Tài liệu tham khảo: Truyền thuyết về Đại pháp quan - Khi chân lí đối thoại với biểu đạt
lượt xem 4
download
Một số quan niệm cho rằng nhà triết học và lý thuyết gia văn học vĩ đại nhất của thế giới hiện đại chính là triết gia người Pháp Jacques Derrida (1930-2004), cha đẻ của lý thuyết giải cấu trúc (deconstruction).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu tham khảo: Truyền thuyết về Đại pháp quan - Khi chân lí đối thoại với biểu đạt
- "Truyền thuyết về Đại pháp quan": Khi chân lí đối thoại với biểu đạt
- Một số quan niệm cho rằng nhà triết học và lý thuyết gia văn học vĩ đại nhất của thế giới hiện đại chính là triết gia người Pháp Jacques Derrida (1930-2004), cha đẻ của lý thuyết giải cấu trúc (deconstruction). Sự xuất hiện của Derrida được xem như sự “thay máu” cho triết học thế giới những năm 70-80, vốn đang đối mặt với khủng hoảng do sự cạn kiệt của cấu trúc luận và hiện tượng luận, hai khuynh hướng lớn nhất đang chi phối nền học thuật lúc bấy giờ. Hiểu một cách đơn giản nhất, hiện tượng luận nghiên cứu tính quá trình của kinh nghiệm con người, từ căn nguyên đến bản chất, trong khi cấu trúc luận tập trung vào tính hệ thống của đối tượng, quan hệ giữa các yếu tố hợp thành đối tượng và quan hệ giữa đối tượng với các yếu tố khác trong cùng hệ thống. Nói cách khác, hiện tượng luận chủ yếu đi vào phương diện lịch đại trong khi cấu trúc luận đi vào phương diện đồng đại. Derrida đặt vấn đề: có hay không có sự hình thành và biến đổi lịch đại trong cấu trúc của kinh nghiệm? Trong quá trình chuyển biến, hay hình thành tiềm lực chuyển biến, khởi nguyên (genesis) của đối tượng không thể là một cấu trúc thuần chất mà phải lai hóa, pha tạp, biến đổi ngay từ đầu. Tiếp nhận ý tưởng dự phóng(project) và bị ném về phía trước (thrownness) của hữu thể (dasein) do nhà triết học hiện tượng luận Heidegger đề xuất, và áp dụng vào khái niệm ký hiệu (sign) do Saussure, cha đẻ của cấu trúc luận đề xuất, Derrida đưa ra khái niệm dấu tích (trace/ mark) và tính khả trùng (iterability). Trong dấu tích không có sự phân biệt cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt(signified) như ký hiệu, mà chỉ có sự lặp lại của những gì đã có từ trước trong một bối cảnh khác, những quan hệ khác, và sự khác biệt về bối cảnh và quan hệ này sẽ quy định nghĩa của đối tượng, chứ nghĩa không còn là hằng thể đi theo cái biểu đạt. Sựgiải cấu (deconstruction) của văn bản bắt đầu từ đó. Với những khái niệm này, tư tưởng Derrida là lý thuyết của những khả năng và khả thể. Cùng với sự lan tỏa của lý thuyết giải cấu trúc của Derrida, lịch sử triết học chứng kiến sự trỗi dậy của triết học và mỹ học hậu hiện đại, với sự nghi ngờ những định đề triết học cũ về sự ưu việt của những trung tâm tạo nghĩa (con người, cái tôi, cấu trúc…), của những đối lập lưỡng phân (tiến hóa/
- thoái hóa, có mặt/ vắng mặt, chi phối/ bị chi phối…) và nhấn mạnh tính ngẫu nhiên, mâu thuẫn, khả biến và tương chiếu (interreferentiality) của thế giới và tồn tại. Với tình hình nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn còn bị giới hạn ở lý luận Marxist dạng sơ khởi, trong khi lý luận văn học thế giới (kể cả các lý thuyết Marxist) đã trải qua những bước phát triển rất dài và mạnh mẽ, việc giới thiệu một cách có hệ thống các lý thuyết văn học hiện đại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một hướng tiếp cận mới về Truyền thuyết về Đại pháp quan của Dostoevsky từ góc độ của giải cấu trúc, với hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào công việc giới thiệu trước tác đồ sộ của Jacques Derrida − nhà triết học có ảnh hưởng lớn nhất đối với nghệ thuật và phê bình nghệ thuật trong thế giới hiện đại − tới độc giả Việt Nam. Truyền thuyết về Đại pháp quan, một tiểu đoạn trong kiệt tác Anh em nhà Karamazov của văn hào Nga Dostoevsky, được xem là một trong những trích đoạn giàu sức hấp dẫn nhất của văn học thế giới, nhờ tính mờ nghĩa đặc trưng của nó. Tính mờ nghĩa đó một phần xuất phát từ việc diễn ngôn quy ước của thần học Kitô giáo không còn được xử lý như là một ký hiệukiểu Saussure với một cái được biểu đạt cố định và bất biến, mà như là một dấu tích kiểu Derrida, bao hàm rất nhiều hồi quy(contour) chiếu ngược trở lại cái biểu đạt để tạo ra những lớp nghĩa hoàn toàn mới. Đi vào địa hạt của lý thuyết giải cấu trúc, chúng tôi cho rằng có thể đọc trích đoạn này như là một khoảnh khắc thách thức và đảo ngược nghĩa trong văn bản. Cụ thể hơn, chúng tôi khẳng định rằng câu chuyện không chỉ liên quan đến mối quan hệ khó giải quyết giữa tôn giáo và tự do tinh thần, mà còn liên quan đến cả mối quan hệ còn khó giải quyết hơn giữa chân lý (truth) và biểu đạt (representation), giữa văn bản và diễn giải văn bản, trong đó sự phủ định nghĩa liên tục xảy ra để rồi tiếp tục bị phủ định không ngừng. Trong thế giới của Derrida, vốn không bao giờ có sự phân biệt rạch ròi giữa văn bản và thế giới, nghĩa của văn bản luôn lệ thuộc vào những cấu trúc lớn hơn: ngôn ngữ, xã hội, cuộc sống – mà những cấu trúc này sau từng giây từng phút đã không còn là chính nó nữa. Ngay cả bối cảnh khi ta đọc và diễn giải văn bản cũng khác đi rất nhiều sau từng khoảnh khắc. Và như thế, ta không bao giờ có được một ý nghĩa ổn định cho văn bản. Nghĩa của văn bản luôn luôn ở trong quá trình hình thành và tái hình thành, trì
- hoãn (defer) về mặt thời gian và khác biệt (differ) về mặt cấu trúc(1). Mỗi lần ta đọc và diễn giải văn bản, ta phải chịu sự tác động không ngừng của những cơ hội ngẫu nhiên (chance) và những cơ hội ngẫu nhiên này quy định ý nghĩa mà ta tìm được trong văn bản, quy định quá trình biểu đạt (representation) của văn bản đối với ta. Ta không bao giờ đạt đến ý nghĩa “tối thượng” của văn bản, hay nói cách khác là chân lý (truth) của nó, bởi vì ý nghĩa đó được kiến trúc bởi một chuỗi dây biểu đạt bất tận, cùng với sự tán xạ qua lại không ngừng của những khác biệt. Câu nói nổi tiếng của Derrida “Không có gì ngoài văn bản”(2) không nên hiểu là thế giới trở thành văn bản, mà mỗi yếu tố trong văn bản kéo theo một loạt liên kết đến thế giới, và kết quả là văn bản trở thành một bộ phận của thế giới sản sinh ra nó và cả thế giới diễn giải nó, tất cả đều xa lạ với sự tĩnh tại. Trong câu chuyện của Dostoevsky, một nhân vật tưởng tượng tên là Ivan kể một câu chuyện và đưa ra những manh mối để đọc câu chuyện ấy cho em trai của anh, chàng tập tu Alyosha. Trong câu chuyện của Ivan, một nhận vật tưởng tượng khác, được gọi là Đại pháp quan, kể một câu chuyện khác và trình bày luôn cách “đọc” đầy tính lật đổ của ông cho Jesus Christ. Và trong câu chuyện của viên Đại pháp quan, chúa Jesus đã đánh giá sai lầm bản chất và năng lực tinh thần của con người khi ông cự tuyệt ba cám dỗ của quỷ Satan để dành cho con người sự tự do lựa chọn đức tin cho mình (ba cám dỗ là: 1/ biến đất đá thành bánh mì phân phát cho con người để mua chuộc sự thần phục của họ; 2/ gieo mình xuống vực cho Đức Chúa cha cứu để đổi lấy sự tin tưởng của con người; 3/ nhận lấy quyền bá chủ thế giới để chính thức trở thành chúa tể của loài người). Dostoevsky kể lại câu chuyện mà Ivan kể, Ivan kể lại câu chuyện mà viên Đại pháp quan kể, và viên Đại pháp quan, đến lượt mình, kể lại câu chuyện trong Kinh Tân ước. Điều này gợi nhớ đến nhận xét của Derrida khi ông bàn về tính liên kết của những trích dẫn: “Tôi trích dẫn đoạn văn mà Freud trích dẫn lại ai đó đang trích dẫn Laurence Sterne”(3), và trong chuỗi trích dẫn dài đó, mỗi trích dẫn “vừa được diễn giải vừa giảm thiểu những ngẫu nhiên”(4). Trong “bài thơ” của Ivan về viên Đại pháp quan, mỗi câu chuyện trong nhiều cấp độ trần thuật được đẩy vào quá trình lệch pha (deviation) và chệch hướng (deflection) – một kết thúc có khả năng tạo sinh những tác thể mới.
- Một trong những điểm độc đáo trong kiệt tác này của Dostoevsky là, mỗi nhân vật không chỉ đơn thuần là một yếu tố trần thuật mà còn là một độc giả giải cấu luận: mỗi người đưa ra cách “đọc” của mình, và cách đọc ấy, ở nhiều cấp độ khác nhau, góp phần giải cấu trúc cho văn bản khởi thủy. Alyosha Ivan Jesus Đại pháp quan Jesus Satan (Chiều của mũi tên chỉ quan hệ “đọc” và diễn giải) Trong bài viết này chúng tôi tập trung vào hai cấp độ trần thuật với hai dạng thức lệch pha và chệch hướng trong diễn giải: 1. Chúa Jesus và viên Đại pháp quan: Chân lý và sự lệch pha của mục đích đọc Dạng thức lệch pha này được tạo thành từ những đối lập lưỡng phân mà lý trí con người tạo ra để phán xét các hiện tượng trong thế giới: thế nào là tốt/ xấu, thế nào là đúng/ sai, từ một góc độ nhất định. Điều này rõ nét nhất ở cách viên Đại pháp quan
- “đọc” cách Chúa Jesus “đọc” ba điều cám dỗ của quỷ Satan. Hướng tiếp cận cổ điển từ lý thuyết thần học Ki-tô giáo cố gắng nhắm đến việc bảo vệ cho hình ảnh lý tưởng của Chúa Jesus Christ và, ở một mức độ nào đó, cả chàng tập tu Alyosha Karamazov, và kết tội viên Đại pháp quan và Ivan Karamazov vì cái gọi là sự “lật đổ” hay “phản bội”. Rất nhiều nhà nghiên cứu thần học đã phân tích những cái “sai” của Đại pháp quan và những cái “đúng” của chúa Jesus để bảo vệ cho lý tưởng Kitô giáo. Nhưng từ một góc độ khác, cách đọc này cũng có thể bị những quan điểm khác “lật đổ” – và những quan điểm “lật đổ” ấy cũng có thể bị lật đổ lần nữa bởi những quan điểm hoàn toàn trái ngược. Mầm mống của chuỗi phủ định vô tận này có thể thấy ngay từ cách viên Đại pháp quan “đọc” Kinh Tân ước, văn bản kinh điển của Kitô giáo. Đề cập đến việc Chúa Jesus Christ khước từ ba cám dỗ của quỷ Satan để dành cho con người sự tự do tinh thần, viên Đại pháp quan cho rằng Chúa Jesus đã tước bỏ quyền được sống hạnh phúc và thanh bình của số đông loài người. Khi từ chối không cho họ những “hỗ trợ” để họ có thể tin tưởng tuyệt đối, ông đã bắt họ phải mang trên vai cái gánh nặng đau đớn của sự tự do tinh thần, sự tự do lựa chọn giữa điều đáng để tin tưởng và điều không đáng. Và như thế, ông đòi hỏi họ quá cao, điều mà sức họ không thể làm nổi mà không lầm lạc: “Tôn trọng con người quá, Chúa đã đối xử với họ như thể Chúa không còn chút tình yêu thương nào, bởi vì Chúa yêu cầu ở họ quá nhiều – và đã có ai làm thế bao giờ đâu? Giá bớt tôn trọng họ đi thì Chúa đã yêu cầu ở họ ít hơn, và như thế cách đối xử của Chúa sẽ gần với tình yêu thương hơn, bởi vì gánh nặng của họ sẽ nhẹ hơn nhiều”(5). Một số nhà nghiên cứu, để đẩy đến cùng sự “phản bội” của Đại pháp quan và bảo vệ hình ảnh của Chúa, đã giải thích sự im lặng và nụ hôn của Chúa là biểu hiện của sự thấu thị đối với lòng dạ phản bội của pháp quan: “Kitô không nói một lời nào, cứ để cho Đại pháp quan một mình độc thoại, nhưng càng biện bạch, tên giáo chủ phản Chúa này càng cảm thấy rõ Kitô biết trước tất cả những gì y sẽ nói và chỉ một sự hiện diện của Ngài, sau mười lăm thế kỉ vắng mặt, đã thừa sức đập tan mọi luận điệu của y”(6). Điều này có phần gượng ép, bởi sự im lặng và nụ hôn đó cũng chính là sáng tạo nghệ thuật của Ivan, người luôn đồng nhất mình với Đại pháp quan và coi ông là con người vĩ đại luôn trăn trở về lý tưởng cứu rỗi nhân loại. Mặc dù có thể đọc Dostoevsky theo nhiều
- cách, nhưng sẽ không hợp lý nếu một người kiêu ngạo như Ivan tự mình tạo ra chi tiết “khinh bỉ” chính mình và lý tưởng mà mình khao khát. Tôi cho rằng sự im lặng đó, nụ hôn đó chỉ hàm ý đồng thuận với sự tự do khi con người tiếp nhận Chúa và chọn lựa có tin vào Chúa hay không. Đã trao cho con người ý chí tự do, Chúa không đòi hỏi họ phải tin tưởng tuyệt đối và cũng không khinh bỉ nếu họ không tin tưởng. Ít nhất, khi họ lựa chọn không tin vào Chúa, đấy đã là một lựa chọn tự do.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lý thuyết và bài tập chương 5: Di truyền học người
7 p | 521 | 57
-
300 câu hỏi đếm lý thuyết cơ chế di truyền và biến dị đặc sắc, hay, lạ, khó trong đề thi thử THPTQG 2017 các trường chuyên nổi tiếng
36 p | 174 | 23
-
Xác định bước sóng và vận tốc truyền âm trong không khí bằng phương pháp cộng hưởng sóng dừng
3 p | 400 | 22
-
Tài liệu tham khảo: Vợ nhặt
7 p | 92 | 14
-
Ôn tập lý thuyết Sóng cơ
4 p | 183 | 13
-
Truyền thuyết con Rồng, cháu Tiên
5 p | 182 | 11
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn lớp 6
83 p | 80 | 10
-
Kể chuyện theo tranh: Truyền thuyết vua Hùng
0 p | 88 | 7
-
Tài liệu tham khảo: Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung - Việt
8 p | 117 | 7
-
Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên _2
5 p | 95 | 6
-
Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên_3
7 p | 77 | 6
-
Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên
6 p | 101 | 5
-
Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết Tứ vị thánh nương_2
5 p | 67 | 5
-
Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết Tứ vị thánh nương _4
5 p | 70 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn 6 bài 1 sách Cánh diều: Ôn tập truyện
258 p | 17 | 4
-
Cảm nhận truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy
4 p | 119 | 2
-
Tiết 28: KIỂM TRA VĂN
8 p | 76 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn