật pháp quy định, đôi khi người lao động phải trả cho các công ty tuyển dụng mức phí lên đến 10.000 đôla Mỹ để sang nước ngoài làm việc, họ phải gánh những khoản nợ thuộc loại lớn nhất trong số những công nhân châu Á làm việc tại nước ngoài, khiến họ dễ rơi vào tình trạng bị lao động trừ nợ và lao động cưỡng bức, và khi sang đến nước đến, một vài công nhân mới nhận ra rằng họ bị bắt buộc phải làm 19 | P a g e
- việc trong những điều kiện dưới chuẩn, được trả lương rất ít hoặc không được trả lương và không được tiếp cận với kênh trợ giúp pháp lý đáng tin cậy nào. 2.2 Tình hình nạn buôn bán người ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Thực trạng nạn buôn bán người ở Việt Nam Hoạt động buôn bán người đang diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp, nó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng vì xâm phạm đến những quyền cơ bản của con người như quyền tự do di chuyển, quyền lựa chọn, quyền kiểm soát bản thân… Thực trạng buôn bán người có đặc điểm riêng theo từng quốc gia, khu vực. Hình thức phổ biến nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ em để bóc lột tình dục. Ngoài ra thì phụ nữ và trẻ em cũng bị buôn bán vì nhiều mục đích khác như cưỡng bức lao động trong các ngành công nghiệp như khách sạn, nhà hàng, công trường xây dựng, lâm nghiệp, khai thác mỏ hoặc nông nghiệp, trong các công xưởng cùng các hình thức nhận con nuôi bất hợp pháp hay lấy các bộ phận của cơ thể. Nạn buôn người rất phổ biến, là hoạt động thương mại bất hợp pháp và trở thành ngành công nghiệp tội phạm lớn thứ ba trên thế giới sau ma túy và mua bán vũ khí, bọn tội phạm buôn người kiếm được 32 tỉ USD mỗi năm thông qua việc buôn và bán người5. Hậu quả của nạn buôn người rất ghê gớm. Nạn nhân phải hứng chịu những tổn thương về tâm sinh lý nặng nề do bị lạm dụng hãm hiễm, đe dọa, khủng bố gia đình và có thể dẫn đến cái chết. Tác hại của nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả môi trường xã hội và an ninh của mỗi quốc gia. Theo Liên Hợp Quốc ước tính, vào năm 2010 có khoảng 2,5 triệu nạn nhân bị buôn bán trên toàn thế giới đa số là châu Á Thái Bình Dương. Theo các con số của ILO được thống kê vào tháng 5 năm 2011, trong số 2,7 triệu nạn nhân bị buôn bán có 80% là phụ nữ và trẻ em gái, 50% nạn nhân là trẻ em chưa đến tuổi vị thành niên, tuổi trung bình của những em gái bị bán làm nô lệ tình dục là khoảng 12 tuổi6. Nếu chỉ tính trong cấp độ khu vực thì trong vài thập kỷ vừa qua ở châu Á đã có khoảng 30 triệu phụ nữ và trẻ em bị buôn bán 7, con số này chỉ tính riêng những người bị buôn bán vì mục đích kết hôn, hay ép buộc làm những công việc rẻ mạt như giúp việc gia đình, làm nông nghiệp hay làm việc trong các nhà máy. 5 The Long View, Human Trafficking 2011, April 5, Nguồn: http://www.justinlong.org 6 http://www.justinlong.org/2011/04/humantrafficking2011/ 7 Flamm, M.,2003 "Buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Đông Nam Á", Báo cáo của UN 40(2), tr.3437 20 | P a g e
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Môn học: Nhập môn công tác xã hội - CN. Phạm Thị Hà Thương
73 p | 970 | 267
-
Đề cương ôn tập môn công tác xã hội cá nhân và nhóm
15 p | 1175 | 173
-
Bài giảng Công tác xã hội nhập môn - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
69 p | 368 | 55
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài mở đầu - Trần Văn Kham
15 p | 237 | 48
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 4: Đường lối phát triển kinh tế-xã hội bảo đảm quốc phòng, an ninh nước ta trong tình hình mới
11 p | 172 | 39
-
Ôn tập Công tác Xã hội Trường học
19 p | 208 | 36
-
Bài giảng Công tác xã hội nhập môn 2 - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
70 p | 183 | 34
-
Chương trình môn học: Giáo dục nghề nghiệp và công tác xã hội
3 p | 102 | 5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Công tác xã hội với người cao tuổi năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 36 | 5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Công tác xã hội với tội phạm năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 15 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Công tác xã hội trường học năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 9 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Tâm lý học phát triển năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 19 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Tham vấn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 20 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Nhập môn nghề nghiệp 2 năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
6 p | 27 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Tổ chức và phát triển cộng đồng năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 15 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Tham vấn 1 năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
5 p | 22 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Tổ chức phát triển cộng đồng năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 25 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Công tác xã hội trong trường học năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn