intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Viễn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Tài liệu ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Viễn’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Viễn

  1. Tài liệu ôn tập HKG HKII  Địa lí 10 TÀI LIỆU ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 2, NĂM HỌC 2022­2023 MÔN: Địa lí 10 CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ DÂN CƯ I. Trọng tâm kiến thức cần nắm: 1. Nội dung kiến thức 1: Dân số và sự gia tăng dân số. 1.1 Trình bày được đặc điểm và tình hình phát triển dân số thế giới. 1.2 Phân biệt: gia tăng dân số tự nhiên (tỷ suất sinh thô, tỉ suất tử thô), gia tăng dân số cơ học,   gia tăng dân số thực tế. 1.3 Phân tích được sự  ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự  phát triển kinh tế ­ xã  hội. 2. Nội dung kiến thức 2: Cơ cấu dân số Xác định và phân biệt được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu sinh học (cơ cấu dân số  theo tuổi   và giới), cơ cấu xã hội (cơ cấu dân số theo lao động và trình độ văn hoá). 3. Nội dung kiến thức 3: Phân bố dân cư, đô thị hóa. 1.1 Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. 1.2 Khái niệm đô thị hóa. Đánh giá được tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế­ xã hội   và môi trường. 1.3 Tính được mật độ dân số của một lãnh thổ. II. Câu hỏi, bài tập minh họa (Biết) Bài 1. Trình bày được tình hình phát triển dân số  thế  giới. Phát biểu được các khái  niệm: tỉ  suất gia tăng dân số  TN, tỷ  suất sinh thô, tỉ  suất tử  thô, gia tăng dân số  cơ  học, gia   tăng dân số. Hướng dẫn giải:   I. Tình hình phát triển dân số thế giới 1. Dân số thế giới 1
  2. ­ Dân số thế giới: năm 2020 là: 7.8 tỉ người  ­ Quy mô dân số giữa các nước, các vùng lãnh thổ rất khác nhau. 2. Tình hình phát triển dân số thế giới  ­ Thời gian dân số tăng thêm một tỉ người và  tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.  ­ Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số ngày càng lớn. II. GIA TĂNG DÂN Số 1. Gia tăng dân số tự nhiên a)Tỷ suất sinh thô (S)   ­ Khái niệm: TSST là sự tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm với số dân trung  bình ở cùng thời điểm. Đv tính ‰ ­ TSST có xu hướng giảm. Nhóm nước phát triển giảm mạnh và thấp hơn nhóm nước đang  phát triển.  ­ Yếu tố tác động: b.Tỉ suất tử thô (T)  ­ Khái niệm: TS tử thô là sự tương quan giữa số người chết trong năm với số dân trung bình ở  cùng thời điểm. Đv tính ‰ ­ TSTT có xu hướng giảm rõ rệt.  ­ Yếu tố tác động: c) Tỉ suất gia tăng tự nhiên  ­ Khái niệm:là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Đv tính %  ­ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số thế giới  ­ Xu hướng: giảm nhanh và có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm nước. 2. Gia tăng cơ học (G)   ­ Sự di chuyển dân cư từ nơi này đến nơi khác dẫn đến sự biến động cơ học của dân cư.  ­ Gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư  ­ Gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số trên toàn thế giới. 3. Gia tăng dân số   ­ TSGT dân số được xác định bằng tổng số giữa gia tăng tự nhiên và TSGT cơ học.Đơn vị : % 2
  3. Tài liệu ôn tập HKG HKII  Địa lí 10 ­ Gia tăng dân số là tổng của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học Bài 2. Xác định và phân biệt được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu dân số theo tuổi và giới, cơ  cấu dân số theo lao động, khu vực kinh tế và trình độ văn hoá. Hướng dẫn giải:  I. Cơ cấu sinh học: 1. Cơ cấu dân số theo giới: là tỉ lệ  giữa số nam so với số nữ hoặc so với tổng số dân. 2. Cơ cấu dân số theo tuổi: Là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm  tuổi nhất định. Được chia thành 3 nhóm tuổi chính: dưới tuổi lao động (60/65 tuổi). ­ Cơ cấu DS theo tuổi gồm 2 loại là cơ cấu DS trẻ và cơ cấu DS già. ­ Để  biểu thị  cơ  cấu DS theo tuổi, người ta thường sử  dụng tháp tuổi. Có 3 kiểu tháp tuổi  chính: kiểu mở rộng, kiểu thu hẹp và kiểu ổn định. II. Cơ cấu xã hội: 1. Cơ cấu dân số theo lao động: Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực   kinh tế. a. Nguồn lao động: + Nhóm dân số hoạt động kinh tế vd ……………………………. + Nhóm dân số không hoạt động kinh tế vd ………………….. b. Dân số hoạt động theo KV kinh tế. (Có 3 khu vực kinh tế): – Khu vực I: ……………………………. – Khu vực II: ……………………………. – Khu vực III: ……………………………. 2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa – Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc  sống của một quốc gia. 3
  4. – Dựa vào: + Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên. + Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên => Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn  các nước đang phát triển và kém phát triển. Bài 2. (Hiểu) Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế­ xã hội và môi trường ­ Tích cực: ­ Tiêu cực:  Vẽ biểu đồ theo BSL trang 62 SGK và nhận xét. 4
  5. Tài liệu ôn tập HKG HKII  Địa lí 10 III. Câu hỏi, bài tập tự luyện A. Câu hỏi, bài tập tự luận Biết: Bài 1 Phát biểu được các khái niệm: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, tỷ suất sinh thô, tỉ  suất tử thô, gia tăng dân số cơ học, gia tăng dân số. Bài 2: Xác định và phân biệt được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu dân số theo tuổi và giới, cơ  cấu dân số theo lao động, khu vực kinh tế và trình độ văn hoá. Hiểu: Bài 1: Phân tích được sự ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh   tế ­ xã hội. Bài 2: Đánh giá được tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế­ xã hội và môi trường Vận dụng:  Bài 1 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển đô thị bền vững Bài 2 Tính được mật độ dân số của một lãnh thổ. B. Câu hỏi trắc nghiệm  Biết:  Câu 1: Dân số thế giới tăng nhanh (bùng nổ dân số) vào giai đoạn nào sau đây: A. Giữa thế kỉ XX.  B. Đầu thế kỉ XX. C. Cuối thế kỉ thứ XX.  Cuối thế kỉ XIX Câu 2: Hiện tượng bùng nổ dân số diễn ra ở: A. chủ yếu các nước đang phát triển. B. chủ yếu các nước phát triển. C. chủ yếu các nước châu Phi. D. tất cả các nước. Câu 3: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với: A. Số dân trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. B. Số người trong độ tuổi lao động. C. Số dân trung bình ở cùng thời điểm. D. Số người ở độ tuổi từ 0 – 14 tuổi. 5
  6. Câu 4: Nhân tố chủ yếu làm cho tỉ suất tử thô của các nước trên thế giới giảm là: A. thiên tai thế giới ngày càng nhiều. B. Tiến bộ về y tế và khoa học kĩ thuật. C. phong tục tập quán lạc hậu. D. chiến tranh gia tăng giữa các nước. Hiểu: Câu 5: Động lực làm tăng dân số thế giới là: A. Gia tăng cơ học B. Gia tăng dân số tự nhiên. C. Gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. D. Tỉ suất sinh thô. 0 Câu 6: Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2015 là 20%  có nghĩa là: A. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em được sinh ra trong năm đó. B. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em bị chết trong năm đó. C. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em có nguy cơ tử vong trong năm đó. D. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó. Vận dụng thấp:  Câu 7: Tỉ suất tử thô của nhóm nước đang phát triển năm 2015 là 7‰ có nghĩa là: A. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em chết. B. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 người chết. C. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em có nguy cơ tử vong . D. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em sinh ra còn sống. Câu 8 Giả  sử  tỉ  suất gia tăng dân số  của toàn thế  giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi   trong suốt thời kỳ 2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người .  Số dân của năm 2016 sẽ là A. 7468,25 triệu người. B. 7458,25 triệu người. C. 7434,15 triệu người. D. 7522,35 triệu người. Câu 9: Dân số thế giới tăng nhanh (bùng nổ dân số) vào giai đoạn nào sau đây: B. Giữa thế kỉ XX.  B. Đầu thế kỉ XX. C. Cuối thế kỉ thứ XX.  Cuối thế kỉ XIX Vận dụng cao: Câu 10 Giả  sử tỉ suất gia tăng dân số  của toàn thế  giới năm 2015 là 1,2% và  không thay đổi trong suốt thời kỳ  2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế  giới năm 2015 là   7346 triệu người . Số dân của năm 2014 là: A. 7257,8 triệu người. B. 7287,8 triệu người. 6
  7. Tài liệu ôn tập HKG HKII  Địa lí 10 C. 7169,6 triệu người. D. 7258,9 triệu người. C. Đáp án và hướng dẫn giải phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án CHỦ ĐỀ: CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Trọng tâm kiến thức cần nắm: 1. Nội dung kiến thức 1: Nguồn lực phát triển kinh tế:  1.1 Phát biểu được khái niệm và phân loại các nguồn lực, phân tích được vai trò của mỗi loại   nguồn lực đối với phát triển kinh tế.  1.2 HS phân tích được sơ đồ nguồn lực. 2. Nội dung kiến thức 2: Cơ  cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong n ước t ổng thu nh ập   quốc gia. 1.1 HS trình bày được khái niệm cơ cấu kinh tế; phân biệt được các loại cơ cấu kinh tế theo   ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.  1.2 So sánh được một số  tiêu chí đánh giá sự  phát triển kinh tế: tổng sản phẩm trong nước   (GDP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), GDP và GNI bình quân đầu người.  1.3 Phân tích được sơ đồ cơ cấu nền kinh tế.  1.4  Vẽ được biểu đồ cơ cấu nền kinh tế và nhận xét, giải thích. III. Câu hỏi, bài tập tự luyện Câu 1: Trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của lãnh thổ, tài nguyên biển được xếp  vào nhóm: A. Vị trí địa lí.  B. Nguồn lực tự nhiên.  C. Nguồn lực kinh tế xã hội.  D. Nguồn lực bên ngoài lãnh thổ Câu 2: Trong các nguồn lực phát triển kinh tế  xã hội của lãnh thổ, thị  trường được xếp vào   nhóm: A. Vị trí địa lí.  B. Nguồn lực tự nhiên.  7
  8. C. Nguồn lực kinh tế xã hội.  D. Nguồn lực bên ngoài lãnh thổ Câu3: Trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của lãnh thổ, khoa học công nghệ được   xếp vào: A. Vị trí địa lí.  B. Nguồn lực tự nhiên.  C. Nguồn lực kinh tế xã hội.  D. Nguồn lực bên ngoài lãnh thổ Câu 4: Nguồn lao động của lãnh thổ có vai trò: A. là yếu tố đầu vào để sản xuất phát triển. B. quyết định sự phát triển của nền kinh tế. C. tạo môi trường phát triển cho nền kinh tế. D. định hướng phát triển kinh tế  trong tương  lai. Câu 5: Để  đánh giá tổng giá trị  của tất cả  hàng hóa và dịch vụ  cuối cùng được sản xuất ra  trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một năm, người ta dựa vào chỉ số: A. tổng sản phẩm trong nước (GDP).  B. tổng thu nhập quốc gia (GNI).  C. GDP/người.  D. GNI/người. Câu 6: Để  đánh giá tổng giá trị  của tất cả  hàng hóa và dịch vụ  cuối cùng do tất cả  công dân  của một quốc gia trong một năm, người ta dựa vào chỉ số: A. tổng sản phẩm trong nước (GDP).  B. tổng thu nhập quốc gia (GNI).  C. GDP/người.  D. GNI/người. Câu 7: Để đánh giá mức sống dân cư của một quốc gia, người ta dùng các chỉ số: A. GDP và GNI.  B. GNI và GNI/người.  C. GDP/người và GNI/người.  D. GDP và GDP/người. Câu 8: Cho BSL: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam năm 2019 (đơn vị:   %) Khu vực kinh tế Khu   vực   nhà  Khu   vực   ngoài   nhà  Khu   vực   có   vốn   đầu   tư   nước  nước nước ngoài Tỉ trọng 30.0 47.4 22.6 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam năm 2019. b. Nhận xét và giải thích cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam năm 2019. 8
  9. Tài liệu ôn tập HKG HKII  Địa lí 10 Bài tập: theo yêu cầu của BSL trang 66 SGK và nhận xét. CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ NÔNG ­ LÂM ­ THỦY SẢN 9
  10. I Trọng tâm kiến thức cần nắm: 1. Nội dung kiến thức: Vai trò, đặc điểm nông nghiệp Nêu được các vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Nêu được các vai trò và đặc điểm của của các ngành trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy  sản.  2. Nội dung kiến thức: Địa lí các ngành nông nghiệp. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp,  lâm nghiệp và thủy sản. III. Câu hỏi, bài tập tự luyện Hiểu: Nêu được các vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp.  1. Vai trò: Rất quan trọng không ngành nào thay thế được: ­ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. ­ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. ­ Nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ (Đối với các nước đang phát triển) ­ Giải quyết việc làm. .............. 2. Đặc điểm: ­  Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. ­ Đối tượng của sxNN là cây trồng, vật nuôi.  ­ Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. ­ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên ­ Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Vận dụng: Tại sao nói nông nghiệp có vai trò quan trọng? 1. Vai trò, đặc điểm của cây lương thực: ­Vai trò: Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho con người và vật nuôi 10
