YOMEDIA
ADSENSE
Tài liệu về ngoại giao Tây Sơn và nhà Nguyễn
158
lượt xem 38
download
lượt xem 38
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Lịch sử nhà Nguyễn có hai giai đoạn khác biệt nhau. Giai đoạn thứ nhất là lịch sử của các chúa Nguyễn với 204 năm bắt đầu từ chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558 đến chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh bại Tây Sơn và xưng đế năm 1802.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu về ngoại giao Tây Sơn và nhà Nguyễn
- ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ NGOẠI GIAO THỜI NGUYỄN Lịch sử nhà Nguyễn có hai giai đoạn khác bi ệt nhau. Giai đoạn thứ nhất là lịch sử của các chúa Nguyễn với 204 năm bắt đầu từ chúa Nguyễn Hoàng vào trấn th ủ Thuận Hóa năm 1558 đ ến chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh bại Tây Sơn và xưng đế năm 1802. Mặc dù 5 v ị tổ tiên đầu tiên của nhà Nguyễn vẫn nhận quan tước nhà Lê và Nguyễn Phúc Chu năm 1702 m ới x ưng chúa, song ý đ ồ cát c ứ đã bắt đầu từ Nguyễn Hoàng nên cả 9 vị đều có thể gọi là các chúa Nguy ễn. Giai đoạn thứ hai là triều Nguyễn với 143 năm từ khi Nguyễn Ánh đăng quang kéo dài đến năm 1945, khi Hoàng đ ế B ảo Đ ại tuyên bố thoái vị trong Cách mạng tháng Tám. Lịch s ử các chúa Nguy ễn và tri ều Nguy ễn là th ời kỳ r ất đặc biệt, vô cùng phức tạp, đầy mâu thuẫn trong lịch s ử nước nhà. Chính sách đ ối ngo ại và ngo ại giao của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn cũng nằm trong cái ph ức t ạp, mâu thu ẫn đó. Cùng m ột v ấn đ ề, cùng một sự kiện, nhưng đánh giá của giới nghiên cứu rất khác nhau, th ậm chí đ ối l ập nhau. Có ng ười thì khẳng định là công, song có người lại cho là tội. Đánh giá nh ư th ế nào cho khách quan, khoa h ọc, thỏa đáng, đúng tinh thần “công minh sử học”? Trong chính sách của quốc gia, chính sách đối nội g ắn bó h ữu c ơ v ới chính sách đ ối ngo ại. Mặc dù, chính sách đối ngoại có sự độc lập nhất định, tác đ ộng trở l ại chính sách đ ối n ội, song chính sách đ ối ngoại là sự tiếp tục và phục vụ chính sách đối nội. Ngoại giao là công c ụ hòa bình, công c ụ quan tr ọng nhất thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia. Chính sách đ ối ngoại và ngo ại giao c ủa b ất c ứ qu ốc gia nào dù to dù nhỏ, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều phải th ực hi ện ba nhi ệm v ụ bao trùm là: góp phần bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền quốc gia, tạo đi ều ki ện quốc t ế thu ận l ợi cho vi ệc xây d ựng và phát triển đất nước, góp phần phát huy ảnh hưởng của nước mình trong khu v ực và qu ốc t ế. Với cách hiểu về chính sách đối ngoại, ngoại giao nh ư vậy, tác gi ả bài vi ết xin góp thêm vài ý ki ến đánh giá chính sách đối ngoại, ngoại giao của các chúa Nguy ễn và tri ều Nguy ễn v ới t ư cách là ng ười nghiên cứu quan hệ quốc tế và ngoại giao. 1. Điểm lại một số đánh giá về các chúa Nguyễn và triều Nguyễn Từ sau khi hòa bình lập lại, việc nghiên cứu giai đoạn l ịch s ử c ủa các chúa Nguy ễn ở Đàng trong và các vua Nguyễn đã được triển khai ở miền Bắc. Các công trình đ ược đăng trên các t ạp chí nghiên c ứu nh ư Văn sử địa (Đại học Sư phạm), tạp chí Nghiên cứu Lịch sử và trong các bộ sử, lịch sử văn học Việt Nam, sách giáo khoa, giáo trình về lịch sử Việt Nam. Các tác giả đều có chung m ột đánh giá là phê phán các chúa Nguyễn chia cắt đất nước, cầu viện nhà Xiêm ch ống l ại Tây S ơn, có chính sách sai l ầm “b ế quan tỏa cảng”, nhu nhược, đầu hàng thực dân Pháp… Ví d ụ: Trong l ời gi ới thi ệu “Đ ại Nam th ực l ục” của Viện Sử học, các tác giả viết “Bọn sử thần nhà Nguyễn làm công vi ệc biên so ạn Đại Nam thực lục đã cố gắng rất nhiều để tô son vẽ phấn cho tri ều đ ại nhà Nguy ễn… nh ưng b ọn s ử th ần ấy v ẫn không
- che giấu nổi các sự thật của lịch sử. Dưới ngòi bút của h ọ, s ự th ật l ịch s ử v ẫn ph ơi bày cho m ọi ng ười biết tội ác của bọn vua chúa phản động, không nh ững đã “cõng r ắn c ắn gà nhà” mà chúng còn c ố kìm hãm, đầy đọa nhân dân Việt Nam trong một đời s ống tăm t ối đ ầy áp b ức”. [1] Một bộ sử lớn khác dành cho nhà Nguyễn những đánh giá rất cay nghiệt khi vi ết “vương triều Nguy ễn tàn ác và ngu xu ẩn”, “tên chúa phong kiến bán nước số một là Nguyễn Ánh… Nguyễn Ánh c ầu c ứu các th ế l ực ngo ại bang giúp hắn thỏa mãn sự phục thù giai cấp”. [2] Ngay cả trong các bộ sử gần đây, khuynh hướng đánh giá các chúa Nguyễn, nhà Nguyễn vẫn hết sức nặng nề, không khác các đánh giá tr ước đây là m ấy. “M ọi chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội triều Nguyễn ban hành đ ều nh ằm m ục đích duy nh ất là b ảo v ệ đặc quyền đặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn”. Bộ máy chính trị triều Nguyễn ngay từ đầu đã mang tính ch ất quan liêu, đ ộc đoán và sâu m ọt. Đó là m ột nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập trung cao đ ộ với một chế độ chính tr ị l ạc h ậu, ph ản đ ộng. [3] “Về đối ngoại, chúng ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm l ược đ ối v ới các nước láng gi ềng nh ư Cao Miên, Lào làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc gia và tài l ực nhân dân b ị khánh ki ệt”. [4] Từ những năm 1990 trở lại đây đã có gần 20 cuộc hội th ảo khoa h ọc, k ể c ả h ội th ảo t ổ ch ức g ần đây t ại Thanh Hóa (18-19/10/2008) về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn t ừ thế k ỷ 16 đ ến cu ối th ế k ỷ 19, các cuộc tranh luận vẫn tiếp tục và cũng không kém phần gay gắt.. 2. Mặt tích cực trong chính sách đối ngoại, ngoại giao của các chúa Nguy ễn, tri ều Nguy ễn Các chúa Nguyễn, vương triều Nguyễn, nhất là các chúa Nguyễn có nh ững đóng góp đáng k ể v ề đ ối ngoại. Cụ thể như sau: Thứ nhất, lãnh thổ là một trong các yếu tố quan trọng t ạo nên quốc gia và s ức m ạnh qu ốc gia. Các chúa Nguyễn đã có công góp phần mở mang bờ cõi nước ta. Đất nước l ớn hơn, quốc gia m ạnh hơn, ảnh hưởng đối với khu vực và quốc tế sẽ mạnh hơn. Lúc Nguyễn Hoàng vào làm T ổng trấn Thuận Hóa năm 1558, cương vực nước ta mới đến Quảng Nam. Các chúa Nguyễn đã có công m ở r ộng c ương v ực n ước ta từ Quảng Ngãi đến Cà Mau. Diện tích của khu vực m ở rộng này là 136.131 km 2, chiếm hơn 40% diện tích nước ta hiện nay. Thật là một kỳ tích! Có nhận xét cho rằng, không có các chúa Nguyễn, công cuộc Nam ti ến c ủa chúng ta đã v ẫn s ẽ di ễn ra, thậm chí nhanh chóng hơn, hòa bình hơn, nhân đ ạo hơn trong m ột qu ốc gia th ống nh ất… Nh ận xét đó đúng một phần. Thời Đinh - Tiền Lê, biên giới cực Nam nước Đại C ồ Vi ệt là Nh ật Nam. [5] Năm 982, sau khi chiến thắng quân Tống, Hoàng đế Lê Đại Hành hành quân vào Chiêm Thành tr ừng tr ị t ội b ắt giam s ứ giả Đại Cồ Việt, song Nghệ Tĩnh vẫn là biên gi ới cực Nam c ủa nước ta. Năm 1044, do Chiêm Thành không chịu thông sứ và cho quân quấy nhiễu nhiều vùng biển, vua Lý Thái Tông đích thân đem quân đi đánh. Vua Thái Tông tiến đến tận kinh đô Phật Th ệ (Hương Th ủy, Th ừa Thiên - Hu ế), t ướng Chiêm Thành là Quách Gia Di chém quốc vương Sạ Đẩu, đem quân xin hàng. Đ ến th ế k ỷ 11, th ời Lý Thánh
- Tông (năm 1069), lãnh thổ Đại Việt mở thêm được ba châu: B ố Chính, Đ ịa Lý và Ma Linh (Qu ảng Bình - Quảng Trị ngày nay) do vua Chiêm là Chế Củ dâng để tạ t ội và xin đ ược tr ả t ự do, sau khi thua Đ ại Vi ệt và bị bắt làm tù binh. Đến thế kỷ 14, đời Trần năm 1305, tri ều Tr ần Anh Tông vua Chiêm Thành là Ch ế Mân dâng thêm hai châu Ô, châu Lý (Nam Quảng Trị và Thuận Hóa) đ ể xin c ưới công chúa Huy ền Trân. Dưới thời Hồ Quý Ly, năm 1402, biên giới của Đại Việt m ở rộng đến Nam Qu ảng Nam, Qu ảng Ngãi. Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành vì vua Chiêm sai s ứ sang c ầu vi ện nhà Minh và xâm phạm biên giới nước ta đồng thời đánh chiếm vùng Th ị Nại (Bình Đ ịnh). Biên gi ới n ước ta m ở đ ến đèo Cù Mông, phía bắc tỉnh Phú Yên. Đây là biên gi ới nước ta vào th ời đi ểm Nguy ễn Hoàng làm T ổng tr ấn Thuận - Quảng năm 1558. Các vùng Bình - Trị -Thiên, Thuận Hóa - Quảng Nam, nh ững đ ất lấy đ ược c ủa Chiêm Thành th ực s ự chưa được khai khẩn vì thiếu chính quyền và thiếu dân. Ch ỉ đến thời các chúa Nguy ễn m ới có đi ều ki ện để khai phá thực sự các vùng này. Nếu tính cả các vùng này, di ện tích đ ất đai mà các chúa Nguy ễn m ở rộng là 179.000 km2, chiếm khoảng 54,4 % lãnh thổ nước ta hiện nay. Trong hai th ế kỷ 17 - 18, các chúa Nguyễn từ chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613) đến chúa Võ Nguy ễn Phúc Khoát (1738-1765), c ương vực nước ta đã được mở rộng từ Quảng Nam đến Châu Đốc - Hà Tiên. Các tri ều đ ại tr ước chúa Nguy ễn phải mất sáu thế kỷ mới mở rộng được thêm 42.229 km 2 từ Nghệ Tĩnh đến Quảng Nam, trong khi các chúa Nguyễn chỉ mất không đầy hai thế kỷ đã mở được 136.131 km2.. Có nguyên nhân khách quan và chủ quan trong việc các chúa Nguy ễn thúc đ ẩy m ở mang b ờ cõi xu ống phía Nam. Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa có mưu đồ tranh bá đ ồ v ương nh ằm đ ộc chi ếm quy ền th ống trị phương Nam, chống lại chúa Trịnh. Chính điều đó cũng gây ra cuộc cát c ứ, n ội chi ến phân tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài hai thế kỷ. Chúa Trịnh cũng chịu trách nhi ệm đó. Dù v ới m ục đích nào, v ới vi ệc mở rộng cương vực nước ta, các chúa Nguyễn đã có công lớn. Do có m ục đích cát c ứ, ch ống l ại nhà Trịnh mà công cuộc mở rộng và khai phá phương Nam đã diễn ra khẩn tr ương h ơn, m ạnh m ẽ h ơn, quyết liệt và nhanh hơn vì đó là yêu cầu sống còn của các chúa Nguyễn. Các cuộc mở mang bờ cõi đều phải trả bằng xương máu dù d ưới thời các chúa Nguy ễn cũng nh ư d ưới thời các vua chúa khác trước đó. Các cuộc hành quân c ủa Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Th ường Kiệt, Trần Thánh Tông, Trần Duệ Tông… cũng đều phải trả b ằng xương máu đ ể m ở mang b ờ cõi. Đương nhiên đó là công sức của nhân dân miền Bắc cũng nh ư miền Nam. Song vai trò cá nhân c ủa các chúa Nguyễn với tư cách là những người tổ chức, lãnh đạo việc m ở rộng bờ cõi vô cùng quan tr ọng. Ở đây cũng cần nhấn mạnh vai trò của Công chúa Ngọc Vạn, con gái chúa Nguy ễn Phúc Nguyên, ng ười được gả cho Vua Chân Lạp Chey Chettha II. V ới t ư cách là Hoàng h ậu Chân L ạp, trong 11 năm (1618- 1629), bà đã có vai trò không nhỏ để có nhi ều cuộc di dân hòa bình c ủa ng ười Vi ệt vào đ ến t ận Đ ồng bằng sông Cửu Long. Chiến tích của Ngọc Vạn công chúa khác gì chi ến công c ủa Huy ền Trân công chúa thời Trần.
- Thứ hai, nếu như Quang Trung - Nguyễn Huệ có công lao to l ớn mở đường cho s ự thống nh ất đ ất n ước sau nhiều năm nội chiến, chia cắt thì quá trình hoàn t ất và c ủng c ố s ự nghi ệp th ống nh ất đ ất n ước đ ược tiếp nối từ Gia Long đến Minh Mệnh… Đi đôi với việc thống nh ất đất nước là s ự c ủng c ố ch ủ quy ền quốc gia, trong đó có chủ quyền biển đảo. Một trong các chiến công l ớn c ủa các vua tri ều Nguy ễn là khẳng định chủ quyền đất nước, trong đó có chủ quyền ở quần đ ảo Hoàng Sa, Tr ường Sa. Ngay t ừ th ời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) đã lập ra đ ội Hoàng Sa và B ắc H ải. Vi ệt Nam d ưới tri ều Nguyễn đã cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, xây dựng mi ếu Hoàng Sa v ới tên g ọi chung là V ạn Lý Trường Sa, thực hiện chiếm hữu Hoàng Sa và Trường Sa mang tính nhà n ước, liên t ục và hòa bình [6] cho mãi đến những năm đầu thế kỷ 19 chưa hề vấp phải s ự ph ản đ ối c ủa b ất kỳ qu ốc gia nào. [7] Năm 1909, chính quyền Quảng Đông của nhà Thanh, Trung Quốc cho Tây Sa (Hoàng Sa) là “vô ch ủ” nên tìm cách tổ chức chiếm hữu. Họ đã nhầm, thực tế Hoàng Sa đã có ch ủ t ừ r ất lâu là nhà Nguy ễn. Chúng ta có không ít tài liệu, tư liệu hùng hồn khẳng định vi ệc tri ều Nguy ễn th ực hi ện ch ủ quy ền liên t ục ở hai quần đảo này.[8] Thứ ba, có ý kiến cho rằng chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn là mù quáng, thi ển c ận nh ư th ần ph ục nhà Thanh, xâm lược, bắt nạt Cao Miên, Ai Lao. Song tác gi ả bài vi ết này có suy nghĩ khác. Ứng xử với người láng giềng, vô cùng quan trọng trong chính sách đ ối ngo ại c ủa qu ốc gia. Ng ười ta chỉ có thể thay đổi được bạn thù, song không ai thay đ ổi đ ược láng gi ềng. Nhà s ử h ọc Phan Huy Chú r ất đúng khi nhận xét rằng “Trong việc trị nước, hòa hi ếu với láng gi ềng là vi ệc l ớn, mà nh ững khi ứng thù lại rất quan hệ, cho nên nghĩa tu hiếu (việc giao hiếu) chép ở Kinh Xuân Thu, đ ạo giao lân (giao thi ệp với các nước láng giềng) chép ở Hiền truyện (sách Mạnh Tử), chính là đem lòng tin th ực mà k ết giao, người có quyền trị nước phải nên cẩn thận”. [9] Trung Quốc luôn là người láng giềng lớn mạnh của Việt Nam. Trung Quốc phong kiến lại có tư tưởng bành trướng, bá quy ền đ ối v ới n ước ta và nhi ều l ần xâm lược Việt Nam. Cũng như các triều đại trước đó, ứng xử với Trung Quốc luôn là s ợi ch ỉ đ ỏ trong chính sách đối ngoại quốc gia. Nhà Nguyễn cũng vẫn phải th ực hiện chính sách th ần ph ục Mãn Thanh, nh ận phong tước của nhà Thanh, thậm chí thời kỳ đầu ph ải ra Thăng Long đ ể th ụ phong, vì s ứ thiên tri ều không chịu vào Huế. Mặt khác, nhà Nguyễn vẫn có ý thức đ ấu tranh bảo vệ đ ộc l ập, ch ủ quy ền, gi ữ vững biên giới quốc gia. Đồng thời, thúc đẩy quan h ệ thương m ại Đ ại Nam - Trung Qu ốc. Đó là chính sách ngoại giao đúng đắn, mềm mỏng nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia. Trong quan hệ với các nước láng giềng như Cao Miên, Lào, chính sách c ủa tri ều Nguy ễn là luôn tìm cách phát huy ảnh hưởng, buộc họ thần phục, cống nạp, khi có c ơ h ội thì sát nh ập vào lãnh th ổ n ước mình, khi không có cơ hội thì gây ảnh hưởng để t ạo thành “phên d ậu” c ủa mình. [10] Chính sách trên có điều kiện thuận lợi để triển khai do nội bộ các nước đó luôn có chia rẽ, xung đ ột và th ường có l ực l ượng tìm đến Đại Nam, cũng như nước Xiêm láng giềng để nhờ cậy với m ục đích thoán đo ạt quy ền l ực và được bảo hộ. Đó cũng là bản chất của giai cấp phong kiến nói chung, trong đó có phong ki ến Vi ệt Nam, là đặc điểm “cá lớn nuốt cá bé” của quan hệ quốc t ế lúc b ấy gi ờ. Đó chính là lý do gi ải thích t ại sao
- nước Đại Nam hùng mạnh của Minh Mệnh vào các năm 1827 và 1835 đem quân sang Ai Lao và Cao Miên… Thứ tư, các chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã có chính sách giao th ương v ới n ước ngoài đúng đ ắn, nh ất là các chúa Nguyễn ở Đàng trong. Bắt đầu từ chúa Nguyễn Hoàng đã th ực thi chính sách thúc đ ẩy thương mại với các nước trước hết là Nhật Bản, Trung Quốc. S ố th ương thuyền buôn bán v ới Đàng trong vào đầu thế kỷ 17 đã vượt xa số thương thuyền đ ến Xiêm, Cao Miên. Đàng trong đ ứng đ ầu danh sách các nước Đông Nam Á trong buôn bán với Nhật Bản nh ờ chính sách thông thoáng và v ị trí đ ịa lý thuận lợi. Đó cũng chính là nhân t ố quan trọng giúp kinh t ế Đàng trong phát tri ển m ạnh. Đi liền với ngoại thương, việc bang giao với nước ngoài của Đàng trong cũng khá sôi đ ộng. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gả con gái cho thương gia Nh ật, nh ận m ột th ương gia Nh ật làm con nuôi, thường xuyên trao đổi thư từ, tiếp xúc với Nhật Bản. Người ph ương Tây đ ược đ ối x ử t ốt nh ất: Thiên chúa giáo không bị cấm đoán, thừa sai được s ử dụng ngay trong Ph ủ Chúa, làm bác sĩ riêng, làm th ầy giáo dạy toán, thiên văn, cố vấn cho các chúa Nguyễn… Triều Nguyễn cũng có chính sách thúc đẩy thương mại với Trung Quốc, Nh ật B ản. Quan h ệ buôn bán khá phát triển với vai trò thương nhân người Hoa. [11] 3. Tiêu cực, thiếu sót trong chính sách đối ngoại, ngoại giao của triều Nguy ễn Đâu là thiếu sót, tiêu cực trong chính sách ngoại giao của nhà Nguy ễn? V ấn đ ề này đã đ ược nhi ều h ọc giả phân tích. Có lẽ những sai lầm trong chính sách ngoại giao b ắt đ ầu t ừ khi chúa Nguy ễn đánh b ại Tây Sơn lập ra nhà Nguyễn. Các thiếu sót có thể khái quát như sau. Thứ nhất, một trong các sai lầm nghiêm trọng có thể coi là t ội ác là vi ệc Nguyễn Ánh sang Xiêm xin vua Xiêm đem quân giúp đánh Tây Sơn vì l ợi ích dòng họ c ủa mình. Đó là hành đ ộng “cõng r ắn c ắn gà nhà”. Dù với mục đích gì cũng không thể biện minh cho việc rước quân xâm l ược gi ầy xéo quê h ương. Đó là tội ác lớn đối với dân tộc. Cuối tháng 7/1784, t ướng Chiêu Tăng, Chiêu S ương đem 2 v ạn th ủy quân, 300 chiến thuyền và tướng Chiêu Thù Biên đem 3 vạn b ộ binh cùng Nguy ễn Ánh đánh Gia Đ ịnh. Cu ối năm đó, gần một nửa đất Gia Định đã thuộc về Xiêm - Nguyễn Ánh. Quân Xiêm đã c ướp c ủa, gi ết ng ười tàn bạo, gây ra bao tội ác đối với nhân dân ta. Nguy ễn Huệ đã đánh tan quân xâm l ược và quân Nguy ễn Ánh tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút lịch s ử vào ngày 19/1/1785, r ửa h ận cho dân t ộc. Chính s ử nhà Nguyễn sau này cũng phải thừa nhận: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (1785) ngoài mi ệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”. Thứ hai, các vua Nguyễn đã để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, khi ến nhân dân ta lâm vào vòng nô lệ hơn 80 năm. Nguyên nhân thất bại trong việc chống xâm l ược nằm ở đ ường l ối, chính sách c ủa vua quan nhà Nguyễn, trước hết là vua Tự Đức. Họ đi từ sai l ầm này đ ến sai l ầm khác nh ư quá c ảnh giác
- với bọn thực dân nên đã tiến hành chính sách cấm đạo, b ế quan t ỏa c ảng, không t ổ ch ức toàn dân chống giặc, mà còn quá nhu nhược, ngoài ra lại dựa vào nhà Thanh để ch ống Pháp. Song nhà Thanh đã thỏa hiệp với thực dân Pháp trên số phận của Đại Nam, đi t ừ nh ượng b ộ này đ ến nh ượng b ộ khác (Hòa ước năm Nhâm Tuất 1862, Hòa ước Giáp Tuất năm 1874 và cuối cùng là Hòa ước Pat ơn ốt năm 1884). Với Hòa ước 1884, Đại Nam hoàn toàn mất độc lập, bị xóa tên trên b ản đ ồ th ế gi ới, tr ở thành thu ộc đ ịa của Pháp, bị Pháp đô hộ. Trước đó, do bị Tây Sơn đánh tả tơi, Nguyễn Ánh đã đi cầu vi ện nước Pháp. Ngày 28/11/1787, t ại Paris, đại diện của Nguyễn Ánh và chính phủ Pháp đã ký Hi ệp ước 10 đi ểm, theo đó Pháp cam k ết giúp binh thuyền, quân đội và chiến cụ theo yêu cầu của chúa Nguyễn. Còn Nguy ễn Ánh cam k ết s ẽ nh ường ch ủ quyền cửa Hàn (Đà Nẵng) và đảo Côn Lôn cho Pháp. Nước Pháp đ ược l ập x ưởng trên đ ất li ền đ ể s ửa chữa tàu thuyền… Mặc dù Hiệp ước không được thực hi ện song chính là cái c ớ đ ể Pháp xâm l ược n ước ta. Đó thực sự là tội tày trời của triều Nguyễn. Đánh giá về tri ều Nguy ễn, trong “L ịch s ử n ước ta” (năm 1941), lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết: “Bị Tây Sơn đuổi chạy ra nước ngoài /Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây /Nay ta mất nước thế này, /Cũng là vua Nguyễn rước Tây vào nhà /Khác gì cõng rắn cắn gà,/Rước voi dầy mả, thật là ngu si. /Ngàn năm gấm vóc giang san,/Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây! /Tội kia càng đắp càng đầy,/Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng”. Nước ta có thể tránh được cuộc xâm lăng của thực dân Pháp không? Có hai quan đi ểm trái ng ược nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất là chúng ta không th ể tránh kh ỏi vi ệc r ơi vào vòng đô h ộ c ủa ch ủ nghĩa thực dân vì thực dân hóa là xu th ế lúc b ấy gi ờ, nhi ều dân t ộc ở Á, Phi đ ều không tránh n ổi. Quan điểm thứ hai là Việt Nam có thể tránh được vi ệc bị Pháp xâm l ược, có th ể ch ống xâm l ược th ắng l ợi b ởi dân ta có truyền thống đoàn kết, yêu nước chống ngoại xâm. H ơn nữa, Đ ại Nam là n ước có t ầm c ỡ trung bình, tương đối phát triển trong khu vực còn nước Pháp ở xa và có không ít khó khăn… Thứ ba, về việc chia cắt đất nước, đây là vấn đề đối nội song có liên quan đ ến đ ối ngo ại vì ch ủ quy ền quốc gia bị chia cắt đã làm suy yếu s ức mạnh quốc gia. Trong phân tranh Tr ịnh - Nguy ễn và trong cu ộc nội chiến giữa Đàng trong và Đàng ngoài có trách nhiệm của cả h ọ Trịnh cũng nh ư h ọ Nguy ễn. Ích kỷ, vì lợi ích dòng tộc là bản chất của giai cấp phong ki ến đ ồng thời cũng là xu th ế trên th ế gi ới t ừ tr ước khi hình thành các quốc gia dân tộc. Tất cả những hành đ ộng trên đ ều đáng phê phán, song đó là h ạn ch ế của giai cấp và lịch sử. Giai đoạn các chúa Nguyễn, triều Nguyễn cùng với các vấn đ ề về đ ối ngoại, ngo ại giao là giai đo ạn phức tạp trong lịch sử dân tộc. Chúng ta cần có quan đi ểm khách quan, “công minh l ịch s ử” trong vi ệc đánh giá mặt tích cực, cũng như mặt tiêu cực của các chúa Nguyễn, triều Nguyễn. Trong đánh giá ph ải
- có quan điểm lịch sử và quan điểm giai cấp. Trên đây là vài suy nghĩ cá nhân, do v ấn đ ề r ất ph ức t ạp nên cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Những điều còn ít biết về tài ngoại giao thời Tây Sơn Nhà Tây Sơn đã thực hiện chiến lược ngoại giao đúng đắn, k ịp th ời, m ềm d ẻo và khôn ngoan. Nhờ vậy mà đã đoàn kết được rộng rãi các l ực lượng tiến b ộ ở các nước trong khu v ực, d ập t ắt đ ược xâm lược của quân Xiêm, chế ngự đi đến xóa bỏ dã tâm huy đ ộng quân lính 9 t ỉnh phía Nam c ủa tri ều đình Mãn Thanh tiến vào nước ta hòng trả thù cho 29 v ạn quân Thanh m ới b ị Quang Trung đánh tiêu diệt. Đối với nước Chân Lạp, Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đã khéo ngoại giao đ ể có đ ược sự ủng hộ thường xuyên của người Chân Lạp. Trong chiến dịch Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), Nguy ễn Huệ sử dụng sứ giả đi “giảng hòa” với quân Xiêm là người Chân Lạp. Quân ta d ụ đ ịch vào c ạm b ẫy và tiêu diệt sạch 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm Xoài Mút, đã làm cho “vua Xiêm s ợ Tây S ơn nh ư s ợ c ọp”, cứu nguy cho cả nước Chân Lạp khỏi họa xâm lăng của Xiêm (Theo M ạc th ị gia ph ả c ủa M ạc Th ế Doanh). Đối với các bộ tộc Lào, Quang Trung cũng đã kiên trì xây d ựng quan h ệ ngo ại giao h ữu ngh ị, thân thiết với các chúa Mường và những người Lào yêu nước quanh biên gi ới phía tây n ước ta, đ ặc bi ệt là biên giới Nghệ An lúc đó. Vào các năm 1790, 1791, Lê Duy Chi (em Lê Chiêu Th ống) câu k ết v ới quân Xiêm dùng bàn đ ạp là Lào để tấn công vào Nghệ An nhằm chia cắt và tiêu hao lực l ượng Tây S ơn. Quang Trung đ ược nhi ều tù trưởng Lào ủng hộ mạnh mẽ. Biên niên sử Lào ghi rõ: “Ch ậu Mường (Xiêng Khoảng) đem 3.000 quân phối hợp với quân của Tây Sơn” (Maha Xila Viravông, Lịch sử Lào t ừ thượng c ổ đ ến gi ữa thế k ỷ XIX). Ngoài việc liên kết với người Chân Lạp, người Lào ở phía Tây, Quang Trung t ập trung công tác ngoại giao ở phía Bắc, ngoại giao với nước l ớn mà ta mới chi ến th ắng. Quang Trung đã c ử nh ững nhà ngoại giao tài ba đảm trách. Quang Trung sử dụng Ngô Thì Nhậm chuyên thảo các bức th ư bang giao v ới tri ều Mãn Thanh. Ngô Thì Nhậm với tài văn chương trác việt đã vi ết nh ững thư bang giao r ất m ềm m ỏng, giàu tính nhân văn và cũng không kém phần kiên quyết. Những bức th ư ngoại giao m ẫu m ực c ủa Ngô Thì Nh ậm đã được tập hợp ở sách “Bang giao hảo thoại” nổi ti ếng mà chúng ta đã đ ược đ ọc. Bên c ạnh Ngô Thì Nhậm, Quang Trung còn sử dụng nhiều nhân tài xuất chúng của đ ất nước vào vi ệc bang giao v ới nhà Thanh. Võ tướng có Ngô Văn Sở, Vũ Văn Dũng. Văn th ần có Phan Huy Ích, Vũ Văn Tu ấn, Nguy ễn N ễ,… Về chính trị, công tác ngoại giao t ập trung vào việc buộc nhà Thanh ph ải s ắc phong cho Qu ốc vương Quang Trung, tiến hành đòi lại các lãnh thổ đã bị nhà Thanh xâm chi ếm. Về kinh tế, xin mở cửa ải ở Bình Thủy Cao Bằng, Dụ Thôn ở Lạng S ơn để buôn bán mi ễn thu ế, mở các nhà hàng ở Nam Ninh, tất cả đều được Thanh triều chấp nhận.
- Đặc biệt nhất là về văn hóa. Các nhà ngoại giao nước ta đã làm cho c ả tri ều đình Mãn Thanh, t ừ vua Càn Long đến các đại thần "tâm phục, khẩu phục" nền văn hi ến nước Nam. Vào năm 1790, trong chuyến sứ thần của ta sang chúc th ọ Càn Long, Phan Huy Ích đã so ạn 10 bài từ khúc cho ban nhạc công và vũ nữ nước ta sang bi ểu di ễn đ ể chúc th ọ, đó là các bài: Mãn đình phương; Pháp gia dẫn; Thiên thu tuế; Lâm giáng tiên; Thu ba t ế; B ốc d ưỡng t ử; Y ết kim môn; H ạ thánh triều, Lạc xuân phong; Phượng hoàng các. Sau khi được th ưởng thức các b ản nh ạc dân t ộc đ ặc s ắc tuyệt vời của ta, Càn Long đã nhận xét: “Đó là nh ững ca khúc r ất hợp l ệ và li ệt đ ội nh ạc công vào h ạng Thái Thường cho cung kính” (Đại Thanh thực l ục, q.1351, t ờ 37b). Phan Huy Ích còn làm nhi ều th ơ ứng tác rất được vua, quan nhà Thanh ngợi khen. Bên cạnh Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích có thêm nhân tài ngoại giao khác là Vũ Huy Tu ấn, ông là nhân tài nổi tiếng một vùng được Quang Trung cho mời. Lần đ ầu ông đã ch ối t ừ, l ần sau Quang Trung lại kiên trì cho vời tiếp. Nghe lời cha khuyên, ông đã vào Phú Xuân rồi đ ược c ử đi s ứ. Trong chuy ến đi s ứ đầu tiên ông đã làm cho mọi người ngạc nhiên về tài ứng đối tuyệt v ời. Ta còn nhớ thời Lê Thần Tông, sứ thần Giang Văn Minh có tài ứng đ ối thông minh, s ắc s ảo nhưng quyết liệt, cứng cỏi. Đó là câu: “Đằng Giang tự cổ huyết do h ồng” b ất h ủ. S ứ th ần Giang Văn Minh đã chết bất khuất trước kẻ thù. Thời Quang Trung sứ thần Vũ Huy Tuấn đã ứng đối m ột cách vô cùng khôn khéo, h ết s ức tài hoa, thâm thúy lại mềm dẻo, không quyết li ệt, cứng cỏi, trực di ện nh ưng v ẫn đ ề cao đ ược qu ốc th ể, k ẻ thù không làm gì được mà phải bái phục. Ông được cử đi sứ nhi ều l ần. Đi s ứ v ề ông đ ược thăng Th ượng thư bộ Công, được Quang Trung rất sủng ái. Cứ mỗi l ần ngự giá đi đâu thì voi c ủa Hoàng đ ế đi tr ước, tiếp đến là voi của Vũ Huy Tuấn đi theo sau. Có lần đi sứ, đang ngồi ở công quán Bắc Kinh nhìn th ấy văn t ừ c ủa nhà Thanh g ọi mình là di quan (tức là quan xứ mọi), Vũ Huy Tuấn tức giận, hạ bút viết ngay vào b ốn câu thơ: “Di tự tòng “cung” hựu đới “qua” Ngô bang văn hiến tự Trung Hoa Thần kinh khâm tử An Nam quốc Thử tự thư lai bất diệt ngoa!” Dịch: Chữ “di” là hợp “cung” với “qua” Nước ta văn hiến tựa Trung Hoa Vua Tàu đã gọi An Nam quốc Dùng chữ di này hóa chẳng ngoa! Quả thật là thâm thúy, Vũ Huy Tuấn đã dùng lối “sách t ự” gi ải nghĩa ch ữ “di” là h ợp hai ch ữ “cung” và “qua” đó là hai thứ vũ khí. Ông đã bảo v ới quan l ại nhà Thanh r ằng: Chính b ằng cái “cung” và cái “qua” mà các người gọi ta là “di” đó đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm l ược. Và Vũ Huy Tu ấn không quên nhắc nhở “thiên triều” là nước ta cũng văn hiến như Trung Hoa.
- Có lần thăm “Đằng Vương Các” (nơi đã có Vương Bột đề thơ), ông làm thơ và đ ược kh ắc vào đá để kỷ niệm, đến nay vẫn còn. Nguyễn Nễ (còn gọi là Nguyễn Đề) là anh cùng m ẹ của đ ại thi hào Nguy ễn Du (con bà Li ệt phu nhân Trần Thị Tần người Bắc Ninh) cũng là nhà ngoại giao l ừng danh. Tài ứng tác thơ văn c ủa ông đ ược nhiều danh thần Trung Hoa thán phục. Vào dịp mừng thọ Càn Long 80 tuổi, Nguyễn Nễ được cử làm phó s ứ trong đoàn tu ế c ống. Chính Càn Long phải ban thưởng cho tài ứng đối của ông. Lần sau đi sứ dự lễ truyền ngôi của Càn Long cho Gia Khánh, tài th ơ c ủa Nguy ễn N ễ th ực s ự làm cho các đại thần Mãn Thanh kính phục. Liên tiếp ông đ ược t ặng các b ức đ ại t ự mà nay còn treo ở khu lưu niệm Nguyễn Du tại Tiên Điền, Nghi Xuân quê ông. Các b ức còn l ại là: “Hồng Sơn thế phổ” (Trung Hiếu đại phu Hoàng Phú Thái tặng). “Hoan quận danh gia” (Trung Hiếu đại phu Vương Sĩ Cơ tặng). “Thiên môn tái đăng” (Do cháu 24 đời Chu Văn Công, Chu Lễ tặng). Đặc biệt có bức đại tự nay không còn nữa, có nội dung là: “Tinh sà lưỡng phiếm” do Hàn lâm Lôi Kiệu tặng. (Tinh sà ở đây là “bè sao” chỉ sứ giả tài năng). Phan Huy Ích phải kính trọng tài năng Nguyễn Nễ. Ông làm th ơ ti ễn Qu ế Hiên Nguy ễn N ễ khi đi công cán phía Nam có câu: Ngã Hoan hảo giang sơn Chung bẩm đa kỳ trác… (Sông núi tốt đẹp của Châu Hoan ta Chung đúc nên lắm bậc kỳ tài). Trong các lần tiếp xúc, Nguyễn Nễ được cả Càn Long và Gia Khánh t ặng nhi ều th ứ nh ư: g ấm đoạn, trà sen, ngự dụng, ngọc như ý, văn phòng t ứ b ửu,… Các đại phu Thanh tri ều cùng s ứ th ần Tri ều Tiên đều có thơ tặng Nguyễn Nễ. Khi đi sứ về ông đ ược thăng ch ức T ả Đông ngh ị và đ ược th ưởng 40 mẫu ruộng (Theo Hoan Châu Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả). Nói về ngoại giao thời Quang Trung thì rất nhi ều. Riêng Càn Long đã ph ải vi ết 194 s ắc, d ụ v ề việc bang giao với Quang Trung. Số thư t ừ qua lại giữa nước ta và Thanh tri ều cũng nhi ều l ắm. Nhi ều chuyện hay còn kể mãi đến nay như chuyện “Vương giả, vương th ật”, chuy ện Càn Long b ỏ ra m ột ngày 4.000 lạng bạc để tiếp đoàn “giả vương” An Nam. Chuyện Quang Trung sai Vũ Văn Dũng sang c ầu hôn và đòi lại hai tỉnh Lưỡng Quảng (theo gia phả họ Vũ thì Càn Long đã ch ấp nh ận th ư c ầu hôn c ủa Quang Trung và đồng ý trả lại tỉnh Quảng Tây cho ta để làm ch ỗ đóng đô). Chuy ện Càn Long làm đ ến 6 bài th ơ tặng quốc vương Quang Trung. Chuyện Càn Long t ặng quà cho Quang Trung, cho th ế t ử Quang To ản, cho mẹ Quang Trung và các sứ thần. Chuyện đến lúc Quang Trung qua đ ời Càn Long còn b ị đánh l ừa. Chuyện Càn Long phải bỏ lệ cống người vàng từ thời Lê… Tất cả đều là nh ững thắng l ợi về ngo ại giao xưa nay hiếm. Nhưng có điều chúng tôi tâm đắc nhất là Quang Trung và các s ứ th ần tài ba c ủa chúng ta đã buộc chính Hoàng đế Trung Hoa ngạo mạn Càn Long phải thừa nh ận nước ta là nước văn hi ến.
- Văn hiến thời Quang Trung từ ngọn bút vua Thanh viết ra t ỏ ý tr ọng th ị n ước ta, không ph ải m ột lần mà là đến mấy lần. Thật là điều kỳ diệu trong lịch sử ngoại giao v ới các v ương tri ều Trung Hoa c ủa nước ta. Theo “Cao tông thực lục” quyển 1342, trang 1196 - 1197, thì Càn Long vi ết: “Nay viên Quốc vương đã được phong t ước là thần t ử của Thiên tri ều, khác v ới b ọn b ồi th ần. Năm sau đến kinh đô Chiêm cận, các Tổng đốc, Tuần ph ủ g ặp g ỡ nên theo l ễ tân ch ủ đãi nhau. Các nghi thức tiếp kiến nay giao cho Đại học sĩ cùng b ộ Lễ bàn b ạc k ỹ, tâu lên r ồi ban cho n ước này tuân hành, lại thưởng bài thơ luật để tỏ lòng trẫm ngoại lệ ưu đãi nước văn hi ến (tác gi ả nh ấn m ạnh). Đến hôm sau, ngày 5 tháng một năm Càn Long thứ 54 (21-12-1789), Càn Long l ại d ụ cho các Quân cơ Đại thần như sau: “Tháng 3 năm sau, Quốc vương nước An Nam Nguyễn Quang Bình đ ến kinh đô Chiêm c ận, d ọc đường phải đi qua các tỉnh địa phương được các Đốc, Phủ ti ếp ki ến, đáng dùng l ễ tân ch ủ đãi nhau. Hôm qua mới giáng chỉ lệnh cho Đại Học sĩ hội họp h ội đ ồng b ộ Lễ bàn b ạc k ỹ l ưỡng, l ại đích thân làm thơ ngự chế ban cho, để tỏ ý ưu đãi yêu mến nước văn hiến (tác gi ả nh ấn m ạnh). Căn c ứ b ọn Đ ại h ọc sĩ bàn bạc kỹ về lễ nghi tương kiến rồi tâu lên, nay cho y theo đ ể thi hành. Hãy mang ch ỉ d ụ ngày hôm qua, nghi thức đã bàn định, cùng thơ ngự chế, t ất cả đem cho Tôn Vĩnh Thanh, l ệnh cho viên Tu ần ph ủ chọn một nhân viên rành việc mang đến trấn Nam Quan giao cho Trấn m ục n ước này kính c ẩn chuy ển giao cho Quốc vương nhận lãnh”. (Cao Tông thực lục quyển 1342, trang 1198 - 1199). Xưa nay chúng ta đã rõ về thiên tài quân sự của Quang Trung - Nguy ễn Hu ệ, nay chúng ta ngày càng sáng tỏ hơn về thiên tài ngoại giao của ông, của đội quân ngoại giao hùng h ậu và ki ệt xu ất: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tuấn, Nguyễn Nễ, Ngô Văn S ở, Vũ Văn Dũng… đã mang l ại vinh quang cho nhà Tây Sơn, cho đất nước. Ngoại giao thời Tây S ơn sau chi ến th ắng Đ ống Đa mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789) đã buộc nhà Đại Thanh phải thừa nh ận Quốc v ương An Nam (t ức là th ừa nh ận n ền độc lập của chúng ta), phải thừa nhận nước Nam là nước văn hi ến ngang nh ư Trung Hoa và k ết qu ả cao nhất là chấm dứt vĩnh viễn họa xâm lăng của triều đình Mãn Thanh v ới nước ta. Chúc em gái của chị làm bài tốt nhé!!! Cố gắng lên, học tốt nhé!!!
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn