intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu: Việc tiếp nhận cuốn 'Từ Liên Xô trở về' ở Việt Nam

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Và những sự thật đau lòng, những vấn đề trăn trở Ở đất nước Xô Viết, Gide đã được đón chào với tư cách một người bạn và chính điều đó càng thôi thúc ông nói lên sự thật: "Cần phải nói rằng ở đất nước này khắp nơi tôi được giới thiệu như một người bạn: điều đó được thể hiện qua ánh mắt nhìn của tất cả mọi người, một kiểu như sự chấp nhận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu: Việc tiếp nhận cuốn 'Từ Liên Xô trở về' ở Việt Nam

  1. Việc tiếp nhận cuốn "Từ Liên Xô trở về" ở Việt Nam Và những sự thật đau lòng, những vấn đề trăn trở
  2. Ở đất nước Xô Viết, Gide đã được đón chào với tư cách một người bạn và chính điều đó càng thôi thúc ông nói lên sự thật: "Cần phải nói rằng ở đất nước này khắp nơi tôi được giới thiệu như một người bạn: điều đó được thể hiện qua ánh mắt nhìn của tất cả mọi người, một kiểu như sự chấp nhận. Tôi muốn xứng đáng với điều đó hơn thế; và điều đó thúc giục tôi phải nói", như cách đấy hơn mười năm ông đã buộc phải lên tiếng ở Congo. Vậy ông đã nói gì? Ông đã nói sự thật "những điều trông thấy" khiến ông "đau đớn lòng". Ngay từ phần I, phần chủ yếu ông ca ngợi Liên Xô với những ngày đầu mới đến, ông đã phải "đặt vấn đề". Đang nói về vẻ đẹp của nhiều khu rừng trên đất Xô Viết, ông đã liên hệ ngay đến những vấn đề khiến tâm ông không thể yên: "Nhưng hoàn toàn không phải tôi đến Liên Xô để tìm kiếm các vẻ đẹp đó. Điều quan trọng đối với tôi là con người, là mọi người và đó làđiều người ta có thể làm và người ta đã giải quyết. Khu rừng đang cuốn hút tôi, khu rừng rậm rạp một cách khủng khiếp, ở đó tôi ViÖc tiÕp nhËn... 63 đang lạc lối, đó là khu rừng của những vấn đề xã hội. Ở Liên Xô, những vấn đề đó đòi hỏi bạn và giục giã bạn, đè nặng lên bạn từ mọi phía". Trước hết, đó là vấn đề cuộc sống còn nhiều khó khăn của nhân dân Xô Viết. Gide đã chứng kiến dòng người với con số hàng trăm xếp hàng lặng lẽ khi trời còn rất sớm trước các cửa hàng còn chưa mở cửa ở thủ đô Moscou. Để rồi, khi cửa hàng mở, mọi người không thể được đáp ứng yêu cầu vì hàng hoá quá ít và cũng chỉ có những hàng thiết yếu nhất, không thể có hàng cao cấp. Với chỗ đứng của một người chống lại chủ nghĩa tư bản như ông tự nhận, Gide đã thử giải thích việc khan hiếm hàng hoá và việc chỉ có loại hàng hoá bình thường là bởi không có cạnh tranh trong sản xuất. Đến một nông trường điển hình, thăm nhiều gia đình nông trường viên, Gide nhận thấy các nhà đều giống nhau ở đồ đạc xấu xí. Thăm Sotchi, ca ngợi cảnh đẹp của thành phố nghỉ mát, đồng thời nhà văn nhận ra những điều bất cập đến đau lòng. Những công nhân, viên chức ở công trường xây dựng nhà hát mới được trả lương thấp và phải ở (ông dùng từ parquer trong nguyên văn có nghĩa là bị nhốt) trong những nơi tạm trú gớm
  3. guốc, bẩn thỉu. Không xa khách sạn Sinop sang trọng, đầy đủ tiện nghi là một nông trường được nhà văn ca ngợi bởi sựmẫu mực của nó. Nhưng chỉ cách nông trường một con suối là cả dãy nhà ổ chuột, ở đó, tất nhiên không phải để dành cho những khách nghỉ mát, mà là cho những người thuê: bốn người một phòng 2,5m×2m thuê 2 rúp một tháng một người. Bữa ăn ởnông trường giá chỉ 2 rúp nhưng đó là một điều xa xỉ không thể được phép đối với những người lương chỉ có 75 rúp một tháng. Nhà văn nhận thấy ở Liên bang Xô Viết có quá nhiều người nghèo và ông thú nhận: "Thế mà tôi hy vọng không thấy họ nữa, hoặc thậm chí chính xác hơn: chính là để không nhìn thấy người nghèo nữa mà tôi đã đến Liên Xô". Sự thất vọng của nhà văn là có thể hiểu được: ông đã quá yêu mến ngưỡng mộ đất nước Xô Viết, thậm chí quá hy vọng về những điều tốt đẹp một cách lý tưởng mà đất nước này có thể mang lại. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cho đến khi ông sang thăm mới được gần 20 năm rõ ràng chưa thể làm được những điều mà cả một đời người mơ ước. Rất tiếc, bức tranh hiện thực mà nhà văn quan sát thấy không chỉ ở cuộc sống nghèo nàn về mặt vật chất. Khía cạnh đau buồnđược phát hiện còn từ một hướng khác. Từ những con người và hơn thế, là từ cơ chế bộ máy. Gide đã từng ngợi ca nhân dân Xô Viết là đáng khâm phục. Nhưng, đồng thời, ông nhận ra những mặt chưa thể hài lòng từ những con người ở đất nước ấy.Điều làm ông băn khoăn nhất và cho rằng đó là một trong những việc quan trọng mà chính quyền Staline phải giải quyết, đó là sự trì trệ đến mức trơ ì của dân chúng. Dường như người ta yên phận, hài lòng với tất cả, chấp nhận tất cả, không có phản ứng nào. Theo ông, chính điều đó đã dẫn đến sự không phát triển của xã hội. Ngoài ra, sự tự tôn quá đáng của công dân Xô Viết cũng là một điều đáng phải lưu tâm. Họ không biết đến tình hình nước ngoài. Đã từng có người thốt lên: "Người ta không tìmđủ giấy trên thế giới để kể lại về tất cả những gì mới mẻ tươi đẹp ở Liên Xô ". Đến cả trẻ em cũng thấm nhuần tinh thần "tựhào dân tộc" đến mức khó tin. Công dân Xô Viết tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng ở nước ngoài, mọi việc đều tồi tệ hơn ởLiên Xô. Đối với họ, ngoài Liên Xô, tất cả đều đen tối. Người ta nghi ngờ khi Gide kể là ở Paris có tàu điện ngầm và hỏi ông ởPháp có trường học không. Có người hiểu biết hơn đã giải thích ở Pháp cũng có trường học, nhưng giáo viên đánh học trò. Các thiếu niên ở trại Artek (trại hè của những thiếu niên có thành tích
  4. xuất sắc) đã rất ngạc nhiên khi nghe Gide nói về việc một sốphim Nga chiếu thành công ở Paris vì giáo viên của các em đã tuyên truyền rằng ở Pháp tất cả các phim Nga đều bị cấm. Và có vẻ như các em chẳng mấy tin vào lời của nhà văn Pháp. Gặp gỡ sinh viên Xô Viết, ông được biết tiếng Pháp bị bỏ quên, sinh viên có thể chọn học tiếng Anh hoặc Đức. Nhưng họ nói kém, Gide đã nhận xét vậy. Một sinh viên đã giải thích với ông nguyên nhân của sự kém cỏi đó như sau: "Cách đây vài năm, Đức, Mỹ có thể còn có vài điểm nào đấy khiến chúng tôi phải học tập. Nhưng giờ đây, chúng tôi chẳng có gì phải học người nước ngoài. Vậy nói tiếng của họ phỏng có ích gì?". Chính những điều đó, theo Gide, đã dẫn đến sự trì trệ, không phát triển được ở đất nước Xô Viết. Tệ sùng bái cá nhân là một điểm tệ hại trong bức tranh hiện thực do Gide quan sát thấy và miêu tả lại. Đến thăm một nông trường, ông đã từng ngạc nhiên là nhà nào cũng treo ảnh Staline trong khung cảnh đồ đạc không có gì hoặc nói chung là xấu xí. Trong một cuộc liên hoan tại nhà máy lọc dầu ở vùng ngoại ô Soukhoum, đáp lại lời chúc từ phía đoàn khách Pháp của Gide chúc mừng chiến thắng của lực lượng cách mạng Tây Ban Nha, chúc mừng việc thoát ngục tù của các tù nhân chính trị Đức, Nam Tư, Hungari, những lời chúc cho phong trào cách mạng quốc tế, chỉ là lời chúc sức khoẻ của Staline từ phía đoàn Liên Xô.Ảnh của Staline được treo khắp nơi, tên của Staline được nhắc tới bất kì đâu, lời ngợi ca Staline chiếm chỗ dày đặc trong các diễn văn. Đặc biệt, ở quê hương Staline, hình ảnh của vị lãnh tụ lại càng nhiều. Nhà văn Pháp tự nhủ: "Lòng ngưỡng mộ, tình yêu hay nỗi sợ hãi, tôi không biết; luôn luôn và khắp nơi, ông ta có mặt". Khi đi qua ngôi làng nhỏ nơi Staline đã sinh ra, Gide nghĩ rằng thật hợp lẽ gửi một bức điện từ đó cho Staline để cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của đất nước Xô Viết đã dành cho đoàn của ông. Khi đưa bức điện cho nhân viên bưu điện, Gide đã ngạc nhiên khi được biết đối với Staline không thể dùng ngôi thứ hai số nhiều "vous" một cách thông thường, mà cần phải bổ sung một số tính ngữ như "ngài, vị lãnh tụ của nhân dân lao động" hay "người thầy của nhân dân". Thấy đó là điều phi lý, Gide đã phản ứng lại, nhưng rồi sự giải thích của ông cũng vô ích. "Người ta chỉ đồng ý gửi bức điện nếu tôi thêm một số từ đó vào". Ông đành chấp nhận một cách chán chường và buồn rầu nghĩ đến một khoảng cách đáng sợ và không thể vượt qua giữa Staline và nhân dân Xô Viết.
  5. Sâu sắc hơn thế, Gide đã phát hiện ra ở Liên Xô sự xa rời dần đường lối của cách mạng tháng Mười 1917, cụ thể hơn, đó là sựrời xa dần tư tưởng của Lénine. Ông nhận thấy: "Chuyên chính vô sản (nhà văn nhấn mạnh) người ta hứa với chúng ta thế. Chúng ta còn xa mới đạt đến. Có: chuyên chính, hiển nhiên rồi; nhưng là chuyên chính của một người, không phải chuyên chính của những người vô sản đoàn kết lại, của các Xô Viết". Yêu mến lý tưởng của cách mạng xã hội chủ nghĩa bao nhiêu, hy vọng vào một xã hội mới cho toàn thể loài người bao nhiêu, Gide càng thất vọng bấy nhiêu khi thấy ở đất nước Xô Viết những giá trị vĩnh cửu của loài người như tự do, công bằng, chân lý… bị biến dạng và bỏ qua, đồng thời những gì ông chống lại và phản đối ở xã hội tư sản, ông lại quan sát thấy ở Liên bang Xô Viết như sự bất bình đẳng, sự nghèo đói, đặc biệt là thái độ xu thời (conformisme). Trong cuốn sách nhỏ của mình, Gide đã nhiều lần nhắc đến vấn đề này (qua 4 trong 6 phần của cuốn sách). Ông nhận thấy tháiđộ này đối với dân Xô Viết trở thành một cái gì đó đương nhiên, bình thường. Ví dụ, việc xếp hàng dài trước cửa hàng đối với họ là chuyện quen thuộc. Thực phẩm không ngon, hàng hoá không nhiều và không tốt, đối với mọi người cũng là "chuyện hàng ngày"… Người ta không phản đối, người ta chấp nhận. Thậm chí "để trở thành hạnh phúc, hãy tuân theo". Gide nhận thấy rằng ở Liên Xô, một khi cách mạng đã hoàn thành, xã hội đã ổn định, tinh thần cách mạng (theo ông, đồng nghĩa với tinh thần phê bình, tinh thần "phản biện") không còn được quan tâm đến nữa: "Điều mà người ta đòi hỏi hiện nay, đó là sự chấp nhận, sự tuân theo. Điều mà người ta muốn và yêu cầu, đó là sự chấp thuận tất cả những gì đang xảy ra ở Liên bang Xô Viết, điều mà người ta đang tìm cách giành được, đó là việc chấp thuận này không phải là một cách cam chịu, mà phải chân thành, thậm chí một cách nhiệt tình. Điều đáng ngạc nhiên nhất là người ta làm được điều đó. Mặt khác, chỉ một chút chống đối, một chút phê bình là dẫn đến những sự trừng phạt nặng nề, và ngay lập tức bị bóp nghẹt". Tinh thần này còn được "quán triệt" trong lĩnh vực văn nghệ. Người nghệ sĩ, trước hết phải biết theo thời (tuân theo), phải đúng "đường lối". Tác phẩm chỉ hay và tốt nếu khuôn theo đường lối (être dans la ligne), nếu không sẽ bị ghép vào tội "hình thức chủnghĩa" (formalisme). Gide ngạc nhiên khi thấy ở Liên Xô độc giả không đọc tác
  6. phẩm của Dotxtoievski. Lẽ đương nhiên bài nói chuyện của ông với hội nhà văn và sinh viên đã bị coi là không hợp, không đúng đường lối. Trong cuốn Từ Liên Xô trở về, ôngđã đăng lại bài nói không có dịp phát biểu ấy, trong đó có câu: "Điều mà cuộc cách mạng đã thắng lợi cần và phải mang lại cho nghệ sĩ trước tiên là sự tự do. Không có tự do, nghệ thuật bị mất đi ý nghĩa và giá trị". Là một người rất giàu, sống ở xã hội tư sản, thế nhưng Gide là người chống lại chủ nghĩa tư bản. Ông đã từng khẳng định thái độcủa ông trong Từ Liên Xô trở về là "thái độ chống tư bản của tôi" (mon anticapitalism). Đối với ông, giá trị của một nhà văn là ở sức mạnh phản biện của anh ta đối với những điều "trái tai, gai mắt" trong xã hội. Ông cho rằng một nhà văn lớn, một nghệ sĩlớn, quan trọng nhất phải là người chống lại thói theo thời (anticonformiste). Nhà văn phải dám "lội ngược dòng", điều đó đã là chân lý đối với nhiều nhà văn lớn trên thế giới. Gide hy vọng tìm thấy sức mạnh phản biện như vậy của người nghệ sĩ ở Liên Xô,đất nước mà ông hằng ngưỡng mộ. Nhưng những gì trông thấy ở đất nước đó đã làm ông thất vọng. Có thể ông đã quá hy vọng, thậm chí đến mức ảo tưởng về một thiên đường mà cuộc cách mạng tháng 10 Nga đã khiến cả nhân loại trông chờ. Ông không chỉ thất vọng, mà còn thực sự đau lòng. Trái tim ông đã từng đau đớn hơn mười năm trước những thực tế ông trực tiếp chứng kiến ở Congo. Trong cuốn Từ Liên Xô trở về, sự thất vọng của Gide bị nhân đôi vì còn phải tính đến cả sự thất vọng từ phía Liên Xô. Người ta hy vọng những lời ca ngợi từ Gide, những lời ngợi khen của một nhân vật tầm cỡ quốc tế như ông sẽ làm vẻ vang thêm cho đất nước Xô Viết. Nhưng ông lại không thể theo thời, làm trái với những gì lương tâm ông mách bảo. Với tư cách người bảo vệ một lí tưởng lớn lao, có ý nghĩa toàn nhân loại, ông đã lên tiếng phê phán những điều trông thấy. Ông đã lên tiếng, như khi ở Congo. Và nhữngđiều được nói ra thật nghịch tai. Gide đã gặp phải các loại búa rìu của dư luận. Có đồng tình, và có rất nhiều lời phản đối. Phản đối vì nhiều động cơ rất khác nhau, có lý và vô lý. Ở ngay trên đất Pháp, và ở rất nhiều nước khác. Và chỉ riêng vấn đề này thôi sẽ là đề tài của một bài nghiên cứu khác.
  7. Ngay sau khi cuốn Từ Liên Xô trở về bị công kích, cảm thấy người ta không hiểu và cố tình không hiểu mình, Gide đã công bốtiếp cuốn Bổ sung vào cuốn Từ Liên Xô trở về của tôi (1937), trong đó ông cảnh tỉnh các bạn bè Xô Viết: "Sớm hay muộn, các đồng chí sẽ phải mở mắt ra; sẽ phải mở mắt ra. Các bạn, những người có thiện chí, các bạn sẽ tự hỏi mình: làm sao mà chúng ta có thể nhắm mắt lâu đến thế". Nhà văn khẳng định những hiện trạng đáng buồn ở Liên Xô thời ấy đã khiến làm tăng thêm nỗi lo ngại của ông. Trong cuốn Bổ sung vào cuốn Từ Liên Xô trở về của tôi, tác giả đã cung cấp rất nhiều các con số theo yêu cầu của mọi người vì họ đã không tin vào những gì chính mắt nhà văn "trông thấy". Thực chất, đó toàn là những số liệu ông lấy từ các báo đương thời của Liên Xô như Pravda, Izvestia kêu ca về việc sản xuất kém chất lượng từnhiều ngành khác nhau (sản xuất phụ tùng ôtô; sản xuất thép ở một số nhà máy; sản xuất đĩa hát, v.v…). Ngoài ra, Gide còn cung cấp rất nhiều thông tin khác như sách vở kém chất lượng, bàn ghế hỏng nhiều, thiết bị y tế kém, kim khâu vết mổ bị cong hoặc gãy trong khi mổ, tỷ lệ cửa hàng dược, nhà mẫu giáo, nhà trẻ tính theo tỉ lệ dân còn rất thấp, tai nạn giao thông nhiều, nhà ởcho công nhân xây ẩu, lương công nhân không những thấp mà còn bị tụt đi nhiều so với trước cách mạng tháng Mười. Rất nhiều con số liên quan đến lĩnh vực giáo dục (nạn mù chữ, con số trẻ em không đến trường, trẻ em học đúp, trẻ em trốn học, giáo viên bị chậm trả lương, v.v…) cũng được nêu lên trong cuốn sách của ông. Đặc biệt Gide rất quan tâm đến vấn đề "chệch khỏi đường ray" ở Liên Xô mà ông đã đề cập đến trong cuốn Từ Liên Xô trởvề. Gide phê phán chủ nghĩa quan liêu của nhà nước Xô Viết, sự trì trệ của các Công đoàn, sự bành trướng của lũ người vô dụng, ăn không ngồi rồi với những chức vụ dễ dàng, lương cao. Ông cho rằng: "Thế nhưng bọn người này càng vô dụng, Staline lại càng trông cậy vào sự tận tâm xu thời của chúng". Kết thúc cuốn sách của mình, Gide tuyên bố lần nữa quan niệm sống đồng thời là khát vọng trong sáng tác của ông: "Điều quan trọng là phải nhìn sự vật như chúng vốn có mà không phải như chúng ta mong muốn nó trở thành". *
  8. Giờ đây, chúng ta đã có một độ lùi thời gian khá dài (hơn 70 năm tính từ khi cuốn sách của Gide được công bố) để xem xét lại vấn đề. Nhìn nhận và xem xét lại quá trình tiếp nhận cuốn Từ Liên Xô trở về của Gide ở Việt Nam, chúng ta có thể nhận xét một số điều sau đây. Trước hết, việc "đọc lại" cuốn Từ Liên Xô trở về một cách cụ thể và kỹ càng cho phép chúng ta có những nhận xét khách quan hơn về con người nhà văn cùng với quan niệm nghệ thuật của ông và về cuốn sách đã từng gây "náo động" này. Đặt cuốn sách vào thời điểm cuốn sách ra đời và sau đó vài chục năm, chúng ta thấy rõ ràng với những nội dung nặng hơn về phần phê phán nghiêm khắc như thế của Gide đã không thể vừa lòng người đọc thời ấy. Nó gây sốc thực sự cho một đất nước đang dựng xây, đang cần nhiều hơn những lời động viên, khen ngợi, thậm chí dù cho có nói quá lên so với sự thật. Sau nữa, nó gây sốc cho tất cả những ai đang mong chờ một thiên đường xã hội chủ nghĩa, đang tin tưởng vào những lý tưởng tốt đẹp đã bao người phảiđổ máu xương mới giành lại được. Rất tiếc là cuốn sách của Gide đã ra đời quá sớm, mặc dù ông đã giải thích việc đó ngay trong Lời nói đầu của cuốn sách: "Tôi đã có thể hoãn việc công bố cuốn sách, thậm chí hoãn cả việc viết nó nếu lòng tin của tôi không còn nguyên vẹn, bị lay chuyển, một mặt tin vào việc Liên bang Xô Viết sẽ kết thúc thành công bằng cách vượt qua những khuyết điểm trầm trọng mà nêu ra; mặt khác, và điều này còn quan trọng hơn, tin rằng những khuyếtđiểm riêng của một đất nước không thể làm nguy hại đến chân lý của một sự nghiệp quốc tế, mang tính toàn cầu". Từ năm 1990 đến nay, sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và tiếp theo là sự tan rã của phe xã hội chủ nghĩa sau hơn nửa thếkỷ tồn tại, người ta đã có dịp nhận rõ là với những phẩm chất đáng quý của một nghệ sĩ lớn, Gide đã nhìn thấy trước được nhiều vấn đề lớn trong cuốn sách rất nhỏ của mình. Tệ sùng bái cá nhân Staline là một điều có thực 100%, chế độ chuyên chính của Staline mà Gide cảnh tỉnh từ hồi ấy trong thực tế đã làm hại biết bao người. Sản xuất không có cạnh tranh đã dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá đã không chỉ tồn tại vào thời điểm Gide có mặt tại Liên Xô mà trở thành chuyện bình thường trong suốt nửa thế kỷ ở Liên Xô và trong các nước cùng phe. Vấn đề khoảng cách khá xa giữa người giàu và người nghèo, đặc biệt số lượng người nghèo quá nhiều mà Gide gặp ở nhiều nơi, khiến ông đau lòng thực sự là vấn đề nan giải
  9. của đất nước Xô Viết (thậm chí vẫn còn hậu quả đến ngày nay, mặc dù nó đã chuyển sang thể chế khác). Trong văn học nghệ thuật, không thể phủ nhận một sốthành tựu của nền văn học Xô Viết, nhưng việc khuôn theo "đường lối" rõ ràng đã hạn chế nhiều đến sự phát triển của nền văn học Nga vốn đã phong phú từ trước cách mạng tháng Mười. Cho đến nay, nhiều vấn đề trong nền văn học Nga đã và đangđược xem xét và nhìn nhận lại, nhiều tên tuổi lớn được "trả lại tên", các thước đo, chuẩn mực đánh giá nhà văn, nghệ sĩ đã đượcđiều chỉnh và thay đổi. Bản thân A. Gide cũng đã được "trả lại tên". Người ta không còn gọi ông là "tên phản động", "kẻ phản trắc", "nhà văn suy đồi" nữa. Người ta đã hiểu ông hơn và nhận ra rằng chỉ qua một cuốn sách rất nhỏ như Từ Liên Xô trở về,ông đã chứng tỏ bản lĩnh nghệ sĩ của ông, dám chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm, tin tưởng vào lối đi mình đã chọn và trên "con đường riêng" ấy, ông dũng cảm chống lại tất cả những gì phi lý để bảo vệ cho những giá trị vĩnh cửu của nhân loại. Chắc hẳn giờ đây nếu sống lại, Gide sẽ không phải biện minh nhiều về những việc mình đã làm và số độc giả tiếp nhận, hiểu ông sẽ không phải là số rất ít như hơn nửa thế kỷ trước đây. Cũng nhân việc "đọc lại" cuốn sách Từ Liên Xô trở về, chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm của quá trình tiếp nhận tác phẩm. Thứ nhất, tuy có sự cách biệt khá lớn về không gian giữa Pháp và Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX, nhưng vềthời gian, đây là sự tiếp nhận đồng thời, điều đó chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của người đọc Việt Nam đến cuốn sách bởi nội dung và cách tiếp cận hiện thực gây "náo động" của nó. Thứ hai, độc giả của cuốn sách hồi đó là loại độc giả có lựa chọn. Họ là những trí thức "Tây học". Về trình độ học vấn cũng nhưthái độ chính trị, xã hội có khác nhau, nhưng họ giống nhau ở vốn tri thức phong phú tiếp nhận qua tiếng Pháp (do học ở nhà trường hay tự học). Nhiều người trong số họ đã phần nào có thể hiểu được và cảm nhận những trăn trở của một tâm hồn "phức tạp" như Gide và đánh giá đúng vị thế khó khăn và đầy thử thách của nhà văn Pháp khi viết và xuất bản cuốn sách Từ Liên Xô trở về. Đây là một điều hoàn toàn không dễ dàng. Thứ ba, việc tiếp nhận Gide qua cuốn sách thực chất là sự tiếp nhận về tư tưởng. Điều đó thể hiện qua việc có một số độc giả đã "đọc" và lĩnh hội được những tư tưởng lớn của nhà văn qua cuốn sách Từ Liên Xô trở về cũng như qua việc
  10. tranh luận giữa các cây bút tư sản và vô sản nhân dịp xuất bản của cuốn sách. Trong khi đó, Gide với tư cách nhà văn cách tân tiểu thuyết với tác phẩm Bọn làm bạc giả từng nổi tiếng trước đó cả mười năm lại hầu như không được nhắc tới ở Việt Nam. Thứ tư, việc nghiên cứu tiếp nhận văn học ở Việt Nam thường rất khó khăn, trước hết là do sự không chính xác từ các tư liệu. Trường hợp nghiên cứu Từ Liên Xô trở về cũng gặp phải những trở ngại như vậy. Ví dụ, một số tác giả trong bài của mình đã cung cấp thông tin Gide là Đảng viên và bị khai trừ ra khỏi Đảng khi xuất bản cuốn Từ Liên Xô trở về, trong khi đó thực sựkhông phải là vậy. Hoặc trong các bài liên quan đến vấn đề này, người đọc thường được cung cấp thông tin giả định, thiếu chính xác khiến việc đánh giá trở nên khó khăn. Vì vậy, nhiều khi chúng ta chỉ có thể hài lòng với kết quả nghiên cứu ở mức tương đối và cần được bổ sung tiếp về sau này. Điểm cuối cùng, sau khi có dịp nghiên cứu kỹ hơn những gì liên quan đến cuốn Từ Liên Xô trở về ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy, một văn bản dù là rất nhỏ về khối lượng, nhưng có thể liên quan đến những vấn đề rất lớn. Điều đó, đương nhiên phụ thuộc vào tài năng, tầm vóc của từng tác giả. Qua "sự kiện" Từ Liên Xô trở về, nhà văn Pháp đã dạy ta được nhiều điều: phải biết tin tưởng vào trái tim mình, vào tấm lòng thành thực của mình và con đường đã chọn tuy nó đầy chông gai và thử thách, bởi conđường đó đi theo chiều "lội ngược dòng". Bản lĩnh của người nghệ sĩ thể hiện chính là ở chỗ này. Qua sự thăng trầm của cuốn sách nói riêng, cuộc đời và sự nghiệp của Gide nói chung, chúng ta thấy là mỗi một văn bản là một cấu trúc mở. Nó liên tụcđược quan tâm và "đọc lại" nếu như thực sự có chứa nội dung, thực sự nó chứa tư tưởng. Việc đọc lại qua nhiều thế hệ ngườiđọc khác nhau, qua nhiều không gian địa lý, chính trị, xã hội, văn hoá khác nhau chắc chắn sẽ khiến văn bản văn học được tái tạo và liên tục được mở rộng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2