  11. Tài liệu ôn tập HKG HKII  Địa lí 10 ­ Đặc điểm: Phân bố rộng khắp thế giới, biên độ sinh thái rộng (thích nghi với nhiều loại môi  trường, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc). 2. Vai trò của ngành trồng rừng ­ Cung cấp lâm sản, dược liệu quý ­ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến ­ Bảo vệ sinh thái chống xói mòn, tăng lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt, cải tạo khí hậu… B. Câu hỏi trắc nghiệm : Biết: Câu 1 Ngành trồng trọt có tác động trực tiếp tới đời sống của nông dân, điều đó được   thể hiện rõ nhất ở việc: A. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. B. là cơ sở để phát triển chăn nuôi, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. C. tạo việc làm giúp ổn định đời sống cho đại bộ phận dân cư nông thôn. D. góp phần đảm bảo an ninh lương thực giúp ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Câu 2 Ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ trồng trọt là: A. sản xuất hàng tiêu dùng. B. chế biến lương thực thực phẩm. C. hóa chất. D. năng lượng Câu 3 Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là: A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. Cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. C. Tạo việc làm cho người lao động. D. Sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ. Câu 4 Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là A. Sản xuất có tính mùa vụ. B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. D. Ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất. Hiểu:Câu 5 Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải: 11
  12. A. Nâng cao hệ số sử dụng đất. B. Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất. C. Đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất. D. Tăng cường bón phân hóa học cho đất. Câu 6 Trong sản xuất nông nghiệp cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên vì: A. Nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. C. Quy mô và phương hướng sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai. D. Con người không thể làm thay đổi được tự nhiên Câu 7 Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt đó là: A. Có tính mùa vụ. B. Không có tính mùa vụ. C. Phụ thuộc vào đất trồng. D. Phụ thuộc vào nguồn nước. Vận dụng thấp:  Câu 8 Để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cần phải A. Thay thế các cây ngắn ngày bằng các cây dài ngày. B. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý, đa dạng hóa sản xuất. C. Tập trung vào những cây trồng có khả năng chịu hạn tốt. D. Tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi. Câu 9 Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là: A. Sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người. B. Chủ yếu tạo ra sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ. C. Hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa. D. Sản xuất theo lối quảng canh để không ngừng tăng sản xuất. Vận dụng cao: Câu 10 Câu thành ngữ “Tấc đất, tấc vàng; đất nào cây ấy, mùa nào thức ấy”   nói lên vấn đề nào của sản xuất nông nghiệp? A. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên. B. Điều kiện tự  nhiên và TNTN có ý nghĩa quyết định đến sự  phát triển và phân bố  nông  nghiệp. C. Mỗi loại cây trồng vật nuôi chỉ  có thể  sinh trưởng và phát triển trong những ĐKTN nhất   định. 12
  13. Tài liệu ôn tập HKG HKII  Địa lí 10 D. Sản xuất NN cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm quan trọng cho  đời sống của con   người. C. Đáp án và hướng dẫn giải phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án * Đề tham khảo: Câu 1: Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực? A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao. B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi. C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm. D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm. Câu 2: Cây lúa gạo thích hợp với điều kiện sinh thái nào sau đây? A. Khí hậu ẩm, khô ,đất màu mỡ. B. Khí hậu nóng, đất ẩm. C. Khí hậu khô, đất thoát nước. D. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa. Câu 3: Cây lúa gạo chủ yếu phân bố ở: A. Vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa. B. Vùng thảo nguyên ôn đới, cận nhiệt. C. Vùng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới nóng. D. Vùng đồng cỏ, nửa hoang mạc nhiệt  đới. Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây lúa mì: A. Khí hậu nóng, khô, đất nghèo dinh dưỡng.  C. Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ. B. Khí hậu nóng, chân ruộng ngập nước, đất phù sa. D. Khí hậu lạnh, khô, đất thoát nước. Câu 5: Cây lúa mì chủ yếu phân bố ở: A. Vùng nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa. B. Vùng ôn đới và cận nhiệt. C. Vùng bán hoang mạc nhiệt đới. D. Rải từ  miền nhiệt đới đến ôn  đới. Câu 6: Đặc điểm sinh thái đặc biệt của cây ngô so với các cây lương thực khác là 13
  14. A. Chỉ trồng được ở đới nóng, đất đai màu mỡ. B. Chỉ trồng ở miền khí hậu lạnh,  khô. C. Chỉ trồng được ở chân ruộng ngập nước. D. Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu. Câu 7: Ý nào sau đây nói về vai trò của sản xuất cây công nghiệp ? A. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi. B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. D. Tất cả các ý trên. Câu 8: Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là: A. Biên độ sinh thái rộng, không có nhiều đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu và chăm sóc. B. Biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm , … chế độ chăm sóc. C. Trồng được ở bất cứ đâu có dân cư và đất trồng. D. Phần lớn là cây ưa khí hậu lạnh, khô, không đòi hỏi đất giàu dinh dưỡng. Câu 9: Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng ? A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất. B. Là lá phổi xanh của trái đất. C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý. D.   Làm   cho   trái   đất   nóng   lên   do   cung   cấp   lượng   2 CO  lớn. Câu 10: Tài nguyên rừng của thế giới bị suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu là do: A. Chiến tranh. B. Tai biến thiên nhiên. C. Con người khai thác quá mức. D. Thiếu sự chăm sóc và bảo vệ. Cho bảng số liệu DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG PHÂN THEO LOẠI RỪNG Ở NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn ha) Năm Tổng số Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng 2005 177,3 148,5 27,0 1,8 2008 200,1 159,3 39,8 1,0 2010 252,5 190,6 57,5 4,4 2013 227,1 211,8 14,1 1,2 Dựa vào bảng trả lời câu hỏi 11,12. Câu 11: Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên ? 14
  15. Tài liệu ôn tập HKG HKII  Địa lí 10 A. Diện tích rừng phòng hộ trồng mới không thay đổi qua các năm. B. Rừng trồng mới chủ yếu là rừng sản xuất. C. Rừng đặc dụng được trồng mới là nhiều nhất. D. Tổng diện tích rừng trồng mới tăng giống nhau qua các năm. Câu 12: Cơ cấu diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo các loại rừng: sản xuất, phòng  hộ, đặc dụng ở nước ta năm 2013 lần lượt là: A. 93,3% , 6,2% , 0,5%. B. 87,6% , 5,7% , 6,7% . C. 75,5% , 22,8% , 1,7%. D. 80,4% , 18,4% , 1,2%. Câu 13: Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp kết hợp công nghiệp   chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng? A. Quá trình sản xuất cây công nghiệp cần sử dụng nhiều phân bón, máy móc được cung cấp   bởi ngành công nghiệp. B. Tạo ra vùng nguyên liệu tại chỗ  cho công nghiệp chế biến, làm tăng giá trị, đem lại hiệu  quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí. C. Sản phẩm cây công nghiệp phần lớn không thể  tiêu thụ  ngay, cần được chế  biến để  bảo  quản trong điều kiện ổn định. D. Xu thế công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trong bối cảnh giao thông vận tải phát triển  chưa đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa. Câu 14. Diện tích canh tác trên thế giới hiện nay chủ yếu dùng để: A. Trồng cây lương thực. B. Cây hoa mùa. C. Cây công nghiệp. D.   Cây   thực  phẩm. Câu 15: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 – 2014 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1950 1970 1980 1990 2000 2010 2014 Sản lượng 676 1213 1561 1950 2060 2475 2817,3 Để  thể  hiện tốc độ  tăng trưởng sản lượng lương thực của thế  giới giai đoạn trên, biểu đồ  nào sau đây thích hợp nhất? 15
  16. A. Cột. B. Đường. C. Kết hợp. D. Miền. Câu 16: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 – 2014 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1950 1970 1980 1990 2000 2010 2014 Sản lượng 676 1213 1561 1950 2060 2475 2817,3 Để thể hiện sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn trên, biểu đồ  nào sau đây thích hợp   nhất? A. Cột. B. Đường. C. Kết hợp. D. Miền. Địa lí ngành chăn nuôi Câu 1: Một trong những vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với đời sống con người là: A. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng. B. Cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao. C. Cung cấp nguồn gen quý hiếm. D. Cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, không gây béo phì. Câu 2: Phát triển chăn nuôi góp phần tạo ra nền nông nghiệp bền vững vì: A. Chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy nhanh trồng trọt phát triển và ngược lại. B. Sản phẩm chăn nuôi sẽ dần thay thế cho sản phẩm của trồng trọt. C. Chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng trọt. D. Chăn nuôi có nhiều vai trò hơn so với trồng trọt. Câu 3: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nhân tố nào sau đây? A. Dịch vụ thú y.  B. Thị trường tiêu thụ.   C. Cơ sở nguồn thức ăn. D. Giống gia súc, gia  cầm. Câu 4: Trong ngành chăn nuôi, vật nuôi chính là: A. Trâu.    B. Bò.    C. Cừu.    D. Dê. Câu 5:  Hình thức chăn nuôi nào sau đây là biểu hiện của nền nông nghiệp hiện đại ? A. Chăn nuôi chăn thả. B. Chăn nuôi chuồng trại. C. Chăn nuôi công nghiệp. D. Chăn nuôi nửa chuồng trại. 16
  17. Tài liệu ôn tập HKG HKII  Địa lí 10 Câu 6: Thực phẩm thủy sản khác với thực phẩm từ chăn nuôi là: A. Giàu chất đạm, dễ tiêu hóa. B. Dễ tiêu hóa, không gây béo phì, có nhiều nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ. C. Giàu chất béo, không gây béo phì. D. Giàu chất đạm và chất béo hơn. Câu 7: Điểm giống nhau về vai trò của ngành thủy sản và chăn nuôi là: A. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người. B. Cung cấp sức kéo cho trồng trọt. C. Là nguồn phân bón cho trồng trọt. D. Không sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Câu 8: Nguồn thủy sản có được để cung cấp cho thế giới chủ yếu do: A. Khai thác từ sông, suối , hồ. B. Nuôi trong các ao, hồ, đầm. C. Khai thác từ biển và đại dương. D. Nuôi trồng trong các biển và đại dương. Câu 9: Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ nhanh hơn ngành khai thác là do A. Đáp  ứng tốt hơn nhu cầu của con người và chủ  động nguyên liệu cho các nhà máy chế  biến. B. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã cạn kiệt. C. Thiên tai ngày càng nhiều nên không thể đánh bắt được . D. Không phải đầu tư ban đầu. Câu 10: Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển theo hướng: A. Nuôi quảng canh để đỡ chi phí thức ăn. B. Nuôi thâm canh để đỡ chi phí ban đầu. C. Nuôi những loại quay vòng nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường. D. Nuôi đặc sản và thực phẩm cao cấp có giá trị kinh tế cao. Câu 11: Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢNG ĐÀN BÒ VÀ ĐÀN LỢN CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1980 – 2014 (Đơn vị: triệu con) Năm 1980 1990 2000 2010 2014 Đàn bò 1218.1 1296.8 1302.9 1453.4 1482.1 Đàn lợn 778.8 848.7 856.2 975.0 986.6 17
  18. Để  thể  hiện cơ  cấu đàn bò và đàn lợn của thế giới giai đoạn trên, biểu đồ  nào sau đây thích  hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Tròn. D. Miền. Kỹ năng: Câu 1: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 – 2014 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1950 1970 1980 1990 2000 2010 2014 Sản lượng 676 1213 1561 1950 2060 2475 2817, a. Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn trên? b. Nhận xét sự thay đổi sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn trên? Câu 2: Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢNG ĐÀN BÒ VÀ ĐÀN LỢN CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1980 – 2014 (Đơn vị: triệu con) Năm 1980 1990 2000 2010 2014 18
  19. Tài liệu ôn tập HKG HKII  Địa lí 10 Đàn bò 1218.1 1296.8 1302.9 1453.4 1482.1 Đàn lợn 778.8 848.7 856.2 975.0 986.6 a. Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng đàn bò và đàn lợn của thế giới giai đoạn trên? b. Nhận xét sự thay đổi số lượng đàn bò và đàn lợn của thế giới giai đoạn trên? 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2