Tài nguyên giáo dục mở - Yếu tố tương lai tích cực cho phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của trường Đại học Hạ Long
lượt xem 3
download
Bài viết với mục tiêu mong muốn tài nguyên giáo dục mở vượt qua những thách thức để trở thành một trong những yếu tố giúp Trường Đại học Hạ Long thực hiện tốt sứ mạng của mình là đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về khoa học, công nghệ, kinh tế, giáo dục và xã hội nhân văn; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và khu vực đồng bằng Bắc Bộ để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 là ổn định mô hình đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ năng động, có uy tín ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài nguyên giáo dục mở - Yếu tố tương lai tích cực cho phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của trường Đại học Hạ Long
- TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ - YẾU TỐ TƯƠNG LAI TÍCH CỰC CHO PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG NCS. Lê Mạnh Hà1, Trần Thị Hồng Nhiên1 1. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG Ở nước ta, khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, điều đó thể hiện rõ trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII đã nêu: “Các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống”. Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học cần có những thay đổi để bám sát hơn với tình hình thực tiễn. Thực hiện nhiệm vụ này, Trường Đại học Hạ Long đã triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của tỉnh Quảng Ninh; ưu tiên kinh phí đầu tư phòng thí nghiệm, khu thực nghiệm, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, hoạt động dạy và học; hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học, bài báo đăng tạp chí khoa học trong và ngoài nước; động viên, khen thưởng kịp thời tới các đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động khoa học... Để thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 13/3/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ 1 Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Hạ Long.
- 426 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ tỉnh Quảng Ninh: “Xây dựng, phát triển Trường Đại học Hạ Long sớm trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước” hoạt động khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Hạ Long đã định hướng: (1) xác định là cơ sở giáo dục đại học: đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, mục tiêu nghiên cứu tập trung vào hai loại hình là nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai; (2) bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Hoạt động khoa học và công nghệ bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp, nhà trường tập trung đầu tư các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực: dịch vụ du lịch, dịch vụ giáo dục, khoa học môi trường, kỹ thuật thủy sản… khoa học và công nghệ gắn với dịch vụ, đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ theo xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; (3) thành lập Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ thuộc Trường. Trung tâm có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Vịnh Hạ Long, Trung tâm Sáng tạo Microsoft Hạ Long, các đơn vị trong nhà trường, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia trong và ngoài nước, cùng nghiên cứu triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan đến các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của xã hội trên cơ sở phát huy những thế mạnh của Trường, xây dựng cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở vật chất tạo môi trường nghiên cứu tốt cho các nhóm nghiên cứu; (4) ưu tiên nguồn kinh phí cho những nhiệm vụ gắn với giải pháp thiết thực cho sự phát triển của Trường và của Tỉnh, tạo các sản phẩm khoa học và công nghệ không chỉ phục vụ các hoạt động của trường mà còn phục vụ cuộc sống, phục vụ xã hội; (5) tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình hợp tác với các trường đại học, tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài nước, trong đó ưu tiên triển khai những nhiệm vụ gắn với việc xây dựng chương trình đào tạo, nghiên cứu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Những định hướng trên sẽ nâng cao chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Hạ Long, tạo các sản phẩm khoa học công nghệ có tính khoa học, tính ứng
- PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 427 dụng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của trường, của tỉnh và của xã hội trong thời kỳ hội nhập. 2. THỰC TRẠNG HỌC LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG Trong hoạt động khoa học và công nghệ, thư viện luôn có một vị trí vô cùng to lớn. Có thể khẳng định rằng, không thể có một trường đại học chất lượng nếu không có thư viện đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Trường Đại học Hạ Long đã dành nguồn kinh phí không nhỏ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chú trọng đầu tư nguồn tài nguyên thông tin, bổ sung, số hóa tài liệu phục vụ các hoạt động khoa học và công nghệ. Cán bộ thư viện chú trọng đến yêu cầu của bạn đọc, lấy bạn đọc làm mục tiêu phấn đấu dần hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ thông tin. Học liệu của thư viện nhà trường tại hai cơ sở có gần 17.000 tên tài liệu với gần 91 000 bản, 01 cơ sở dữ liệu thư mục tra cứu tài liệu, 01 cơ sở dữ liệu trực tuyến với hơn 1.200.000 tài liệu số hóa, được chia sẻ từ nguồn tài nguyên thư viện tỉnh, thư viện các trường đại học. Bằng những hoạt động của mình, các thư viện nói chung và thư viện trường Đại học Hạ Long nói riêng đã hỗ trợ đắc lực trong việc tạo ra một môi trường khoa học và công nghệ đa dạng của nhà trường theo những cách: (1) phát triển nguồn tài nguyên thông tin phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu khoa học và công nghệ của học giả và sinh viên trong trường; (2) thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo và trung tâm nghiên cứu, cung cấp dịch vụ thông tin chuyên sâu với chất lượng cao, tiếp cận lịch trình nghiên cứu của nhà trường; (3) hỗ trợ và phục vụ cộng đồng học thuật trong việc khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên thông tin có tại trường và các cơ sở thông tin - thư viện mà thư viện có quan hệ hợp tác; (4) không ngừng nghiên cứu và cải tiến nhằm đảm bảo sự phát triển công nghệ hiện tại và trong tương lai đều được áp dụng để chuyển tải các dịch vụ thông tin chất lượng cao tới nhà khoa học và công nghệ. Thư viện có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin, tư liệu phục vụ khoa học và công nghệ cho toàn thể cán bộ, sinh viên nhà trường, đồng thời sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ người dùng tin từ bên ngoài bằng nhiều hoạt động.
- 428 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Trong bối cảnh hiện nay, khi mạng máy tính đã trở thành phổ biến và rộng khắp trên toàn cầu thì việc phát triển thông tin điện tử càng được đặc biệt chú trọng. Số hóa tài liệu, trước hết, ưu tiên nguồn tài liệu nội sinh như giáo trình, luận văn, luận án, kết quả đề tài khoa học, bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo… Kho tài nguyên số này, ngoài mục đích trực tiếp phục vụ thông tin, tài liệu cho nghiên cứu khoa học và công nghệ chất lượng cao còn làm tiền đề cho việc triển khai các dịch vụ nội dung số, từng bước góp phần xây dựng trường đại học trở thành đại học nghiên cứu, đại học số hóa. 3. TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ - YẾU TỐ TƯƠNG LAI TÍCH CỰC CHO PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÓI CHUNG VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG NÓI RIÊNG Hoạt động khoa học và công nghệ không thể thiếu trong các cơ sở giáo dục đại học. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài về đổi mới sáng tạo. Đồng thời tạo ra các sản phẩm trí tuệ nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm của các ngành và địa phương. Trong đổi mới mục tiêu đào tạo từ cung cấp kiến thức là chính sang giúp sinh viên phát huy năng lực và phẩm chất thì hoạt động khoa học công nghệ trong các trường đại học càng đóng vai trò quan trọng hơn. Sinh viên cần được trải nghiệm qua hoạt động nghiên cứu khoa học để rèn luyện phương pháp tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Uy tín của trường đại học thường gắn liền với những sản phẩm mà nhà trường đã tạo ra. Kết quả nghiên cứu khoa học vì thế có trọng số rất cao trong xếp hạng các trường đại học thế giới. Với đặc thù là cơ sở giáo dục cao nhất, các trường đại học hội tụ các nhà khoa học hàng đầu. Họ vừa là người sử dụng thông tin vừa là người sản xuất thông tin. Điều này đặt thư viện vào những thách thức không nhỏ nhưng cũng tạo cho thư viện những thuận lợi to lớn. Thư viện số và truy cập mở là hai vấn đề luôn đi liền với nhau. Thư viện số hướng tới sự thuận lợi trong khai thác thông tin: mọi lúc,
- PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 429 mọi nơi. Trong khi đó, truy cập mở hướng tới một cộng đồng chia sẻ thông tin không bị rào cản bởi vấn đề bản quyền. Trong môi trường học thuật, các học giả ủng hộ việc truy cập miễn phí đến các nguồn tài liệu học thuật. Tuy nhiên, quyền tác giả và sở hữu trí tuệ được bảo vệ bởi luật pháp. Thư viện số phù hợp cho việc lưu giữ và phân phối các tài nguyên giáo dục mở. Thư viện số có thể quản lý nội dung số theo chuẩn dữ liệu số, điều này giúp cho việc đánh chỉ mục và xây dựng các mục lục liên hợp được dễ dàng. Thư viện số cung cấp đa truy cập. Học liệu số là cơ sở để triển khai các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ có ứng dụng công nghệ. Về bản chất, sinh viên và các nhà khoa học và công nghệ khi tìm kiếm tài liệu tham khảo cần phải nhận thức rõ là càng nhiều nội dung được mở, nhiều nội dung được cung cấp và dễ dàng truy cập thì càng hỗ trợ tốt cho hoạt động nghiên cứu của họ. Họ biết được những kết quả nghiên cứu trước đó để tránh triển khai những nghiên cứu trùng lặp làm mất thời gian và kinh phí. Thực tế là không một thư viện đại học nào có đủ tiềm lực tài chính để đáp ứng toàn bộ nhu cầu về thông tin trong một trường đại học, vẫn có những khoảng trống về nhu cầu không được đáp ứng để ưu tiên cho những lĩnh vực có nhu cầu vượt trội. Kể cả nhóm có nhu cầu vượt trội này thì mức độ bảo đảm thông tin cũng không được toàn bộ so với nhu cầu. Điều này dẫn đến các thư viện tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài thư viện để bù vào phần thiếu hụt này. Và lẽ dĩ nhiên đối tác mà các thư viện nghĩ đến là các thư viện trong cùng hệ thống hoặc cùng lĩnh vực. Với sự xuất hiện của thư viện số, hợp tác giữa các thư viện sẽ dễ dàng hơn và chia sẻ tài nguyên giáo dục mở sẽ thuận lợi hơn khi các nguồn lực đã được số hóa và tuân theo các chuẩn nhất định. Tại Hội thảo quốc tế “Đề xuất chính sách thúc đẩy tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học Việt Nam”, do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ mở - Bộ Khoa học và Công nghệ và Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam tổ chức. GS. TS. Nguyễn Văn Kim đã
- 430 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ khẳng định, phát triển nguồn học liệu phục vụ công tác đào tạo trong trường đại học là yêu cầu cấp thiết đặt ra với bất kỳ trường đại học nào. Có thể khẳng định, học liệu ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong trường đại học cũng như có mối quan hệ chặt chẽ với giảng viên, sinh viên. “Là một quốc gia đang phát triển, đối với Việt Nam, học liệu mở càng mang ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Đây sẽ là nguồn tài nguyên học thuật rất quý giá, hỗ trợ đắc lực hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, giúp giải quyết căn bản khó khăn về học liệu đại học từ nhiều năm nay”. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO), tài nguyên giáo dục mở có thể được coi là bất cứ tài liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi/ miền công cộng hoặc được phát hành theo một giấy phép mở, bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách hợp pháp các tài liệu này. Tài nguyên giáo dục mở có thể là giáo trình, khung chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng, bài luận, các bài kiểm tra, các kết quả dự án, kết quả nghiên cứu, các video và hình ảnh động. Tài nguyên giáo dục mở bao gồm ba nhóm thành phần cơ bản: (1) nội dung học tập: đó là các khóa học, tài liệu học tập, bộ sưu tập, hay tạp chí; (2) các công cụ để phát triển, sử dụng, tái sử dụng và phân phối nội dung học tập, cũng như việc tìm kiếm và tổ chức nội dung, hệ thống quản trị học tập, công cụ phát triển nội dung, và các cộng đồng học tập; và (3) nguồn lực để thực hiện: đó là các giấy phép về quyền sở hữu trí tuệ để thúc đẩy xuất bản các tài liệu mở, đó là những nguyên tắc để triển khai cũng như bản địa hóa nội dung. Với chức năng cơ bản của mình là cung cấp học liệu cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu, thư viện sẽ là nơi thu thập, lưu trữ, phân phối và chia sẻ nguồn tài nguyên giáo dục mở của trường đại học. Với nghiệp vụ và cơ sở hạ tầng của mình, các thư viện sẽ tổ chức nguồn học liệu, kết nối và cung cấp nguồn học liệu cho cộng đồng sử dụng chung. Với xu thế người sử dụng là sinh viên thường khai thác thông tin trực tuyến trên Internet, các thư viện cần phải thay đổi hướng tiếp cận phục vụ đối tượng chính của họ: tài liệu và trực tuyến - tài nguyên giáo dục mở đáp ứng được yêu cầu này.
- PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 431 Các trường đại học có thể hợp tác xây dựng và chia sẻ nội dung trên cơ sở các nguồn học liệu mà họ có sẵn: bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo, luận văn, luận án, đề tài khoa học - đây là những tài liệu nội sinh. Họ sẽ tiến hành chuyển đổi những nguồn tài liệu thuộc quyền sở hữu của họ sang dạng mở, tránh không sử dụng các tài liệu mà họ không nắm bản quyền. Đây cũng là điều kiện đảm bảo để tài nguyên giáo dục mở không vi phạm bản quyền. Các ý kiến cho rằng phát triển tài nguyên giáo dục mở nên theo hướng chuyên ngành đặc thù. Có như vậy nội dung sẽ được tập trung, chuyên sâu và chất lượng hơn. Đối với từng môn học hay lĩnh vực chuyên môn cụ thể thì ưu tiên xây dựng những tài liệu tài nguyên giáo dục mở hạt nhân - bắt buộc trước, tiếp theo đó mới xây dựng các tài liệu chuyên khảo. Bên cạnh đó, kênh phân phối có thể nhiều nguồn khác nhau như: tài liệu in, tài liệu số hoá, tài liệu trên CD/DVD. Tài nguyên giáo dục mở đang tạo ra cơ hội lớn cho giáo dục đại học Việt Nam, mà cụ thể là các trường đại học trong việc tiếp cận đến nguồn học liệu có chất lượng với chi phí thấp nhất để nâng cao chất lượng nghiên cứu. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, chưa được tiếp cận một cách đầy đủ, hơn nữa chưa có một cơ chế pháp lý cụ thể dẫn đến tài nguyên giáo dục mở chưa phát triển được. Xây dựng tài nguyên giáo dục mở phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến vấn đề pháp lý, chính sách, tài chính, công nghệ, phát triển nội dung và sự hợp tác giữa các bên. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các trường đại học và các doanh nghiệp là điều cần thiết để tạo ra một hệ sinh thái cho tài nguyên giáo dục mở. Một trong những yếu tố quan trọng là xây dựng được hành lang pháp lý và chiến lược phát triển tài nguyên giáo dục mở ở cấp độ quốc gia để làm cơ sở nền tảng cho triển khai tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam. Các trường đại học nói chung và Trường Đại học Hạ Long nói riêng thực sự mong muốn tài nguyên giáo dục mở vượt qua những thách thức để trở thành một trong những yếu tố giúp Trường Đại học Hạ Long thực hiện tốt sứ mạng của mình là đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về khoa học, công nghệ, kinh tế, giáo dục và xã hội nhân văn; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao
- 432 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và khu vực đồng bằng Bắc Bộ để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 là ổn định mô hình đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ năng động, có uy tín ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huy Chương (2017), “Đổi mới dịch vụ thư viện đại học phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao”, Kỷ yếu Hội thảo Dịch vụ thông tin thư viện trong xã hội hiện đại, tr.86-91. 2. Đỗ Văn Hùng (2016), “Tài nguyên giáo dục mở và nhận diện các yếu tố tác động đến việc phát triển tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (Số 4/2016), tr. 25-34,52. 3. Đỗ Văn Hùng (2017), “Tài nguyên giáo dục mở - yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục đại học và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia”, Thông tin và Tư liệu (5/2017), tr. 3-14. 4. Đỗ Văn Hùng (2016), “Thư viện số trong bối cảnh thay đổi môi trường học tập của giáo dục đại học”, Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng thư viện số và tài nguyên số, tr. 29-45. 5. Trần Trung Vỹ (2018), “Định hướng hoạt động khoa học và công nghệ tại trường Đại học Hạ Long đến năm 2020”, Thông tin khoa học trường Đại học Hạ Long (03/2018), tr. 4-8. 6. Đại học Quốc gia Hà Nội (05/8/2019), Hội thảo quốc tế: Thúc đẩy tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học Việt Nam, truy cập từ https:// www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N19704/ Hoi-thao-quoc-te:-Thuc-day- tai-nguyen-giao-duc-mo-trong-giao-duc-dai-hoc-Viet-Nam.htm ngày 05/8/2019 7. Vietnamnet (18/5/2017), Hoạt động khoa học công nghệ ở trường đại học thay đổi thế nào?, truy cập từ https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/ khoa-hoc/hoat-dong-khoa-hoc-cong-nghe-o-truong-dai-hoc-thay-doi- the-nao-373590.html ngày 06/8/2019.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn về nguồn tài nguyên Giáo dục mở (OER) trong Giáo dục Đại học
28 p | 108 | 8
-
Vai trò của tài nguyên giáo dục mở và truy cập mở trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam
6 p | 74 | 4
-
Tài nguyên giáo dục mở qua mô hình phân tích SWOT tại đại học Việt Nam hiện nay
8 p | 35 | 4
-
Chiến lược công nghệ để phổ biến tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học
6 p | 11 | 3
-
Phát triển tài nguyên giáo dục mở trong hoạt động nghiên cứu khoa học
3 p | 30 | 3
-
Đề xuất chính sách và tổ chức thực hiện việc phát triển tài nguyên giáo dục mở cho giáo dục đại học Việt Nam
19 p | 29 | 3
-
Thư viện số, tài nguyên giáo dục mở góp phần thúc đẩy giáo dục mở Việt Nam
5 p | 60 | 3
-
Sự cần thiết xây dựng khung pháp lý phát triển tài nguyên giáo dục mở cho giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và hướng tới chuyển đổi sang khoa học mở
16 p | 12 | 2
-
Phát triển giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở - Một phương thức bảo đảm quyền tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học
21 p | 11 | 2
-
Cấp phép sử dụng tài nguyên giáo dục mở - Tiếp cận từ pháp luật về quyền tác giả
18 p | 29 | 2
-
Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở trong hoạt động giáo dục đại học
12 p | 32 | 2
-
Luật giáo dục song hành cùng quá trình xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở
9 p | 26 | 2
-
Tài nguyên giáo dục mở tại Pháp và kinh nghiệm cho tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam
10 p | 23 | 2
-
Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay
10 p | 23 | 2
-
Xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở ở các trường đại học
5 p | 27 | 2
-
Tác động của tài nguyên giáo dục mở đến việc xây dựng và phát triển nền giáo dục mở
8 p | 35 | 1
-
Mô hình quản lý tài nguyên giáo dục mở (OER) cho trường đại học
18 p | 18 | 1
-
Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở trong bối cảnh của giáo dục mở và chuyển đổi số
6 p | 39 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn