Tài liệu tham khảo: Văn học Pháp ngữ Việt Nam
lượt xem 4
download
Việc người Việt coi trọng học vấn, tri thức chắc chắn đã tạo ra ý muốn học chương trình đã được giảm nhẹ của hệ thống trường Pháp-Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu tham khảo: Văn học Pháp ngữ Việt Nam
- Văn học Pháp ngữ Việt Nam Việc người Việt coi trọng học vấn, tri thức chắc chắn đã tạo ra ý muốn học chương trình đã được giảm nhẹ của hệ thống trường Pháp-Việt. Nguyễn Phan Long đã truyền đạt lại ý muốn đó, nói lên cái tình trạng nước đôi văn hoá và sức hấp dẫn của những điều Pháp đưa lại qua đoạn văn sau trong cuốn Indochine la douce (Đông Dương ngọt ngào) của ông. Người Pháp đọc một người Annam đã chọn cách thể hiện mình bằng thứ tiếng của Racine và Voltaire thường không hay biết rằng nhà văn đó không phải bao giờ cũng mới tốt nghiệp các trường đại học ở chính quốc, tự hào với những nét tinh tế vùng Địa Trung Hải, sung sướng viết được những câu văn cân đối. Không, đó thường chỉ đơn giản là một người “tự học”, một đầu óc bị ám ảnh bởi con quỷ của nó. Đó là một tâm hồn tuyệt đối cần được thổ lộ ra, và nếu nó chọn một thứ tiếng không phải là tiếng mẹ đẻ của nó, thì chao ôi đó là vì tận trong sâu thẳm những cảm hứng của mình nó cảm thấy gần gũi với những người nói thứ tiếng đó hơn với những người cùng chung dòng máu với mình. Nhưng dòng máu đó ràng buộc, níu kéo, ra lệnh cho nó. Bị giằng xé tứ bề, nó lâm vào cảnh nhục nhã không còn được gần gũi những cái lôi cuốn nó, cũng không thoát được những cái nó tin là có thể chạy trốn nhưng vẫn
- tiếp tục yêu mến. Giới phê bình đổ lên đầu nó, thậm chí thường khi những lời khen ngợi nó tiếp nhận được lại đi kèm với những lời khuyên răn đừng nên chạy theo cái không thể được. Nó nên từ bỏ hay nên tự bằng lòng với danh tiếng chỉ khoanh lại trong khu vực địa phương? Nhưng đây có phải là chuyện danh tiếng không? Không, đây là một chuyện hoàn toàn khác. Đây là một cú lao mình không thể kìm lại được, một cú lao mình giống như tình yêu vậy. ý muốn tự biểu hiện bằng tiếng Pháp phản ánh một xu hướng chung tìm kiếm những hình thức hiện đại cách tân - như tiểu thuyết trong văn học - mà Việt Nam không có. Hướng tới tương lai, những người Việt Nam có học muốn cắt đứt với cái họ coi là di sản văn hoá vô dụng trong xã hội công nghiệp hiện đại. Điều nghịch lý là những tác phẩm viết bằng thứ ngôn ngữ khác lại không bị coi là xa lạ, không gây sợ hãi, vẫn được xem như di sản văn hoá cùng loại. Như chúng ta sẽ thấy, vào thế kỷ hai mươi giới thượng lưu văn hoá vẫn tiếp tục viết bằng tiếng Hán hơn là tiếng Việt. Vậy là trong giới trí thức, việc sáng tạo bằng một thứ tiếng khác là một chuyện hoàn toàn bình thường, giống như các nhà nho bắt chước thời cổ. Việc dùng tiếng Pháp hơn tiếng Hán chỉ là một biến thể của một đề tài quen thuộc từ xưa. Một cách giải thích khác cho việc viết bằng Pháp văn liên quan nhiều hơn đến sự “bảo vệ và minh hoạ văn hoá Việt Nam” mà ông Bào đã sớm nêu lên. Người Việt là dân tộc bị thuộc địa hoá, là công dân hạng hai trong đất nước riêng của mình. Họ phải bị đương đầu với một nền văn minh khác mình, nền văn minh công nghiệp hoá, bị buộc phải chấp nhận nó. Cái mission civilisatrice (sứ mạng khai hoá văn minh) với tư cách một chính sách thuộc địa rốt cuộc đã gây nên cho người Việt cảm giác về địa vị hết sức thấp kém của mình, đó là điều không còn phải nghi ngờ; thêm nữa, người Pháp đến Việt Nam và đánh bại đội quân bản xứ hoàn toàn dễ dàng với các thứ vũ khí tối tân của họ. Xu hướng văn hoá Pháp-chống-Việt được thể hiện trong đường lối giáo dục thuộc địa như một bộ phận của những mục tiêu rộng lớn hơn của chủ nghĩa thực dân càng khẳng định ấn tượng ban đầu về sự ưu
- việt này. Các nhà văn Pháp ngữ Việt Nam, như vậy, đã lấy một trong các thứ “vũ khí” của kẻ đi áp bức - ngôn ngữ của chúng - làm công cụ tự vệ cho mình. Nhưng, như Nguyễn Tiến Lãng đã chỉ ra, việc này đi kèm với một cảm giác xáo trộn, một thế lưỡng phân thể hiện ngay trong địa vị của tiếng Pháp ở Việt Nam mà Thượng Vương-Riddick đã quan sát thấy: “Là biểu tượng của tình trạng nô lệ nhưng lại là công cụ cách mạng, tiếng Pháp vì vậy đã giữ một trạng thái nước đôi, nó cho thấy phần nào tấn kịch mà các nhà văn Pháp ngữ Việt Nam phải trải qua”. Khi chữ quốc ngữ được dùng như một thứ vũ khí chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp, việc dùng tiếng Pháp có thể xem như một công cụ chiến đấu với ưu thế Pháp từ bên trong, một công cụ giáo dục và thuyết phục người Pháp, ở thuộc địa cũng như chính quốc, về phẩm chất và nền tảng vững vàng của cả dân tộc và văn hoá Việt Nam. Trong phạm vi này, tiếng nói Pháp trở thành một phương tiện giải phóng. Và, mặc dù trong cuộc chiến đấu đó sự biến dạng văn hoá là điều không thể tránh khỏi, các tác giả Pháp ngữ này ở chừng mực nhất định đã tái tạo lại tiếng Pháp và cùng với nó là các quan niệm thẩm mỹ văn học. Maurice Piron, khi xem xét vốn từ Francophone, đã phân loại những cấp độ từ vựng khác nhau được đưa vào tiếng Pháp khi nó được dùng ở ngoài Pháp: lớp từ cổ, lớp từ mới (sự tạo ra các cái biểu đạt/cái được biểu đạt mới hoặc chỉ cái được biểu đạt mới, và thêm vào hay mở rộng nghĩa), lớp “phương ngữ” (những hình thức sao chép từ khẩu ngữ bản địa sau khi đã biến đổi âm vị cho thích hợp), và lớp từ vay mượn (những hình thức từ các ngôn ngữ lân cận). Lấy thí dụ cái mà Pirron gọi là “từ mới”, khi một tác giả Việt Nam viết bằng tiếng Pháp, một hệ đo quy chiếu mới - có tính thuộc địa hay tính xứ lạ đối với độc giả Pháp, tính bản xứ hay tính quen thuộc đối với người Việt đọc văn học Pháp ngữ của nước mình - là thêm vào tiếng Pháp những yếu tố từ vựng, mở rộng các trường ngữ nghĩa liên tưởng. Việc chêm các từ Việt vào văn bản tiếng Pháp làm phong phú thêm văn bản đó cũng có hiệu quả bao trùm như vậy. Tương tự, các diễn ngôn Francophone mang nội dung chính trị sẽ được, như Gavronsky nêu lên trong khi phân tích tác
- phẩm của Aimé Césaire, xác định kép bởi cái được biểu đạt không Pháp (nghĩa của từ) - và cái biểu đạt Pháp (bản thân từ đó). Đồng thời, giới hạn thẩm mỹ được áp đặt ở đây còn mở rộng bao trùm các sáng tạo lai của hai nền văn hoá. Các bộ lọc ngôn ngữ và văn hoá tự thay đổi theo quá trình và sản phẩm của sự sáng tạo văn học. Sau cùng, khi được hỏi thẳng vì sao một số người Việt Nam lại lựa chọn viết bằng tiếng Pháp, Nguyễn Trần Huân trả lời là các nhà văn đó muốn chứng tỏ họ là những người nhạy cảm, thông minh, duy lý, có năng khiếu - tóm lại, là người “văn minh”. Câu trả lời phù hợp với đối tượng mà loại văn học này hướng đến - các kiều dân, các nhà cai trị, người Pháp. Quả vậy, ở một chỗ khác ông Huân viết “Khát vọng của người Việt Nam tự thể hiện mình qua tiếng Pháp... trước hết là do ý muốn được mọi người hiểu, đặc biệt là người Pháp”. Bằng chứng trên văn bản của tư tưởng này có thể nhận thấy nhiều trong chính các tiểu thuyết. Như có thể thấy, một trong những cuốn tiểu thuyết Pháp ngữ Việt Nam được công bố sớm nhất, cuốn Le Roman de Mademoiselle Lys (1921) của Nguy ễn Phan Long, là một thí dụ cho thấy độc giả có khả năng là người Pháp nhi ều hơn người Việt. Thực tế, cuốn tiểu thuyết này là một bản tóm tắt các phương pháp giảng giải nhằm làm sáng tỏ những điểm về văn hoá cho độc giả không phải người Việt, những điểm không cần phải giải thích nếu cuốn sách được viết dành cho công chúng độc giả Việt Nam. Các từ Việt Nam đôi khi được định nghĩa ngay trong văn bản tiểu thuyết: “une assiette de đường phổi, cassonade en tablettes qui passe pour être fort appréciée” (tr.29); “le Đốc-phủ, délégué administratif de la circonscription” (tr.33); hoặc dưới hình thức đảo: “un grand tambour, le trống-chầu” (tr.47). Lời dịch cũng được đưa ra ở chú thích. Chẳng hạn một câu tục ngữ Việt Nam được dịch ra ngoài văn bản, đặt ở chú thích (tr.66). Các chú thích trong văn bản này cũng có chức năng là diễn giải, soi sáng hoặc đưa thêm thông tin. Sự thay thế từ vựng đôi khi cũng
- được dùng như phương tiện để chỉ nghĩa từ; bốn dòng sau câu “Buvez, Monsieur, cette coupe d’alcool” là câu “Le père vide le petit verre de chum-chum” (tr.53). Thường văn cảnh trong cuốn tiểu thuyết của ông Long giúp độc giả xác định được nghĩa của cái từ Việt được dùng. Để diễn tả cảm giác do dự của mình trước việc lựa chọn món ăn trong bữa cơm, Hải - người kể chuyện trong vai một nhà báo, viết “les đũa [sic] hésitaient entre mes doigts” (tr.56), ở đây người ta có thể đoán ra từ đũa của tiếng Việt là chỉ một thứ dụng cụ bằng que dùng để ăn cơm. Nhắc lại chuyến thăm nhà bạn nhân ngày Tết, Hải viết “Notre auto marche à vive allure et nous dépose devant les cai nhàs, d’où nous ressortons presque aussitôt” (tr.36); khi được dùng theo cách này, dễ đoán ra nghĩa của cai nha là gì. Những đoạn giảng giải văn hoá cũng có nhiều trong cuốn Le Roman de Mademoiselle Lys. ở một chỗ người kể chuyện viết “Le serpent polycéphale est un motif décoratif aussi commun dans l’architecture cambodgienne que le dragon dans l’architecture chinoise, d’où dérive la nôtre” (Con rắn nhi ều đầu là một môtíp trang trí chung trong kiến trúc Campuchia cũng như con rồng trong kiến trúc Trung Hoa, từ đó truyền sang ta, tr.226-27). Trong đoạn này người kể chuyện đã tạo ra một sự gián cách giữa bản thân và độc giả bằng cách dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều, củng cố tri giác xem độc giả như là những người ngoài. Hình thức nhật ký của tiểu thuyết này cho phép giảng giải các phong tục thông qua việc người kể chuyện ghi lại các cảm xúc, phản ứng, ký ức của mình: “Le Tet s’est bien passé. Trois jours durant, notamment pendant les deux premiers, notre maison a été envahie par une foule sans cesse renouvelée. J’ai été étourdie par le crépitement des pétards, les bavardages et les rires” (tr.32), (Tết đã trôi qua. Suốt ba ngày, nhất là trong hai ngày đầu, nhà tôi tràn ngập những đoàn người kéo đến chúc Tết. Tôi ngây ngất, choáng váng trong tiếng ồn ào chúc tụng, cười nói). Người kể chuyện tiếp tục ghi lại phong tục mừng Tết, việc người đến xông đất đầu tiên sẽ mang lại phúc (hay họa) cho cả một năm, v.v... Sau đó câu hỏi tu từ của Hải
- (người kể chuyện) soi sáng thêm các chi tiết văn hoá khác: “Qui se douterait que le blanc virginal et candide est révolutionnaire en ce pays... en matière de cartes de visite, et qu’il éffarouche les bourgeois timorés qui le prescrivent comme étant la couler du deuil?” (tr.36), (Ai có thể ngờ rằng cái màu trắng trinh bạch, ngây thơ ấy đã gây nên một cuộc cách mạng ở xứ này... về mặt danh thiếp và rằng nó đã làm choáng váng tầng lớp tư sản sợ sệt, những người xem nó như là màu tang tóc?). Bằng chứng cho thấy độc giả được mong chờ của cuốn tiểu thuyết đặc biệt này là từ phương Tây lộ rõ qua những so sánh được dùng như những lời giải thích: “Phoebé, la belle Hang Nga” (tr.215), (Phoebe, nàng Hằng Nga); và “Baion, le Westminster de la grande métropole” (tr.243), (Baion, một thứ Westminster của đại chính quốc). Đặc biệt hơn, những sự so sánh khác gần gũi ngầm với văn hoá Pháp: “le capitaine Do Huu Vi, notre Guynemer” (tr.373), (đại uý Đỗ Hữu Vị, một Guynemer của chúng ta); và “l’astucieux Không Minh, le Richelieu de Luu Bi [une pièce de théâtre vietnamienne], profond politique et quelque peu magicien” (tr.44), (quân sư Khổng Minh, một Richelieu của Lưu Bị [trong một vở tuồng Việt Nam] là nhà chính trị sâu sắc và là người có pháp thuật). Cuối cùng, ý đồ của Nguyễn Phan Long còn thể hiện ở lời đề tặng: “A M.Maurice Long [,] Député de la Drome [,] Gouverneur Général de l’Indochine [,] je dédie ce livre en témoignage de respectueuse sympathie et avec l’espoir que mon oeuvre modeste contribuera à lui faire mieux connaitre et aimer le peuple aux destinées duquel il préside” (tr.3), (Tôi dâng tặng cuốn sách này cho ngài M.Maurice Long, Nghị sĩ xứ Drome, Toàn quyền Đông Dương, với lòng kính trọng sâu sắc và hy vọng rằng tác phẩm nhỏ bé này của tôi sẽ giúp ngài hiểu biết và yêu mến hơn nữa đối với một dân tộc đã được giao phó vào tay ngài”. Những kỹ thuật diễn giải về mặt từ vựng và văn hoá như thế này cũng thấy có trong các tiểu thuyết khác, điều đó chứng tỏ rằng các tiểu thuyết Pháp ngữ Việt nNam được viết ra để cho người Pháp đọc. Việc dịch nghĩa từ vựng ngay trong văn
- bản là phổ biến chung ở nhi ều tác phẩm: “Dehors! Ra!” (tr.39); “Rentrez! Vô!” (tr.43); “la Police Secrète, la Trinh Sat” (tr.67) trong cuốn Les Chemins de la révolte của Nguyễn Tiến Lãng; “un certain vermicelle arrosé de bouillon... nommé cà-cuông” trong cuốn Bà Đầm của Trương Đình Tri và Albert de Teneuille; “Le choum-choum, alcool de riz” trong cuốn Frères de sang của Phạm Văn Ký; “la vieille notion du quân-tu” trong cuốn La Place d’un hommei của Phạm Duy Khiêm, một đoạn giải thích dài trong bức thư của nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ nhất gửi cho một người Việt Nam; “[le] Temple Dôc-Cuoc, littéralement: Temple dédie au génie Unijambe” trong cuốn Vingt Ans của Nguyễn Đức Giang; và “Têt”, notre Jour de l’An” trong cuốn Nam et Sylvie của Phạm Duy Khiêm. Những vốn từ tương tự cũng có trong các tiểu thuyết của Lý Thu Hồ: “J’ai du bon ‘chao’ aujourd’hui car il y a un arrivage d’écrevisses toutes fraiches” (Au milieu du carrefour); “le ‘gio bac’, ce vent froid” (Printemps inachevé). Các dấu ngoặc kép cũng thường được dùng để dịch từ vựng ngay lập tức từ Việt sang Pháp hay ngược lại: “Bach-Yên (Hirondelle Blanche)” trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của Trần Văn Tung; “sa petite soeur Ngoc (jade)” trong cuốn En s’écartant des ancêtres của Trịnh Thục Oanh và Marguerite