intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tập huấn kỹ thuật gieo ươm một số giống cây lâm sản ngoài gỗ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

19
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tập huấn kỹ thuật gieo ươm một số giống cây lâm sản ngoài gỗ gồm các nội dung chính sau: Chuẩn bị vật liệu gieo ươm; Tạo cây con và chăm sóc; Phân loại và vận chuyển cây giống đi trồng rừng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tập huấn kỹ thuật gieo ươm một số giống cây lâm sản ngoài gỗ

  1. DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỘNG ĐỒNG VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN TẠI TRUNG TRƯỜNG SƠN TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM MỘT SỐ GIỐNG CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ Tài liệu lưu hành nội bộ Huế, tháng 12 năm 2021
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC __________________________________________________________ 2 1. Chuẩn bị vật liệu gieo ươm _____________________________________________________ 3 2.1. Kỹ thuật làm hỗn hợp đất ruột bầu _____________________________________________________ 3 2.1.1. Tiêu chuẩn và chất luợng đất làm ruột bầu _______________________________________________3 2.1.2. Kỹ thuật làm đất ruột bầu ____________________________________________________________ 3 Ví dụ: tỷ lệ hỗn hợp ruột bấu một số loài cây bản địa _____________________________________________4 2.2. Chuẩn bị túi bầu ___________________________________________________________________5 2.3. Vật liệu che sáng ___________________________________________________________________5 2.4. Chuẩn bị hạt giống _________________________________________________________________5 2. Tạo cây con và chăm sóc________________________________________________________ 6 3.1. Đóng và xếp bầu ___________________________________________________________________6 3.2. Xử lý hạt giống ____________________________________________________________________7 3.3. Gieo ủ nảy mầm hạt và cấy cây bầu ____________________________________________________ 7 3.4. Chăm sóc cây bầu __________________________________________________________________9 3.4.1. Làm giàn che ánh sáng ______________________________________________________________ 9 3.4.2. Tưới nước _______________________________________________________________________10 3.4.3. Làm cỏ và phá váng đất ____________________________________________________________ 10 3.4.4. Bón thúc phân ____________________________________________________________________10 3.4.5. Đảo bầu, cắt rễ và tỉa cành __________________________________________________________ 11 3.4.6. Hãm cây trước khi xuất vườn ________________________________________________________ 12 3. Phân loại và vận chuyển cây giống đi trồng rừng __________________________________ 12 3.1. Phân loại cây con xuất vườn _________________________________________________________ 12 3.2. Vận chuyển cây con đến hiện trường trồng rừng _________________________________________13 4. Kỹ thuật gieo ươm một số loại cây lâm sản ngoài gỗ ________________________________ 13 4.1. Kỹ thuật gieo ươm cây mây _________________________________________________________ 13 4.1.1. Xử lý và gieo hạt __________________________________________________________________13 4.1.2. Chuẩn bị đất và gieo hạt ____________________________________________________________ 15 4.1.3. Tạo bầu cây______________________________________________________________________15 4.1.4. Làm giàn che_____________________________________________________________________15 4.1.5. Chăm sóc và cấy cây mạ ____________________________________________________________ 16 4.1.6. Chăm sóc cây con _________________________________________________________________16 4.1.7. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn _______________________________________________________ 17 4.2. Kỹ thuật gieo ươm cây Ba kích tím ___________________________________________________ 17 4.2.1. Sản xuất cây giống từ hạt ___________________________________________________________ 17 4.2.2. Sản xuất cây giống từ hom thân dây ___________________________________________________ 18 4.2.3. Tạo bầu cây______________________________________________________________________18 4.2.4. Chăm sóc cây con _________________________________________________________________19 4.2.5. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng ______________________________________________________ 20 4.3. Kỹ thuật gieo ươm cây Gừng gió _____________________________________________________ 20 4.3.1. Sản xuất cây giống từ thân củ ________________________________________________________ 20 4.3.2. Tạo bầu cây______________________________________________________________________20 4.3.3. Chăm sóc cây con _________________________________________________________________21 4.3.4. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng ______________________________________________________ 21
  3. 1. Chuẩn bị vật liệu gieo ươm 1.1. Kỹ thuật làm hỗn hợp đất ruột bầu 1.1.1. Tiêu chuẩn và chất luợng đất làm ruột bầu Đất ruột bầu là thành phần chủ yếu để làm hỗn hợp ruột bầu tạo ra cây con có bầu. Đất ruột bầu chiếm từ 80-90% trọng lượng ruột bầu, thậm chí cao hơn nếu đất tốt. Hỗn hợp ruột bầu là giá thể cho bộ rễ cây con, chứa đựng đầy đủ các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây con phát triển thông qua bộ rễ. Đất làm ruột bầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: 1) Đất phải tơi xốp, thấm và giữ nước tốt, thoáng khí cho rễ phát triển thuận lợi, nhưng phải có độ kết dính để không bị vỡ bầu khi di chuyển. Đất có thành phần cơ giới trung bình, thuộc loại đất thịt hay thịt pha, có từ 40-50% thành phần hạt đất mịn và hạt sét. 2) Có hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng cần thiết. 3) Đất có pH đất từ 5- 6, thuộc loại ít chua. Loại đất làm ruột bầu tốt thường được lấy đất tầng mặt (tầng A) dày 20-30cm dưới tán rừng hoặc thảm cây bụi. Trường hợp không thể có loại đất tiêu chuẩn này, phải dùng loại đất nhiều cát, rời rạc hay đất sét nặng, bí chặt thì phải tăng thêm 10-15% phân chuồng hoai và thêm 10-20% đất sét cho đất cát, hoặc 10-20% đất cát cho đất sét nặng, bí chặt. Để tạo môi trường sinh trưởng tốt cho bộ rễ và đảm bảo sinh trưởng, chất lượng cây con, hỗn hợp ruột bầu cần thiết phải bổ sung các thành phần dinh dưỡng khoáng đa lượng (N- P-K), vi lượng (dưới dạng phân bón) và các vi sinh vật hữu ích cho cây và đất như nấm rễ cộng sinh, vi khuẩn cố định đạm và phân giải lân, … dưới dạng đất mùn rừng thông, hoặc mùn dưới thảm cây tế guột… (dạng thô) hoặc các loại phân sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh. 1.1.2. Kỹ thuật làm đất ruột bầu • Lấy đất bầu Khảo sát chọn địa điểm lấy đất đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đất làm ruột bầu nêu trên, lấy đất vào ngày khô ráo, thời điểm lấy đất vào buổi sáng hoặc chiều. Lấy đất tầng mặt (tầng A): trước hết gạt bỏ toàn bộ lớp thảm mục trên cùng, rồi lấy tầng mặt khoảng 15-20 cm. Loại bỏ rễ cây, đá và các vật thể cứng khác. Lấy xong chuyển ngay về nơi tập kết để sử dụng.
  4. • Phơi khô và chuẩn bị đất bầu Vì đất bầu được chọn lấy tại các địa điểm sạch, do vậy cần phơi đất vừa phải trong nền có mái che (giải đều đất dày từ 5-7 cm, phơi khoảng 3-5 ngày), không phơi nắng để không bị mất dinh dưỡng, đặc biệt giữ lại được toàn bộ các vi sinh vật có lợi cho cây và đất. Khi đất đã khô, vun lại thành đống và sàng đất qua kích thước lỗ phù hợp để loại bỏ đất cục, đá lẫn và mảnh rễ, thực vật…. Đất sàng tơi, mịn sẽ được sử dụng để làm hỗn hợp ruột bầu. • Trộn hỗn hợp ruột bầu Cân đong chính xác từng loại nguyên liệu theo đúng tỷ lệ quy định cho hỗn hợp ruột bầu, thông thường gồm đất bầu đã chuẩn bị, phân chuồng hoai (hoặc hữu cơ vi sinh), phân lân (hoặc NPK), đất mùn rừng (hoặc chế phẩm nấm rễ). Tập trung nguyên liệu tạo thành đống và trộn, đảo thật đều các thành phần để tạo hỗn hợp ruột bầu tốt. Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu: - Đất được đập nhỏ và sàng có đường kính 3-4mm, loại bỏ rễ cây sỏi đá, rồi vun thành đống cao 15 - 20cm. Sau đó phun ẩm rồi dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4-5 ngày ngoài nắng. - Phân chuồng ủ hoai và phân lân cũng phải đập nhỏ và sàng. - Trộn tất cả các hỗn hợp theo tỷ lệ đã định và trộn đều trước khi đóng bầu. - Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm, nhưng tránh ướt quá sẽ kết vón (độ ẩm 75%). Hỗn hợp ruột bầu sau khi trộn nếu chưa dùng ngay (hoặc dùng chưa hết) thì cần được bảo quản để trên nền khô ráo có mái che, phủ bằng bạt nhựa để tránh bị khô và mất dinh dưỡng. Ví dụ: sản xuất 20.000 cây mây giống thì cần lượng đất ruột bầu như sau: - Trọng lượng thực của một bầu đất kích thước 6 cm x 9 cm là khoảng 100g - 20.000 bầu x 100g = 2.000.000g = 2.000kg = 2 tấn (≈ 1 m3) 1) 15% phân hữu cơ = 2.000 kg x 15 % = 300 kg 2) 2% supe lân = 2.000kg x 2% = 40 kg 3) 83% đất tầng mặt = 2.000kg x 83% = 1.600 kg (≈ 1,6m3) Tỷ lệ hỗn hợp ruột bầu đảm bảo có độ pH từ 5-6 như sau: - Đất tầng mặt: 88-89%. - Phân chuồng hoai mục: 10%. - Phân Supe lân: 1-2%.
  5. Phân Supe Phân chuồng hoai lân 1-2 phần 10 phần. Đất 88-89 phần 1.2. Chuẩn bị túi bầu Yêu cầu chung của túi bầu là làm khuôn giữ cho ruột bầu được định hình, ổn định trong quá trình gieo ươm và sinh trưởng của cây con, đảm bảo việc trao đổi nước và không khí đối với môi trường xung quanh, thuận tiện cho quá trình vận chuyển cây đi trồng. Túi bầu bằng nhựa (Po ly- ê ty len) mềm, có lỗ xung quanh và không có đáy hoặc túi bầu tự hoại, kích thước túi bầu tùy theo loài cây mà sử dụng kích thước túi bầu hợp lý. 1.3. Vật liệu che sáng Hầu hết các cây bản địa lá rộng đều cần phải che sáng hợp lý giai đoạn vườn ươm, dự án khuyến cáo sử dụng các vật liệu địa phương, tại chỗ để làm giàn che sáng vườn ươm (tre, nứa, lá, …. Ngoài ra, có thể sử dụng lưới giàn che màu xanh hoặc màu đen để che sáng vườn ươm cây bản địa. 1.4. Chuẩn bị hạt giống Hạt giống cho gieo ươm cần phải được cung cấp từ các cơ quan chuyên về giống (nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh); hạt giống cung cấp phải đảm bảo chất lượng, độ thuần, có nguồn gốc rõ ràng và phải được kiểm định bởi cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Những chỉ tiêu quan trọng của hạt giống cung cấp bao gồm: xuất xứ hạt, độ thuần, tỷ lệ nảy mầm, độ ẩm hạt và trọng lượng 1000 hạt. Tính toán lượng hạt cần thiết:
  6. N*P*10 X: Lượng hạt gieo trên 1m2. X = --------- N: Số cây con cần tạo trên 1m2 - P: Trọng lượng 1.000 hạt E:R E: Tỷ lệ nảy mầm kiểm tra. R: Độ thuần của hạt. Hạt giống lấy về chưa sử dụng ngay cần được bảo quản hợp lý: (i) Bảo quản khô, mát: áp dụng cho loại hạt có tuổi thọ cao, thời gian cần bảo quảnngắn, dưới một năm như các loại hạt Muồng, Lát, Lim, Gõ…; (ii) Bảo quản khô, lạnh (0-5 oc), áp dụng cho các loại hạt nhỏ, có dầu, tuổi thọ trung bình nhưThông nhựa, Sến trung, Hông; (iii) Bảo quản ẩm, mát: áp dụng cho các loại hạt có tuổi thọ ngắn như Quế, Re hương, Đào, Sơn huyết, Trâm: để nơi ẩm mát, thông thoáng, xáo trộn định kỳ; (iv) Bảo quản ẩm, lạnh: áp dụng cho các loại hạt có tuổi thọ ngắn, khó bảo quản 2. Tạo cây con và chăm sóc 2.1. Đóng và xếp bầu 2.1.1. Đóng bầu Hỗn hợp được trộn đều, lần lượt đóng vào bầu theo kỹ thuật: bỏ đất ém chặt phần đáy bầu, sau đó đổ đất cho đầy bầu, bảo đảm phần trên tơi xốp hơn. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Tơi 10. xốp 11. 12. hơn 13. 2/3 14. 15. Nén chặt 16. 1/3 17. Hình 3: Kỹ thuật
  7. Cho đất ruột bầu vào 1/3 túi, ấn nhẹ cho đất hơi chặt ở đáy bầu, tiếp tục cho đất vào gần đầy miệng túi, vỗ nhẹ cho đất nén đầy và cho thành bầu phẳng. 2.1.2. Xếp bầu lên luống Bầu đóng xong được xếp vào luống (luống rộng 1m, dài 10-20m, cao 15-20cm), rãnh luống 40-20cm. Đặt bầu sát nhau 2 hàng cách một khoảng trống, cho đất đầy các khe giữa các bầu và phủ đất kín 2/3 chiều cao bầu ngoài mép luống để tạo má luống giữ cho bầu đứng thẳng. Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi gieo cấy 1 ngày và cho thêm đất vào các bầu còn vơi do đất bị dồn xuống. 2.1. Xử lý hạt giống Mục đích: hạt giống cần phải được xử lý hợp lý để đạt được độ nảy mầm đồng đều, chất lượng cao. Tùy từng loại hạt giống mà chúng ta tiến hành các biện pháp xử lý hạt giống khác nhau như ngâm nước nóng, đạp vỡ vỏ cứng, hóa chất, vv…, cách phổ biến và an toàn nhất cho sản xuất là xử lý hạt bằng nước nóng, được thực hiện như sau: - Đối với loại hat có vỏ rất dày, cứng thì có thể ngâm trong NƯỚC SÔI (khoảng 90 - 95oc) 5-10 phút, - Loại hạt có vỏ tương đối dày, cứng ngâm trong nước ấm 50 -55 oc (3 SÔI: 2 LẠNH) trong 4-5 giờ hoặc xử lý nhanh bằng ngâm 30 giây trong nước nóng, sau đó chuyển ngay ra nước lã bình thường. - Các loại hạt có vỏ mỏng, có dầu thì ngâm trong nước ấm 35-40oC ( 2 SÔI 3 LẠNH) 6-8 giờ. - Các loại hạt có vỏ rất mỏng chỉ cần ngâm nước thường 20-25oC và ngâm 1-2 giờ. 2.2. Gieo ủ nảy mầm hạt và cấy cây bầu Hạt xử lý xong, vớt ra rửa sạch bằng nước ấm, để ráo nước và có thể tiến hành gieo ủ nảy mầm ngay trên khay ủ vải bông ẩm hoặc gieo trên khay cát ẩm. Hạt khi ủ nứt nanh có thể tiến hành gieo cấy tiếp theo 2 cách sau đây: CÁCH 1: gieo cấy thẳng hạt đã nảy mầm vào các bầu đất ẩm đã chuẩn bị sẵn để ươm tạo cây con bầu. Cách này áp dụng cho các loại hạt dễ nảy mầm, dễ ươm tạo cây con, và cây con mầm có sức sinh trưởng tốt, nhanh. Trước khi gieo phải tưới đủ ẩm cho bầu cây. - Dùng que nhọn chọc lỗ vào bầu sâu khoảng 0,5 - 1cm rồi gieo 1-2 hạt vào bầu, dùng tay gạt đất vào lỗ rồi ém nhẹ để hạt tiếp xúc với đất.
  8. - Để đề phòng mưa rào, nắng nóng... trên các luống gieo, phải dùng rơm rạ, cây ràng ràng, giàn che để che mặt luống, khi cây mầm mọc được 3 - 4 ngày thì bỏ dần vật che phủ, tạo điều kiện đủ ánh sáng cho cây mạ phát triển nhanh chóng. Sau 7-10 ngày tra dặm những bầu hạt không mọc được. CÁCH 2: hạt nẩy mầm được chuyển sang luồng giá thể cát hoặc cát pha để cây mầm phát triển thành cây con cao khoảng 2-3 cm, có đủ thân, rễ và lá thì có thể chuyển sang bầu đất để tiếp tục chăm sóc. Cách cấy chuyển cây sang bầu đất được thực hiện theo 5 bước như sau: Bước 1 Dùng que nhọn tạo lỗ giữa bầu với độ sâu lớn hơn chiều dài bộ rễ từ 0.5 - 1cm. Cấy chuyển cây vào lỗ cấy sao Bước 2 cho bộ rễ ngập trong lỗ cấy, cổ rễ ngang mặt bầu, cây cấy phải thẳng.
  9. Dùng que xiên ép chéo sao cho Bước 3 bộ rễ được áp chặt đất, bề mặt bầu được san phẳng tránh đọng nước. Bước 4 Tưới nước ngay sau khi cấy. Lượng nước tưới: 2-3 lít/m2. Bước 5 Làm giàn che sáng ngay để giảm cường độ sáng trực tiếp, mức độ che 50-80% tùy loài cây Hình 2. Kỹ thuật cấy cây vào bầu Dùng que nhọn tạo một hố giữa bầu theo kích thước của bộ rễ, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố sao cho cổ rễ hơi thấp hơn miệng hố rồi nhấc nhẹlên cho rễ khỏi bị quằn, và một tay vẫn giữ cây, tay kia dùng que cắm sâu vào bên ngoài hố rồi bẩy nhẹ đểép đất ôm sít rễ và gốc cây. 2.3. Chăm sóc cây bầu 2.3.1. Làm giàn che ánh sáng Đa số cây lâm sản ngoài gỗ đều cần phải che sáng hợp lý trong giai đoạn vườn ươm. Cường độ che sáng khác nhau tùy thuộc vào từng loài cây, và từng giai đoạn phát triển của cây con. Thông thường thì giai đoạn đầu mới cấy cây vào bầu, cây con cần phải che sáng nhiều hơn, che 70% ánh sáng trực tiếp (ánh nắng), sau đó, mức độ che sáng giảm dần trong quá trình phát triển lớn lên của cây con bầu từ 70 % xuống còn 50 %, rồi 30 % và cuối cùng là mở sáng hoàn toàn để huấn luyện cây con vào giai đoạn cuối của cây bầu tại vườn ươm.
  10. Giàn che có thể làm bằng vật liệu tại chỗ như tre, nứa, lá,…,hoặc làm giàn che sáng bằng lưới che sáng màu xanh lục hoặc màu đen. Điều tiết mức độ che sáng của giàn che bằng độ mau thưa của các nan tre, nứa trong phên, hoặc độ dày, mỏng khác nhau của lưới che sáng. 2.3.2. Tưới nước Tùy thuộc vào tuổi cây và thời tiết mà có chế độ tưới nước phù hợp: - Trong tháng đầu sau khi cấy, tưới mỗi ngày 1 lần, dùng doa hoa sen hoặc hệ thống tưới tương tự tưới đẫm (2-3 lít/ m2), - Từ tháng thứ 2 sau khi cấy trở đi cho tới trước khi xuất vườn 1-2 tháng, 2 ngày tưới 1 lần (4-5 lít/m2). Cần tăng cường độ tưới nước vào những ngày thời tiết khô nóng. + Luống nền mềm tưới phun bằng thùng tưới có hoa sen hay thiết bị tưới phun mưa để nước ngấm đều từ từ khắp mặt luống, không để chảy tràn ra rãnh luống. + Luống nền cứng hay bể ươm cây tưới thấm bằng cách dẫn hay đổ hoặc tháo nước ngập 1/3 thành bầu, sau 8 giờ tháo hết nước thừa còn lại. 2.3.3. Làm cỏ và phá váng đất Cỏ cạnh tranh với cây con về không gian, nguồn nước và dinh dưỡng và là điều kiện để nấm bệnh phát triển. Do đó, bề mặt bầu và rãnh luống phải được dọn sạch cỏ. ▪ Dùng tay nhổ cỏ trên mặt bầu: Nhổ sạch không để đứt rễ và không làm bung gốc cây con. Định kỳ có thể khoảng 2 tuần làm cỏ phá váng 1 lần (tuỳ theo loại đất và loại cỏ) ▪ Dùng xiên tre vót dẹt, nhọn để phá váng mặt bầu sâu 0,5 cm, làm cho đất tơi đều, tăng dưỡng khí cho đất tạo điều kiện bộ rễ phát triển. Tránh phá váng vào những lúc nắng gắt có thể làm khô rễ cây. ▪ Dùng cuốc rãy cỏ trên rãnh và xung quanh vườn. 2.3.4. Bón thúc phân Bón thêm phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây con phát triển, đặc biệt với các loại cây con bản địa dài ngày. Không nhầm lẫn sự thiếu dinh dưỡng với ảnh hưởng của chế độ che sáng và chế độ nước không phù hợp.
  11. - Loại phân thường dùng là NPK (5:10:3) - Phương pháp bón thúc bằng cách hòa phân trong nước để tưới phun, - Liều lượng: 50g - 100g/10 lít nước (nồng độ 0,5 - 1%) cho 5 m2, - Dùng thùng có hoa sen và tưới như tưới nước vào lúc râm mát, - Sau khi tưới phân, rửa lá bằng cách tưới lại 2 lít nước lã cho 1m2 mặt luống, - Số lần bón thường là 2-3 lần, khoảng cách giữa hai lần bón ít nhất là 1 tuần, Khi cây con có lá màu tím là biểu hiện thiếu lân có thể bón thúc supe lân nồng độ 1%. 2.3.5. Đảo bầu, cắt rễ và tỉa cành Kết hợp giữa đảo bầu và xén rễ nhằm mục đích phân loại cây theo các nhóm sinh trưởng và chất lượng, điều tiết cự ly cây, kết hợp vệ sinh luống ươm và kích thích cây ra thêm nhiều rễ con, hạn chế rễ cọc phát triển, đồng thời hãm cây ở giai đoạn cuối. - Chuẩn bị những luống ươm mới để xếp bầu sau khi đảo và xén rễ. - Dùng tay lay nhẹ và nhấc bầu lên khỏi luống, dùng kéo sắc cắt hết phần rễ nhô rakhỏi bầu; cắt lần lượt từng bầu một, cắt sát đáy và thành bầu. - Phân loại cây con theo kích thước và chất lượng để xếp vào những luống hay khối riêng trong luống mới chuẩn bị; - Vệ sinh và sửa sang lại các nền luống cũ đã đảo bầu để sử dụng xếp lại bầu từ luống khác nếu cần; loại bỏ những bầu không có cây hay những cây kém chất lượng. - Tưới nước cho cây sau khi đảo bầu; có biện pháp hãm đối với nhóm cây tốt và thúc đẩy sinh trưởng đối với cây xấu thông qua chế độ bón phân và tưới nước. - Loài cây có bộ rễ phát triển mạnh, đặc biệt là rễ cọc, cứ khoảng 3-4 tuần phải đảo bầu và cắt rễ một lần, những cây mọc quá tốt cần kết hợp cắt bớt phần lá già và tỉa cành. - Trước khi xuất vườn 1-2 tuần phải xén tỉa rễ và phân loại cây lần cuối trước khi đem trồng, kết hợp kiểm kê số lượng cây đạt tiêu chuẩn.
  12. 2.3.6. Hãm cây trước khi xuất vườn Trước khi cây mang đi trồng phải tiến hành hãm cây bằng cách cắt rễ, đảo bầu, kết hợp với tuyển chọn, phân loại cây tốt, xấu. Cây tốt sẽ đem trồng, cây xấu tiếp tục chăm sóc khi đạt tiêu chuẩn, cho phép trồng các đợt tiếp theo. Tưới đủ ẩm cho cây con trước lúc xuất 1-2 ngày để dễ bứng, tránh vỡ bầu. Kỹ thuật hãm cây con: 1) Trước khi xuất vườn 1 tháng không được bón thúc, hạn chế tưới nước. Trường hợp nắng nóng thì tưới nước 1 lần/tuần. 2) Duy trì chế độ phun phòng bệnh. 3) Dãn cây theo quy định và xếp cây cùng mật độ để dễ kiểm đếm. 2.3.7. Phòng trừ sâu bệnh hại Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh để có biện pháp xử lý thích hợp: - Bệnh thối cổ rễ: Cổ cây bị thối nhũn làm cây con bị chết, bệnh thường xuất hiện ở cây con 1 tháng tuổi. Dùng Ben lát 0,5% liều lượng 1lít/24m2 cứ 7 đến 10 ngày phun 1 lần. - Bệnh nấm mốc trắng: Ngoài thuốc Ben lát, có thể dùng hỗn hợp lưu huỳnh + vôi nồng độ 3 - 5 ppm phun 1lít/24m2 định kỳ 10-15 ngày/lần. - Bệnh lý thiếu dinh dưỡng khoáng: Trong vườn xuất hiện một số cây, thậm chí một đám cây có các biểu hiện thiếu dinh dưỡng khoáng chất, cây còi cọc, tím lá, bạc lá hoặc vàng còi, cây không có màu xanh lục. Cách điều trị: Ngoài việc bón thúc, phun phòng bệnh theo chế độ kể trên cần tăng cường supe lân nồng độ 0,2% với liều lượng 2,5lít/m2, cứ 4 - 5 ngày 1 lần, kéo dài 1 - 2 tuần cho đến khi cây khỏi bệnh, hoặc bổ sung các loại khoáng Mg. - Sâu hại: Khi cây xuất hiện sâu hại, ngoài việc thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào sáng sớm, có thể dùng 0,05 lít Fenitrotion pha với 10 lít nước phun liều lượng 1lít /10m2. 3. Phân loại và vận chuyển cây giống đi trồng rừng 3.1. Phân loại cây con xuất vườn Mục đích của việc kiểm tra và phân loại cây con trước khi xuất vườn là để tuyển chọn được những cây đủ tiêu chuẩn đem trồng và loại bỏ những cây kém chất lượng.
  13. Cây con sản xuất trong vườn ươm được đánh giá phân thành 3 loại: • Loại 1 bao gồm những cây đủ tiêu chuẩn đem trồng ngay. • Loại 2 là những cây cần tiếp tục chăm sóc để xuất vườn đi trồng vào cuối vụ hoặc trồng dặm. • Loại 3 là những cây không đủ tiêu chuẩn phải thải loại (sâu bệnh, cong queo, nhiều thân..). Sau khi tưới nước đầy đủ, cây con được xuất vườn. Khi bứng và vận chuyển cây con thì tránh làm vỡ bầu, làm hư hại và làm héo cây. 3.2. Vận chuyển cây con đến hiện trường trồng rừng Việc vận chuyển cây con từ vườn ươm đến hiện trường trồng rừng là rất quan trọng. Để đảm bảo chất lượng cây con đem đi trồng được toàn vẹn, góp phần tăng tỷ lệ sống và chất lượng sinh trưởng cây con sau trồngngoài hiện trường, cây con cần phải được vận chuyển đúng kỹ thuật, tránh hư hỏng, hao hụt và giảm chất lượng. Vận chuyển cây con bầu: Cần trải một lớp cỏ dày hoặc vật mềm và ẩm khác ở đáy xe chở trước khi bứng cây để tránh va đập khi vận chuyển. Khi bứng, nên xếp cẩn thận từng cây một lên xe theo thứ tự. Nên xếp cây sát vào nhau để giảm rung lắc trong vận chuyển, hạn chế làm lỏng, vỡ bầu đất. Phải che mát cây con khi vận chuyển trong trời nắng. 4. Kỹ thuật gieo ươm một số loại cây lâm sản ngoài gỗ 4.1. Kỹ thuật gieo ươm cây mây 4.1.1. Xử lý và gieo hạt Nguồn hạt giống được thu hái từ cây mẹ được chọn lọc trong rừng tự nhiên là cây sinh trưởng tốt nhất trong bụi. Cây trưởng thành thể hiện ở bẹ lá của phần gốc đã khô để lộ thân ra ngoài, thân to tròn, lá xanh tốt không sâu bệnh. Các cây mẹ cho số lượng quả nhiều, kích thước hạt lớn, tỷ lệ nẩy mầm cao, không nên thu hài quả của cây mẹ nằm bò trên mặt đất. Hiện nay hạt giống mây có thể thu hái từ rừng tự nhiên, thu hái giống ở cây 6-7 năm tuổi trở lên, mỗi cây mang từ 4-5 chùm quả. Mùa thu hái hạt từ tháng 9-12
  14. (dương lịch), khi vỏ quả chuyển từ màu xanh đậm đến xám nâu và chuyển sang màu vàng rơm hoặc nâu đậu, vỏ quả căng mọng, hạt chuyển từ trắng sang nâu đen là có thể thu hái. Khi quả trên chùm có 2/3 số lượng quả chín đều thì dùng dao cắt chùm quả, nếu cành quả nằm ở ngọn cây cao phải bắt thang hay trèo lên cây gỗ bên cạnh, dùng móc hay liềm cắt cả chùm quả. Lưu ý không được kéo thân cây xuống để thu hái quả và nên thu hái đúng thời vụ, nếu để muộn quả sẽ rụng khi cắt buồng quả. • Xử lý hạt giống Quả thu hái về ủ cho chín đều, khi ủ nên để cả chùm không nên ngắt rời, thịt quả bị xây sát, nước ngọt chảy ra lên men rất nhanh sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của hạt. Thời gian ủ hạt từ 3-7 ngày tùy theo loài và độ chín đều của chùm hạt thu hái. Sau đó ngắt rời từng quả, ngâm vào nước lạnh 24 giờ rồi đãi bỏ vỏ quả, cùi, hạt lép. Phơi khô hạt trong bóng râm từ 1-2 ngày. Mỗi kg Mây nước gai đen có từ 300-350 hạt, mây nước gai đỏ có từ 1.000-1.100 hạt. Hạt có hình quả thận, kích thướt từ 1-1,5cm, độ thuần hạt trên 90%. Nếu chưa gieo ngay thì bảo quản trong cát ẩm 20-22%, trộn hạt với cát ẩm theo tỷ lệ 1 kg hạt : 3 kg cát. Hàng tuần kiểm tra, đảo hạt và tưới thêm nước cho đủ độ ẩm. Cũng có thể bảo quản khô trong trường hợp cần vận chuyển hạt đi xa, nhưng không để hạt quá 3 tháng. Tốt nhất là gieo ngay khi mới thu hái để đạt tỷ lệ nẩy mầm cao, sức sống cây mầm tốt hơn. Hạt mây có vỏ cứng và dày để tăng tỷ lệ nẩy mầm và rút ngắn thời gian nẩy mầm cần xử lý hạt trước khi gieo. Các cách xử lý hạt như sau: 1) Xử lý bằng nước ấm 2 sôi + 3 lạnh (40-450C): đổ hạt vào nước ấm đã pha, ngâm trong 12 giờ. Sau đó đó rửa sạch đem gieo ngay hoặc ủ trong bao tải, mỗi ngày rửa chua một lần cho đến khi nứt nanh thì đem gieo. 2) Xử lý bằng a xít sun-phua-ríc loãng (nồng độ 3-5%): ngâm hạt trong 3-5 phút, sau đó vớt ra rửa sạch gieo ngay hoặc ủ cho nứt nanh rồi gieo. 3) Ngoài ra do hạt Mây nước thuộc loại hạt cứng nên có thể tác động thêm bằng biện pháp cơ giới hoặc sử dụng nhiệt độ cao 100 0C, để nguội dần đến 450C để kích thích nẩy mầm và rút ngắn thời gian xử lý hạt. Thời gian nứt nanh sau khi xử lý hạt khoảng 30-45 ngày tùy theo loại hạt.
  15. 4.1.2. Chuẩn bị đất và gieo hạt Khu vực luống gieo nên chọn nơi đất bằng phẳng, thoát nước và gần nguồn nước tưới. Đất gieo hạt tốt nhất là đất pha cát, dọn sạch cỏ, cuốc toàn diện, có thể bón phân chuồng hoai mục 3-4kg/m2, đập nhỏ trộn đều vào đất lúc cầy bừa chuẩn bị đất gieo. Lên luống rộng 0,8-1m, luống dài 8-10m, luống cao 0,15-0,2m. Xung quanh luống nên có gờ cao 2-3cm để giử hạt khỏi bị trôi. Lưu ý dùng vôi bột rắc xung quanh luống để chống kiến và phun thuốc boóc-đô để chống nấm. Thời vụ giao hạt từ tháng 10-12 dương lịch, có 2 cách gieo hạt: 1) Gieo hạt trên luống: gieo hạt đã xử lý với lượng 2-3 kg/m2, phủ lớp đất dày 1 cm lên mặt hạt, tủ kín bằng rơm rạ sạch để giữ ẩm và chống mưa làm xói mòn đất. 2) Gieo hạt thẳng vào bầu: để rút ngắn giai đoạn cấy cây, tuy nhiên phải kịp thời theo dõi để tra dặm cây mầm đảm bảo cây sinh trưởng đồng đều trên luống. 4.1.3. Tạo bầu cây Sủ dụng túi bầu có kích thướt 6x9cm hoặc 9x13cm, có đục lỗ ở đáy và xung quanh bầu hoặc dùng túi bầu tự hủy. Thành phần ruột bầu bao gồm 88% đất thịt nhẹ ở đất tầng mặt, 10% phân chuồng hoai mục và 2% Su pe lân theo khối lượng. Để hạn chế canh tranh không gian dinh dưỡng ngay tại vườn ươm, bầu đóng xong xếp sát nhau theo hai luống một, chừa một hàng để tạo không gian dinh dưỡng. ghép trên luống rộng 0,8-1m, chiều dài tùy theo luống. Dùng đất lấp kín các khe hở và đắp bờ quanh luống. 4.1.4. Làm giàn che Khi cây còn non không chịu được ánh sáng trực xạ do đó phải làm giàn che. Giàn che có tác dụng hạn chế ánh sáng trực xạ, hạn chế mưa làm xói mòn đất và chống sương muối cho cây mạ. Chiều cao giàn che từ 1,5-2m, tỷ lệ che sáng từ 50-70%.
  16. 4.1.5. Chăm sóc và cấy cây mạ Giai đoạn này cây Mây cần được chăm sóc cẩn thận, mỗi ngày tưới nước 1 lần đảm bảo đủ ẩm cho luống gieo. Khi lá đầu tiên có dạng hình mũi kim nhô lên khỏi lớp đất phủ từ 3-4cm có thể cấy được. Trước khi nhổ cây đi cấy phải tưới nước đẩm cho mềm đất khỏi bị tổn thương rễ, khi cấy cây phải tránh các ngày có gió mùa Đông Bắc trời rét, nhiệt độ xuống thấp dễ làm chết cây mạ. 4.1.6. Chăm sóc cây con • Tưới nước Tưới nước đủ ẩm cho đến khi cây con bén rễ và ổn định, tùy vào điều kiện thời tiết tưới 1-2 lần/ngày. Định kỳ 15-20 ngày nhổ cỏ và phá váng để tạo điều kiện cho bộ rễ hô hấp và cây con nhanh phát triển. • Làm cỏ và phá váng Làm cỏ, phá vỡ lớp đất mặt bị đóng cứng do tưới nhiều lần theo chu kỳ 15 - 20 ngày một lần, kết hợp với các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. • Bón thúc phân Khi cây con đã ra lá thật có thể tưới phân NPK 10:10:5 với nồng độ 0,05% hoặc nước phân chuồng pha loãng theo định kỳ 20-30 ngày tưới phân 1 lần. Tùy thuộc vào màu sắc lá để quyết định tưới phân, trước khi xuất vườn 2 tháng không được tưới phân. • Đảo bầu phân loại Tiến hành đảo bầu và phân loại cây để có chế độ chăm sóc phù hợp, đồng thời cắt xén bớt rễ đã thò ra ngoài bầu. Đảo bầu phân loại 2-3 lần khi cây từ đạt 9-10 tháng tuổi cho đến khi xuất vườn. Tiến hành đảo bầu vào những ngày trời râm mát, có mưa nhỏ, sau khi đảo bầu phải tưới đẫm nước cho cây phát triển bình thường. • Phòng trừ sâu bệnh Cây mây non thường bị nấm xâm hại vào các tháng mưa ẩm, do đó sử dụng thuốc Ben-lát nồng độ 0,2% hoặc Boóc- đô 1-2% phun phòng theo định kỳ 15-20 ngày/lần. Ngoài ra còn đề phòng bên đạo ôn, sâu đục nõn trong vườn ươm và có biện pháp phòng trừ phù hợp.
  17. 4.1.7. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: cây có bầu, từ 12-14 tháng tuổi, chiều cao cây từ 20-25cm, cây có 4 lá trở lên, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, không gãy ngọn, hình dáng đẹp và không vỡ bầu. 4.2. Kỹ thuật gieo ươm cây Ba kích tím 4.2.1. Sản xuất cây giống từ hạt Thu hái: từ tháng 11-12 (dương lịch) khi quả chín rộ, chỉ lấy quả ở những cây 3 tuổi trở lên, chọn những quả chín đỏ, không nên hái sô bồ dẫn tới ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nảy mầm và chất lượng cây con. Xử lý hạt giống: quả sau khi hái được ủ trong bao tải một tuần cho chín thêm rồi cho quả vào rổ, ngâm trong nước xát bỏ vỏ quả, lấy hạt và rửa sạch lớp thịt của hạt. Phơi hong hạt trong bóng râm khoảng 5-7 ngày rồi mới gieo ươm. 1 kg hạt có khoảng 30.000 hạt. Có thể gieo hạt trong các khay cát ẩm, trên luống hoặc trực tiếp vào bầu. • Chuẩn bị đất gieo hạt Đất gieo hạt phải cỏ dại, không có mầm mống sâu bệnh, phơi ải kỹ trước khi gieo khoảng 1 tháng. Đất đập thật nhỏ, vun thành luống có chiều rộng 0,8 -1 m, chiều cao 0,15- 0,2 cm và chiều dài 8-10m. Nên bón lót trên luống trước khi gieo bằng phân chuồng ủ hoai, tùy thuộc vào thực trạng của đất mà tính lượng phân cho phù hợp. đất xấu bón nhiều, đất tốt bón ít. Nếu bón sau khi đã lên luống thì dùng sàng để rải đều phân hoai mục trên mặt luống, dùng cào trộn đều trên lớp đất mặt và sau 1-2 ngày mới gieo hạt. • Gieo hạt Trên nền luống đã chuẩn bị sẵn, dùng cuốc lưỡi nhỏ tạo rãnh ngang trên mặt luống. Các rãnh cách nhau 10-15 cm, rộng từ 3-5 cm, sâu 2-2,5 cm. Nếu đất khô thì tưới nhẹ cho đủ ẩm rồi rắc hạt đều trên rạch. Sau đó lấp đất bột kín hạt. Gieo xong, tưới nước nhẹ trên mặt luống. Dùng rơm rạ phủ đều trên mặt luống, có thể làm giàn che bằng
  18. phên tre nứa hoặc lưới ny- lon. Cũng có thể gieo hạt trực tiếp vào bầu: chuẩn bị bầu đất tương tự bầu ươm hom. Thành phần ruột bầu bao gồm 88% đất thịt nhẹ ở đất tầng mặt, 10% phân chuồng hoai mục và 2% Su pe lân (theo khối lượng của bầu cây). Bầu đóng xong xếp vào luống trên nền đất cứng. Mỗi bầu gieo từ 1-2 hạt. Dùng que tạo lỗ sâu 2-2,5cm thả hạt vào các hố lấp kín đất. Gieo xong tưới nước và che các luống đặt bầu. Khoảng 1,5-2 tháng hạt bắt đầu mọc. Hạt nẩy mầm đến đâu (kể cả trên luống hay trong bầu) nhổ tỉa cây mạ (2 lá mầm) cấy vào bầu đến đấy. Nếu là ở bầu, nhổ tỉa rồi giữ lại 1 cây trong bầu. Tuổi xuất vườn của cây con trên 6 tháng tuổi cao trên 20cm. 4.2.2. Sản xuất cây giống từ hom thân dây Chọn hom giống: hom làm giống là những đoạn thân được cắt ra từ thân bánh tẻ dây ba kích, bỏ phần gốc già, phần đoạn non trên ngọn và thân non dưới 1 năm tuổi. Để cây giống đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng chỉ lấy hom của những khóm cây 3 năm tuổi trở lên. Cắt hom và xếp hom: Những đoạn dây để cắt hom giống có đường kính tối thiểu từ 3mm trở lên. Đoạn thân hom cắt dài 12-15cm, có từ 1-2 lóng và có 2-3 đốt mắt. Khi cắt hom, tỉa bỏ hết các cặp lá nếu có. Hom được bó lại thành từng bó từ 20-30 hom, sắp xếp đồng nhất theo chiều gốc - ngọn. Nhúng phần gốc các bó hom vào thuốc kích thích ra rễ đã chuẩn bị sẵn trong thời gian 2-3 giờ. 4.2.3. Tạo bầu cây Sử dụng túi bầu có kích thước 6x9 cm hoặc 9 x 13 cm, cắt góc đáy và đục lỗ xung quanh hoặc dùng túi bầu tự hủy. Thành phần ruột bầu bao gồm 88% đất thịt nhẹ ở đất tầng mặt, 10% phân chuồng hoai mục và 2% Su pe lân (theo khối lượng của bầu cây).
  19. • Xếp bầu lên luống Dãy sạch cỏ, san phẳng nền luống, trước khi xếp bầu 7-10 ngày phun dung dịch Ben-lát 0,05% trên toàn bộ luống để trừ sâu bệnh. Các bầu xếp sát nhau trên luống đất đã chuẩn bị sẵn, xung quanh luống đắp gờ cao 8-10 cm để giữ ẩm và giữ cho bầu không bị đổ nghiêng. • Cắm hom Hom sau khi xử lí thuốc ra rễ được cắm thẳng vào giữa bầu, cắm hom vào bầu sâu khoảng 1/3 chiều dài hom. Cắm xong tưới cho ẩm và làm chặt hom cắm trên bầu. Dùng vòm ni lông che kín, hàng ngày tưới phun đều và đủ ẩm. Trên vòm ni lông che lưới làm giảm ánh nắng chiếu lên vòm. Từ 20-25 ngày sau khi cắm hom sẽ nảy chồi và ra rễ. 4.2.4. Chăm sóc cây con • Tưới nước Trong thời gian đầu phải tưới nước nhẹ mỗi ngày 1 lần. Khi cây đã ổn định 2-3 ngày tưới nước 1 lần, những ngày trời mưa đất ẩm không phải tưới. • Làm cỏ và phá váng Làm cỏ phá váng thường định kỳ 7-10 ngày 1 lần. Dùng bay hay cuốc nhỏ xới nông toàn diện và nhặt hết cỏ. Đối với cây cấy trong bầu dùng thanh tre để xăm, tạo cho đất tơi xốp thoáng khí và thoát nước. • Bón thúc phân Khi cây con có 3 cặp lá cần bón thúc cho cây. Phân bón có thể tổng hợp nhiều loại gồm 70-80% phân chuồng hoai với 20-30% phân lân tán nhỏ trộn đều sàng trên mặt luống 1-2 kg/m2 rồi tưới rửa nhẹ. Không bón phân tươi chưa ủ hoai, vì đó cũng là môi trường thuận lợi cho việc xuất hiện bệnh trong vườn. • Đảo bầu phân loại Tiến hành đảo bầu và phân loại cây để có chế độ chăm sóc phù hợp, đồng thời cắt xén bớt rễ đã thò ra ngoài bầu. Đảo bầu phân loại 1 lần khi cây được 9-10 tháng tuổi. Tiến hành đảo bầu vào những ngày trời râm mát, có mưa nhỏ, sau khi đảo bầu phải tưới đẫm nước cho cây phát triển bình thường.
  20. • Phòng trừ sâu bệnh Giai đoạn cây con ở vườn ươm thường xuất hiện sâu bệnh hại. Khi phát hiện thấy sâu bệnh nhất là bệnh lở cổ rễ, vàng lá chết khô héo thì phải nhổ và đốt hết những cây nhiễm bệnh, đồng thời phun thuốc Boóc - đô 0,5% lên tất cả các luống. Có thể phun tổng hợp cả 2 loại thuốc cùng lúc pha lẫn là Boóc đô 0,3-0,5% + Ben lát 0,1%. Lượng phun 1 lít /4m2 luống gieo. 4.2.5. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng Cây giống khi xuất vườn có chiều cao từ 20 cm trở lên, có 3 cặp lá trở lên và rễ dài từ 5-7cm. Không vỡ bầu, không sâu bệnh, không cong queo, không cụt ngọn, cây khỏe mạnh. 4.3. Kỹ thuật gieo ươm cây Gừng gió 4.3.1. Sản xuất cây giống từ thân củ Chọn hom giống: hom làm giống là những đoạn thân củ được cắt ra từ các bụi thân củ. Để cây giống đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng chỉ lấy hom của những khóm cây 3 năm tuổi trở lên. Cắt hom: Những đoạn dây để cắt hom giống có đường kính tối thiểu từ 0,2 cm trở lên. Đoạn thân hom cắt dài trên 0,3cm và có 2-3 đốt mắt. Khi cắt hom, tỉa bỏ hết các rễ cây. 4.3.2. Tạo bầu cây Sử dụng túi bầu có kích thước 9 x 13 cm, cắt góc đáy và đục lỗ xung quanh hoặc dùng túi bầu tự hủy. Thành phần ruột bầu bao gồm 88% đất thịt nhẹ ở đất tầng mặt, 10% phân chuồng hoai mục và 2% Supe lân (theo khối lượng của bầu cây). • Xếp bầu lên luống Dãy sạch cỏ, san phẳng nền luống, trước khi xếp bầu 7-10 ngày phun dung dịch Ben-lát 0,05% trên toàn bộ luống để trừ sâu bệnh. Các bầu xếp sát nhau trên luống đất đã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2