VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI<br />
I- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội.<br />
1, Vị trí địa lý.<br />
<br />
Ai Cập nằm ở vùng đông bắc châu Phi. Thời cổ đại, lãnh thổ của Ai Cập<br />
chỉ bao gồm vùng lưu vực sông Nin. Phía tây giáp với sa mạc Libi rộng lớn<br />
và khô cằn, phía đông giáp với sa mạc Arập và Biển Đỏ, phía bắc giáp Địa<br />
Trung Hải, phía nam giáp với vùng núi trùng điệp Nubi. Chỉ có ở vùng<br />
đông bắc, vùng kênh đào Xuy-ê sau này, người Ai Cập mới có thể qua lại<br />
với vùng Tây Á. Ai Cập nằm ở vị trí địa lý đặc biệt: là nơi giao nhau của 3<br />
châu lục Á, Phi, Âu; tại đây, 3 châu lục hòa nhập quanh một biển trung<br />
gian Địa Trung Hải- nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương Đại Tây<br />
Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; vị trí đó thuận lợi cho việc đi<br />
lại, giao lưu với các châu lục khác.<br />
Tuy nhiên, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, giống như một<br />
ốc đảo giữa sa mạc khô cằn. Vì vậy nên Ai Cập đã phát triển một nền văn<br />
minh cổ đại rực rỡ và độc đáo.<br />
<br />
2, Điều kiện tư nhiên.<br />
<br />
Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, dọc theo hạ lưu của con sông Nin.<br />
Sông Nin là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài khoảng 6700<br />
km, bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi, bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải.<br />
Con sông này mang lại cho Ai Cập nhiều thuận lợi về mặt điều kiện tự<br />
nhiên. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp rộng khoảng 15-25 km, ở phía<br />
bắc có nơi rộng đến 50 km. Hằng năm, từ khoảng tháng 6 đến tháng 11,<br />
nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa phong phú, bồi đắp<br />
cho đồng bằng hai bên bờ ngày càng màu mỡ. Chính vì thế, nguời dân Ai<br />
<br />
Cập đã gọi đất nước của mình là Kemet, nghĩa là “miền đất đen”, vì đất ở<br />
đây có màu đen do phù sa sông Nin bồi đắp, khác với đất của sa mạc<br />
xung quanh. Mặt khác, con sông Nin còn cung cấp cho người Ai Cập<br />
nguồn nước tưới tiêu dồi dào, nguồn thủy hải sản vô vùng phong phú.<br />
Ngoài ra, sông Nin còn là một trong những con đường giao thông quan<br />
trọng nhất của vùng.<br />
Con sông Nin đã giúp cho nền kinh tế Ai Cập cổ đại sớm phát triển về<br />
mọi mặt: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Từ<br />
đó, nó tạo điều kiện cho Ai Cập có thể hình thành thành và phát triển<br />
nền văn minh sớm nhất thế giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hê-rô-đốt đã<br />
nói rằng “Sông Nin là tặng phẩm của Ai Cập”.<br />
Theo dòng chảy của sông Nin từ nam lên bắc, Ai Cập đã hình thành 2<br />
miền rõ rệt: Thượng Ai Cập ở phía nam (là một dải lưu vực nhỏ hẹp trải<br />
dọc theo sông Nin) và Hạ Ai Cập ở phía bắc (là đồng bằng rộng lớn hình<br />
tam giác). Hơn 90% đất đai ở Ai Cập là sa mạc. Khí hậu Ai Cập mùa đông<br />
ôn hòa, mùa hạ nóng và khô. Nhờ đất đai màu mỡ, các loài thực vật như<br />
đại mạch, tiểu mạch, sen, pa-py-nit…sinh sôi nảy nở quanh năm. Do điều<br />
kiện tự nhiên thuận lợi, động vật ở Ai Cập rất phong phú và đa dạng:<br />
trâu, bò, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, các sấu, trâu, bò… và các loài thủy<br />
sản.<br />
Ai Cập còn có nhiều loại đá quý như: đá vôi, đá badan, đá hoa cương,<br />
mã não. Kim loại gồm: đồng, vàng, còn sắt thì được đưa từ bên ngoài<br />
vào.<br />
<br />
3, Điều kiện xã hội.<br />
<br />
Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Ả-rập; nhưng thời cổ đại,<br />
cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xe-mit di<br />
cư từ châu Á tới. Con người đã xuất hiện và sinh sống ở lưu vực sông Nin<br />
từ thời đồ đá cũ. Những tài liệu khoa học hiện đại đã xác minh rằng<br />
người Ai Cập thời cổ là những thổ dân châu Phi, hình thành trên cơ sở<br />
hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Những người dân này đi săn bắn trên lục địa,<br />
khi đến vùng đồng bằng sông Nin, họ định cư ở đây và trông trọt, chăn<br />
nuôi từ rất sớm. Về sau chỉ có một bộ tộc Ha-mit từ Tây Á xâm nhập hạ<br />
<br />
lưu sông Nin, chinh phục thổ dân châu Phi tại đây. Người Ai Cập chỉ có<br />
một ngôn ngữ chính là tiếng Ả-rập.<br />
Cấu trúc làng theo chiều dọc. Các thành viên trong xã hội không được<br />
bình đẳng. Thức ăn của họ là lúa mì, lúa mạch, đậu, trái cây, thịt gia súc.<br />
Người Ai Cập rất cần cù và chăm chỉ. Sống bên cạnh sa mạc và sông Nin<br />
nên họ có tính cách chịu đựng, kiên nhẫn và dũng cảm, họ là những<br />
người tháo vát và lanh lợi.<br />
II- Các thời kỳ lịch sử Ai Cập cổ đại.<br />
Vào thời cổ đại, người dân Ai Cập sống thành bộ tộc. Của cải do con<br />
người tạo ra là tài sản chung không có tranh chấp, không có sở hữu riêng.<br />
Vào khoảng 4000 TCN, chế độ thị tộc ở Ai Cập bắt đầu tan rã, thời đó,<br />
các cư dân ở sông Nin sống theo các công xã nhỏ (là tổ chức kinh tế cơ<br />
sở của Ai Cập cổ đại). Bên cạnh đó hàng năm, người Ai Cập phải thường<br />
xuyên đối phó với các loạt thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, lụt lội. Do<br />
đó, họ rất chú trọng công tác thủy lợi. Các công xã phân tán không đáp<br />
ứng được nhu cầu sản xuất nên nhiều công xã nông thôn đã hợp lại<br />
thành một liên minh công xã lớn hơn gọi là nôm. Mỗi nôm đều có thành<br />
thị và nông thôn riêng. Có khoảng 40 nôm ở Ai Cập, nằm dọc hai bên bờ<br />
sông.<br />
Châu ở Ai Cập chính là hình thái nhà nước phôi thai. Đứng đầu mỗi<br />
châu là một chúa châu, đồng thời cũng là thủ lĩnh quân sự, thẩm phán và<br />
tăng lữ tối cao của châu. Do yêu cầu thống nhất việc quản lý công tác<br />
thủy lợi trên phạm vi ngày càng rộng lớn, cùng với nguyện vọng chấm<br />
dứt các cuộc chiến tranh chấp lâu dài và tàn khốc nhằm thôn tính đất đai<br />
của nhau, nên dần dần các châu hợp thành một quốc gia thống nhất. Các<br />
châu ở phía bắc thống nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập, miền nam<br />
thống nhất thành Thượng Ai Cập. Vào khoảng 3200 TCN, Thượng và Hạ<br />
Ai Cập đã hợp lại thành một quốc gia, ông vua đầu tiên là Menes, kinh<br />
thành đầu tiên là Memphis.<br />
<br />
1, Thời kỳ Tảo Vương Quốc (3200-3000 TCN).<br />
<br />
Đứng đầu nhà nước là một ông vua chuyên chế, gọi là Pha-ra-ông.<br />
Thời kỳ này bao gồm vương triều I và II. Vị vua đầu tiên của vương triều I<br />
là Menes. Lúc đầu, Menes chọn đất Tebơ làm kinh đô nên vương triều<br />
do ông dựng nên còn được gọi là vương triều Tebơ. Sau đó ông xây<br />
dựng kinh đo mới ở Memphis.<br />
Sự thống nhất của Ai Cập trong thời kỳ này đã tạo điều kiện cho Ai Cập<br />
phát triển về mọi mặt. Người Ai Cập đã biết sử dụng công cụ bằng đồng<br />
đỏ, biết dùng cày và dùng súc vật để kéo cày. Nông nghiệp và chăn nuôi<br />
đều phát triển do những điều kiện tự nhiên và kỹ thuật canh tác. Về văn<br />
hóa, văn tự đã hình thành và xuất hiện những mầm mống của tri thức.<br />
Tuy nhiên, sự thống nhất của Ai Cập thời kỳ này vẫn chưa thực sự<br />
vũng chắc. Cuộc đấu tranh giữa người Hạ và Thượng Ai Cập vẫn thường<br />
xuyên diễn ra trong suốt thời kỳ này.<br />
<br />
2, Thời kỳ Cổ Vương Quốc (3000-2300 TCN).<br />
<br />
Thời kỳ này bao gồm 8 vương triều, từ vương triều III đến vương triều<br />
X. Đây là thời kỳ thịnh đạt đầu tiên của Ai Cập về chính trị, kinh tế, văn<br />
hóa và xã hội. Nhà nước Ai Cập được củng cố, hoàn thiện và trở thành<br />
một nhà nước quân chủ chuyên chế. Pha-ra-ông không chỉ là người nắm<br />
quyền lực nhà nước tối cao mà còn là tăng lữ tối cao và là người sở hữu<br />
tất cả đất đai và thần dân trong nước. Tập hợp xung quanh Pha-ra-ông là<br />
một bộ máy quan lại gồm các quan lại cấp cao và đông đảo các thư lại<br />
(scri-be). Bộ máy này giúp Pha-ra-ông lo việc thu thuế, xây dựng các công<br />
trình công cộng, xây dựng quân đội…<br />
Kinh tế thời này có sự phát triển mạnh mẽ. Trong nông nghiệp, sử<br />
dụng cây gỗ có bò kéo để sới đất, những chiếc liềm có lưỡi bằng đồng<br />
hoặc đá được tra vào các gỗ để cắt lúa. Các nghề thủ công nghiệp như<br />
đục đá, gia công kim loại, làm giấy pa-py-rut…rất được chú trọng và đạt<br />
trình độ khá cao. Các hoạt động buôn bán trong nước cũng như với các<br />
vùng lân cận cũng được phát triển. Đặc biệt, thời kỳ này, các Pha-ra-ông<br />
đã huy động rất nhiều của cải và sức người để xây dựng cho mình những<br />
lăng mộ (kim tự tháp) khổng lồ, đền đài, cung điện. Đồng thời các<br />
<br />
Pha-ra-ông còn tiến hành các cuộc xâm lược ra bên ngoài. Chính vì thế,<br />
nhân dân rơi vào cảnh bần cùng.<br />
Từ vương triều V đến khi kết thúc thời kỳ Cổ Vương Quốc, thế lực của<br />
các quý tộc địa phương mạnh lên. Ai Cập bị chia cắt thành nhiều vùng<br />
độc lập, xã hội rối ren.<br />
<br />
3, Thời kỳ Trung Vương Quốc (2300-1570 TCN).<br />
<br />
Sau thời kỳ chia cắt, Ai Cập lại được thống nhất và bắt đầu một thời kỳ<br />
mới, kéo dài từ vương triều XI đến vương triều XVII. Trong thời kỳ này,<br />
Ai Cập củng cố và thi hành nhiều biện pháp để phát triển nền kinh tế của<br />
đất nước. Việc xây dựng và sử dụng một cách phổ biến những công cụ<br />
đồng thau đã làm thay đổi căn bản kỹ thuật sản xuất. Ngành chăn nuôi<br />
cũng được coi trọng. Các hoạt động buôn bán với bên ngoài được mở<br />
rộng với Xy-ri, Phê-ni-xi, Pa-lex-tin, Ba-by-lon…<br />
Sự phát triển kinh tế gắn liền với sự bóc lột tàn khốc của giai cấp<br />
thống trị đối với người lao động, làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển<br />
gay gắt. Nhiều cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo đã sảy ra. Tiêu<br />
biểu là cuộc khởi nghĩa vào năm 1750 TCN. Vào cuối thời kỳ Trung<br />
Vương Quốc, một số bộ lạc du mục người Hyksos từ Tây Á xâm nhập vào<br />
lãnh thổ Ai Cập rồi dần dần chiếm đóng Ai Cập và thiết lập sự thống trị ở<br />
đây trong khoảng hơn một thế kỷ.<br />
<br />
4, Thời kỳ Tân Vương Quốc (1570-1085 TCN).<br />
<br />
Thời kỳ Tân Vương Quốc được bắt đầu từ khi Ai Cập dưới triều vua<br />
Ac-mốt đánh đuổi được người Hyksos ra khỏi Ai Cập. Thời kỳ này bao<br />
gồm 3 vương triều, từ vương triều XVIII đến vương triều XX.<br />
Chính những cuộc chiến tranh xâm lược tới các vùng Xy-ri, Pa-lex-tin,<br />
Li-bi, Na-bi và Ba-by-lon đã làm cho lãnh thổ Ai Cập được mở rộng, phía<br />
bắc tới giáp ranh Tiểu Á, phía nam tới thác ghềnh thứ tư của sông Nin. Ai<br />
Cập trở thành đế chế mạnh ở cùng Bắc Phi và Tây Á.<br />
<br />