Tài liệu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
lượt xem 28
download
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta. Cả cuộc đời, Người chỉ có một ham muốn, “ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”1.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
- I. Đặt vấn đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta. Cả cuộc đời, Người chỉ có một ham muốn, “ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”1. Sinh ra vào cuối thế kỉ XIX, khi cả dân tộc đang chìm đắm trong cảnh đêm trường nô lệ,ngay từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bóc lột dưới hai tầng áp bức, bị tước đoạt hết quyền làm người của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương, tận mắt nhìn thấy tội ác của bọn thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều. Tất cả đã thôi thúc Người ra đi để tìm con đường cứu nước, cứu dân. Ra đi tìm đường cứu nước khi còn là một thanh niên, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã hi sinh cả cuộc đời vì mục tiêu cao cả giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và đi tới đỉnh cao là giải phóng con người. Đây chính là động lực thôi thúc mọi suy nghĩ, hành động của Người. Mùa thu năm 1920, trong thời gian đang hoạt động tại Pháp. Người được đọc bản " Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lê-nin và thấy ở đây con đường đúng đắn để giải phóng cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác.Đó là con đường đấu tranh làm cách mạng vô sản. Giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì đó là giai cấp tiên phong nhất trong xã hội, đại diện cho phương thức sản xuất mới. Nhưng để giai cấp công nhân thực sự lãnh đạo được cách mạng Việt Nam thật không đơn giản. Vậy ba hoạt động của Hồ Chí Minh là quan trọng nhất giúp giai cấp công nhân lãnh đạo được cách mạng đến thắng lợi là: 1. Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản. 2. Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở VN, Người đã tiếp thu và truyền bá tư tưởng Mác – Lênin vào Việt Nam, tạo cở sở vững chắc cả về chính trị và tư tưởng cho việc thành lập chính Đảng cho giai cấp mới. 3. Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng và soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. II. Giải quyết vấn đề: 1
- 1. Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản Nguyễn Ái Quốc sớm có lòng yêu nước và cũng nh ận th ấy nh ững hạn chế trong chủ trương cứu nước của các tiền bối như Phan Bội Châu: dựa vào Nhật chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; Phan Chu Trinh: “xin giặc rủ lòng thương”, Hoàng Hoa Thám: “vẫn n ặng v ề cốt cách phong kiến”. Nguyễn Tất Thành muốn định ra cho mình một hướng đi mới, đến tận nơi để tìm hiểu xem làm sao người Pháp có được Tự do - Bình đẳng - Bác ái... Nguyễn Tất Thành đã chọn hướng Tây với mong muốn thiết thực: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”. Năm 1911 người ra đi tại bến cảng Nhà Rồng, trải qua 30 năm buôn ba khắp các nơi trên thế giới học hỏi nhiều hướng đi của các cuộc cách mạng của các nước trên thế giới. Người đến nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống và hoạt động với những người dân bị áp bức ở phương Đông và những người làm ở phương thuê Tây. Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nuớc tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới h ội ngh ị Vecxay, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Mặc dù không được chấp nhận, nhưng “ Bản yêu sách” đã gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa của Pháp. Tên tuổi Nguyễn Ái Quốc từ đó được nhiều người biết đến. Tháng7/1920 Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề thuộc địa của Lenin đăng trên báo L’Humanité và thấy ở đây con đường đúng đắn để giải phóng cho dân tộc Việt Nam và các dân t ộc b ị áp bức khác. Đó là con đường đấu tranh làm cách mạng vô sản. Với việc biểu quyết tán thành Đệ tam Quốc (Quốc tế III), tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp(12-1920), đã đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc. Người khẳng định con đường cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới là con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại, từ đó người rút ra được kết luận :'' Nếu nh ư m ột n ước
- muốn giải phóng thì cần có một chính đảng đứng ra lãnh đ ạo và đ ảng đó phải do những người vì quyền lợi của mình đứng ra lãnh đạo thi mới thành công''. Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến vượt bậc về tư tưởng; từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ chủ nghĩa Mac- Lênin, từ một chiến sĩ chống thực dân phát triển thành một chi ến sĩ cộng sản Việt Nam, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lenin và theo còn đường Cách mạng vô sản. Giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc. 2. Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở VN, Người đã tiếp thu và truyền bá tư tưởng Mác – Lênin vào Việt Nam, tạo cở sở vững chắc cả về chính trị và tư tưởng cho việc thành lập chính Đảng cho giai cấp mới. Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con đường đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập để hoàn thành nhận thức của bản thân và tìm cách truy ền bá ch ủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước. Kinh nghiệm thực tế và lịch sử cho thấy muốn cách mạng thành công thì điều kiện không thể thiếu là phải có m ột chính đ ảng vững mạnh lãnh đạo. Hiểu được sự bức thiết phải thành lập một chính đảng để phục vụ việc giải phóng dân tộc. Nguyễn ái Quốc và các đồng chí của mình đã chuẩn bị rất chu đáo về tư tưởng chính trị và t ổ ch ức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.1. Quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng: Do cách mạng thuộc địa không được sự quan tâm đúng mức của Quốc tế cộng sản nên Người đi sâu nghiên cứu, tham gia vào các di ễn đàn, viết báo để tuyên truyền về thuộc địa và cách mạng thuộc địa. - Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng s ản Pháp, Nguy ễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống ch ủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin đến các dân tộc thuộc địa. - 1922 : Ra báo “ Le Paria” ( Người cùng kh ổ ) v ạch tr ần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp ph ần th ức t ỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng. Ngoài ra, Người còn viết nhiều bài cho báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn sách nổi ti ếng “ B ản án chế độ thực dân Pháp và cuốn sách nổi tiếng “B ản án ch ế độ th ực dân Pháp ” - đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân Pháp.
- - Những hoạt động của Nguy ễn Ái Quốc (ch ủ y ếu trên m ặt tr ận t ư tưởng chính trị) nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta. Thời gian này tuy chưa thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam, nhưng những tư tưởng Người truyền bá sẽ làm nền tảng tư tưởng của Đảng sau này. Đó là : * Chủ nghĩa tư bản, đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản các nước và nhân dân các thuộc địa. Đó là mối quan hệ mật thiết gi ữa cách mạng chính quốc và thuộc địa. Từ đó thức tỉnh tinh thần đấu tranh trong quần chúng nhân dân. * Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của mạng. cách * Giai cấp công nhân có đủ kh ả năng lãnh đạo cách m ạng, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản. Những sách báo này được bí mật chuyển về Việt Nam đã góp ph ần t ố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa và truyền bá tư tưởng cách mạng tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác -Lênin, làm thức t ỉnh đ ồng bào trong nước - Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời pháp đi Liên Xô d ự h ội ngh ị quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sản - Năm 1924, Người dự đại hội lần thứ V của Qu ốc t ế cộng s ản và đọc tham luận tại đại hội... => Trong giai đoạn này, những hoạt động c ủa Ngừơi ch ủ y ếu trên mặt trận chính trị tư tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta. Những tư tưởng mà Người truyền bá sẽ là nền tảng t ư tưởng của Đảng ta sau này. 2.2. Sự chuẩn bị về tổ chức: - Ngày 11-11- 1924, Người từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Qu ốc). Tại đây, Người cùng các nhà cách mạng Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Đ ộ,… thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Việc này đã nêu bật t ầm quan trọng vấn đề đoàn kết dân tộc trên thế giới. - Tại Quảng Châu (Trung Quốc) Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925) nồng cốt là nhóm Cộng sản đoàn nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống pháp và chuẩn bị điều kiện thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. * Tổ chức và hoạt động của hội: Tổ chức: - Thành phần: Bao gồm tất cả những người Việt Nam từ 17 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ, tán thành mục dích, kỷ luật của hội.. thì được gia nhập Hội.
- - Chủ trương: Thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, rồi sau đó tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tự do dân quyền, chia ruộng đất cho dân cày... Hoạt động: - Năm 1925, xuất bản tuần báo “ Thanh niên” làm cơ quan ngôn lu ận của Hội. - Mở các lớp huấn luyện chính trị do Nguy ễn Ái Qu ốc tr ực ti ếp vi ết bài và giảng dạy, các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn “Đường cách mệnh” (đầu năm 1927), trong đó vạch rõ những phương hướng về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. - Báo Thanh niên và Đường cách mệnh được bí m ật chuy ển v ề n ước có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, tổ chức quần chúng, nhờ đó đến năm 1929 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã có tổ chức cơ s ở ở h ầu khắp cả nước. - Từ năm 1928 : Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã xây dựng được cơ sở của mình ở khắp nơi, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà mày, hầm mỏ.... để họ tự rèn luyện mình thành những người vô s ản, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước cho nhân dân lao đ ộng một cách có hệ thống tổ chức, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Qua phong trào vô sản hoá, chủ nghĩa Mác-Lênin được truy ền bá vào Việt Nam giữa lúc phong trào cách mạng ở Việt Nam phát triển mạnh nh ưng thiếu một đường lối nên được nhân dân ta tiếp nh ận ngay, nh ờ đó, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ đó, đòi hỏi phải có một Đảng Cộng sản mới đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng. S ự ra đ ời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng là bước chuẩn bị chu đáo v ề chính trị , tổ chức và đội ngũ cán bộ cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. 3. Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng và soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 3.1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì trước hết phải có “Đảng cách mệnh” để “trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân t ộc b ị áp b ức sản và vô giai cấp mọi nơi”. Từ nhận thức đó Nguyễn Ái Quốc ra sức chuẩn bị mọi mặt việc cho thành
- lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam, Người từng bước truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lê nin vào trong nước, đưa phong trào công nhân chuyển dần từ trình độ tự phát lên tự giác; đưa phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường cộng sản. Tháng 3-1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành l ập ở số nhà 5D, Hàm Long, Hà Nội, gồm có Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Nguy ễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Tuân và Dương Hạc Đính. Ngày 1-5-1929, tại Đại hội toàn quốc của Hội Việt Nam Cách mạng ở Hương Thanh niên Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản. Đề nghị đó không được chấp nhận, trở về nước, ngày 17-6-1929, những đảng viên trong Chi bộ Cộng sản 5D Hàm Long đã tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Ngày 25-7-1929 An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ. Tháng 9-1929 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ. Chỉ trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản được tuyên bố thànhlập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Song sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơdẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng là cần có một Đảng thống nhất lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử: thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Từ ngày 3 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu DDCSD); Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm (đại biểu (ANCSĐ). Đại biểu ĐDCSLĐ không đến kịp. Hội nghị nhất trí thành lập đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh
- cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 trở thành Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng. Đảng được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm cuả sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về hính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí guyễn Ái Quốc.Đó t mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm. Trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua đã xác định cách mạng Việt Nam phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường cách mạng duy nhất đúng để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Đó là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. 3.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
- Về cơ sở lí luận: Cương lĩnh đã dựa trên nền tảng lý luận của Ch ủ - nghĩa Mác-Lênin, một hệ thống lí luận tiến bộ đúng đắn và khoa h ọc. Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng này kế tiếp nhau, không có bức tường nào ngăn cách. Cương lĩnh chủ trương: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Qua đó, ta th ấy r ằng: ngay từ đầu, Đảng ta đã nhận thức rõ con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là kết hợp và gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là điều hoàn toàn đúng đ ắn vì nó phù h ợp với hoàn cảnh cụ thể của lịch sử nước ta. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được sự vận dụng sáng tạo và hợp lí luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin. - Cương lĩnh khẳng định, nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quy ền ở nước ta là chống đế quốc và chống phong kiến. Điều này cũng thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. Tính đúng đ ắn và sáng tạo thể hiện ở chỗ - Cương lĩnh đã giải quyết đúng hai mâu thuẫn cơ b ản của xã h ội Việt Nam và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Mâu thuẫn chủ yếu của xã h ội Việt Nam lúc đó là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Cách mạng Việt Nam mu ốn đi đến thắng lợi phải giải quyết thành công hai mâu thuẫn đó, nghĩa là phải hoàn thành hai nhiệm vụ mà Cương lĩnh đã đề ra. - Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ trên, Cương lĩnh đã đề cao vấn đề dân tộc hơn vấn đề đấu tranh giai cấp và chống phong kiến là đúng đắn và sáng tạo. Vì: Xã hội Việt Nam lúc đó có hai mâu thuẫn nh ư v ừa nêu trên, nhưng mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là mâu thuẫn bao trùm, chi phối việc giải quyết các mâu thuẫn khác, v ấn đ ề gi ải tộc vấn đề bức nhất. phóng dân là xúc - Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh xác định, ngoài giai cấp công nhân, thì cách mạng “phải hết sức liên lạc với tiểu t ư sản, trí th ức và trung nông…để kéo họ về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà ch ưa lộ rõ mặt ph ản cách m ạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho trung lập”. Như vậy, ngoài công nhân và nông dân là hai lực lượng chính của cách mạng, Cương lĩnh chủ trương phải tranh thủ các lực lượng khác: tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ các loại. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế của l ịch s ử Vi ệt Nam. Vì các giai cấp khác ngoài công nhân và nông dân, có m ột s ố b ộ phận khác cũng có tinh thần yêu nước, như: Tư sản dân tộc, tiểu tư sản,
- địa chủ yêu nước…, vì thế, cần phải tranh thủ kéo h ọ về phe cách m ạng. Đó cũng là vấn đề thể hiện sự ưu tiên hơn cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Cương lĩnh, đều hoàn toàn hợp lí và đúng đắn. Cương lĩnh đã xác định đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng: Cách mạng muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, một chính đảng của giai cấp công nhân. Cương lĩnh khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ ph ận của cách mạng thế giới. Đây cũng là một nội dung thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. Vì: giai cấp tư sản ở các nước, trong th ực t ế đã c ấu kết với nhau để đàn áp phong trào đấu tranh của giai c ấp công nhân ở chính quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Cho nên cách mạng ở các nước thuộc địa muốn thắng lợi thì nhân dân các nước thuộc địa phải đoàn kết với nhau và đoàn kết với giai c ấp vô s ản thế giới. trên Tóm lại Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta là m ột c ương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuy ễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc. III. Kết luận: Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu n ước đúng đ ắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt nam: Đó là con đường kết h ợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh th ần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng đắn như đã nêu trên, nên mới dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng s ản Việt Nam năm 1930, làm nên cuộc cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ôn tập Môn học Tư tưởng Hồ chí Minh
22 p | 2338 | 998
-
Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
40 p | 3161 | 920
-
Tài liệu ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
52 p | 1046 | 352
-
Tài liệu về Tư tưởng Hồ Chí Minh
20 p | 737 | 228
-
ÔN TẬP MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HCM
61 p | 367 | 103
-
TÀI LIỆU THAM KHẢO MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
221 p | 554 | 94
-
Chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
41 p | 502 | 91
-
ĐỀ ÔN TẬP MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HCM
57 p | 237 | 88
-
Dạy và học Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học
4 p | 336 | 47
-
Nội dung ôn thi cuối kỳ môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
26 p | 213 | 20
-
Tài liệu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
44 p | 191 | 15
-
Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị (Trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng)
155 p | 105 | 11
-
Tài liệu dạy học môn Giáo dục chính trị (Trình độ: Cao đẳng): Phần 1 - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
74 p | 47 | 11
-
Tài liệu dạy học môn Chính trị (Trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp)
83 p | 249 | 10
-
Tài liệu tham khảo môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh
179 p | 120 | 6
-
Tài liệu dạy học môn Chính trị (Trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng)
154 p | 63 | 6
-
Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
45 p | 117 | 5
-
Đề thi kết thúc môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 79 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn