intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu thi kỹ thuật công trình (Lưu hành nội bộ)

Chia sẻ: Nguyen Ma | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

56
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nội dung trong tài liệu gồm: kiểm tra giám sát chất lượng cốt thép trong thi công xây dựng bao gồm những công tác gì, cần lưu ý điều gì; cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép được đặt như thế nào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu thi kỹ thuật công trình (Lưu hành nội bộ)

  1.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH TÀI LIỆU THI KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH(lưu hành nội bộ) Câu 1: Tên gọi, vẽ cấu tạo hình dáng,chức năng của các loại cốt  thép trong dầm, trong móng, cột, sàn, lanh tô, ô văng? Trong dầm Cốt thép trong dầm gồm: Cốt dọc chịu lực; cốt dọc cấu tạo; cốt đai; cốt xiên.  Hình dầm bê tông cốt thép 1: cốt dọc chịu lực; 2: cốt dọc cấu tạo; 3: cốt đai; 4: đoạn cốt xiên; 2’: cốt dọc   cấu tạo khi chiều cao dầm h > 700mm Cốt thép dọc chịu lực đặt theo tính toán để chịu lực.  DH12MT Trang 1
  2.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Cốt thép dọc cấu tạo dùng làm giá để giữ cho cốt đai và chịu lực khi bê tông bị co   ngót; hdầm700 cốt cấu tạo đặt  ở  mặt bên của chiều  cao dầm.  Cốt đai thường dùng chịu lực cắt, được buộc với cốt dọc.  Cốt xiên đặt nghiêng để chịu lực cắt, do một đoạn thép uốn xiên lên mà thành. Tùy  theo dầm mà góc uốn xiên có thể là 30, 45, 60o. Trong móng Móng chịu cả lực nén, lực cắt và mô men uốn chân cột. Móng đơn có thể là móng giật cấp hoặc hình tháp. Mặt bằng đáy móng có thể hình  vuông, chữ nhật hoặc hình tròn Trong móng có 3 loại cốt thép: thép chờ, cốt đai, lưới thép chịu lực. Cốt thép bố trí trong móng: Bố trí cốt thép trong móng 1: Thép chờ; 2: Cốt đai; 3: Lưới thép chịu lực Thép chờ: được bố trí vuông góc với mặt đất, có tác dụng nối với đà kiềng để liên kết  giữa các chân móng khác và là nơi để nối các thanh thép cốt chịu lực của cột. Cốt đai: liên kết các thép chờ lại với nhau.  DH12MT Trang 2
  3.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Lưới thép chịu lực: đặt ở bên trên lớp bê tông lót ở dưới móng, có chức năng chịu lực   nén của cột. Trong cột:  Trong cột có các loại cốt thép: thép chịu lực, thép đai, thép tăng cường Trong sàn BTCT: Trong sàn BTCT có chứa thép chịu lực, thép mũ cấu tạo, thép mũ chịu lực Cốt thép trong bản sàn: thép cốt chịu lực gồm các thanh thép buộc phía dưới chịu  mô men dương và các thanh cốt mũ đặt úp xuống tại những nhịp biên hay gối đỡ  để  chịu mô men âm.  Lanh tô Lanh tô là kết cấu chịu lực trên ô trống trong tường (trên cửa đi, cửa sổ, ô trống)   DH12MT Trang 3
  4.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Lanh tô có tiết diện chữ nhật, là loại cấu kiện chịu uốn và kéo. Cốt thép được bố trí ở  mặt dưới của tiết diện, giúp chịu mô men uốn (có các loại thép zi???) Ô văng (các loại thép gì?) Ô văng là phần bản BTCT nằm ngang nhô ra ngoài để che mưa cho cửa hoặc tạo dáng  công trình. Nó thường đặt  ở  trên cửa đi hoặc cửa sổ  ngoài.Ô văng chịu mô men căng   thớ trên, nên cốt thép chịu lực được đặt gần mặt trên của bản.  DH12MT Trang 4
