intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng công tác đội và phong trào thiếu nhi năm 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng công tác đội và phong trào thiếu nhi năm 2019 gồm các nội dung chính như sau: Kỹ năng tổ chức tập hợp và sinh hoạt thiếu nhi, kỹ năng lều trại; Kỹ năng dẫn chương trình, sinh hoạt thiếu nhi; Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh; Hướng dẫn Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng công tác đội và phong trào thiếu nhi năm 2019

  1. ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH NAM ĐỊNH TÀI LIỆU TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KỸ NĂNG CÔNG TÁC ĐỘI VÀ PHONG TRÀO THIẾU NHI NĂM 2019 Giảng viên: Nguyễn Thị Lệ Thủy, cán bộ Báo Thiếu niên Tiền phong. Nam Định, tháng 4 năm 2019
  2. 2 MỤC LỤC --- STT NỘI DUNG TRANG 1 Trang bìa và mục lục 01 - 02 Kỹ năng tổ chức tập hợp và sinh hoạt thiếu nhi, kỹ năng 2 03 - 15 lều trại. 3 Kỹ năng dẫn chương trình, sinh hoạt thiếu nhi. 16 - 19 4 Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh. 20 - 24 5 Hướng dẫn Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh. 25 - 41 6 Nghi lễ của Đội TNTP Hồ Chí Minh. 42 - 61 7 Chương trình rèn luyện Đội viên. 62 - 103 Hướng dẫn tổ chức ngày hội công nhận chuyên hiệu Rèn 8 104 - 106 luyện đội viên. Một số mô hình triển khai thực hiện chương trình Rèn 9 107 - 121 luyện đội viên có hiệu quả 10 Một số bài hát mới dành cho thiếu nhi 122 - 125 Kỹ năng làm việc nhóm thu hút sự tham gia của thanh 11 126 - 127 thiếu nhi Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho thanh 12 128 - 136 thiếu nhi --------------------- Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  3. 3 Chuyên đề: KỸ NĂNG TỔ CHỨC TẬP HỢP VÀ SINH HOẠT THIẾU NHI, KỸ NĂNG LỀU TRẠI --- A. KĨ NĂNG TỔ CHỨC TẬP HỢP THIẾU NHI Sinh hoạt tập thể là một trong những yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Phụ trách Đội cần nắm bắt được cốt lõi các kỹ năng phải làm gì khi tổ chức sinh hoạt tập thể. Các em đã quá mệt mỏi với những bài vở, lý thuyết ở trong nhà trường rồi, nếu khi đến sinh hoạt mà gặp một anh chị Phụ trách cứ thao thao bất tuyệt hoặc độc diễn suốt buổi sinh hoạt thì khó thu hút các em. 1. Mục đích Sinh hoạt tập thể giúp cho học sinh được thư giản sau những giờ học căng thẳng mệt mỏi. Đồng thời giúp cho các em rèn luyện các kĩ năng mềm như giao tiếp trong tập thể, sự tự tin mạnh dạn trước đám đông, phát huy được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong tập thể. Ngoài rèn luyện những kĩ năng mềm, sinh hoạt tập thể còn giúp cho học sinh rèn luyện trí nhớ tốt, sự nhạy bén và giúp các em tiếp thu được các bài học đạo đức, nhân văn, lí luận một cách tự nhiên thỏa mái thông qua việc cải biến những bài học đó trong các bài ca, điệu múa, vở kịch hay trò chơi. 2. Các hình thức Trò chơi lớnTrò chơi nhỏ Trò chơi vận động Trò chơi tư duy Cải biến trò chơi Múa hát tập thể… 3. Nguyên tắc Người điều khiển tập thể hay còn gọi là quản trò là người quan trọng nhất. Nội dung trò chơi hay người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò không biết cách tổ chức trò chơi thì cuộc vui chơi tập thể sẽ kém phần hấp dẫn và khó thành công. Vì vậy rèn luyện kỹ năng quản trò là một vấn đề hết sức quan trọng đối với phụ trách Đội ở cơ sở. 3.1. Biết cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với trò chơi: - Khi chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải quan sát trạng thái tâm lý, niềm say mê nhiệt tình của người chơi, từ đó lựa chon những trò chơi cho phù hợp. Hãy chọn những trò chơi đơn giản mà mọi người đều có thể dễ dàng thực hiện. Khi người chơi đã nhập cuộc thì tiếp tục đưa vào những trò chơi đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn. Phần kết thúc để người chơi có cảm giác "tiếc nuối" muốn chơi nữa. 3.2. Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hài hước, hấp dẫn: Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  4. 4 - Điều kiện để cuộc chơi thành công là người chơi muốn chơi, nắm vững luật chơi, tự nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trò chơi. Vì vậy, trước hết cần dùng những lời nói ngắn gọn, hài hước, dí dỏm giới thiệu tên trò chơi, mục đích ý nghĩa của nó. Tiếp theo cần nêu rõ cách chơi và những "luật lệ” cần tuân thủ. Sau cùng là nêu trước ý định sẽ thưởng phạt những ai chơi tốt hay phạm luật. - Cần cho mọi người chơi thử một lần: "chơi nháp", sau đó tiến hành chơi thật và cử trọng tài bắt lỗi những ai phạm luật. 3.3. Biết điều hành trò chơi một cách linh họat, thông minh: - Dự kiến những tình huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý. - Quản trò phải di chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi, nhanh chóng phát hiện ra những người lanh lợi, hoạt bát, dí dỏm làm nòng cốt cho cuộc chơi. - Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo thực sự công bằng, bình đẳng, song vẫn vui vẻ, thoải mái và hào hứng. - Cuộc chơi bắt đầu từ những trò chơi đơn giản nhất và phức tạp lên dần. Biết dùng những trò chơi phụ làm "hình phạt" tạo điều kiện cho mọi người được thư giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời điểm (tốt nhất là vào lúc cao điểm) hay đã phân định thắng thua rõ ràng. Cố gắng duy trì một bầu không khí hoàn toàn thoải mái, thư giãn thật sự, không kể gì thắng hay thua. 3.4. Biết cách luyện tập tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò chơi: - Dáng điệu, cử chỉ của người quản trò phải gây được thiện cảm, tạo sự chú ý ban đầu, tạo nên sự gần gũi thân quen trong suốt cuộc chơi. - Tâm hồn trong sáng cởi mở toàn tâm toàn ý cho cuộc vui chung. Biết hành động, biết nói sao cho đúng lúc, đúng đối tượng, biết khích lệ tán dương sự cố gắng của mọi người nhằm bảo đảm hiệu quả giáo dục sâu sắc trong cuộc chơi. - Có bản lĩnh vững vàng, ứng xử nhanh nhẹn không cáu gắt, la mắng và sẵn sàng nhường "diễn đàn" cho những quản trò khác mà không mặc cảm. - Biết cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, nhanh chóng phát hiện và chỉ định quản trò cho phù hợp với từng trò chơi. 3.5. Biết tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị: - Qua quan sát những quản trò khác, người chơi trong cuộc rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân về vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức chơi và phong cách của người quản trò. Đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến nhận xét quan sát thái độ của người chơi để điều chỉnh những gì chưa hợp lí. - Quản trò cần thuộc và hát đúng một số những bài hát cộng đồng (đơn giản, dễ nhớ, dễ hát), để phục vụ cho trò chơi. - Nên cần có cuốn sổ để sưu tầm, sáng tác trò chơi, những bài hát cộng đồng và những băng reo trong sinh họat tập thể. 3.6. Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn: - Khi có cơ hội phải mạnh dạn tham gia các cuộc chơi khác nhau, là người chơi tích cực, hăng hái, nhiệt tình trong các cuộc chơi. Phải xuất hiện đúng lúc, Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  5. 5 mạnh dạn thực hiện vai trò của mình một cách tự tin, gây ấn tượng, tránh đứng ngoài cuộc bình phẩm, chê bai người khác. 3.7.Những điều nên tránh: - Đưa ra trò chơi không phù hợp với tâm trạng mọi người, người chơi chưa nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo. - Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, những trò chơi thiếu văn hóa, thiếu tính giáo dục. - Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay người thua, dễ gây nhàm chán. - Dáng vẻ quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như là trọng tài của cuộc thi đấu thể thao. - Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật, người thua. - Kéo dài những động tác thừa làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. - Tự ái nóng nảy bỏ dở cuộc chơi khi bị xúc phạm hay bị người chơi chê trách. 4. Xử lý các tình huống trong sinh hoạt tập thể Điều khiển trò chơi cần phải có nghệ thuật. Nghệ thuật đó đòi hỏi ở khả năng xử lý tình huống thường diễn ra trong các cuộc chơi. Xin giới thiệu một vài kinh nghiệm xử lý các tình huống thường gặp. 4.1. Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý: tình huống này thường gặp ngay cả trong các buổi sinh họat, hội họp của Đoàn, hội. Để tạo sự chú ý ban đầu, quản trò có thể: - Thực hiện một số băng reo, "tràng pháo tay", "mưa rơi", "vỗ tay theo qui ước",... - Điếu khiển một trò chơi thông qua bài hát cộng đồng mà mọi người đều thuộc. - Dùng còi hay tiếng vỗ tay (tạo tiếng vỗ khác thường) để tập trung chú ý, sau đó thực hiện một vài trò chơi đơn giản. - Sử dụng một vài "hình phạt vui" để buộc những người khác phải cố gắng để không phạm luật. - Sử dụng nhóm "thành viên tích cực" (ngay từ đầu đã trật tự chăm chú lắng nghe) làm nòng cốt cho một trò chơi đơn giản. Khi đó những người khác buộc phải dừng các "việc riêng" khác, "tò mò" quan sát, sau đó sẽ tự nguyện nhập cuộc. - Hát ngay một bài hát (không cần giới thiệu) rất tự nhiên và tỏ vẻ say sưa, từ đó tạo ra sự chú ý cho mọi người... 4.2. Không khí nặng nề trầm lắng, người chơi rụt rè, thiếu mạnh dạn: nếu thực hiện ngay trò chơi sẽ dễ dàng thất bại. Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  6. 6 - Nên bắt đầu bằng một "trò ảo thuật" hoặc kể một câu chuyện tiếu lâm. - Tiếp đó thực hiện một số trò chơi tương ứng. - Tăng dần liều lượng những trò chơi mang tính chất thi đua giữa các nhóm. Khi các nhóm đã vào cuộc để giành thắng lợi là bạn đã thành công. 4.3. Người chơi nhiệt tình nhưng có sự ganh đua mãnh liệt giữa các nhóm: đây là điều thường xảy ra, nếu như quản trò không có biện pháp xử lý thỏa đáng thì cuộc chơi có thể mất hết ý nghĩa. - Trước hết quản trò phải nhanh chóng phát hiện nguyên nhân. Thông thường là do luật chơi không chặt chẽ, quản trò thưởng phạt không công minh, người chơi khích bác chê bai nhau. v.v... - Sau khi phát hiện đúng nguyên nhân, quản trò công khai tuyên bố trước mọi người, rồi mới tiếp tục trò cũ hoặc chuyển sang trò mới và bắt đầu bằng những quy ước chặt chẽ, kín kẽ hơn. - Khi chia nhóm chơi nên cử trưởng nhóm và chọn một số trọng tài "công minh" không nằm trong các nhóm chơi. - Linh hoạt thay đổi trò chơi hay phương pháp điều khiển để tạo điều kiện cho nhóm nào cũng có thể thắng cuộc. - Khi cuộc chơi ở mức cao trào, có thể chuyển sang các hình thức khác tạo sự hòa hợp giữa các nhóm. 4.4. Người chơi mệt mỏi và bắt đầu tỏ vẻ chán chường: - Có nhiều nguyên nhân như: trò chơi quá khó, cuộc chơi quá dài hay luật chơi bắt mọi người phải lặp đi lặp lại nhiều động tác đứng lên, ngồi xuống, chạy, đổi vị trí...; trò chơi đơn điệu không hấp dẫn hoặc không phù hợp. Từ những nguyên nhân cụ thể mà quản trò lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp. - Nhưng nói chung có thể chọn một trò chơi thật nhẹ nhàng hấp dẫn hay một bài hát tập thể để chấm dứt cuộc chơi. Cũng có thể chuyển sang thực hiện những trò chơi trí tuệ như "Đố vui có thưởng", "Hát đối", hoặc "Kể chuyện vui". 4.5. Không khí trầm lắng thiếu sôi nổi: - Đây cũng là tình huống thường gặp trong các buổi họp mặt hay trên đường đi tham quan, dã ngoại. Trong trường hợp này nên sử dụng một số loại trò chơi như: "nối từ" (chia nhóm,, nhóm này nêu ra một từ, nhóm kia tìm từ khác nối vào sao cho hai từ đó có ý nghĩa, cứ vậy cho đến khi nhóm nào không tìm được thì thua. Ví dụ: màu xanh - xanh tươi - mát mẻ - mẻ chua -chua ngoa - ngoa ngoắt -...), "hát liên khúc", "hát nối", "đố vui", thi kể chuyện tiếu lâm,... 4.6. Người chơi đề nghị thực hiện những trò chơi ngoài dự kiến: Trong trường hợp này người quản trò nhanh chóng khéo léo thực hiện đề nghị đó, xem như đó cũng là trò chơi được dự định từ trước (nếu quản trò hiểu rõ những trò chơi đó). Cũng có thể khéo léo giới thiệu ngay người đề nghị điều khiển trò chơi tập thể, khi đó mình đóng vai "quản trò phụ". 4.7. Chỉ định ai làm gì nhưng họ không thực hiện: muốn thoát khỏi tình huống khó khăn này có ba cách sau: Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  7. 7 - Thứ nhất, phát cho mỗi người một mẩu giấy trắng nhỏ. Người chơi với sự quen biết của mình trong tập thể sẽ ghi vào giấy của mình đề nghị ai đó làm một việc gì hợp với khả năng của họ. Quản trò thu lại và đọc từng mẩu giấy. - Thứ hai, dùng những trò chơi nhỏ để bắt lỗi. Những người bị phạm luật sẽ là những người buộc phải thực hiện một yêu cầu hợp lý của quản trò. - Thứ ba, quản trò chuẩn bị một số mẩu giấy trong đó ghi rõ yêu cầu phổ thông nhất: hát, kể chuyện, đọc thơ, cười, khóc... Sau đó chọn một trong các mẩu giấy gài vào một bông hoa. Cả tập thể hát một bài và bông hoa được chuyển từ người này sang người khác. Khi bài hát kết thúc, bông hoa ở trên tay ai thì người đó sẽ mở mẩu giấy đọc to cho mọi người biết và thực hiện yêu cầu ghi trên mảnh giấy đó. 4.8 Những người phạm lỗi không muốn thực hiện hình phạt của cuộc chơi: - Trong trường hợp này có thể vì hình phạt ngoài khả năng của người phạm lỗi, cũng có thể vì nhút nhát không dám thực hiện hoặc do quản trò không nghiêm minh phạt những người phạm lỗi trước đó. Vì vậy trước hết quản trò chọn những hình phạt dễ thực hiện, chọn những trò chơi phụ để phạt như: "phỏng vấn", "tìm người yêu", "tìm người chỉ huy" v.v...Nếu người phạm lỗi quá nhút nhát, có thể tiếp tục trò chơi khác để bắt lỗi tập thể và dùng hình phạt chung cho tập thể những người phạm lỗi, khi đó mọi người sẽ mạnh dạn thêm lên. 5. Gợi ý một số trò chơi 5.1. Trò chơi động 1. Ghế chúng mình: Quản trò cho vòng tròn cùng quay về bên phải hay bên trái và đặt tay lên vai người đằng trước. Vòng tròn sẽ vừa đi vừa hát câu hát: Ghế thường thì có 4 chân, ghế chúng mình thì có 2 chân,mình ngồi. Sau khi nghe chữ “ngồi|”, đồng loạt người sẽ ngồi lên đùi người đằng sau mình. Nếu người nào không ngồi được sẽ bị phạt. 2. Bà Ba đi chợ: Quản trò cho vòng tròn cùng quay về bên phải hay bên trái và đặt 2 tay lên vai người đằng trước. Quản trò vừa đi vừa đọc câu “Bà ba đi chợ”, vòng tròn đọc theo và đi vòng tròn. Quản trò đọc tiếp “mua cái…” và làm một động tác. vòng tròn vừa đi vừa đọc và làm theo người quản trò. Cứ như vậy hết câu này đến câu khác. 3. Cả nhà thương nhau: Mỗi tổ chơi gồm 3 người, 1 người làm ba, 1 người làm mẹ, 1 người làm con. Người quản trò cho các tổ bắt bài hát “Cà nhà thương nhau”. Cuối bài hát, quản trò sẽ nói “thương (ba, mẹ, con) nhiều nhất”. Nếu nói thương ai nhiều nhất thì tổ đó phải bế người đó lên, cho tới khi nào quản trò cho bỏ xuống. 4. Bắt cá: Vòng tròn nắm tay lại với nhau, chọn ra 2 người làm lồng bắt cá. Vòng tròn sẽ đi theo hướng dẫn của quản trò qua trái hay qua phải và chuôi qua lồng cá. Khi nghe quản trò nói “bắt cá”, lồng cá sẽ chụp xuống. bạn nào bị lồng cá chụp sẽ bị bắt. 5. Lồng chim: Cách chơi: Một tổ chơi gồm 3 người. 2 người nắm tay làm lồng và 1 người đứng trong làm chim. Ngoài ra, vòng tròn sẽ có 1 2 chú chim Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  8. 8 không có lồng. Quản trò ra lệnh cho lồng và chim làm các động tác tuỳ thích như: Chim mổ lồng, lồng thọt léc chim… cho cuộc chơi thêm vui. Khi Quản trò nói “Chim đi tìm lồng” lập tức các chú chim sẽ chạy qua lồng khác. Cứ như vậy, chú chim nào không có lồng sẽ phải bị phạt và đợi có lồng. 6. Ai không ra, thì vô: Cách chơi: Quản trò nói “Ai không ra”, cả vòng tròn sẽ nói “thì vô” và nhảy vào trong. Quản trò nói tiếp “Ai không vô, thì ra”, “Ai không trái, thì phải”, “Ai không đứng, thì ngồi”… Vòng tròn (sẽ trả lời và làm theo hoặc quản trò làm ngược lại để vòng tròn nhìn theo và làm sai). Nếu ai làm sai sẽ bị phạt. 7. Trống trường: Vòng tròn cùng quay về bên phải hay trái. 2 Tay đặt lên vai người phía trước. cả vòng tròn vừa đi vừa đọc câu “ Trống trường làm bằng da trâu, trống chúng mình, làm bằng da lưng, tùng tùng tùng” khi nghe tùng tùng tùng, các bạn phía sau dùng tay đấm lên lưng người phía trước. (Quản trò nhớ dặn mấy bạn cùng chơi đấm nhẹ tay). 8. Đoàn kết: Quản trò hô “Đoàn kết, đoàn kết”, vòng tròn hô theo “Kết mấy, kết mấy”. Quản trò hô “kết 3 người 1 nhóm”, vòng tròn sẽ gom 1 nhóm 3 người, nếu như bạn nào không có nhóm sẽ bị thua. Cứ như vậy, kết hết nhóm này đến nhóm khác. (quản trò có thể “kết 1 nhóm 3 người 2 chân” tuỳ yêu cầu để trò chơi thêm vui). 9. Nháy mắt: Một tổ gồm 2 người. 1 ngưòi đứng và 1 ngưòi ngồi phía trước. Trong cuộc chơi, có 1 người đứng không có bạn ngồi phía trước. Người đứng không có bạn ngồi phía trước sẽ nháy mắt cho bạn ngồi khác trong vòng tròn. Bạn ngồi khi thấy bạn đứng nhay mắt mình sẽ chạy qua và ngồi trước bạn đó. Còn người đứng sau lưng bạn được nháy mắt sẽ tìm cách giữ bạn mình lại. nếu giữ không được thì mình phải tìm bạn khác cũng bằng nháy mắt. 10. Cây tre trăm đốt: Quản trò hô “Khắc nhập, khắc nhập” vòng tròn sẽ trả lời “mấy đốt, mấy đốt”. Quản trò sẽ hô tiếp “ nhập … đốt”. Nhập bao nhiêu đốt thì các bạn trong vòng tròn phải gom nhau lại thành từng tốp và chồng bàn tay, bàn chân lên cho đủ số đốt mà quản trò yêu cầu. (mỗi bàn tay hay bàn chân là 1 đốt). 5.2. Trò chơi tĩnh 1. Câu chuyện một chữ: Người chơi xoè bàn tay phải ra, dùng ngón trỏ của tay trái đặt lên bàn tay phải người bên cạnh. Sau đó nghe quản trò kể chuyện. Câu chuyện của quản trò sẽ có 1 chữ khoá. Ví dụ chữ “sao”. Người quản trò kể chuyện đến chữ “sao” thì người chơi sẽ vừa canh rút tay trái lên và nắm tay phải lại. Làm sao để mình không bị bắt và cố bắt được người bên cạnh. 2. Truyền điện: Vòng tròn nắm tay nhau lại. Quản trò chọn 1 bạn làm chuông báo. Vòng tròn sẽ truyền thông tin đi bằng cách kều nhẹ vào tay nhau, từ người này qua người khác theo 1 hướng. Điện khi đến chuông báo thì chuông báo sẽ reo lên. Quản trò sẽ canh và bắt cho được dòng điện truyền đến bạn nào. Nếu chỉ đúng bạn đang giữ điện thì người giữ điện sẽ vào vòng tròn thế cho quản trò. Cứ như vậy thay đổi người chơi. (có thể tăng thêm 2 hay 3 chuông để Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  9. 9 người bị dễ đoán, sau mỗi lần chơi nên thay đổi chuông để người làm chuông cũng được chơi) 3. Tôi bảo: Quản trò nói “Tôi bảo, tôi bảo” , vòng tròn trả lời “Bảo gì bảo gì”. Quản trò nói “tôi bảo…” sao thì vòng tròn phải làm theo. Nhưng nếu câu nói nào không có chữ “tôi bảo” mà người chơi làm theo thì người đó sẽ bị thua. 4. Hoa tay: Quản trò tập cho người chơi làm 3 động tác. Nụ: chụm các ngón tay lại.Nở: xoè bàn tay ra.Tàn: úp bàn tay xuống.Quản trò nói động tác nào thì người chơi làm động tác đó , nếu làm sai sẽ bị thua.(Quản trò nên nói lên tục nhanh dần các động tác để người chơi tập phản xạ cho nhanh) 5. Đếm sao: Dùng một vật để chuyền từ người này sang người khác trong vòng tròn. Trong lúc chuyền, vòng tròn sẽ cùng hát 1 bài hát:”Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, tôi đó anh chị nào bằng 1 hơi đếm hết, từ 1 ông sao sáng tới 10 ông sáng sao”. Bài hát vừa dứt, nếu vật đó được chuyền đến ai thi người đó phải đọc 1 hơi dài : 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao… cho tới 10 ông sáng sao. Nếu như đọc vấp hay đọc sai thì sẽ bị thua. (có thể cải biên thêm “1 đôi dép đứt, 2 đôi đứt quai” hay “1 con cá chép, 2 con cá trê”). 6. Soi gương: Quản trò sẽ làm 1 động tác và người chơi sẽ làm theo, nhưng động tác người chơi phải ngược lại với quản trò, giống như người chơi là gương phản chiếu hình ảnh của người quản trò. Ai làm không đúng sẽ bị thua. 7. Thụt thò: Quản trò tập cho người chơi làm 2 động tác. Thụt: Co tay. Thò: Duỗi tay. Quản trò nói động tác nào thì người chơi làm động tác đó. Nếu làm sai thì bị thua. (Quản trò nên linh hoạt làm liên tục và ngắt đúng lúc để dễ đưa người chơi vào bẫy). 5.3. Trò chơi vận động 1. CẶP ĐÔI HOÀN HẢO - VẬT DỤNG: Đèn cầy, bong bóng, cọc chướng ngại vật. - CÁCH CHƠI: 6 bạn/đội,3 nam 3 nữ.Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, hai bạn sẽ kẹp bong bóng bằng trán, sao cho bong bóng không rớt, đi qua các chướng ngại theo hình zic zac, bỏ bong bóng vào rổ. Trong thời gian 3 phút đội nào lấy nhiều bong bóng hơn sẽ là đội chiến thắng. 1 quả bóng 10điểm. 2. DU KÍCH QUA SÔNG - VẬT DỤNG: 1 xe trượt , banh, rổ. - CÁCH CHƠI: 4 bạn/đội.Bạn sẽ ngồi trên 1 chiếc xe. Mỗi bạn được phát 1 cây tre. Các bạn đứng trên xe và dùng cây chống xuống đất để xe di chuyển. Trên đường đi, có những quả banh nằm rải rác. Các bạn phải có nhiệm vụ lái xe về đích và thu nhặt những quả banh.Số điểm được tính trên số banh mà các đội thu được. 3. TRINH SÁT ANH HÙNG - VẬT DỤNG: Dây thừng, ống hút - CÁCH CHƠI: 10 - 15 bạn/đội. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, tất cả các thành viên trong đội sẽ cùng kéo căng 2 sợi dây thừng đã được buột 2 đầu dây Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  10. 10 vào 1 cây lớn. Mỗi đội sẽ cử 1 bạn di chuyển trên 2 sợi dây thừng đó và lấy 1 lá cờ được bố trí ở tên cây lớn. Trong thời gian 3phút, đội nào lấy được nhiều cờ nhất là đội chiến thắng. 4. ĐÔI HIA VẠN DẶM - VẬT DỤNG: Một đôi giầy dài đi được 5 người. - CÁCH CHƠI: 5 bạn/đội.Khi nghe hiệu lệnh còi bắt đầu, 5 bạn ở mức xuất phát sẽ mang đôi hia vạn dặm di chuyển sang bên kia mức mà BTC đã qui định, rồi trao đôi hia cho 5 bạn trong đội đứng ở mức bên kia, tiếp tục di chuyển về mức xuất phát. Đội nào hoàn thành hết chặng đường trước sẽ thắng. 5. ĐẶC CÔNG ANH HÙNG: - VẬT DỤNG: 2 đường hầm, chướng ngại vật, 2 cây cung tên, dây nilon,bong bóng. - CÁCH CHƠI: 5 - 10n/1đội. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát, từng thành viên trong đội sẽ vượt qua chướng ngại vật và chui qua đường hầm, sau đó lấy cung tên đến vạch mức mà BTC qui định ngắm bắn các quả bóng đã được đạt sẵn. Đội nào bắn nhiều bong bóng nhất sẽ thắng. IV. Trò chơi dân gian 1. CHỌI SÂU - VẬT DỤNG: Bông cỏ, bàn gỗ có 2 cây đinh ở hai đầu,thun. - CÁCH CHƠI: 2 bạn 1 lần chơi.Khi bắt đầu lấy 2 bông cỏ để lên sợi thun được mắc qua 2 cây đinh trên bàn gỗ. Hai bạn lấy sỏi cà thật khéo lên hai cây đinh sao cho hai con sâu (bông cỏ) di chuyển, sâu nào rớt trước thì thua. 2. ĐẨY GẬY - VẬT DỤNG: 1 cây gậy bịt hai đầu. - CÁCH CHƠI: 2 bạn 1 lần chơi. Hai bạn cùng bước vào vòng tròn đã vẽ sẵn, hai bạn cầm gậy ờ hai đầu, cùng ra sức đẩy sao cho đối phương ra khỏi vòng tròn là thắng. 3. LỰA ĐẬU - VẬT DỤNG: Đậu xanh,đậu đỏ,đậu đen. - CÁCH CHƠI: Số lượng không hạn chế.Bắt đầu chơi, BTC trộn lẫn 3 thứ đậu, nhiệm vụ của người chơi là lựa và phân chia 3 thứ đậu trong thời gian qui định. 4. CẦU KHỈ VỚT CÁ - VẬT DỤNG: cầu khỉ, vợt vớt cá, thau đựng cá - CÁCH CHƠI: 1 bạn 1 lượt.Khi bắt đầu, người chơi cầm vợt và đi quacầu khỉ thật khéo,không để rớt chân chạm đất, di chuyển đến thau cá người chơi đứng trên cầu thật khéo để vớt cá. Nếu vớt được cá thì người chơi thắng. 5. NÉM LON - VẬT DỤNG: Banh, lon Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  11. 11 - CÁCH CHƠI: 1 bạn 1 lần chơi.Mỗi bạn được phát 2 quả banh, ném từng quả banh vào tháp lon đã được xếp sẵn, nếu ném 2 lượt hết 2 quả banh mà lon ngã hết thì người chơi thắng. 6. CƯỚP CỜ - VẬT DỤNG: 1 cây cờ - CÁCH CHƠI: 10n/đội, chơi từ 2 đội trở lên. Mỗi thành viên trong đội mang 1 con số, khi trọng tài gọi đến số nào thì bạn mang số đó chạy lên, tranh cờ, làm sao lấy cờ chạy về đội mình là thắng. - Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình mà không bị đội bạn chạm vào người thì thắng cuộc. - Số nào chạm vào số đó, không được chạm vào số khác. Nếu bị số khác chạm vào thì vẫn không thua. - Số nào thua rồi, quản trò không gọi số đó chơi nữa. - Người chơi không được ôm, giữ nhau khi bạn cướp cờ. 7. ĐI CÀ KHEO - Cách chơi: Trò chơi này thường được chơi ở bãi biển. Người chơi có thể chia làm hai đội để thi đấu với nhau (vd: thi chạy,…). Cây cà kheo được làm bằng tre, đô cao của bệ đặt chân cách mặt đất khá cao khoảng 1,5m - 2m. Mỗi người sẽ đi trên cây cà kheo để thi đấu. - Luật chơi: Nếu ai ngã khi đang thi đấu hoặc không kịp thời gian thi đấu thì bị phạt theo quy định của cuộc chơi. 8. NÉM CÒN - Cách chơi: Dùng một quả còn nhỏ là một túi vải bên trong chứa một vật nặng khoảng 200gr (có thể cho đất cát vào bên trong). Quả còn có gắn đuôi là một dải lụa nhiều màu sắc . Ở giữa sân dựng một cây cọc cao khoảng 3m trở lên (túy theo độ tuổi , thể hình người chơi). Trên ngọn cây có treo một vòng tròn đường kính khoảng 35cm. Người chơi được chia làm hai nhóm đứng đối diên nhau, cách cột khoảng 7m trở lên (tùy theo đối tượng người chơi). Mỗi nhóm cử từng người lần lượt nén quả còn, sao cho quả còn chui qua vòng treo trên ngọn cây là được điểm. Khi ném, người chơi cầm trái còn quay quay trên đầu lấy đà, nhắm kĩ và ném. Bên đối phương sẽ bắt còn của đội bạn ném qua nếu bắt dược cũng tính điểm. Sau khi có còn trong tay bên đối phương ném còn qua vòng để lấy điểm. B. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM THU HÚT SỰ THAM GIA CỦA THIẾU NHI 1. Ý nghĩa Kỹ năng làm việc nhóm thu hút sự tham gia của thiếu nhi là khả năng làm việc đồng bộ, thống nhất mục đích hành động, có phân công cùng chia sẻ trách nhiệm, bổ sung tương trợ nhau khắc phục khó khăn để đạt quả đề ra. Nguyên tắc của kỹ năng làm việc nhóm thu hút sự tham gia của thiếu nhi là biết chấp nhận người khác biết tôn trọng và thừa nhận người khác với tất cả ưu, nhược điểm của bạn chứ không phải yêu cầu bạn bắt buộc phải làm. Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  12. 12 Lợi ích của kỹ năng làm việc nhóm với người khác sẽ giúp cho thiếu nhi được rèn luyện các giá trị: - Tiết kiệm được thời gian - Thu thập và chọn lọc được nhiều thông tin bổ ích và có cảm xúc tích cực trong việc xây dựng các mối quan hệ. - Giải quyết hài hòa hoạt động học tập, sinh hoạt Đội đạt hiệu quả cao - Xây dựng nhận thức đúng đắn các giá trị của bản thân và của người khác. - Biết phát huy ưu điểm của bạn - Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp trên cơ sở đồng cảm, chia sẻ và bổ sung cho nhau. 2. Vai trò của giáo viên tổng phụ trách Đội Hoạt động nhóm thu hút sự tham gia của thiếu nhi có đạt thành công hay không phụ thuộc nhiều vào vai trò của người giáo viên tổng phụ trách Đội . Vì vậy cần nắm vững các phương pháp làm việc nhóm cơ bản và biết lồng ghép với các hoạt động của Đội thiến niên tiền phong Hồ Chí Minh 2.1. Lựa chọn nhóm trưởng Chọn trưởng nhóm phải có các tố chất: Am hiểu các vấn đề của nhóm với những nét cơ bản: về tính cách, về khả năng, về điều hành nhóm. Hiểu biết tâm lý nhóm và điều động nhóm có khoa học. Hiểu được tiềm năng của nhóm. Nhóm trưởng gắn với chức danh Phân đội trưởng, Chi đội trưởng, Liên đội trưởng... 2.2. Hướng dẫn thiếu nhi làm việc theo nhóm Mọi thành viên trong tổ chức sẽ cùng đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt kết quả cao. Phương pháp sinh hoạt chi đợi, liên đội Là thành viên của một nhóm, các em kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, các em học hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; học hỏi từ những thành viên khác và cả người lãnh đạo. Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho các thành viên thoả mãn nhu cầu được quan tâm được sẻ chia, được đón nhận và thể hiện mọi tiềm năng. Tham gia phong trào Đội, hội thi, hội thao, ngày hội... giúp các em phát huy mọi ưu thế trong chương trình hoạt động. 2.3. Hướng dẫn thiếu nhi quản lý nhóm hiệu quả Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các em với nhau và với nhóm trưởng. Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành viên có thể học hỏi và vận dụng phong cách lãnh đạo từ cấp trên của mình. Điều đó tạo sự thống nhất về cách quản lý trong tổ chức. Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những các ý kiến sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn.Tổ chức Đại hội Đội, tổ chức thi đua trong hoạt động Đội giúp các em có trách nhiệm quản lý và phát huy tính tự quản trong tập thể của Đội. Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  13. 13 Làm việc theo nhóm là xu thế phát triển trong cuộc sống hiện nay. Để nhóm hoạt động tích cực, vai trò xây dựng thu hút thiếu nhi làm việc nhóm có ý nghĩa quan trọng. Giáo viên Tổng phụ trách Đội cần tìm hiểu tính cách xây dựng động cơ làm việc cho thiếu nhi, lựa chọn những em có năng lực có khả năng giải quyết vấn đề. Biết phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng các em. Đảm bảo sự cân bằng trong tính cách giữa các cá nhân thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp trong nhóm. Luôn đề cao tinh thần tập thể trong hoạt động Đội. Luôn kiểm soát và điều chỉnh kịp thời không chỉ trong hoạt động Đội mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa các em, kịp thời phát hiện những mâu thuẫn để hòa giải Hoạt động nhóm thu hút sự tham gia của thiếu nhi giáo viên Tổng phụ trách Đội cần nhắc nhở thường xuyên và kiểm tra liên kết hợp tác nhóm gắn với các kế hoạch hoạt động Đội trong quá trình triển khai, tổ chức hoạt động mỗi thành viên cần nắm bắt kịp thời những điều chỉnh...các thành viên có sự nhận thức đầy đủ như nhau về những gì cần hoàn thành và các em luôn gắn kết với nhau. Có như vậy hoạt động của nhóm mới thực sự mang lại hiệu quả tối ưu. C. KỸ NĂNG TỔ CHỨC DÃ NGOẠI, LỀU TRẠI AN TOÀN CHO TRẺ EM 1. Ý nghĩa Khi tổ chức đi dã ngoại cho học sinh, giáo viên tổng phụ trách Đội ngoài việc lên kế hoạch chi tiết, nên tham mưu đề ra những 'điều luật' và buộc phụ huynh và học sinh tuân thủ nhằm hạn chế những chuyện đáng tiếc cho con em mình. Dã ngoại là một hoạt động bình thường diễn ra đều đặn ở các cấp học. Có thể là những chuyến đi quanh trường nhằm cho học sinh quan sát thiên nhiên bốn mùa, phục vụ cho những tiết học xã hội, luật giao thông, các em còn có cơ hội thăm thú các địa danh lịch sử, danh lam nổi tiếng hiểu về nơi mình sống, thiên nhiên xung quanh hay tạo những kỷ niệm về thời học trò. Hoặc đó có thể là những chuyến đi xa, thậm chí phải ngủ lại. 2. Dã ngoại đối với cấp tiểu học - Ở bậc tiểu học các em thường có những chuyến dã ngoại gần. Đó là các cuộc đi ra khỏi khuôn viên trường để tìm hiểu thiên nhiên. Qua chuyến đi đó, các em sẽ hiểu mùa xuân có hoa cỏ gì, côn trùng gì, mùa hè ra sao? Mùa thu thế nào? Hoặc đơn giản là đi dọc các phố để học về luật giao thông từ những điều đơn sơ nhất như qua đường thì phải nhìn trái, nhìn phải, đợi đèn xanh, tay giơ lên cao, quan sát phố xá, chợ, khu dân cư, khu vui chơi… những cuộc dã ngoại gần này là sự luyện tập cho các bé kiểm soát bản thân, tinh thần đồng đội, tác phong kỷ luật khi đi lại. - Tham mưu nhà trường lên kế hoạch lịch dã ngoại với địa điểm cụ thể cũng như phương án dự phòng cho trường hợp kế hoạch bị mưa bão hoặc sự cố mà phải hủy. - Học sinh được phổ biến những quy tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ trong quá trình đi lại Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  14. 14 - TPT báo cáo thầy cô kịp thời hay nhắc nhở nhau đi đứng trật tự, bám sát các bạn, thầy cô của mình. - Thông tin cụ thể về thời gian và các em, phụ huynh chấp hành theo lịch trình có sẵn. Giáo viên dù đi cùng nhưng không tách ra nhóm riêng mà cùng vui chơi, sinh hoạt với học sinh. - Chương trình cuộc dã ngoại được chuẩn bị kỹ càng, học sinh được biết sẽ đi đâu, làm gì, đi bằng phương tiện gì. Lịch hoạt động được lên kế hoạch tỉ mỉ, phân chia thành từng tổ, mỗi tổ có một em làm tổ trưởng, một em tổ phó và các thành viên. - Nhiệm vụ của giáo viên được phân công rõ ràng và thống nhất thành "luật" để mọi người chấp hành. Có danh sách những đồ cần mang đi, phải được ghi tên cẩn thận nhằm tránh nhầm lẫn như khăn tay ướt, khăn tay khô, khăn giấy, miếng trải ni lông... - Danh sách đồ dùng học sinh cần mang theo không thể thiếu phần cơm trưa, nước uống (nước trà hay nước suối), băng dán vết thương, ba lô, mũ, ô che mưa hay áo mưa, quần áo để thay, bàn chải đánh răng... kể cả tiền mang theo tuy nhiên không được quá nhiều. - Chỗ ngồi trên xe buýt được phân chia và thông báo cụ thể cho mỗi em trước ngày lên đường. Em nào hay bị say xe sẽ được ưu tiên ngồi trước... - Đi đâu? Hoạt động thế nào? Ăn uống cái gì? Nghỉ lại ở đâu? Những thứ cần mang? Những điều lưu ý về sức khỏe, dị ứng của mỗi học sinh, những thắc mắc của phụ huynh... tất cả đều được nhà trường thu thập ý kiến, giải thích cụ thể và chuẩn bị không thể tỉ mỉ hay cẩn thận hơn. Trước ngày xuất phát phụ huynh phải theo dõi nhiệt độ, sức khỏe của học sinh, báo cáo cho nhà trường. - Tổ chức ghi hình hoạt động của đơn vị và hướng dẫn trên đường đi, học sinh gửi về nhà tấm postcard tự làm, giống y như là một hành trình thú vị. 3. Dã ngoại ở trung học cơ sở, trung học phổ thông Ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông thì các hoạt động dã ngoại được tổ chức thường xuyên nhằm phục vụ học tập cũng như tạo điều kiện cho học sinh giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhà trường và thực tập hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. 3.1. Dã ngoại ngắn - Có thể là cuộc dã ngoại trong một giờ, nửa ngày hoặc một ngày ra xung quanh trường để học về xác định phương hướng, quan sát thực tế về cấu trúc của phố xá, đến siêu thị, đồn công an, nhà dưỡng lão để, nhà văn hóa cộng đồng, tham quan hoạt động cộng đồng và tham gia một số sinh hoạt về văn hóa dân tộc với các cụ cao niên... Vào các mùa thì có thể là quan sát thiên nhiên môi trường, trải nghiệm thức tế đời sống ngành nghề, văn hóa kinh tế xã hội. Đây là dịp học sinh được học hỏi trên thực tế không chỉ là kiến thức, kỷ luật mà còn là ứng xử với bạn bè, với những người xung quanh, cách quản lý chi tiêu (vì học sinh chỉ được phép mang một số tiền hạn chế và chỉ được phép mua trong số đó), luật lệ giao thông, ứng xử nơi công cộng… - Phương tiện: Từ việc đi bộ đến việc đi bằng xe buýt, tàu lửa, xe đạp…cũng phải bảo có sự chuẩn bị chu đáo Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  15. 15 3.2. Dã ngoại dài - Dã ngoại ở địa điểm xa phải đêm bên ngoài. Đây là những chuyến đi được các em mong đợi vì xa nhà, được rèn luyện đời sống tự lập ra dáng người lớn, các em có nhiều kỷ niệm với nhau vì được cùng ăn, cùng ở với nhau suốt chuyến đi. - Những chuyến đi thế này được chuẩn bị vô cùng cẩn thận, chu đáo đến từng chi tiết trước cả mấy tháng trời từ chuyện đồ ăn đồ uống, danh sách vật dụng mang đi đầy đủ, sức khỏe.... - Mọi băn khoăn lo lắng của phụ huynh đều được giải đáp đến nơi, đến chốn. Giáo viên tổng phụ trách Đội quan tâm đến từng yếu tố nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh. Quan tâm yếu tố ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân, tâm sinh lý của lứa tuổi, giới tính và an toàn của học sinh nên các chuyến đi đều mang lại niềm vui, những kỷ niệm đẹp cho học sinh và phụ huynh an tâm. - Chọn lựa địa điểm phù hợp để có thể quản lý và bao quát hết các em: Là nơi thiên nhiên an toàn, phong phú, để học sinh học hỏi hay làng nghề truyền thống để học sinh biết về một thời kỳ lịch sử, về một loại sản phẩm độc đáo nào đó của địa phương. Đó có thể là địa danh văn hóa đặc sắc của dân tộc, kể cả đi leo núi thì cũng phải là nơi thích hợp với sức khỏe của học sinh… - Thông tin cụ thể trước một một chuyến đi thời gian dài nên cho các em ngấm và thấu hiểu những gì được phép và không được phép làm trong chuyến đi nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình, biết cách gắn bó, ràng buộc trong tập thể, không làm ảnh hưởng tới tập thể. Xây dựng nội quy, quy định những luật lệ của chuyến đi để không có những đáng tiếc xảy ra. - Nhằm tránh bỡ ngỡ lúc ban đầu, các phụ huynh có thể được bố trí bí mật hỗ trợ đế giúp các em ngay khi cần. Thầy cô lắng nghe ý kiến các em có những khó khăn gì để có cách hướng dẫn các em tự làm được thông suốt để cho chuyến đi không có trục trặc hay ấn tượng buồn với các em. Khuyến nghị phụ huynh nên kiểm tra thông tin về nơi đến của cuộc dã ngoại và có những chuẩn bị riêng cho con mình. ----------------------- Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  16. 16 Chuyên đề: NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH --- Trong hoạt động động tổ chức sự kiện rất cần thiết có một Người dẫn chương trình (MC), sự kiện tổ chức thành công hay thất bại phần lớn phụ thuộc vào “Nghệ thuật điều hành, dẫn chương trình” của MC, nghệ thuật đó là kỹ năng cần rèn luyện và đúc kết kinh nghiệm. Từ lòng đam mê và yêu thích làm MC, chúng tôi giới thiệu các bạn cùng tìm hiểu kỹ năng dẫn chương trình cho một sự kiện. I. NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH 1. Thế nào là người dẫn chương trình? Người dẫn chương trình ( Master of Ceremonies -MC) là người phụ trách toàn bộ nghi lễ cho một chương trình nào đó. Ví dụ: giao lưu, lửa trại, hội diễn văn nghệ, đại hội, lễ khai giảng … 2. Vị trí Chịu trách nhiệm xuyên suốt, người thiết kế, đạo diễn kể cả là diễn viên, là bộ mặt và linh hồn của toàn buổi lễ. Thành công hay thất bại của một chương trình hoàn toàn phụ thuộc vào người dẫn chương trình. II. CÁCH XÂY DỰNG MỘT CHƯƠNG TRÌNH 1. Các số liệu - Mục đích, ý nghiã của chương trình - Yêu cầu thực hiện - Nội dung: tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện, giải trí - Hình thức qui mô: lớn, nhỏ, vưà - Tổng thời gian - Điạ điểm - Đối tượng, số lượng người tham dự - Phương tiện phục vụ : âm thanh, ánh sáng,trang trí, tiếp tân - Ban tổ chức 2. Chương trình chi tiết Tổng chương trình thể hiện càng cụ thể càng tốt, phân công nhiệm vụ rõ ràng. 2.1. Tập dợt chương trình Chỉ dợt đối với những chương trình qui mô, đại biểu nhiều, số lượng đông. 2.2. Kinh phí Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  17. 17 III. MỘT SỐ YÊU CẦU Ở NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH: - Ý thức chấp hành công việc là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của buổi lễ . - Phải lấy sự thành công hay thất bại sau mỗi lần tổ chức là niềm vui, nỗi buồn danh dự, uy tín của cơ quan, đơn vị, cá nhân. - Nắm thật chắc ý nghĩa, nội dung, hình thức, yêu cầu của buổi lễ. - Là người có bề dày kinh nghiệm và có uy tín để có thể điều phối và phát huy tối đa năng lực của từng thành viên trong chương trình. - Am hiểu nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội - Nói năng lưu loát, diễn cãm, hài hước và lịch sự. - Thực hiện chương trình vừa sức và đúng sở trường - Phải được đào tạo qua lớp dẫn chương trình, có ý thức tự rèn luyện cho bản thân và học hỏi các đồng nghiệp. - Luôn rèn luyện cử chỉ, điệu bộ và giọng nói. - Ngoại hình đẹp, ăn mặc phù hợp với từng chương trình - Khả năng xử lý, phán đoán nhanh và sáng tạo - Luôn tự tin vào bản thân IV. CÁC LƯU Ý KHI DẪN DẪN CHƯƠNG TRÌNH Không để micrô về hướng loa để tránh gây tiếng rú Không vỗ tay khi có mic trên tay Không sử dụng mic nói linh tinh với mục đích gây cười Nên bố trí người tặng hoa nếu có tiết mục văn nghệ hoặc phỏng vấn Câu hỏi giao lưu nên chuẩn bị trước. Có lời dẫn cho một bài ca, điệu múa hay giao lưu Các chương trình vui chơi giải trí nên có 2 người để thêm sinh động Khi người giao lưu nói qúa dài và sai kiến thức ta nhờ bộ phận âm thanh tắt tiếng. Có 8 chữ vàng trong nghiệp vụ dẫn chương trình: “Chính xác - Linh hoạt - Truyền cảm - Nhiệt tình”. Tám chữ này cũng là yêu cầu xủa nghiệp vụ “Chính xác về thông tin; Linh hoạt về xử lý tình huống; Truyền cảm về diễn đạt; Nhiệt tình xuất phát từ tinh thần trách nhiệm”. Tóm lại, sự cố và tình huống qua mỗi lần dẫn chương trình đều khác nhau nên MC càng có nhiều kinh nghiệm thì khả năng xử lý càng cao. Nếu bạn chuẩn bị thật kỹ càng trước khi xuất hiện truớc công chúng thì kết qủa của bạn đã đạt 50% rồi đấy. Chúc các bạn thành công CÁC HÌNH THỨC DẪN CHƯƠNG TRÌNH T NỘI DUNG MC DIỄN TIẾN T CHƯƠNG TRÌNH Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  18. 18 Phần đầu - Tuyên bố lý do - Xuất hiện ở - Giới thiệu đại biểu Các buổi toạ phần đầu và - Giới thiệu nội dung phương pháp làm việc đàm, họp cuối chương nếu có) mặt,trao đổi trình, phần - Mời chủ trì làm việc 1 kinh chính do chủ nghiệm, thảo - Thông báo của Ban Tổ Chức (nếu có) trì điều hành Phần cuối luận - Thông báo kết thúc (nếu người chủ trì không thông báo) - Cám ơn, chúc sức khoẻ - Kết thúc Phần đầu - Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu - Xuất hiện - Thông qua nội dung làm việc phần đầu - Giới thiệu chủ trì (giới thiệu trực tiếp) Hội thảo, hoặc phần hoặc giới thiệu BGK giao lưu, lửa cuối, đôi khi Phần chính trại, trực xuyên suốt cả 2 - Điều hành theo chương trình có sẵn tiếp đối chương trình . Phần cuối thoại, diễn - Chương đàn trình chính do - MC tiếp thu ý kiến đóng góp BGK, chủ trì - Nhắc lại nội dung cần nghiên cứu điều khiển - Có lời nhận xét chung cho cả chương trình - Công bố phát giải ( nếu có) - Cám ơn, chúc sức khỏe - Kết thúc Đại hội, kết - Thực hiện nạp Đoàn như nhóm 1 3 - Thực hiện như trên viên, hội và 2 viên Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  19. 19 Phần đầu - Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu - Nghi thức chào cờ - MC thường chỉ xuất hiên - Thông qua nội dung làm việc (metting, lễ Khánh ở phần đầu hội). 4 thành, nhưng đòi hỏi - Giới thiệu chủ trì hoặc chủ tịch Đoàn metting chuẩn bị - Mời chủ trì hoặc chủ tịch đoàn làm việc nghiêm túc. Phần cuối - Ban Tổ chức đáp từ Phần đầu - Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu - Nghi thức chào cờ khai mạc Hội diễn văn Phần chính nghệ, khai - Diễn văn khai mạc (hội diễn, hội thao) mạc, MC xuất hiện 5 - Các quyết định có liên quan (Ban tổ chức, cả 3 phần khai giảng Ban trọng tài, GVCN, BCS lớp) - Thông qua các nội quy, quy định. - Lời hứa (nếu có) - Phát biểu đại biểu Phần cuối - Chào cờ bế mạc Phần đầu - Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu Phần chính - Các quyết định có liên quan (khen thưởng Bế mạc, bế MC xuất hiện học tập, BCS, BTC) giảng lớp cả 3 phần - Lời hứa (nếu có) - Phát biểu đại biểu - Tuyên bố bế giảng, bế mạc Phần cuối - Chào cờ bế mạc. --------------------------- Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
  20. 20 Chuyên đề: NGHI THỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH --- I. KHÁI NIỆM 1. Khái niệm nghi thức “Là cách thức tiến hành trong một cuộc lễ” (từ điển tiếng Việt, trang 457- Nhà xuất bản trẻ 2001). - “ Là hình thức để giao tiếp hoặc tổ chức buổi lễ đã có quy ước sẵn.” Wikionary - Tiếng Việt (từ điển mạng) 2. Khái niệm nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh "Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh là những quy định thống nhất mang nét đặc trưng của Đội được thể hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, nghi lễ thủ tục và đội hình, đội ngũ" Qua khái niệm trên thấy rắng: Nghi thức là phương tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Nghi thức Đội góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng phương pháp giáo dục toàn diện mang nét đặc trưng của Đội. Nghi thức Đội được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động rèn luyện của Đội II. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA NGHI THỨC ĐỘITRONG GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN 1. Ý nghĩa Nghi thức Đội góp phần giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư thế, tác phong, tính nhanh nhẹn hoạt bát, tinh thần, ý thức trách nhiệm trước tập thể cho đội viên và tập thể Đội, tạo thành thói quen nền nếp tốt trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Thực hiện tốt nghi thức Đội góp phần tạo nên vẻ đẹp toàn diện cho tập thể và cá nhân đội viên. 2. Vai trò Tài liệu tập huấn Công tác Đội và Phong trào TTN tỉnh Nam Định năm 2019
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2