Triaire. Cách dịch ở chú thích cũng là một cách chung để giảng giải từ ngữ mới. Xin kể ra hai trong rất nhiều thí dụ: “Les cây vong” trong cuốn Les Reflets de nos jours của Nguyễn Hữu Châu được dịch là “Arbre tropical” (một thứ cây nhiệt đới) ở chú thích; và từ “chị” được dịch là “grande soeur, amie” (tr.36, 185) trong cuốn Vingt Ans. Trong các tiểu thuyết khác, như Le Roman de mademoiselle Lys, văn cảnh đôi khi giúp hiểu nghĩa từ. ở câu “le boulevard ombragé de Co-Ngu” (tr.114) trong cuốn Bach-Yên, từ “ombragé” đi với từ “boulevard” cho biết “Co-Ngu” là đường có trồng cây. Trong cuốn Les Chemins de la révolte người kể chuyện nêu ra nghĩa từ congai trong câu: [L’enfant] était accouru... avec la petite congai qui le gardait”
- (tr.15) bằng cách tạo văn cảnh một cô gái giữ một đứa trẻ. Trong cuốn Bach-Yên Trần Văn Tung đôi khi lấy ngay câu dịch tiếng Pháp thay cho từ ngữ và tên gọi tiếng Việt, thí dụ: “Lac de l’Epée Restituée” (tr.50) thay cho “Hồ Hoàn Kiếm”. Tương tự, Cung Giũ Nguyên dùng “Nouvel An” thay cho “Tết” (Le Fils de la baleine) và “fête de la mi-automne” thay cho “tết trung thu” (Le Domaine maudit). Một số tác giả dùng chú thích để giúp độc giả hiểu rõ đặc điểm văn hóa. Chẳng hạn, chú thích trong cuốn Les Reflets de nos jours lý giải những sự ám chỉ đến một truyền thuyết nổi tiếng của Việt Nam trong câu “Ce n’est pas l’amour qui devient cristal au fond des rivières” (tr.169). Trong cuốn Bà Đầm (tr.26) đoạn chú thích mang tính phê phán đối với đạo Cao Đài, một tôn giáo có khuynh hướng chính trị chống lại chế độ thuộc địa, là một cách tác giả muốn giành thiện cảm của độc giả Pháp. Cũng trong cuốn tiểu thuyết này còn có hai đoạn chú thích dài về việc làm gạo. Để giải thích về bài vị dùng trong việc thờ cúng tổ tiên, người kể chuyện trong cuốn Heou-Tâm của Hoàng Xuân Nhị đã đưa ra ở chú thích một thủ pháp mà lần đầu tiên thấy xuất hiện ở cuốn Le Roman de Mademoiselle Lys. Chú thích viết “Cet objet de culte en bois laqué est très répandu dans nos pays. Il a vaguement la forme humaine et représente le défunt dont il porte le nom” (tr.42), (Vật thờ bằng gỗ sơn này rất phổ biến ở nước ta. Nó hơi giống hình người và dùng thay cho người quá cố mà nó mang tên). Việc dùng ngôi thứ nhất số nhiều tách người kể chuyện với độc giả, đặc biệt khi nó được dùng theo cách này để giải thích và làm sáng tỏ những nét văn hoá chung mà độc giả là người đứng ngoài thấy xa lạ. Ngôi thứ nhất số nhiều gián cách như vậy thấy rõ trong nhiều tác phẩm: Frères de sang (tr.51), La Place d’un homme (tr.17), Vingt Ans (tr.18 và 81), Nam et Sylvie (tr.136 và 242). Có rất nhiều thông tin về văn hoá trong các tiểu thuyết. Trong cuốn Bach-Yên “Les deux ‘Soeurs Tring’ [sic] qui avaient chassé les Chinois hors de notre Royaume”
- (tr.180) nhắc đến hai nữ anh hùng dân tộc Việt Nam. Các câu ngắn cũng thường nhằm mục đích này: “[Le] plus grand des poètes annamites, Nguy ên Du” (tr.18) trong Vingt Ans. hoặc “car le rouge porte bonheur” (tr.73) trong Bà-Đầm. Cuốn Frères de sang đầy thông tin như vậy. Tương tự, người kể chuyện trong Les Yeux courroucés đưa ra các chỉ dẫn về lịch sử và văn hoá, như Lý Thu Hồ đã làm. Trong cuốn Printemps inachevé của bà, các sự kiện cơ bản của lịch sử Việt Nam hiện ra như một phần của câu chuyện: “Le Viêt-Nam a été... pendant très longtemps, assujetti à la puissante et immense Chine, malgré une résistance continuelle et active, qui a donné à l’histoire les grand noms de Ngô- Quyên, de Lê-Loi et des héroines comme les soeurs Trung” (tr.38), (Suốt một thời kỳ dài, Việt Nam bị nước Trung Hoa hùng mạnh và rộng lớn đô hộ, mặc dù liên tục có những cuộc nổi dậy kiên cường đưa lại cho lịch sử những tên tuổi như Ngô Quyền, Lê Lợi và những nữ anh hùng như hai bà Trưng). Cuối cùng, trong Frères de sang có những câu liên hệ đến văn hoá phương Tây càng củng cố giả thiết độc giả ở đây không phải là người Việt Nam: “les souvenirs, la sympathie - ce fil d’Ariane qui les reliait” (tr.68) (những kỷ niệm, mối thiện cảm - đó là sợi dây Arian thắt chặt họ lại với nhau); hoặc “Père hésita... devant un dilemme cornélien” (tr.139-40) (Người cha do dự... trước tình thế Cornélian). Tương tự, trong En s’écartant des ancêtres có chỗ bầu trời được mô tả là “ciel de Provence” (tr.253) (bầu trời xứ Provence). Và giống như lời đề tặng của Nguyễn Phan Long, lời tựa do Nguyễn Trần Huân viết cho cuốn Au milieu du carrefour của Lý Thu Hồ kể tên nước Pháp, như thế là ngầm chỉ độc giả hàng đầu là ai: “Puisse ce livre témoigner, en France et ailleurs...” (tr.8) (Cuốn sách này có thể là một bằng chứng, ở Pháp và những nơi khác...). Mấy thí dụ nêu trên, rút ra từ rất nhiều trường hợp, cho thấy một thực tế là độc giả ngầm ẩn của các tiểu thuyết này ít ra cũng không phải là người Việt. Việc diễn giải các đặc điểm văn hoá chính và dịch các từ vựng chứng tỏ độc giả ngầm ẩn là một người khác, một người đứng ngoài văn hoá Việt Nam. Sẽ không phải là vô lý
- khi cho rằng độc giả đứng ngoài đó là người phương Tây. Xét hoàn cảnh chính trị ở Việt Nam khi xuất hiện các tiểu thuyết đó, nền tảng giáo dục và địa vị xã hội của các tác giả, trình độ sử dụng tiếng Pháp của họ, hoàn toàn có thể kết luận rằng những tác phẩm đó được viết nhằm đến công chúng độc giả Pháp. Thật vậy, cả Phạm Văn Ký và Phạm Duy Khiêm đều nêu rõ họ vi ết bằng tiếng Pháp vì chính những lý do đó. ý muốn viết để giáo dục, gây ảnh hưởng và sau hết là thuyết phục giới độc giả đó cũng rất rõ ràng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hướng dẫn tự học dành cho học sinh trung học phổ thông
6 p | 171 | 27
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 011
5 p | 79 | 12
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 001
5 p | 78 | 11
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 005
6 p | 77 | 11
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 004
6 p | 59 | 10
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 006
6 p | 81 | 10
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 007
6 p | 74 | 9
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 002
5 p | 79 | 9
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 008
6 p | 65 | 7
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 009
6 p | 60 | 7
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 003
8 p | 72 | 6
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM 2011 Môn: TIẾNG ANH; Khối D
7 p | 80 | 4
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC NĂM 2011
12 p | 50 | 4
-
Tham khảo thi tốt nghiệp 2011 - Đề 1(2010- 2011)
8 p | 41 | 3
-
Tham khảo thi tốt nghiệp 2011 Đề 3
13 p | 55 | 3
-
Tham khảo thi tốt nghiệp 2011 Anh văn 12
11 p | 34 | 3
-
Tham khảo bài thi tốt nghiệp Phổ thông của học sinh Trung Quốc Test 2011
10 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn