intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu: Trần Anh Tông

Chia sẻ: Le Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trần Anh Tông (1276 – 1320), tên thật là Trần Thuyên là vị vua thứ tư của nhà Trần (sau vua cha Trần Nhân Tông và trước Trần Minh Tông) trong lịch sử ViệtNam. Ông ở ngôi 21 năm (1293 – 1314) và làm Thái thượng hoàng 6 năm. Cũng như vua cha Nhân Tông, ông là một vị vua anh minh. Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Về văn có Trương Hán Siêu, Đoàn Nhữ Hài[1]; võ có Phạm Ngũ Lão, Lê Trung Hiển đều là những người tài giỏi. Thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu: Trần Anh Tông

  1. Trần Anh Tông Trần Anh Tông (1276 – 1320), tên thật là Trần Thuyên là vị vua thứ tư của nhà Trần (sau vua cha Trần Nhân Tông và trước Trần Minh Tông) trong lịch sử ViệtNam. Ông ở ngôi 21 năm (1293 – 1314) và làm Thái thượng hoàng 6 năm. Cũng như vua cha Nhân Tông, ông là một vị vua anh minh. Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Về văn có Trương Hán Siêu, Đoàn Nhữ Hài[1]; võ có Phạm Ngũ Lão, Lê Trung Hiển đều là những người tài giỏi. Thời đó vua hiền, tôi trung, phép tắc nghiêm trang, thưởng phạt phân minh, chính trị không có điều gì hồ đồ. Việc học hành mở mang rộng rãi, cho nên những người có tài văn học như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn đều được thi đỗ, ra làm quan giúp việc triều đình. Thời Anh Tông cai trị tiếp tục giai đoạn thịnh trị của nhà Trần. Thân thế Trần Thuyên là con trưởng của Nhân Tông, mẹ là Bảo Thánh hoàng hậu. Ông sinh ngày 17, tháng 9, năm 1276; được lập ngay làm Đông cung thái tử. Cai trị Năm 1293, sau khi Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt chấm dứt,[2] vua Nhân Tông rút về làm Thái thượng hoàng, nhường ngôi hoàng đế cho Trần Thuyên. Buổi đầu làm vua
  2. Khi mới lên nối ngôi, Anh Tông hay uống rượu và đêm thường hay lén ra ngoài đi chơi, có lần bị đồ vô lại ném trúng đầu. Một hôm uống rượu say đến nỗi Thượng hoàng Nhân Tông ở Thiên Trường về kinh đô, các quan đều ra đón rước cả, mà vua vẫn nằm ngủ. Thượng hoàng giận lắm, truyền xa giá lập tức về Thiên Trường và hạ chiếu cho bách quan phải về đấy hội nghị định truất ngôi Anh Tông. Khi Anh Tông tỉnh rượu, biết thượng hoàng về kinh đô, sợ hãi quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên là Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Thượng hoàng xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Về đến kinh sư, Anh Tông cho Đoàn Nhữ Hài làm ngự sử trung tán, và từ đấy không uống rượu nữa. Bãi bỏ tục lệ Từ xưa đến nay vua Đại Việt vẫn có tục lấy chàm vẽ rồng vào đùi, nhưng Anh Tông không muốn theo tục này. Một hôm Thượng hoàng Nhân Tông bảo Anh Tông rằng: "Dòng dõi nhà mình vẫn vẽ mình để nhớ gốc ngày xưa, nay nhà vua phải theo tục ấy mới được". Anh Tông tuy vâng mệnh nhưng lừa khi Thượng hoàng bận việc khác, lẩn đi không cho vẽ. Từ đấy, vua Đại Việt mới không vẽ mình nữa. Hôn nhân nội tộc của nhà Trần có từ thời Thái Tông, nhằm để duy trì kín nòi giống dòng tộc nhà Trần, tránh tình trạng ngoại thích có thể lật đổ dòng họ mình, như việc họ đã làm để cướp ngôi nhà Lý. Dưới thời Anh Tông, tục lệ này dần bãi bỏ, khi ngoài chính cung là các công chúa trong hoàng tộc, ông còn kết hôn với những người ngoại tộc khác.
  3. Gả Huyền Trân cho Chiêm Thành Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được vua Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java (Nam Dương ngày nay). Sau đó nhiều lần Chế Mân sai sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành. Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển. Sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký Toàn thư chê trách chuyện này: Ngày xưa Hán Cao Hoàng vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho thiền vu. Kết hôn với người không cùng giống nòi, các tiên nho đã từng chê trách, song dụng ý là muốn binh yên, dân nghỉ, thì còn có thể nói được. Nguyên Đế thì vì Hô Hàn sang chầu, xin làm rể nhà Hán, nên lấy nàng Vương Tường mà ban cho, cũng là có cớ. Còn như Nhân Tông đem
  4. con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu? Vị vua nghiêm khắc Sau lần bị Nhân Tông quở trách vì rượu chè, Anh Tông bỏ hẳn rượu, không những thế ông còn không ưa những kẻ nghiện rượu. Khoảng năm Hưng Long (1293 - 1314), khuyết chức Hành khiển. Có lần, Ông chầu Nhân Tông ở chùa Sùng Nghiêm, Nhân Tông bảo: "Quốc Phụ được đấy!". Ông lại thưa: "Nếu lấy ngôi thứ mà bàn, thì Quốc Phụ được rồi, chỉ hiềm hắn nghiện rượu thôi!". Đời Trần, quy định về phục trang, kiệu đi của từng cấp trên dưới rất chặt chẽ và quy củ. Bản thân Anh Tông chấp hành rất nghiêm. Một hôm, Huy Tư hoàng phi đi theo hầu Anh Tông, lệ chưa được đi kiệu. Thuận Thánh hoàng hậu lấy kiệu của mình cho Huy Tư đi thì Anh Tông nhắc nhở: "Có yêu quý Huy Tư thì cho cái khác, chứ cái kiệu ngồi còn điển chế cũ, không thể cho được". Nhà Trần tổ chức nhiều cuộc vui cho hoàng tộc và dân chúng, nhưng tuyệt nhiên nghiêm cấm đánh bạc. Năm 1296, Thượng phẩm Nguyễn Hưng đánh bạc, vua sai đánh cho đến chết. Truyền ngôi và qua đời
  5. Anh Tông ở ngôi đến năm 1314, nhường ngôi cho con trưởng là Trần Mạnh lên ngôi, tức vua Trần Minh Tông, ông lui về Thiên Trường làm Thái thượng hoàng. Năm 1320, khi Anh Tông đau nặng, hoàng hậu cho đi gọi thầy tăng về để làm lễ xem sự sinh tử, Anh Tông gạt đi mà bảo rằng: "Thầy tăng đã chết đâu mà biết được sự chết". Sau đó ông qua đời, hưởng thọ 47 tuổi. Ngày 12 tháng 12 năm 1320, ông được an táng Thái lăng ở Yên Sinh. Tác phẩm Tác phẩm của Trần Anh Tông có Thủy vân tùy bút (Tùy bút nước mây) gồm 2 quyển, dưới mỗi bức hoạ đều có thơ đề, nhưng ông đã sai đốt trước khi chết. Nay thơ ông chỉ còn lại 12 bài chép trong Việt âm thi tập. Có bài làm trên đường đi đánh giặc, có bài vịnh sử, có bài bàn về đạo Thiền. Đáng chú ý là những bài tả cảnh như các bài "Vân tiêu am", "Đông Sơn tự" [3]. Tập thơ này được Phan Huy Chú khen là “bài nào cũng là thanh tân và có lực lượng” (Văn tịch chí). Ngoài ra ông còn có bài "Thạch dược châm" (Bài châm về những lời can ngăn trung trực)[4]. Nhận định Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư dù có khen nhưng vẫn phê phán ông là quá mộ đạo Phật[5]: “Vua khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi tới thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần. Song tụ
  6. họp nhà sư trên núi Yên Tử, làm nhọc sức dân dựng gác Ánh Vân, thì chẳng phải là tỳ vết nhỏ trong đức lớn đó sao?”—Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Gia đình Cha: Trần Nhân Tông Mẹ: Bảo Thánh hoàng hậu Trần thị Em gái: Công chúa Huyền Trân Vợ: Thánh Bà phu nhân, sau phong Thuận Thánh hoàng hậu Trần thị (?-1330, con gái Trần Quốc Tảng), sau Trần Minh Tông phong là Thuận Thánh Bảo Từ hoàng thái hậu. Huy Tư hoàng phi, Huy Tư hoàng thái phi (tức là Chiêu Hiến hoàng hậu hay Chiêu Từ hoàng thái hậu) Trần thị (?-1359, con gái Trần Bình Trọng) Tĩnh Huệ phi Phạm thị (con gái Phạm Ngũ Lão), không con, xuất gia năm 1309 Đa La Thanh (con gái sư người Hồ Du Chi Bà Lam) Cung tần Trần Thị Thái Bình Cung nhân Vương thị Con trai: Ba người con trai chết sớm, không rõ tên Trần Mạnh, con của Chiêu Hiến hoàng hậu Trần thị, sau là vua Trần Minh Tông Con gái:
  7. Công chúa Thiên Chân, con gái Thuận Thánh hoàng hậu, lấy Huệ Chính vương Công chúa Ý Trinh Công chúa Huy Chân, con gái của cung tần Trần Thị Thái Bình, lấy Uy Giản hầu Công chúa Huệ Chân, con Vương thị Công chúa Thánh Chân. Trần ЛЌ# i ngôi tôn ông là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế, tôn Thiên Cảm hoàng hậu (vợ Thánh Tông) làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu. Bầy tôi dâng tôn hiệu cho ông là Pháp Thiên Ngự Cực Anh Liệt Vũ Thánh Minh Nhân hoàng đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính trong bối cảnh chuẩn bị chống xâm lược của Nguyên Mông. Quan hệ hai bên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng vua con Nhân Tông đặt hết niềm tin vào người anh họ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai cuộc chiến chống Nguyên Mông lần 2 và lần 3 thắng lợi có vai trò đóng góp của thượng hoàng Thánh Tông. Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, ông lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: Hành cung Thiên Trường, Cung viên nhật hoài cực.
  8. Ngày 25 tháng Năm năm Trùng Hưng thứ 6 (tức 3 tháng 7 năm 1290), Thượng hoàng Trần Thánh Tông qua đời tại cung Nhân Thọ.[4] Ông làm vua 21 năm, làm Thượng hoàng 12 năm, hưởng thọ 51 tuổi, được táng ở Dụ Lăng - phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay). Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông. Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình Tác phẩm Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau) Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà) Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông) Phóng ngưu (Thả trâu) Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính) Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông) Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) [10]. Gia quyến
  9. Vợ: Thiên Cảm phu nhân Trần thị húy Thiều (?-2/1287), con gái Trần Liễu, sau được phong là Thiên Cảm hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu. Con trai Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông (1258-1308), con của Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu. Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265-1306) Con gái: Công chúa Thiên Thụy, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch 1308). Lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Công Chúa Bảo Châu, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải Nhận định Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”[2]. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông[2]: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã
  10. tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có viêc giặc Hồ[11] nữa, công to lắm.” Thánh Tông là vị hoàng đế hiền tài; đối với anh em họ hàng thân mật, không phân biệt chúa tôi, chỉ kể tình ruột thịt đối với dân trong nước mở mang kinh tế và việc học hành… Ông lại chỉnh đốn võ bị, chống ngoại xâm, biết ngoại giao mềm mỏng mà bảo vệ quyền lợi của đất nước, dùng kế hoãn binh trong nhiều năm. Khi chiến tranh nổ ra, ông cùng quân dân đồng cam cộng khổ để đi đến thắng lợi, có thể coi là vua tài đức toàn vẹn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2