intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài nguyên nước dưới đất ở vùng Nam Trung bộ và đề xuất một số giải pháp khai thác, bảo vệ hợp lý

Chia sẻ: Nhan Chiến Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo "Tài nguyên nước dưới đất ở vùng Nam Trung bộ và đề xuất một số giải pháp khai thác, bảo vệ hợp lý" trình bày những kết quả nghiên cứu mới nhất về tài nguyên nước dưới đất ở vùng Nam Trung Bộ. Tài nguyên nước dưới đất ở vùng Nam Trung Bộ được hình thành chủ yếu từ nguồn nước mưa và các nguồn nước mặt. Đây là một trong những vùng khô hạn nhất Việt Nam và tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng ở một số nơi (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài nguyên nước dưới đất ở vùng Nam Trung bộ và đề xuất một số giải pháp khai thác, bảo vệ hợp lý

  1. 557 TÀI NGUYÊN NƢỚC DƢỚI ĐẤT Ở VÙNG NAM TRUNG BỘ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC, BẢO VỆ HỢP LÝ Ngô Tuấn Tú* Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam Tóm tắt Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu mới nhất về tài nguyên nƣớc dƣới đất (NDĐ) ở vùng Nam Trung Bộ. Tài nguyên nƣớc NDĐ ở vùng Nam Trung Bộ đƣợc hình thành chủ yếu từ nguồn nƣớc mƣa và các nguồn nƣớc mặt. Đây là một trong những vùng khô hạn nhất Việt Nam và tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu nƣớc nghiêm trọng ở một số nơi (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận). Với mật độ sông suối thấp, mùa khô kéo dài tới 8 tháng trong khi tổng lƣợng dòng chảy mùa này chỉ chiếm từ 17,1 - 46%. Điều đó cho thấy nguồn bổ cập cho NDĐ từ các dòng mặt rất hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu nƣớc thƣờng xuyên, nhất là vào các tháng mùa khô. Tiềm năng tài nguyên NDĐ dự báo và trữ lƣợng có thể khai thác NDĐ vùng nghiên cứu xác định đƣợc bằng phƣơng pháp giải tích cho thấy: tổng lƣợng nƣớc tích chứa là 110.021,6 x 106m3 (nƣớc nhạt: 106.295x106m3, nƣớc mặn: 3.726,6 x 106m3); tổng lƣợng bổ cập tự nhiên là 5.952.566m3/ng (nƣớc nhạt: 5.155.770m3/ng, nƣớc mặn: 796.796m3/ng); tổng tài nguyên NDĐ dự báo là 14.753.949m3/ng (nƣớc nhạt: 13.584.494m3/ng, nƣớc mặn: 1.169.455m3/ng); tổng trữ lƣợng nƣớc nhạt có thể khai thác là 4.075.355m3/ng. Trên cơ sở tiềm năng trữ lƣợng NDĐ dự báo và trữ lƣợng nƣớc nhạt có thể khai thác, đã đề xuất các giải pháp khai thác, bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên này. Từ khóa: Tầng chứa nước, tài nguyên nước dưới đất, trữ lượng có thể khai thác, bảo vệ nước dưới đất. 1. Đặt vấn đề Đối với vùng Nam Trung Bộ, nƣớc dƣới đất hạn chế, trong khi đó sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng khá mạnh mẽ, cùng với sự gia tăng dân số trong những thời gian qua đã làm gia tăng áp lực rất lớn lên nguồn tài nguyên nƣớc quý hiếm này. Do phân bố ven biển nên nguồn NDĐ vùng Nam Trung Bộ dễ bị tổn thƣơng về xâm nhập mặn và ngày càng bị ảnh hƣởng nhiều bởi yếu tố biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của vùng, thì nƣớc dƣới đất sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nƣớc. Để đáp ứng đƣợc đòi hỏi này, việc đánh giá tiềm năng tài nguyên NDĐ dự báo và trữ lƣợng có thể khai thác là một nhiệm vụ rất cần thiết và không thể thiếu đƣợc để phục vụ công tác quản lý, quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên này. 2. Khái quát vùng nghiên cứu 2.1. Đặc điểm tự nhiên Vùng nghiên cứu Nam Trung Bộ, thuộc miền Địa chất thủy văn Nam Trung Bộ (Nguyễn Viết Phổ và nnk, 1992) và theo phân chia Bản đồ Hành chính Việt Nam gồm có 8 tỉnh, * Ngày nhận bài: 24/02/2022; Ngày phản biện: 28/3/2022; Ngày chấp nhận đăng: 10/4/2022 * Tác giả liên hệ: Email: ngotuantunt@gmail.com
  2. 558 thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phƣớc; phía tây giáp các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Lâm Đồng; phía Đông giáp Biển Đông. Theo số liệu Niên giám Thống kê năm 2019 của các tỉnh Nam Trung Bộ, cho thấy: Tổng diện tích toàn vùng khoảng 44.360,7km2, dân số 9.371.119 ngƣời. Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng Nam Trung Bộ, bao gồm các dải đồng bằng ven biển với chiều ngang hẹp, có nguồn gốc tích tụ từ các thành tạo sông, biển, gió,... xen đồi sót, độ cao thay đổi 5 - 60m. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng và có xu hƣớng thoải dốc dần về phía biển. Vùng Nam Trung Bộ có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8. Khí hậu vùng thuộc loại khô hạn với nền nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình năm từ 24,5 - 27,2 oC; số giờ nắng vào loại cao khoảng 2.300 - 2.600 giờ; độ ẩm không khí thấp chỉ đạt trung bình năm là 75 - 82%; lƣợng bốc hơi rất lớn, trung bình đạt khoảng 1.300 - 1.800 mm/năm. Những đặc trƣng khí hậu này đã ảnh hƣởng rất lớn đến tài nguyên nƣớc, nhất là trong mùa khô. Vùng Nam Trung Bộ có hai hệ thống sông lớn: sông Thu Bồn và sông Ba; các sông nhỏ hơn nhƣ: Trà Khúc, Kôn, Kỳ Lộ, Cái (Nha Trang), Cái (Phan Rang), Lũy,… và 40 sông nhỏ độc lập khác. Tất cả các sông đều bắt nguồn từ vùng núi cao ở dãy Trƣờng Sơn, chảy trực tiếp ra biển. Thƣợng lƣu các sông là vùng núi có độ dốc khá lớn, còn hạ lƣu là các vùng đồng bằng có độ dốc giảm dần. Tổng lƣợng dòng chảy trung bình nhiều năm của vùng khoảng 64,7 km3. Hệ thống sông Thu Bồn có nguồn nƣớc dồi dào nhất trong vùng là 20,1km3. Hệ thống sông Ba là 9,5km3; các sông khác đều có tổng lƣợng dòng chảy năm < 5km3. Mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm từ 5 - 10 l/s.km2 ở vùng ven biển và đến hơn 80 l/s.km2 ở vùng núi (Ngô Tuấn Tú và nnk, 2018). 2.2. Đặc điểm địa chất thủy văn Cấu trúc địa chất của vùng Nam Trung Bộ phát triển chủ yếu theo hƣớng Đông - Tây. Hệ thống các đứt gãy kiến tạo cũng phát triển mạnh, phức tạp. Các thành tạo trầm tích lỗ hổng bở rời rất phổ biến, phủ không khớp đều lên các đá móng có tuổi từ Akeinozoi đến Neogen. Các thành tạo macma xâm nhập chiếm diện tích khá lớn, các đá biến chất cổ nhất nƣớc ta có mặt ở phía Tây Bắc vùng nghiên cứu, trong khi đó các thành tạo cacbonat hầu nhƣ vắng mặt. Từ đặc điểm nêu trên, kết hợp với kết quả tổng hợp, nghiên cứu hiện có, có thể phân chia vùng Nam Trung Bộ thành 12 tầng chứa nƣớc (TCN) lỗ hổng, khe nứt và khe nứt - lỗ hổng; 5 thành tạo địa chất rất nghèo nƣớc và 26 phức hệ magma xâm nhập không chứa nƣớc (Ngô Tuấn Tú và Nguyễn Ton, 2010; Ngô Tuấn Tú và nnk, 2018), đƣợc thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Bảng phân tầng địa chất thủy văn vùng Nam Trung Bộ Ký hiệu TT Dạng tồn tại Tên tầng chứa nƣớc TCN 1 TCN lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ không phân chia q 2 Nƣớc lỗ hổng TCN lỗ hổng trong trầm tích Holocen qh 3 TCN lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen qp TCN khe nứt - lỗ hổng trong đá phun trào 4 β(n2-qp) Nƣớc khe nứt, bazan Pliocen-Pleistocen 5 khe nứt - kartơ Tầng chứa nƣớc khe nứt trong đá trầm tích Neogen n 6 TCN khe nứt trong đá trầm tích Jura dƣới - giữa j1-2
  3. 559 Ký hiệu TT Dạng tồn tại Tên tầng chứa nƣớc TCN 7 TCN khe nứt trong đá trầm tích phun trào Trias t 8 TCN khe nứt - kartơ trong đá trầm tích Carbon - Permi c-p 9 TCN khe nứt trong đá trầm tích Devon d 10 TCN khe nứt trong đá trầm tích biến chất Ocdovic - Silua o-ε 11 TCN khe nứt trong đá trầm tích biến chất Cambri - Silua ε-s 12 TCN khe nứt trong đá trầm tích biến chất giới Proterozoi pr 1 Hệ tầng Nha Trang Knt 2 Các thành tạo Hệ tầng Đơn Dƣơng K2đd 3 địa chất rất Hệ tầng Đèo Bảo Lộc J3đbl 4 nghèo nƣớc Hệ tầng Măng Yang T2my 5 Các thành tạo đá trầm tích biến chất Arkei ARxlc γaD1dl, vaT3cѵ, γaT3hѵ, - Gồm có 26 phức hệ magma xâm nhập có ρbn, Sdb,  T2vc, -- Các thành tạo tuổi từ Arkei đến Cenozoi. Chúng phân bố Kđc, Arkp, Arsb, Arpmk, 1 địa chất không rộng khắp trong vùng, tạo nên các núi cao PR1cr, PR1tmr, PR2 pm, chứa nƣớc trung bình, đá cấu tạo khối, hầu nhƣ không nứt nẻ, không có khả năng chứa nƣớc. pr, cm, N2 pt,J3đq1, K2nđ,… Các TCN Holocen (qh) và Pleistocen (qp) có ý nghĩa đặc biệt đối với vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, các TCN này thƣờng có bề dày nhỏ, phần tiếp giáp biển thƣờng bị nhiễm mặn, nên khả năng cấp nƣớc bị hạn chế. Điều đó cho thấy, việc giải quyết nƣớc cho ăn uống sinh hoạt và phát triển kinh tế, xã hội, nhất là vào mùa khô là vấn đề khó khăn luôn đƣợc đặt ra trong nhiều năm nay, đặc biệt đối với các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Thực tế đòi hỏi phải xác định đầy đủ, chính xác tiềm năng tài nguyên NDĐ, để từ đó đƣa ra các giải pháp khai thác sử dụng, bảo vệ hợp lý, đi đôi với bổ sung nhân tạo NDĐ, nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của các đối tƣợng sử dụng nƣớc trong vùng. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp tính toán tài nguyên NDĐ dự báo Tài nguyên NDĐ dự báo cho biết tiềm năng NDĐ ở một lãnh thổ nghiên cứu (một vùng thăm dò, một cấu trúc địa chất thủy văn, một lƣu vực sông…), nó đƣợc cấu thành từ hai nguồn chính là nguồn tài nguyên tích chứa trong các TCN bao gồm phần tĩnh trọng lực, tĩnh đàn hồi và nguồn bổ cập trong điều kiện tự nhiên (Đoàn Văn Cánh, 2018). Tài nguyên NDĐ dự báo thể hiện bằng thể tích (m3, km3) nƣớc tích trữ trong đất đá, hoặc là bằng tổng lƣợng nƣớc có thể nhận đƣợc trong khoảng thời gian dự báo xác định (km3/năm, m3/ngày), cộng với tổng lƣợng bổ cập từ nhiều nguồn khác nhau (bổ cập từ nƣớc mƣa, từ nƣớc mặt, từ nƣớc tƣới, từ dòng ngầm, từ nơi khác tới...), có thể đƣợc xác định bằng biểu thức: Vt Qtn   Qbc t (1) Trong đó: Qtn - tài nguyên NDĐ dự báo (m3/ng); Vt - thể tích lƣợng nƣớc tích chứa trong các tầng chứa nƣớc (m3); Qbc - tổng lƣợng bổ cập từ nhiều nguồn khác nhau (m3/ng);
  4. 560 t - thời gian tính toán khai thác dự báo (ngày). Vt - lƣợng tích chứa trong tầng chứa nƣớc gồm có 2 thành phần sau: Vt  Vtl  Vdh (2) Trong đó: Vtl - lƣợng tích chứa trọng lực của tầng chứa nƣớc; Vdh - lƣợng tích chứa đàn hồi của tầng chứa nƣớc; - Xác định lƣợng tích chứa trọng lực: đƣợc tính theo công thức sau. Vtl  .F1.m (3) - Xác định lƣợng tích chứa đàn hồi: đƣợc tính theo công thức sau. Vtl   * .F2 .ha (4) Trong đó: - hệ số nhả nƣớc trọng lực; - hệ số nhả nƣớc đàn hồi; F1 - diện tích phân bố tầng chứa nƣớc (m2); F2 - diện tích phân bố áp lực của tầng chứa nƣớc (m2); m - chiều dày trung bình của tầng chứa nƣớc (m); ha - chiều cao cột áp lực trên mái của tầng chứa nƣớc áp lực (m); * Tổng lượng bổ cập NDĐ - Lƣợng bổ cập xác định theo cƣờng độ bổ cập từ nƣớc mƣa: Lƣợng bổ cập từ nƣớc mƣa đƣợc tính theo công thức sau: Qbc = x Wa x F m3/ng; (5) Trong đó: Wa- cƣờng độ bổ cập của nƣớc mƣa cho NDĐ, m/ng; - độ thiếu hụt bão hòa (có giá trị tƣơng đƣơng với độ chứa đƣợc xác định thông qua hệ số nhả nƣớc trọng lực); F- diện tích nhận bổ cập (m2). Cƣờng độ ngấm của nƣớc mƣa (Wa) phụ thuộc vào nhiều yếu tố (bề mặt địa hình, cấu tạo đất địa chất của lớp phủ, thảm thực vật, cƣờng độ mƣa, thời gian mƣa,...). Ngoài ra, lƣợng bổ cập Qđ (trữ lƣợng động) của từng tầng chứa nƣớc có thể đƣợc tính theo lƣợng mƣa trung bình năm ̅, theo công thức nhƣ sau: .F . X Qđ  (6) 365 Trong đó: Η - hệ số thấm bổ cập từ mƣa của đất đá, tra bảng theo các sách hƣớng dẫn của FAO hay Cục Địa chất Mỹ dựa vào độ dốc địa hình, loại thảm thực vật và loại hình vỏ phong hóa đất đá; F - diện lộ của tầng chứa nƣớc (m2);
  5. 561 ̅ - tổng lƣợng mƣa năm của trung bình nhiều năm (m); - Xác định lƣợng bổ cập theo phƣơng pháp đo thủy văn: Lƣợng bổ cập (trữ lƣợng động) NDĐ còn đƣợc tính theo mô đun dòng kiệt Mk đƣợc tính từ kết quả quan trắc thủy văn các tháng mùa kiệt trong vùng nghiên cứu: Qbc = Mk.F.86,4 (7) với Mk là mô đun dòng kiệt (l/s.km2) chảy qua phần diện tích tầng chứa F (km2). Lƣu lƣợng dòng kiệt đối với đá nứt nẻ đƣợc xác định theo số liệu quan trắc mùa kiệt hoặc theo số liệu trung bình đo thủy văn 3 tháng mùa kiệt, với tần suất 95%. Trên cơ sở mô đun lƣu vực, tính mô đun cho các tầng chứa nƣớc có trong từng lƣu vực dựa theo đặc tính chứa nƣớc (hệ số Km) của từng tầng chứa nƣớc. Đối với các tầng chứa nƣớc không áp bở rời, giá trị cung cấp cho NDĐ từ mƣa sẽ đƣợc xác định dựa theo tài liệu dao động mực nƣớc trong lỗ khoan (các lỗ khoan quan trắc) bằng phƣơng pháp của N.N. Bindeman (hình 1). Hình 1. Sơ đồ xác định giá trị cung cấp thấm theo tài liệu quan trắc Giá trị cung cấp thấm trung bình năm sẽ đƣợc tính toán theo công thức: n  (H ni  Z ni ) Wm   i 1 (8) 365 Trong đó: μ là hệ số phóng thích nƣớc đƣợc lấy bằng hệ số nhả nƣớc trọng lực nếu tầng chứa nƣớc không áp hoặc hệ số nhả nƣớc đàn hồi nếu tầng chứa nƣớc có áp. Lƣợng nƣớc bổ cập cho các tầng chứa nƣớc hay còn đƣợc gọi là lƣợng bổ cập sẽ đƣợc tính toán theo công thức: Qđ = F × Wm (9) trong đó: F - diện tích lộ của tầng chứa nƣớc (km2), Wm - giá trị cung cấp thấm (m/ngày). 3.2. Phương pháp tính toán trữ lượng có thể khai thác Trữ lƣợng có thể khai thác là lƣợng nƣớc có thể khai thác từ các tầng chứa nƣớc và chứa nƣớc yếu trong vùng đó mà không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nƣớc và biến đổi môi trƣờng vƣợt quá mức cho phép (Quyết định 13/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng).
  6. 562 Theo Đoàn Văn Cánh, 2018; Ngô Tuấn Tú và nnk, 2018, trữ lƣợng có thể khai thác NDĐ của vùng nghiên cứu đƣợc xác định theo công thức sau: Qkt = 0,3 × Qtn (10) Trong đó: Qkt - trữ lƣợng có thể khai thác (m3/ng); Qtn - tài nguyên NDĐ dự báo (m3/ng). 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Tài nguyên nước dưới đất dự báo và trữ lượng có thể khai thác 4.1.1. Kết quả tính toán lượng nước tích chứa trong các tầng chứa nước Ở vùng Nam Trung Bộ, nguồn NDĐ có giá trị sử dụng nhất là nguồn nƣớc tích chứa trong các tầng chứa nƣớc trầm tích lỗ hổng, các thành tạo chứa nƣớc có khả năng chứa nƣớc hạn chế. Nƣớc dƣới đất trong vùng chủ yếu thuộc loại không áp. Hình 2. Bản đồ Tài nguyên NDĐ một số tỉnh thuộc vùng nghiên cứu Theo công thức (3) đã xác định lƣợng nƣớc tích chứa hay còn gọi là tài nguyên NDĐ tích chứa trong các tầng chứa nƣớc ở vùng Nam Trung Bộ (Ngô Tuấn Tú và nnk, 2018) đƣợc thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Tài nguyên NDĐ tích chứa vùng Nam Trung Bộ Diện tích các TCN (km2) Tài nguyên NDĐ tích chứa (106 m3) Tỉnh/thành nhạt mặn nhạt mặn Đà Nẵng 705,0 36,5 33.099,7 180,3 Quảng Nam 7.407,4 383,6 25.810,4 489,1 Quảng Ngãi 3.484,0 190,6 7.737,5 211,4 Bình Định 1.888,0 292,0 5.456,1 649,7 Phú Yên 1.904,0 240,6 6.298,1 717,1 Khánh Hòa 1.607,1 249,3 6.329,5 762,3 Ninh Thuận 923,0 161,6 3.404,4 99,9 Bình Thuận 4.080,7 222,0 18.159,3 616,9 Tổng cộng 21.999,2 1.776,2 106.295,0 3.726,6
  7. 563 4.1.2. Kết quả tính toán lượng bổ cập tự nhiên Do các tỉnh trong vùng nghiên cứu có mức độ nghiên cứu về thủy văn, địa chất thủy văn và tài nguyên NDĐ khác nhau, nên lƣợng bổ cập tự nhiên cho NDĐ đƣợc áp dụng các phƣơng pháp khác nhau theo tài liệu hiện có (Ngô Tuấn Tú và nnk, 2018). Đối với các tỉnh, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đƣợc xác định theo các công thức (6) và (8); đối với các tỉnh còn lại đƣợc xác định theo các công thức (7), (8) và (9). Kết quả tính toán tổng lƣợng bổ cập tự nhiên cho NDĐ (nƣớc nhạt, mặn) vùng Nam Trung Bộ đƣợc thể hiện trong bảng 3 nhƣ sau. Bảng 3. Tổng lượng bổ cập tự nhiên cho NDĐ vùng Nam Trung Bộ Diện tích các TCN (km2) Lƣợng bổ cập tự nhiên cho NDĐ (m3/ng) Tỉnh/thành nhạt mặn nhạt mặn Đà Nẵng 705,0 36,5 546.041 37.958 Quảng Nam 7.407,4 383,6 1.069.179 169.222 Quảng Ngãi 3.484,0 190,6 1.390.102 291.416 Bình Định 1.888,0 292,0 893.900 80.711 Phú Yên 1.904,0 240,6 246.561 68.894 Khánh Hòa 1.607,1 249,3 473.541 96.148 Ninh Thuận 923,0 161,6 178.077 32.436 Bình Thuận 4.080,7 222,0 358.369 20.011 Tổng cộng 21.999,2 1.776,2 5.155.770 796.796 4.1.3. Tính toán tài nguyên nước dưới đất dự báo Trên cơ sở tính toán tổng lƣợng tích chứa NDĐ và tổng lƣợng bổ cập tự nhiên cho NDĐ, đã xác định tổng tài nguyên NDĐ dự báo (nƣớc nhạt, nƣớc mặn) theo công thức (1) cho vùng Nam Trung Bộ, thể hiện trong bảng 4 nhƣ sau. Bảng 4. Tổng tài nguyên NDĐ dự báo vùng Nam Trung Bộ Diện tích các Lƣợng tích chứa Tài nguyên NDĐ Lƣợng bổ cập (m3/ng) Tỉnh/thành TCN (km2) (106m3) dự báo (m3/ng) nhạt mặn nhạt mặn nhạt mặn nhạt mặn Đà Nẵng 705,0 36,5 33.099,7 180,3 546.041 37.958 978.893 55.992 Quảng Nam 7.407,4 383,6 25.810,4 489,1 1.069.179 169.222 3.868.359 218.136 Quảng Ngãi 3.484,0 190,6 7.737,5 211,4 1.390.102 291.416 2.476.405 312.554 Bình Định 1.888,0 292,0 5.456,1 649,7 893.900 80.711 1.585.184 145.677 Phú Yên 1.904,0 240,6 6.298,1 717,1 246.561 68.894 876.350 140.601 Khánh Hòa 1.607,1 249,3 6.329,5 762,3 473.541 96.148 1.106.491 172.374 Ninh Thuận 923,0 161,6 3.404,4 99,9 178.077 32.436 518.512 42.425 Bình Thuận 4.080,7 222,0 18.159,3 616,9 358.369 20.011 2.174.300 81.696 Tổng cộng 21.999,2 1.776,2 106.295 3.726,6 5.155.770 796.796 13.584.494 1.169.455 4.1.4. Kết quả tính toán trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất Kết quả tính toán trữ lƣợng có thể khai thác NDĐ nhạt, theo công thức (10) vùng Nam Trung Bộ đƣợc thể hiện trong bảng 5:
  8. 564 Bảng 5. Trữ lượng có thể khai thác NDĐ nhạt vùng Nam Trung Bộ Diện tích các TCN Tài nguyên NDĐ dự báo (km2) (m3/ng) Trữ lƣợng nƣớc nhạt có thể Tỉnh/thành khai thác (m3/ng) nhạt mặn nhạt mặn Đà Nẵng 705,0 36,5 978.893 55.992 293.668 Quảng Nam 7.407,4 383,6 3.868.359 218.136 1.160.508 Quảng Ngãi 3.484,0 190,6 2.476.405 312.554 742.922 Bình Định 1.888,0 292,0 1.585.184 145.677 475.552 Phú Yên 1.904,0 240,6 876.350 140.601 262.914 Khánh Hòa 1.607,1 249,3 1.106.491 172.374 331.947 Ninh Thuận 923,0 161,6 518.512 42.425 155.554 Bình Thuận 4.080,7 222,0 2.174.300 81.696 652.290 Tổng cộng 21.999,2 1.776.2 13.584.494 1.169.455 4.075.355 Kết quả tính toán tiềm năng trữ lƣợng NDĐ dự báo và trữ lƣợng có thể khai thác ở trên cho thấy vùng Nam Trung Bộ nƣớc dƣới đất nhạt rất hạn chế (tài nguyên NDĐ nhạt dự báo là 13.584.494m3/ng và trữ lƣợng có thể khai thác là 4.075.355m 3/ng). Đặc biệt là đối với tỉnh Ninh Thuận, phía Nam tỉnh Khánh Hòa và phía Bắc tỉnh Bình Thuận. Diện tích NDĐ toàn vùng đã bị nhiễm mặn (tổng độ khoán hóa M > 1,0g/l) khoảng 1.776km2 (chiếm gần 8% tổng diện tích các TCN). Do tài nguyên NDĐ vùng Nam Trung Bộ hạn chế, trong khi đó có sự tăng nhanh việc khai thác phục vụ các nhu cầu cấp nƣớc và ảnh hƣởng biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng, nên phải tăng cƣờng nâng cao hiệu quả, hợp lý trong việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ NDĐ; ngăn chặn kịp thời các hoạt động gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nƣớc; cần nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp bổ sung nhân tạo nhằm làm giàu, phát triển tài nguyên NDĐ cho vùng nghiên cứu. 4.2. Một số giải pháp khai thác và bảo vệ hợp lý nước dưới đất vùng Nam Trung Bộ 4.2.1. Một số giải pháp khai thác nước dưới đất vùng Nam Trung Bộ Đối với vùng Nam Trung Bộ, khi tiến hành khai thác NDĐ tùy điều kiện cụ thể về địa hình, mức độ chứa nƣớc, bề dày, độ sâu mực nƣớc,... của các TCN, có kết hợp kỹ thuật hiện đại với kinh nghiệm, tập quán dân gian để áp dụng một số giải pháp, phƣơng thức phù hợp nhƣ sau: - Đối với các TCN lộ trên mặt, đất đá bở rời, mực nƣớc nông: có thể đào giếng hoặc khoan nông, khai thác thủ công hoặc bơm ly tâm, bơm tay. Giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các đồng bằng trong vùng nghiên cứu. - Đối với TCN phân bố sâu, bề dày lớn, nếu mực nƣớc nằm nông thì khoan, lắp bơm tay hoặc máy bơm ly tâm; nếu mực nƣớc nằm sâu thì lắp bơm điện chìm có công suất và sức đẩy lớn. Giải pháp này có thể áp dụng cho TP. Đà Nẵng, TP. Quảng Ngãi, thung lũng sông Kôn, thung lũng sông Ba (thuộc TP. Tuy Hòa), bán đảo Cam Ranh; vùng cát đỏ thuộc tỉnh Bình Thuận; các đảo Lý Sơn, Phú Quý,... - Đối với đụn cát, cồn cát ven biển: để khai thác NDĐ có thể xây dựng hành lang thu nƣớc ở phần thấp hoặc đào giếng ngang, giếng tia. Giải pháp này có thể áp dụng cho các vùng ven biển Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Ngãi); Phù Mỹ, bán đảo Phƣơng Mai (Bình Định); bán đảo Hòn Gốm (Khánh Hòa); ven biển Đề Gi, Ham Tân (Bình Thuận),...
  9. 565 - Ở vùng đồi núi: có thể đào hào, giếng hoặc khoan ven chân đồi để gom nƣớc từ vỏ phong hóa hoặc từ các hệ thống khe nứt, đứt gãy kiến tạo trong đá gốc. - Đối với các thềm sông, bãi bồi ven sông: để khai thác NDĐ có thể xây dựng hào thu nƣớc hoặc khoan giếng đƣờng kính lớn thành tuyến dọc theo bờ sông. Giải pháp này có thể áp dụng cho các thềm sông, bãi bồi của các sông Trà Khúc, Kôn, Hà Thanh, Ba, Trà Dục,... Vùng Nam Trung Bộ có tiềm năng nƣớc mặn, lợ (khoáng hóa > 1,0 g/l) phân bố ven biển. Đây cũng là một tài nguyên có ích, rất có triển vọng, cần đƣợc chú ý khai thác sử dụng để phát triển kinh tế. 4.2.2. Một số giải pháp về bảo vệ nước dưới đất vùng Nam Trung Bộ Để tài nguyên NDĐ vùng Nam Trung Bộ đƣợc khai thác sử dụng một cách tối ƣu, khỏi bị cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn và phòng tránh những tác động tiêu cực đến môi trƣờng, trong thời gian tới cần có các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên NDĐ nhƣ sau: - Tiến hành công tác kiểm kê tài nguyên nƣớc, nhằm tập hợp đầy đủ các nguồn tài liệu về điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ NDĐ, để đánh giá toàn diện tài nguyên NDĐ các tỉnh, toàn vùng. - Trên cơ sở tiềm năng tài nguyên NDĐ dự báo và trữ lƣợng có thể khai thác, các tỉnh trong vùng cần tính toán cân đối với các nguồn nƣớc mặt, nƣớc mƣa và các yêu cầu sử dụng nƣớc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội để tiến hành khai thác, sử dụng, phát triển nguồn nƣớc hợp lý. - Củng cố và tăng cƣờng tổ chức quản lý từ tỉnh đến các huyện thị, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên nƣớc và môi trƣờng liên quan; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm lập lại trật tự trong điều tra, thăm dò khai thác NDĐ; ngăn chặn, xử lý kịp thời những hoạt động gây ô nhiễm, nhiễm mặn ven biển vùng nghiên cứu và các đảo Lý Sơn, Phú Quý,... Giảm dần các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên cát ở các vùng ven biển. - Xây dựng, phê duyệt Phƣơng án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác NDĐ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 167, đối với các tỉnh đã thực hiện xác định các vùng hạn chế khai thác NDĐ (TP. Đà Nẵng, ven biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, ven biển Bình Thuận). - Tiến hành hoàn thiện mạng lƣới quan trắc môi trƣờng của các địa phƣơng (trong đó có quan trắc NDĐ) và xây dựng mới các trạm quan trắc tài nguyên NDĐ từ Bình Định đến Bình Thuận, theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp bổ sung nhân tạo trữ lƣợng NDĐ và xây dựng các hồ chứa nƣớc ở những nơi có yêu cầu cấp thiết về nƣớc, có điều kiện tự nhiên và hạ tầng cho phép. Trƣớc mắt cần tiến hành cho các tỉnh khô hạn Ninh Thuận, Bình Thuận và các đảo Lý Sơn, Phú Quý. 5. Kết luận Trên cơ sở các số liệu điều tra, nghiên cứu về thủy văn, địa chất thủy văn và tài nguyên NDĐ đã thực hiện ở vùng Nam Trung Bộ, đã tính toán tiềm năng tài nguyên NDĐ cho vùng: tổng tài nguyên NDĐ tích chứa là 110.021,6 x106m3 (nƣớc nhạt: 106.295x106m3, nƣớc mặn: 3.726,6 x106m3); tổng lƣợng bổ cập tự nhiên là 5.952.566m3/ng (nƣớc nhạt: 5.155.770m3/ng, nƣớc mặn: 796.796m3/ng); tổng tài nguyên NDĐ dự báo là 14.753.949m3/ng (nƣớc nhạt: 13.584.494m3/ng, nƣớc mặn: 1.169.455m3/ng); tổng trữ lƣợng nƣớc nhạt có thể khai thác là 4.075.355m3/ng.
  10. 566 Những số liệu trên đây cho thấy tiềm năng tài nguyên NDĐ vùng Nam Trung Bộ không phong phú so với các vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, nhƣng vẫn là một nguồn hết sức quan trọng, có thể đáp ứng các nhu cầu dùng nƣớc quy mô nhỏ và vừa. Chất lƣợng nƣớc nói chung đạt tiêu chuẩn sinh hoạt, trừ những vùng ven biển, cửa sông NDĐ bị nhiễm mặn và ở một số trung tâm phát triển dân cƣ, công nghiệp, canh tác nông nghiệp,… một số nơi NDĐ đã bị nhiễm bẩn, nhất là hợp chất nitơ. Để đáp ứng ngày càng tăng nhanh việc khai thác NDĐ phục vụ các nhu cầu cấp nƣớc, nên phải tăng cƣờng nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này; ngăn chặn kịp thời các hoạt động gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nƣớc; nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp bổ sung nhân tạo phát triển tài nguyên NDĐ cho vùng nghiên cứu. Tài liệu tham khảo Đoàn Văn Cánh, 2018. Tìm kiếm, thăm dò và đánh giá tài nguyên và trữ lƣợng khai thác nƣớc dƣới đất. Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội. Nguyễn Viết Phổ (Chủ biên), Nguyễn Thƣợng Hùng, Đỗ Đình Khôi, Vũ Ngọc Kỷ, Võ Công Nghiệp, Nguyễn Ân Niên, Ngô Đình Tuấn, Lê Văn Sanh, 1992. Đánh giá tài nguyên nƣớc và sử dụng nƣớc của Cộng hòa XHCN Việt Nam. Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Chƣơng trình Thủy văn quốc tế. Ngô Tuấn Tú và Nguyễn Ton, 2010. Báo cáo: Điều tra, đánh giá nguồn nƣớc dƣới đất vùng ven biển và các hải đảo Nam Trung Bộ. Lƣu trữ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc miền Trung. Ngô Tuấn Tú (Chủ biên), Lại Thị Lƣơng, Nguyễn Trung Phát, Nguyễn Thanh Tâm, 2018. Báo cáo: Tiềm năng tài nguyên nƣớc dƣới đất toàn quốc, thuộc Dự án “Biên hội - thành lập bản đồ tài nguyên nƣớc dƣới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc. Lƣu trữ Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2