  5.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Câu 2. Dưỡng hộ bê tông là gì? Tại sao phải dưỡng hộ bê tông? (Trang 164 sách kĩ thuật thi công) Câu 3: Kiểm tra chất lượng bê tông là kiểm tra những gì, nêu rõ  các phương pháp kiểm tra chất lượng bê tông?  Câu 4: Cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép được đặt như thế  nào? Bê tông là một loại vật liệu xây dựng quan trọng được sử dụng rộng rãi .   Bê tông bao gồm xi măng , cát , đá được trộn theo một tỷ lệ nhất định , sau đó   tùy theo yêu cầu sử  dụng mà người ta có thể  đổ  bê tông vào một khuôn mẫu  theo kích cỡ và hình dáng nhất định , rồi dùng máy đầm để đầm bê tông làm cho  bê tông kết dính với nhau , thông thường phải trải qua 28 ngày bê tông mới cứng   hẳn, mới có thể trở thành một vật liệu xây dựng kiên cố. Bình thường mỗi cm2  bê tông có thể chịu được một trọng lực là 2000 – 4000 N , tương đương với độ  cứng của mỗi viên đá. Nhưng khả  năng chịu lực kéo của bê tông lại rất kém , thông thườn bê  tông chỉ  chịu được lực kéo bằng 1/10 trọng lực , tức là mỗi cm2 chỉ  chịu được  một lực kéo khoảng từ  100­200N . Nếu dùng bê tông để  làm dầm ngang của   một công trình kiến trúc , bộ  phận chịu trọng lực phía trên của nó thường thì  không thể  bị  gãy , còn bộ  phận chịu lực kéo phía dưới lại có khả  năng bị  nứt ,   dẫn đến việc dầm bị gãy. Để  làm tăng khả  năng chịu sức kéo của dầm bê tông, tiến tới phát huy   được tính năng ưu việt chịu lực của nó , trong dầm bê tông có thể đặt thêm cốt   DH12MT Trang 5
  6.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH thép. Cốt thép là một loại vật liệu xây dựng có khả năng chịu lực kéo tốt , mỗi   cm2 có thể  chịu được một lực kéo từ  24000­60000N , khả  năng chống lại lực   kéo của thép có cường độ  cao còn cao hơn, do vậy có thể  dùng nó chịu lực kéo   thay thế bê tông . Loại vật liệu tổng hợp này chính là bê tông cốt thép. Bê tông và cốt thép khi kết hợp lại với nhat sẽ  phát huy được tác dụng   chịu trọng lực và lực kéo  chủ  yếu là do hệ  số  giãn nở  nhiệt độ  của chúng là  gần giống nhau. Bất kỳ  một công trình nào đều chịu  ảnh hưởng của thời tiết  nhưu các nóng bức của mùa hè , lạnh giá của mùa đông . Vì vậy vật liệu xây   dựng cũng phải trải qua quá trình thử nghiệm khả năng chịu nóng và lạnh . Các   loại vật liệu đều có đặc tính đó là gặp nóng thì nở ra, gặp lạnh thì co lại, nhưng   những loại vật liệu khác nhau thì độ nỡ cũng khác nhau , tỉ lệ giữa độ  dài thêm  và độ  dài ban đầu được gọi là hệ  số  giãn nở  . hệ  số  giãn nở  của cốt thép là   0,000012 , của bể tông là  0,000010­0,000014 . Vì vậy khi có sự thay đổi nhiệt độ  , bê tông và cốt thép càng kết chặt hơn. Do khi dầm bê tông cốt thép chịu trọng lực ở mặt ngoài , lực kéo sản sinh   trong mặt cắt là phía trên dưới của dầm , nên cốt thép phải đặt ở phía dưới giáp  với cạnh bên của dầm, như  vậy dầm bê tông cốt thép mới có thể  chịu được   trọng lực. Cũng có khi, mặt trên của dầm cũng có cốt thép , nhưng nó chỉ có tác  dụng giữ cố định phần cốt thép bên trong dầm nhằm giữ tính tổng thể của dầm   mà thôi, chứ bản thân nó không thể chịu được lực kéo. Theo TCXD 5547­2012 Trong kết cấu bê tông là kết cấu làm từ bê tông không đặt cốt thép hoặc đặt cốt  thép theo yêu cầu tạo mà không kể  đến trong tính toán. Trong kết cấu bê tông  các nội lực tính toán do mất tất cả các hoạt động đều chịu bởi bê tông. Bê tông cốt thép: Là kết cấu làm từ bê tông có đặt cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo. Trong kết   cấu bê tông cốt thép các nội lực tính toán do tất cả các tác động chịu bởi bê tông   và cốt thép chịu lực. Cốt thép chịu lực được đặt theo tính toán.  DH12MT Trang 6
  7.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Cốt thép cấu tạo là được đặt theo yêu cầu cấu tạo mà không cần tính  toán. Các đặc trưng vị trí cốt thép trong tiết diện ngang của cấu kiện: Cốt thép dọc :  Khi tồn tại cả hai vùng tiết diện bê tông kéo và chịu nén do tác dụng của  ngoại lực. cốt thép dọc đặt trong vùng chịu kéo  Khi toàn bộ vùng bê tông chịu kéo : Đối với các cấu kiệt chịu kéo lệch tâm : cốt thép dọc đặt ở biên chịu kéo  nhiều hơn. Đối với cấu kiện chịu kéo đúng tâm : cốt thép dọc đặt trên toàn bộ tiết  diện ngang của cấu kiện. Cốt thép ngang:  Khi tồn tại cả hai vùng tiết diện bê tông chịu kéo và chịu nén do tác dụng  của ngoại lực thì cốt thép ngang đặt trong vùng chịu nén .  Khi toàn bộ vùng bê tông chịu kéo : cốt thép ngang đặt ở biên chịu nén  nhiều hơn.  Khi toàn bộ vùng bê tông chịu kéo đối với các cấu kiện chịu kéo lệch tâm :  cốt thép ngang đặt ở biên chịu kéo ít hơn đối với cấu kiện kéo đúng tâm. Câu 5: Đà kiềng bố trí ở đâu? Chứa thép nào ?. Vẽ hình dáng và  phân tích mục dích xây dựng. Vị trí của đà kiềng: Đà kiềng (giằng cột) : Là cấu kiện nối liền các chân  cột với nhau, phía dưới nền móng, có cos cao hơn đài(đế) móng.  Nó thường  được dùng để đỡ tường xây.  Đà kiềng gồm các loại thép: Thép đai, thép chụi lực, thép cấu tạo. Mục đích xây dựng: Đà kiềng có tác dụng: ­Giúp định vị  chân cột, giữ  cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột  không thay đổi trong quá trình làm việc của công trình.  DH12MT Trang 7
  8.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ­Tham gia với toàn bộ  hệ  kết cấu (khung, dầm. cột) chịu  ứng suất công  trình sinh ra do độ lún lệch (lún thắng đứng) xảy ra ở bất kỳ vị trí móng nào của   công trình. Trong trường hợp tính kết cấu của phần bên trên mà ta chưa kể đến  ảnh hưởng của tác dụng này (lún lệch) thì đà kiềng sẽ  chủ  yếu giữ  nhiệm vụ  này. ­Chịu tải trọng bản thân của tường, tránh nứt tường của tầng trệt trong quá   trình sử dụng công trình. Câu 6: Giám sát chất lượng khi thi công cốt thép cần giám sát  những gì ?.  Công tác giám sát chất lượng khi thi công cốt thép cần tiến hành  trong 2 giai đoạn: giai đoạn gia công và giai đoạn lắp đặt. Giám sát các thao tác thực hiện ở các công đoạn để đảm bào cốt thép đạt  chất lượng tốt. Giai đoạn gia công cốt thép cần giám sát: Kiểm tra chất lượng thép vật liệu, mác, đường kính cốt thép đúng  thiết kế.  Kiểm tra độ  sạch của thanh thép:  khi sử  dụng vào kết cấu cần tời   để  cho rụng lớp than. Thép gỉ  phải chuốt, đánh gỉ cho sạch. Những chỗ  bám bùn,  bẩn phải lau cọ sạch.  DH12MT Trang 8
  9.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Kiểm tra sự gia công cho thanh thép đảm bảo kích thước như thiết   kế. Cần kiểm tra để thấy thép chỉ được cắt uốn theo phương pháp cơ  học. Rất  hạn chế dùng nhiệt để uốn và cắt thép. Nhiệt độ sẽ làm biến đổi tính chất của  thép. Trừ trường hợp phải hàn, nối. Giảm   sát   việc  cắt   cốt  thép   đúng  theo   chủng  loại,  nhóm   thép,số  lượng thanh, tính toán đúng chiều dài đoạn thép cần cắt tránh lãng phí. Giám sát chiều dài, đường kính, vị  trí các móc uốn  ở  hai đầu cốt  thép đã đạt yêu cầu chưa. Giám sát công tác nối cốt thép. Kiểm tra vị  trí, chất lượng các mối   nối buộc, kiểm tra cường độ chất lượng các mối hàn. Tùy vào từng mục đích và yêu cầu sử dụng phải giám sát và đưa ra  các phương pháp hàn cốt thép thích hợp. Giai đoạn lắp dựng cốt thép cần giám sát: Giám sát đảm bảo chất lượng cốt thép khi vận chuyển không bị  biến dạng, nhầm lẫn các nhãn hiệu. Kiểm tra việc tạo thành khung cốt thép của kết cấu. Việc tạo thành  khung của kết cấu gồm các việc buộc cốt thép thành khung và lắp dựng đưa  khung đúng vào vị trí đã có ván khuôn hoặc để bọc ván khuôn cho khung cốt thép  này.  Giám sát kích thước của cốt thép, số lượng và khoảng cách giữa các   lớp cốt thép, những chỗ giao nhau đã buộc hoặc hàn chưa. Trước khi dựng đặt cốt thép vào coffa phải kiểm tra cốt thép có bị  gỉ hoặc các vết bẩn bám không. Giám sát đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép. Kiểm tra sự đảm bảo cốt thép đúng vị trí trong suốt quá trình đổ bê  tông.   DH12MT Trang 9
  10.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Giám sát việc nối hàn cốt thép vào các vị  trí lắp đặt thi công đã đảm bảo yêu  cầu chưa. Giám sát các cốt thép thừa ra ngoài đã được cố định chắc chắn chưa  để tránh rung động sai lệch. Kiểm tra các lỗ chôn trong kết cấu dành cho việc luồn dây cáp hoặc  các chi tiết của việc lắp đặt thiết bị  sau này và các chi tiết đặt sẵn bằng thép  hay vật liệu khác sẽ chôn trong bê tông về số lượng, về vị trí với độ  chính xác  theo   tiêu   chuẩn.  Chú ý: Không được cho các chi tiết bằng kim loại nhôm hay hợp kim có nhôm  tiếp xúc với bê tông vì phân tử  nhôm sẽ  tác động vào kiềm xi măng tạo ra sự  trương thể  tích bê tông và làm cho bê tông bị  nát vụn trong nội tại kết cấu.  Câu 7: Cốt liệu lớn và cốt liệu nhỏ trong bê tông có tác dụng gì?  Việc tăng hoặc giảm tỷ lệ cốt liệu lớn và nhỏ trong bê tông có  ảnh hưởng thế nào tới cường độ bê tông ?. 1. Các loại cốt liệu ? Các vật liệu rời nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo có thành phần hạt xác   định, khi nhào trộn với xi măng và nước, tạo thành bê tông hoặc vữa. Theo kích  thước hạt, cốt liệu được phân là cốt liệu nhỏ và cốt liệu lớn.  Cốt liệu lớn: cốt liệu thô (đá dăm, sỏi,...đôi khi sử  dụng vật liệu  tổng hợp trong bê tông nhẹ). Hỗn hợp các hạt cốt liệu có kích thước từ  5 – 10  mm. Sỏi (grave): cốt liệu lớn được hình thành do quá trình phong hóa của đá tự  nhiên. +Đá dăm (crushed rock): cốt liệu lớn được sản xuất bằng cách đập hoặc   nghiền đá. +Sỏi dăm (crushed grave): cốt liệu lớn được sản xuất bằng cách đập hoặc  nghiền cuội, sỏi kích thước lớn.  Cốt liệu nhỏ  (fine aggregate): cốt liệu mịn (thường là đá mạt, đá  xay,  cát tự  nhiên, cát nghiền và hỗn hợp cát tự  nhiên và cát nghiền. ,...) và khi  đóng rắn, làm cho tất cả thành một khối cứng như đá.  DH12MT Trang 10
  11.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Hỗn hợp các hạt cốt liệu có kích thước chủ yếu từ 0,14 – 5 mm.  2. Vai trò của cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ ?  Cốt liệu lớn: Là bộ khung chịu lực của bê tông sau khi bê tông gắn  kết lại.  Cốt liệu nhỏ: Lấp đầy khoảng trống giữa các cốt liệu lớn và giảm   khả năng chống co ngót cho bê tông. 3. Việc tăng hoặc giảm tỷ lệ cốt liệu lớn và nhỏ trong bê tông có ảnh   hưởng thế nào tới cường độ bê tông ? * Cốt liệu nhỏ: • Đối với bê tông tươi: Cát mịn sẽ làm tăng lượng nước trộn,  ảnh hưởng   tới   thời   gian   đông   kết,   tăng   khả   năng   bị   nứt   nẻ   do   co   ngót   dẻo.      • Đối với bê tông rắn: Cường độ  và khả  năng chống thấm của bê tông  giảm. *Cốt liệu lớn:  Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng   bê tông hoặc vữa. Đá phải chứa ít hạt thoi, dẹt (hạt thoi và hạt dẹt là những hạt có kích thước   lớn nhất vượt quá 3 lần kích thước nhỏ nhất). Các hạt này chịu lực kém, dễ gãy  vỡ  nên  ảnh hưởng xấu đến khả  năng chịu lực của bê tông (vì vậy phải khống   chế không vượt quá 15% khối lượng). Đá dùng cho bê tông thường, độ  hút nước không được lớn hơn 10%; đá  dùng cho bê tông thủy công, độ hút nước không lớn hơn 5%; đá dùng cho bê tông   cốt thép, độ hút nước không lớn hơn 3%. Nên rửa đá cho những hạng mục quan trọng như bê tông sàn, mái, các hạng  mục chống thấm và nơi cần cường độ cao.  Việc tăng giảm tỉ lệ cốt liệu lớn và nhỏ :   DH12MT Trang 11
  12.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH  Cốt liệu nhỏ > cốt liệu lớn =>khả năng lèn chặt thấp (độ rỗng cốt liệu liên  quan đến thành phần hạt, được xác định bằng khả năng lèn chặt) =>tốn xi măng là  chất kết dính =>bê tông sau khi đóng rắn có cường độ thấp.  Theo thực nghiệm, cốt liệu dạng khối lập phương (cốt liệu lớn)  có độ rỗng  nhỏ nhất, tốn ít xi măng , cường độ bê tông cao nhất. Câu 8: Trong bê tông xây dựng bản sàn bê tông cốt thép, người ta  thường bố trí những loại thép nào, lý do tại sao ?. Tại sao khi thi  công bản đáy bể người ta lại bố trí cốt thép cả ở mép trên và  mép dưới, phân tích, nêu rõ nguyên nhân ?.  Người ta thường bố trí những loại thép  1. Thép chịu lực chính: để  chịu uốn: Cốt thép chịu lực thường dùng để  chịu lực cá cứng lực phát sinh do tác dụng của tải trọng, chúng thường được xác  định hoặc được kiểm tra bằng tính toán. 2.Thép cấu tạo: giúp lưới thép chắc chắn, hạn chế  co ngót bê tông. Cốt   thép cấu tạo được đặt vào kết cấu bê tông với nhiều tác dụng khác nhau: Để  liên kết các cốt chịu lực lại thành khung hoặc lưới, để  làm giảm sự  co ngót  không đều của bê tông, để chịu ứng suất phát sinh do thay đổi nhỏ của nhiệt độ,  để cản sự mở rộng các khe nứt bê tông, để làm phân bố tác dụng của tải trọng  tập trung… Thực tế  thì cốt cấu tạo cũng chịu lực nhưng thông thường chúng không  được tính toán mà được đặt theo kinh nghiệm, theo kết quả  phân tích sự  làm  việc của kết cấu, theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế 3. Thép mũ: liên kết thép cho chắc chắn, đồng thời còn chịu momen âm  trên gối. Đó là 3 loại chính trong sàn.Trong sàn không có cốt thép đai vì lực cắt   quá nhỏ, bê tông có thể chịu được.  DH12MT Trang 12
  13.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH  Lý do có sự bố trí như vậy: Bê tông là 1 loại vật liệu chịu được lực uốn tốt nhưng chịu tác động  của lực kéo kém. Dưới tác dụng của áp lực lên bản sàn từ trên xuống bản sàn sẽ chịu   1 mômen uốn, phần nửa phía trên của bản sẽ xuất hiện vùng chịu nén, phần nửa  phía dưới của bản sẽ xuất hiện vùng chịu kéo. Khi áp lực lớn  ở  những chổ  có  mômen lớn vết nứt vuông góc với trục  Bố trí cốt thép chịu lực. Ở những chổ  tựa lên dầm sẽ  xuất hiện lực cắt lớn tạo thành những vết nứt nghiêng so với   cốt thép chịu lực  đối với bản sẽ  bố trí thép mũ chịu lực, và đối với dầm sẽ  bố trí cốt thép đai và cốt thép xiên. Với bản: Cốt thép phân bố   ở  mặt dưới và cốt thép mũ cấu tạo  ở  mặt trên: Dùng làm giá giữ để lúc thi công, cốt thép không bị  dịch chuyển, mặt   khác nó chịu tác dụng do bê tông co ngót hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ. Với dầm: Cốt thép dọc cấu tạo: Dùng làm giá giữ  cho cốt đai để  lúc thi công, cốt thép không bị dịch chuyển, mặt khác nó chịu tác dụng do bê tông   co ngót hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ.  . Khi thi công bản đáy bể người ta thường bố trí cốt thép cả ở  mép trên và mép dưới của bản là do: Khi nước đầy bể: Trên nền đất áp lực theo chiều từ  trên xuống tác dụng   lên bản  sẽ lớn hơn so với chiều từ dưới lên. Dẫn đến xuất hiện vùng chịu kéo   ở mặt dưới của bản  Bố trí cốt thép chịu lực ở mặt dưới bản. Khi bể được rút cạn nước: Do bể thường xây dựng bản sàn âm dưới đất   nên  ở  đây sẽ  xuất hiện lực đẩy Acsimet của nước dưới đất tác dụng lên bản   theo chiều từ dưới lên. Dẫn đến xuất hiện vùng chịu kéo ở mặt trên của bản  Bố trí cốt thép chịu lực ở mặt trên bản.  DH12MT Trang 13
  14.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Câu 9: Giám sát chất lượng khi thi công coffa (ván khuôn) cần  phải giám sát những gì, cần lưu ý điều gì khi thi công lắp dựng  ván khuôn ?.  Công tác chuẩn bị lắp dựng coffa Giám sát kiểm tra kết cấu coffa đảm bảo theo quy định TCXD 4453/1995   chưa. Giám sát kiểm tra hình dáng, kích thước và chất lượng vật liệu làm coffa  không bị cong vênh, nứt tách, có phù hợp với kết cấu của thiết kế chưa. Giám sát độ  kín, khít giữa các tấm coffa, giữa coffa và mặt nền đã được  khép kín, khít, đảm bảo không mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông chưa. Giám sát kiểm tra vị trí lắp đặt coffa để  đảm bảo kết cấu sau khi đổ  bê  tông nằm đúng vị trí thiết kế.  Giám sát độ nghiêng, cao độ và kích thước coffa đảm bảo không vượt quá  các trị số cho phép Giám sát kiểm tra tim cốt và vị trí của kết cấu. Giám sát kiểm tra kích thước mặt trong đã theo bản thiết kế chưa. Giám sát công tác cố định coffa đảm bảo không bị trượt, trật và đảm bảo  chịu lực. Giám sát coffa đã được vệ sinh chưa, đảm bảo không còn rác, bùn đất và   các chất bẩn khác.  Công tác tháo dở coffa Giám sát thời gian tháo dở coffa có tuân theo quy định hồ sơ thiết kế chưa. Giám sát kiểm tra chất lượng bể  tông  ở  các mặt bên đã đảm bảo chưa  trước khi tháo dở  đà giáo chống đỡ coffa chịu lực phải tháo tước coffa mặt bên  để.  DH12MT Trang 14
  15.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Cần lưu ý điều khi thi công lắp dựng coffa Mặt coffa phải đảm bảo yêu cầu cần thiết của mặt bê tông theo yêu cầu   thiết kế. Phải bào nhẵn và bôi vật liệu chống dính. Coffa dùng lại lần sau phải cọ sạch bê tông cũ, đất bùn,.. Khi vận chuyển coffa phải nhẹ  nhàng tránh va chạm làm coffa bị  biến  dạng. Khi lắp dựng coffa phải căn cứ  vào mốc trác đạc để  kết cấu sao khi đổ  nằm đúng vị trí. Khi lắp coffa phải chờ lại 1 lỗ ở phía dưới để làm vệ sinh và trước khi đổ  phải bịt kín lại. Tránh dùng coffa tầng dưới làm chỗ dựa cho tầng trên. Khi gia cố  coffa bằng bằng những cây chống, giây chằng và móc neo thì  phải đảm bảo không bị trượt, trật và phải căng để chịu lực coffa không bị biến   dạng. Khi lắp dựng coffa phải chú ý chờ  lỗ  để  đặt trước những bộ  phận cố  định như bu lông, móc,.. Thường xuyên kiểm tra vị  trí, hình dạng và kích thước coffa khi đổ  bê  tông. Câu 10: Thành phần của bê tông gồm những loại vật liệu nào,  phân tích cụ thể, công dụng của từng loại vật liệu sử dụng ?.  Phân tích và nhận xét về khả năng ảnh hưởng của cường độ bê  tông khi tỷ lệ các loại vật liệu này khung đúng quy định ?. 1. Thành phần của bê tông  DH12MT Trang 15
  16.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bê tông là vật liệu đá nhân tạo do hỗn hợp các chất kết dính (vô cơ  hoặc   hữu cơ) với nước, cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ, nhào trộn theo một tỷ lệ nhất định,  rắn chắc lại mà thành. Hỗn hợp trước khi đóng rắn gọi là hỗn hợp bê tông. Các chất kết dính và nước:  Các chất kết dính(xi măng) được nhào trộn với nước  ảnh hưởng tới các  quá trình hóa lý bên trong có khả năng kết dính (chuyển từ trạng thái lỏng sang     trạng thái rắn) và đóng rắn. Khi dùng chất kết dính hữu cơ như bitum, chất kết   dính tổng hợp khác vv …. thì không cần dùng nước khi trộn bê tông để đảm bảo   độ đặc và tính chống thấm của bê tông. Chất kết dính và nước: là thành phần hoạt tính của bê tông, chúng tác dụng  với nhau tạo thành hồ  chất kết dính bao bọc xung quanh hạt cốt liệu. Nó lấp  đầy các lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu, đồng thời làm vai trò là chất bôi trơn tạo   đỗ  dẻo cho hỗn hợp bê tông.Trong quá trình ngưng kết rắn chắc,hồ  chất kết   dính làm nhiệm vụ liên kết các hạt cốt liệu với nhau tạo thành 1 khối. Một số loại chất kết dính: chất kết dính vô cơ  đóng rắn thủy(xi măng) và  đóng rắn không khí (vôi, thạch cao,…). Ngoài ra còn có một số  chất kết dính   nung như thủy tinh lỏng, chất kết dính tổng hợp từ đất sét dẻo và các loại phụ  gia. Nhưng sử  dụng phổ  biến nhất vẫn là xi măng (thành phần chính của bê  tông). ­ Một số  loại xi măng: xi măng pooclang trắng (PCW), pooclang màu, xi  măng nở hoặc không co, xi măng phốt phát, xi măng bền axit,… ­ Một số  chất kết dính đặc biệt: chất kết dính thạch cao, chất kết dính   composit, chất kết dính nung.  DH12MT Trang 16
  17.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ­ Nước: sử  dụng nước ngọt, sạch, không lẫn cặn bùn, không dùng nước  nhiễm phèn, nước nhiễm mặn vì có thể  làm hư  hại tới công trình, giảm khả  năng kết dính và cường độ chịu lực của bê tông. Cốt liệu  Cốt liệu dùng trong bê tông chiếm đến 80% thể tích và có ảnh hưởng đến  tính chất của bê tông, đến độ  bền lâu và giá thành của chúng. Khi đưa cốt liệu  vào xi măng làm giảm chi phí xi măng­là thành phần quý hiếm và giá thành cao.   Làm tăng tính kĩ thuật của bê tông. Một bộ khung cứng từ cốt liệu có cường độ  cao sẽ làm tăng cường độ và mô đun biến dạng của bê tông, giảm sự biến dạng   của cấu kiện dưới tải trọng, cũng như  từ  biến của bê tông. Cốt liệu làm giảm   độ  co của bê tông, tạo điều kiện sản xuất các loại vật liệu bền lâu hơn. Cốt   liệu nhận các ứng suất co và làm giảm đi nhiều lần độ co của bê tông so với độ  co của đá xi măng. Các cốt liệu rỗng tự  nhiên và nhân tạo có khối lượng thể  tích thấp, làm  giảm độ  đặc của bê tông nhẹ, nâng cao các tính chất nhiệt kĩ thuật của chúng.  Ở trong các bê tông đặc biệt (bê tông chịu nhiệt, bê tông bảo vệ phóng xạ...) vai  trò của cốt liệu rất lớn, bởi vì các tính chất của chúng quyết định phần lớn tính   chất đặc biệt của bê tông đó. Trong bê tông sử  dụng cốt liệu lớn và nhỏ. Cốt liệu lớn là đá dăm và sỏi.  Cốt liệu nhỏ là cát tự nhiên hoặc nhân tạo. ­ Cốt liệu lớn: là bộ khung chịu lực của bê tong sau khi hồ bê tông gắn kết  lại. ­  Cốt liệu nhỏ: làm tăng độ dặc và giảm khả năng chống co cho bê tông  Chất phụ gia Phụ  gia: dùng để  cải thiện một số  tính chất của hỗn hợp bê tông và bê  tông. Phụ  gia dùng trong xi măng được sử  dụng khá khổ  biến là phụ  gia rắn  nhanh và loại hoạt động bề mặt. Phụ gia tăng nhanh quá trình thủy hóa xi măng   DH12MT Trang 17
  18.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH rút ngắn thời gian đông kết, cũng như  nâng cao cường độ  bê tông sau khi bảo   dưỡng, còn phụ  gia hoạt động bề  mặt thì tăng tính dẻo và cải thiện một số  t/c   của bê tông... 2. Ảnh hưởng của vật liệu đến cường độ bê tông  (Cường độ  bê tông là độ  cứng rắn của bê tông chống lại các lực từ  ngoài  mà không bị phá hoại.)  Thay đổi thành phần vật liệu sẽ dẫn tới sự thay đổi cường độ chịu lực của  bê tông. ­ Lượng nước nhào trộn: tăng lượng nước nhào trộn thì tính dẻo của bê  tông tăng, cốt liệu sẽ trơn trợt, lượng nước nhào trộn giảm thì ngược lại . Hàm  lượng nước trên 1 mét khối bê tông tăng thì bê tông càng dẻo. Hàm lượng nước  là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến tính công tác của bê tông.  ­ Tỉ lệ Nước/Xi măng phải đủ để thực hiện quá trình thủy hóa của xi măng,  bảo đảm tính lưu động của hỗn hợp bê tông và không được lớn quá lượng nước   cho phép. Lượng nước dư sẽ làm yếu phản ứng hóa học giữa nước và xi măng  dẫn đến cường độ của bê tông bị giảm sút; có thể gây ra các bệnh lý như  rỗng,  nứt hoặc làm tăng biến dạng từ biến của bê tông. Chỉ nên dùng một lượng nước   tối thiểu để  thủy hóa hoàn toàn xi măng, để  bê tông không dính bết vào máy   trộn, thùng chứa  ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân, để  dễ  đổ  khuôn, dễ đầm và hiệu quả đẩm cao (các hạt cốt liệu dễ di chuyển ép chặt vào  nhau). ­ Lượng xi măng quá ít thì không đủ bao bọc hết xung quanh hạt cát­­>liên   kết kém. Còn khi dùng hàm lượng xi măng quá lớn trong bê tông , xi măng tỏa   nhiệt rất lớn trong quá trình thủy hóa , khi dùng hàm lượng quá cao sẽ gây ra sự  co ngót và ứng xuất nhiệt xuất hiện lớn ­> bê tông bị rạn, nứt. Ngoài ra lượng xi   măng dư  thừa sẽ  tạo nên nhiều các lỗ  rỗng xốp có bọt khí trong bê tông làm  giảm cường độ của bê tông.  DH12MT Trang 18
  19.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ­ Khi lượng xi măng quá ít sẽ ko đủ cho quá trình thủy hóa xi măng , các hạt  xi măng ko đủ bao bọc quanh hạt cốt liệu lớn và cốt liệu nhỏ ­> cường độ vùng   liên kết này giảm ­> bê tông chất lượng kém. ­ Tỷ  lệ  thành phần hỗn hợp: tỷ  số  cốt liệu/xi măng cũng là một nhân tố  quan trọng  ảnh hưởng đến tính công tác.Tỷ  số  này càng tăng bê tông càng khô  cứng. ­ Tỷ lệ cốt liệu/xi măng thấp, nhiều vữa xi măng bám dính xung quanh các   hạt cốt liêu và làm tăng tính công tác. Câu 11: Thép có tác dụng gì trong kết cấu bê tông cốt thép. Thông  thường để dầm chịu cắt ổn thì cần phải bố trí những loại cốt   thép nào, tại sao, công dụng của chúng là gì ?.    Thép có tác dụng gì trong kết cấu bê tong cốt thép: Bê tông được chế  tạo, đúc từ  xi măng và cát sỏi tác dụng với nước tạo   thành dạng đá nhân tạo có khả  năng nén khá nhưng khả  năng chịu kéo lại rất  kém đó là bêtông. Trong khi đó cốt thép là vật liệu chịu kéo hoặc chịu nén đều tốt. Do vậy   người ta đã đặt cốt thép vào trong bê tông để tăng cường khả năng chịu lực cho   kết cấu. Trong bê tông , có một số  loại cốt thép được gọi tên theo vai trò làm  việc như: ­ Cốt thép chịu lực : dùng để chống lại lực kéo trong các cấu kiện chịu uốn  như  dầm hoặc trong các cấu kiện chịu lực kéo .Cốt thép phân phối : cốt thép  được dùng trong dầm để  chống lại các lực phụ  và cục bộ, có thể  chưa được   tính toán hết trong quá trình thiết kế  . Nó còn có tác dụng phân phối đều tải   trọng trên sàn và định vị các cốt thép chịu lực . ­Cốt thép đai : Cố  định vị  trí cốt thép dọc khi đổ  bê tông, giữ   ổn định cho  cốt thép dọc chịu nén,chịu các ứng suất do co ngót và thay đổi nhiệt độ, tăng khả  năng chịu nén cho bê tông, hạn chế nở ngang,chịu lực cắt. ­ Cốt thép cấu tạo : dùng để giữ vị trí các thanh thép chịu lực và làm toàn bộ  cốt thép thành một bộ khung vững chắc, tăng sự ổn định của sàn hay dầm.  DH12MT Trang 19
  20.  KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ­Cốt thép xiên: là thép đặt nghiên, bổ sung lực cho cốt đai, giúp dầm chống  lại lực cắt  Để dầm chịu lực cắt ổn thì cần phải bố trí những cốt thép là : Xét khả năng chịu lực cắt của riêng Bê tông, nếu hok đủ khả năng thì bố trí   thêm thép đai,nếu tính toán thép đai hok chịu được lực cắt thì bố  trí thêm cốt  xiên Tại sao lại đặt  thép xien với thép đai ở dầm để chụi lực cắt vì bê tông khả  năng chịu lực cắt kém Câu 12: Kiểm tra giám sát chất lượng cốt thép trong thi công xây  dựng bao gồm những công tác gì, cần lưu ý điều gì ?  Kiểm tra và kiểm sát chất lượng cốt thép thường dung những công   tác sau: ­ Đối với sau khi gia công: + Kiểm tra mac và đương kinh cốt thép phải phủ  hợp với yêu cầu  thiêt kế + Kiểm tra hình dáng kích thước các sản phẩm cốt thép sau khi gia   công + Kiểm tra vị trí, chất lượng các mối nối buộc + Kiểm tra cường độ và chất lượng mối hàn + Kiểm tra chất lượng thép vật liệu. + Kiểm tra độ sạch của thanh thép. + Kiểm tra sự gia công cho thanh thép đảm bảo kích thước như thiết   kế. + Kiểm tra việc tạo thành khung cốt thép của kết cấu.  DH12MT Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2