Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Phần nâng cao): Phần 1
lượt xem 11
download
Phần 1 của ebook trình bày giám định về sở hữu trí tuệ phục vụ hoạt động thực thi; xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Để nắm chi tiết nội dung, mời các bạn cùng tham khảo ebook.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Phần nâng cao): Phần 1
- Bé KHOA HäC Vμ C¤NG NGHÖ CôC Së H÷U TRÝ TUÖ Dμnh cho c¸n bé thuéc c¸c c¬ quan thùc thi quyÒn së h÷u trÝ tuÖ (PhÇn n©ng cao) S¶n phÈm cña dù ¸n "§μo t¹o, huÊn luyÖn vÒ së h÷u trÝ tuÖ" do Côc Së h÷u trÝ tuÖ chñ tr× thùc hiÖn Nhμ xuÊt b¶n khoa häc vμ kü thuËt Hμ néi 2012
- 2 Côc së h÷u trÝ tuÖ
- TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 3 MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU ................................................ Error! Bookmark not defined. Chuyên đề 1 GIÁM ĐỊNH VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THỰC THI 1. Khái quát giám định về sở hữu trí tuệ ...............................................................7 2. Thực hiện nghiệp vụ giám định về sở hữu trí tuệ ............................................11 3. Sử dụng kết quả giám định về sở hữu trí tuệ ...................................................20 Chuyên đề 2 XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP 1. Xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ....................................27 2. Xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp ................41 Chuyên đề 3 ĐÁNH GIÁ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ, TÊN THƯƠNG MẠI, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1. Đánh giá xâm phạm quyền SHCN đối với sáng chế .......................................48 2. Đánh giá xâm phạm quyền đối với tên thương mại ........................................56 3. Đánh giá xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý ...........................................61 4. Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh ...............................................65 Chuyên đề 4 THỰC TIỄN XỬ LÝ CÁC VỤ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 1. Vấn đề chung ...................................................................................................72 2. Thực tiễn thực thi xử lý xâm phạm .................................................................74 3. Xác định hành vi vi phạm và giá trị hàng hoá vi phạm ...................................88 4. Xử lý hàng hoá vi phạm ..................................................................................95 5. Một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ ............96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................98
- 4 Côc së h÷u trÝ tuÖ DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU Viết tắt Giải thích GCNĐK Giấy chứng nhận đăng ký KHCN Khoa học công nghệ SHCN Sở hữu công nghiệp SHTT Sở hữu trí tuệ TSTT Tài sản trí tuệ
- TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 5 Lêi giíi thiÖu Dự án “Đào tạo, huấn luyện về sở hữu trí tuệ” là dự án được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì thực hiện trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2005 2010 (theo Quyết định số 2942/QĐ-BKHCN ngày 22/12/2009). Mục tiêu của dự án là tổ chức chương trình đào tạo, huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ về sở hữu trí tuệ cho các nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ, góp phần khuyến khích hoạt động tạo dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ. Sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã thiết lập một chương trình đào tạo, huấn luyện về sở hữu trí tuệ mang tính đồng bộ, tổng thể, có hệ thống, được triển khai trên phạm vi cả nước, áp dụng cho 6 nhóm đối tượng chính: cán bộ làm công tác sở hữu trí tuệ trong các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; cán bộ thuộc các hội/hiệp hội nghề nghiệp; chủ thể sáng tạo thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu; lãnh đạo doanh nghiệp; cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp; các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý và cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, dự án cũng đã tiến hành hệ thống và chuẩn hoá các tài liệu giảng dạy, từ đó xây dựng bộ tài liệu chuẩn nhằm cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu phục vụ mục đích giảng dạy hoặc tham khảo, tự học. Hy vọng rằng bộ tài liệu này sẽ phần nào giúp các độc giả có được những thông tin cơ bản nhất liên quan đến các vấn đề của sở hữu trí tuệ, giúp độc giả tham khảo trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác.
- 6 Côc së h÷u trÝ tuÖ Trong quá trình tổng hợp và biên soạn bộ tài liệu, tập thể tác giả và nhóm biên tập không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía độc giả để có thể hoàn thiện hơn bộ tài liệu. Mọi chi tiết xin liên hệ Cục Sở hữu trí tuệ (Văn phòng Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ) 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 04.35571843, 04.38583069 (198/222); Fax: 04.35575064 Email: tthotrotuvan@noip.gov.vn; website: www.hotrotuvan.gov.vn/ www.noip.gov.vn. Xin trân trọng giới thiệu.
- TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 7 Chuyên đề 1 GIÁM ĐỊNH VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THỰC THI 1. Khái quát giám định về sở hữu trí tuệ 1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của việc giám định về sở hữu trí tuệ Theo quy định của pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ của Việt Nam, "giám định về sở hữu trí tuệ" được hiểu là "việc tổ chức, cá nhân... sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ"(1). Những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nói trên chỉ giới hạn ở những vấn đề về bảo vệ (thực thi) quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau: (i) Giám định về sở hữu trí tuệ gồm có 3 lĩnh vực cơ bản: a. giám định về quyền tác giả và quyền liên quan; b. giám định về quyền sở hữu công nghiệp; c. giám định về quyền đối với giống cây trồng(2). Riêng lĩnh vực giám định về quyền sở hữu công nghiệp bao gồm 4 chuyên ngành sau đây: a. chuyên ngành giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; b. chuyên ngành giám định kiểu dáng công nghiệp; c. chuyên ngành giám định nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý; d. chuyên ngành giám định các quyền sở hữu công nghiệp khác(3). (1) Khoản 1 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 sau đây gọi tắt là "Luật Sở hữu trí tuệ". (2) Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 119/2010/ NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sau đây gọi tắt là "Nghị định 105". (3) Điểm I.1. Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- 8 Côc së h÷u trÝ tuÖ (ii) Giám định về sở hữu trí tuệ được hiểu là việc đánh giá, kết luận về 4 nội dung sau đây(1) gọi là "nội dung giám định": Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ ("giám định tình trạng bảo hộ"); Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không ("giám định yếu tố xâm phạm"); Xác định có hay không sự trùng/tương đương/tương tự/gây nhầm lẫn/khó phân biệt/sao chép giữa đối tượng được xem xét và đối tượng được bảo hộ ("giám định tính tương tự"); Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ; xác định giá trị thiệt hại ("giám định giá trị"). Nội dung giám định chỉ gồm có 4 nội dung nói trên mà không bao gồm việc đánh giá, kết luận về một hành vi có hay không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kết luận về vụ tranh chấp(2). Việc đánh giá, kết luận về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do đó thuộc về trách nhiệm của các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Kết luận giám định về sở hữu trí tuệ được thể hiện dưới hình thức văn bản gọi là "văn bản kết luận giám định", là một trong những sản phẩm giám định của tổ chức/cá nhân giám định sở hữu trí tuệ. Kết luận giám định trong vụ việc tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có giá trị tham khảo chuyên môn đối với các cơ quan thực thi và/hoặc các bên liên quan mà không có hiệu lực bắt buộc thi hành (không phải là văn bản hành chính) đối với các cơ quan/các bên đó. Cụ thể là, cơ quan thực thi có thể dựa vào kết luận giám định về yếu tố xâm phạm (điều kiện cần) và các thông tin, dữ liệu khác hành vi sử dụng yếu tố xâm phạm đó (điều kiện đủ) để tự mình đánh giá, kết luận về hành vi xâm phạm và chịu trách nhiệm pháp lý đối với kết luận của mình. Trong thủ tục thực thi, văn bản kết luận (1) Khoản 1 Điều 39 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. (2) Khoản 1 Điều 51 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
- TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 9 giám định được coi là một trong các nguồn chứng cứ để cơ quan thực thi giải quyết vụ việc(1). Với vai trò như trên, việc giám định về sở hữu trí tuệ có ý nghĩa là một yếu tố bổ trợ đắc lực cho việc kết luận và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, là một khâu quan trọng hỗ trợ cho công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách có hiệu quả. 1.2. Quy trình giám định về sở hữu trí tuệ Quy trình tổng quát để tiến hành giám định về sở hữu trí tuệ gồm 4 công đoạn cơ bản sau đây: tiếp nhận đơn yêu cầu/trưng cầu giám định thụ lý hồ sơ giám định thực hiện các nội dung giám định xử lý kết quả giám định. (i) Công đoạn tiếp nhận đơn giám định: Cách thức nộp đơn: đơn có thể được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện; Kiểm tra, phân loại đối tượng giám định: đối tượng giám định có thể là tài liệu và/hoặc mẫu vật, được nộp kèm theo đơn giám định. Mẫu vật không được chứa nguy cơ (dễ cháy, nổ, độc hại...) hoặc đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt (vật thể sống, chất cần bảo quản ở nhiệt độ cao hoặc thấp, mẫu vật quá lớn, mẫu vật cần dụng cụ chứa riêng...). Đánh dấu nguyên trạng đối với mẫu vật/tài liệu: phục vụ việc nhận dạng, tạo căn cứ chứng minh rằng việc giám định được thực hiện đối với tài liệu/mẫu vật do người nộp đơn cung cấp mà không bị thay đổi; Thu phí cơ bản (bao gồm phí nộp đơn và phí thụ lý hồ sơ giám định), lập hồ sơ giám định để phục vụ cho công việc tiếp theo. (ii) Công đoạn thụ lý hồ sơ giám định: Đánh giá sự phù hợp của yêu cầu/trưng cầu giám định: Hồ sơ giám định bị coi là không phù hợp trong các trường hợp sau: (1) Khoản 1 Điều 51 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, khoản 3 Điều 28 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ.
- 10 Côc së h÷u trÝ tuÖ + Lĩnh vực/chuyên ngành/đối tượng giám định không phù hợp; + Mục đích giám định không phù hợp(1); + Nội dung giám định không phù hợp. Đánh giá sự hợp lệ của yêu cầu giám định: Hồ sơ giám định bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau: + Người nộp đơn không có quyền yêu cầu/trưng cầu giám định; + Đơn giám định còn thiếu một trong các tài liệu bắt buộc phải có; + Tài liệu trong đơn giám định không rõ ràng, có ngờ vực về tính pháp lý hoặc không đủ thể hiện bản chất đối tượng/sự việc; + Có sự không nhất quán hoặc mâu thuẫn giữa mục đích, nội dung và đối tượng (lĩnh vực) giám định. (iii) Công đoạn thực hiện các nội dung giám định: Các nội dung giám định được thực hiện theo nguyên tắc như sau: Phù hợp với yêu cầu/trưng cầu giám định; Dựa trên các căn cứ pháp luật hiện hành thích hợp; Sử dụng phương pháp và kỹ thuật thực hiện phù hợp. (iv) Công đoạn xử lý kết quả và đưa ra kết luận giám định: Xây dựng các sản phẩm giám định; Quyết toán phí giám định; Bảo quản hồ sơ giám định, lưu trữ dữ liệu giám định và các công việc khác. (1) Mục đích giám định chỉ giới hạn ở những vấn đề về bảo vệ (thực thi) quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm: Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do người thứ ba thực hiện; Phản đối cáo buộc của người khác về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Xem xét hiệu lực hoặc phạm vi bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ được phát sinh/xác lập; Mục đích khác phục vụ việc bảo vệ (thực thi) quyền sở hữu trí tuệ.
- TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 11 2. Thực hiện nghiệp vụ giám định về sở hữu trí tuệ 2.1. Giám định tình trạng bảo hộ (i) Kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ, tài liệu, bằng chứng chứng minh căn cứ phát sinh/xác lập quyền được bảo hộ đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý (bản gốc hoặc bản sao Văn bằng bảo hộ/Giấy chứng nhận đăng ký/bản công bố Đăng ký quốc tế nhãn hiệu, tài liệu thể hiện sự nổi tiếng của nhãn hiệu/Quyết định đăng bạ chỉ dẫn địa lý, các tài liệu khác thể hiện bản chất, nội dung của đối tượng được bảo hộ...). Phương pháp thực hiện: Tra cứu thông tin gốc về đối tượng được bảo hộ: nguồn tư liệu được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ; cơ sở dữ liệu riêng của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ; So sánh, đối chiếu thông tin về đối tượng được bảo hộ với thông tin gốc tương ứng; nhận định về mức độ phù hợp, thống nhất với thông tin gốc. (ii) Xác minh việc có hay không có quyền sở hữu trí tuệ được phát sinh/xác lập một cách hợp pháp đối với đối tượng được coi là sáng chế/ thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý được đề cập tới trong vụ việc giám định: Đối với các loại quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó(1). Phương pháp thực hiện: Tra cứu thông tin gốc về đối tượng được xem xét: nguồn tư liệu được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ; cơ sở dữ liệu riêng của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ; (1) Điều 6.2 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
- 12 Côc së h÷u trÝ tuÖ Nhận định, đánh giá về tính hợp pháp của việc phát sinh/xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được xem xét. (iii) Kiểm tra hiệu lực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được phát sinh/xác lập đối với sáng chế/ thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý, gồm thời hạn bảo hộ, tình trạng duy trì/gia hạn, chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực, lãnh thổ bảo hộ, tình trạng chuyển giao/chuyển nhượng... Phương pháp thực hiện: Tra cứu thông tin gốc về đối tượng được bảo hộ: nguồn tư liệu được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ; cơ sở dữ liệu riêng của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ; Xác định hiệu lực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được xem xét: số/ngày cấp văn bằng bảo hộ/giấy chứng nhận đăng ký..., tên/địa chỉ của chủ sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, thời hạn hiệu lực bảo hộ, tình trạng duy trì/gia hạn/chấm dứt/huỷ bỏ/chuyển giao/chuyển nhượng quyền. (iv) Xác định phạm vi bảo hộ sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý, cụ thể là xác định giới hạn nội dung (bản chất) của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được ghi nhận trong Văn bằng bảo hộ/Đăng bạ quốc gia, quốc tế liên quan/tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh/xác lập quyền sở hữu trí tuệ: Phạm vi bảo hộ (phạm vi quyền sở hữu công nghiệp) đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý được xác định theo phạm vi bảo hộ được ghi nhận trong Văn bằng bảo hộ(1). Phạm vi bảo hộ sáng chế(2): tập hợp các đặc điểm (dấu hiệu) kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định được đối tượng (giải pháp kỹ thuật), để (1) Điều 16.1 Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 122/2010/ NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sau đây gọi tắt là "Nghị định 103"; Điều 8.2, Điều 9.2, Điều 10.2, Điều 11.2, Điều 12.2 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. (2) Điểm 23.6.d), Điểm 25.5.d)(i) Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là "Thông tư 01").
- TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 13 đạt được mục đích đề ra và để phân biệt đối tượng với đối tượng đã biết. Trong đó, đặc điểm (dấu hiệu) kỹ thuật cơ bản của đối tượng (giải pháp kỹ thuật) có thể là đặc điểm về chức năng, công dụng, cấu tạo, liên kết, thành phần... cùng với các đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản khác tạo thành một tập hợp cần và đủ để xác định bản chất (nội dung) của đối tượng; Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp(1): tập hợp các đặc điểm tạo dáng (cơ bản) cần và đủ để xác định bản chất kiểu dáng công nghiệp..., bao gồm các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết. Trong đó, đặc điểm tạo dáng của một kiểu dáng công nghiệp là yếu tố thể hiện dưới dạng đường nét, hình khối, màu sắc, tương quan vị trí/kích thước; đặc điểm tạo dáng cơ bản là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết/ghi nhớ, cần và đủ để xác định kiểu dáng công nghiệp và phân biệt kiểu dáng công nghiệp với kiểu dáng công nghiệp khác dùng cho sản phẩm cùng loại; Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu(2): gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá/dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Trong đó, nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều, hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất định; Phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý(3): được xác định tại Quyết định đăng bạ chỉ dẫn địa lý, gồm: tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý; sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó; bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý. (1) Điểm 33.5.g), Điểm 33.7.a), c) Thông tư 01. (2) Điều 11.2 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, Điểm 39.2.a) Thông tư 01. (3) Điều 106.1 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 12.2 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, Điểm 45.3a) Thông tư 01.
- 14 Côc së h÷u trÝ tuÖ Phương pháp thực hiện: Thực hiện các công việc (i), (ii), (iii) mục này; Phân tích, tổng hợp phạm vi bảo hộ dưới dạng chuẩn tắc (công thức bảo hộ). 2.2. Giám định tính tương tự (i) Xác định phạm vi bảo hộ sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý/quyền tác giả, quyền liên quan/giống cây trồng (xem mục a. về "giám định tình trạng bảo hộ"). (ii) So sánh đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ. Phương pháp thực hiện: Định vị yếu tố được xem xét (có thể là đối tượng được xem xét hoặc nằm lẫn với các yếu tố khác thuộc đối tượng được xem xét) nhằm xác định phạm vi (giới hạn) tồn tại của đối tượng phục vụ việc so sánh với đối tượng được bảo hộ; Phân tích, tổng hợp các đặc điểm (dấu hiệu) tạo thành nội dung (bản chất) đối tượng được xem xét (tương ứng với các đặc điểm/dấu hiệu thuộc công thức bảo hộ) dưới dạng chuẩn tắc (công thức xác định yếu tố được xem xét); So sánh nội dung (bản chất) của hai đối tượng theo các tiêu chí phù hợp với sự bổ trợ của quy định pháp luật, các lý thuyết/luận thuyết thích hợp về quy tắc, tiêu chuẩn đánh giá tính tương tự đối với mỗi loại quyền sở hữu trí tuệ cụ thể; Tham khảo án lệ/tiền lệ về các vụ việc có bản chất giống/tương tự ở trong nước/nước ngoài (các cơ sở dữ liệu riêng được sử dụng tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ). 2.3. Giám định yếu tố xâm phạm Đối tượng được xem xét chỉ bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi đó là đối tượng của hành vi bị coi là xâm phạm; nói cách khác, nếu hành vi sử dụng đối tượng được xem xét không phải là hành vi xâm
- TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 15 phạm (hành vi thuộc các trường hợp ngoại lệ không bị coi là hành vi xâm phạm) thì trong bất kỳ trường hợp nào đối tượng đó cũng không phải là yếu tố xâm phạm. Do việc giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm việc giám định yếu tố xâm phạm mà không bao gồm việc đánh giá hành vi sử dụng yếu tố có phải là hành vi xâm phạm hay không, việc đưa ra kết luận về yếu tố xâm phạm được tiến hành trên cơ sở giả định hành vi sử dụng yếu tố bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (xem mục 3). Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý được xác định như sau: (i) Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau đây(1): sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế; quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế; sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế. (ii) Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có thể thuộc một trong các dạng sau đây(2): thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí được bảo hộ; mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ; sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm gắn mạch tích hợp bán dẫn nói trên. (iii) Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp(3) là sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Trong đó, kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm (phần sản phẩm) chỉ bị coi là không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi kiểu dáng công nghiệp đó là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. (1) Điều 8.1 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. (2) Điều 9.1 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. (3) Điều 10.1, 10.3, 10.4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
- 16 Côc së h÷u trÝ tuÖ Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây: Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó; Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác. (iv) Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu(1) là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây: Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; (1) Điều 11.1, Điều 11.3, Điều 11.4, Điều 11.5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
- TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 17 Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng; và hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu. (v) Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý(1) được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với chỉ dẫn địa lý và so sánh sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dựa trên các căn cứ sau đây: Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý nếu giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách (1) Điều 12.1, Điều 12.3, Điều 12.4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
- 18 Côc së h÷u trÝ tuÖ phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý nếu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý; Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ; Riêng đối với rượu vang, rượu mạnh, dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả thể hiện dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc kèm theo các từ "loại", "kiểu", "dạng", "phỏng theo" hoặc những từ tương tự như vậy được sử dụng cho sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nhưng không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Trường hợp sản phẩm mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa lý. Việc giám định yếu tố xâm phạm (với giả định có tồn tại hành vi xâm phạm) được thực hiện như sau: (i) Xác định phạm vi bảo hộ sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý (xem mục a. "giám định tình trạng bảo hộ"); (ii) So sánh đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ nhằm xác định có hay không có sự trùng/tương đương/tương tự/khó phân biệt/gây nhầm lẫn/sao chép giữa hai đối tượng đó (xem mục b. "giám định tính tương tự");
- TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 19 (iii) Đồng thời, đánh giá các điều kiện khác, với sự bổ trợ của các lý thuyết, luận thuyết thích hợp về quy tắc, tiêu chuẩn đánh giá yếu tố xâm phạm đối với mỗi loại quyền sở hữu trí tuệ cụ thể, tham khảo án lệ/tiền lệ về các vụ việc có bản chất giống/tương tự ở trong nước/nước ngoài (các cơ sở dữ liệu riêng được sử dụng tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ), từ đó đưa ra kết luận đối tượng được xem xét có phải là/có chứa đựng yếu tố xâm phạm quyền được bảo hộ đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý tương ứng hay không: Ví dụ các điều kiện khác có thể là: Công thức bảo hộ có chứa các đặc điểm (thành phần) tạo thành hoặc có vai trò quyết định bản chất (nội dung) của đối tượng được bảo hộ (sáng chế) nhưng không có mặt trong công thức xác định yếu tố được xem xét hay không? Nếu có, yếu tố được xem xét không phải là yếu tố xâm phạm; nếu không, căn cứ kết quả so sánh mức độ tương tự (mục (ii)) để kết luận về yếu tố xâm phạm; Ví dụ 1: Sáng chế được bảo hộ (A) có tập hợp các đặc điểm cơ bản là (a, b, c, d); Nếu đối tượng được xem xét (B) có tập hợp các đặc điểm cơ bản là (b, c, d), không có (a) → (B) không phải là yếu tố xâm phạm đối với (A); Nếu đối tượng được xem xét (B) có tập hợp các đặc điểm cơ bản là (a, b’, c, d), trong đó (b’) tương đương với (b) → (B) là yếu tố xâm phạm đối với (A). Công thức xác định yếu tố được xem xét có chứa các đặc điểm (thành phần) không có mặt trong công thức bảo hộ (sáng chế) hay không? + Nếu đặc điểm (thành phần) không có mặt đó là đặc điểm (thành phần) tạo thành hoặc có vai trò quyết định bản chất (nội dung) của đối tượng được xem xét thì đó là đặc điểm "khác biệt" so với công thức bảo hộ, đồng thời trong công thức bảo hộ vẫn có tồn tại đặc điểm (thành phần) "cơ bản" không có mặt trong công thức xác định yếu tố được xem xét, thì yếu tố được xem xét không bị coi là yếu tố xâm phạm. Ví dụ 2: Sáng chế được bảo hộ (A) có tập hợp các đặc điểm cơ bản là (a, b, c, d).
- 20 Côc së h÷u trÝ tuÖ Nếu đối tượng được xem xét (B) có tập hợp các đặc điểm cơ bản là (b, c, d, e), không có (a), có thêm (e) → (B) không phải là yếu tố xâm phạm đối với (A). + Nếu tập hợp (tất cả) các đặc điểm (thành phần) "cơ bản" thuộc công thức bảo hộ đều hiện diện trên yếu tố được xem xét dưới dạng trùng/tương đương, mặc dù trên yếu tố được xem xét vẫn có mặt đặc điểm "khác biệt" nói trên, thì yếu tố được xem xét bị coi là yếu tố xâm phạm. Ví dụ 3: Sáng chế được bảo hộ (A) có tập hợp các đặc điểm cơ bản là (a, b, c, d). Nếu đối tượng được xem xét (B) có tập hợp các đặc điểm cơ bản là (a, b’, c, d, e), trong đó (B) có thêm (e), (b’) tương đương (b) → (B) bị coi là yếu tố xâm phạm đối với (A). + Nếu đặc điểm (thành phần) không có mặt đó là đặc điểm (thành phần) không tạo thành hoặc không có vai trò quyết định bản chất (nội dung) của đối tượng được xem xét, đặc điểm đó bị coi là "thừa" và bị loại bỏ (không giám định). 3. Sử dụng kết quả giám định về sở hữu trí tuệ Như đã đề cập ở trên, kết luận giám định về sở hữu trí tuệ được coi là một nguồn chứng cứ thể hiện ý kiến chuyên gia về các nội dung như "tình trạng bảo hộ", "tính tương tự", "yếu tố xâm phạm"... nhằm phục vụ việc đánh giá, kết luận về một hành vi có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không. Nói cách khác, sự tồn tại yếu tố xâm phạm (thông qua việc giám định yếu tố xâm phạm) được coi là "điều kiện cần" để cấu thành hành vi xâm phạm, các điều kiện khác liên quan tới hành vi sử dụng yếu tố xâm phạm được coi là "điều kiện đủ" để cấu thành hành vi xâm phạm. 3.1. Giám định yếu tố xâm phạm: đánh giá điều kiện cần Để khẳng định một hành vi là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải có đầy đủ các căn cứ sau đây(1): (1) Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 5
51 p | 346 | 87
-
Sổ tay quản lý môi trường cấp huyện: Phần 1
132 p | 177 | 35
-
Sổ tay quản lý môi trường cấp huyện: Phần 2
68 p | 100 | 16
-
Tài liệu tập huấn Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 (Tài liệu chính thức sử dụng trong ngành Kiểm sát nhân dân)
54 p | 40 | 16
-
Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Những nội dung cơ bản)
120 p | 64 | 11
-
Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp
176 p | 71 | 11
-
Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý
164 p | 56 | 10
-
Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Phần nâng cao): Phần 2
54 p | 74 | 8
-
Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ thuộc các cơ quan nhà nước
164 p | 50 | 8
-
Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở
83 p | 31 | 8
-
Tài liệu hướng dẫn tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho lãnh đạo doanh nghiệp: Phần 2
40 p | 67 | 8
-
Tài liệu tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
231 p | 38 | 8
-
Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ các trường đại học, viện nghiên cứu
152 p | 50 | 6
-
Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ các hiệp hội/hiệp hội ngành nghề
100 p | 49 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho lãnh đạo doanh nghiệp: Phần 1
68 p | 59 | 5
-
Tài liệu tập huấn Bộ luật Dân sự năm 2015
30 p | 31 | 5
-
Tài liệu bồi dưỡng tập huấn viên hòa giải ở cơ sở
64 p | 24 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn