intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tại sao ho dai dẳng sau khi hết triệu chứng cúm?

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người mắc cúm thường sốt từ 3-5 ngày. Khi các triệu chứng đau, mỏi, nhức kết thúc sẽ là một đợt ho kéo dài 10-20 ngày. Theo BS.ThS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ, dạng ho này là hoàn toàn bình thường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tại sao ho dai dẳng sau khi hết triệu chứng cúm?

  1. Tại sao ho dai dẳng sau khi hết triệu chứng cúm? Người mắc cúm thường sốt từ 3-5 ngày. Khi các triệu chứng đau, mỏi, nhức kết thúc sẽ là một đợt ho kéo dài 10-20 ngày. Theo BS.ThS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ, dạng ho này là hoàn toàn bình thường. Để phòng cúm hiệu quả,
  2. khi tới những nơi đông Biểu hiện ho dai dẳng này là nguyên người, khi có biểu hiện nhân khiến nhiều người hết sốt, khỏi sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi... đau nhức mỏi nghĩ mình bị viêm họng mỗi người nên có ý thức và tự mua kháng sinh về. Uống thuốc đeo khẩu trang phòng hàng tuần cũng không khỏi thì lại tiếp tục đổi kháng sinh khác. bệnh. Ảnh: H.Hải “Kháng sinh không có tác dụng với vi rút cúm. Sau khi hết sốt, người bệnh vẫn ho kéo dài là điều bình thường. Vì sau khi vi rút cúm gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến xuất tiết thì cần có thời gian để tế bào tổn thương lành lại (mất 2- 3 tuần). Nếu ho, đờm quá nhiều, người bệnh có thể uống thuốc điều trị triệu chứng, làm loãng dịch nhầy đường hô hấp, còn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng kháng sinh, trừ khi bác sĩ chỉ định”, BS Hà Khuyến cáo.
  3. Về cơ bản cúm A/H3N2 diễn biến lành tính, tuy nhiên, với nhiều trường hợp, cúm A/H3N2 cũng gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi nặng, không được điều trị kịp thời sẽ nguy kịch đến tính mạng người bệnh. “Trường hợp này thường rơi vào những người có sức đề kháng kém như: Phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mãn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch… Vì thế, với những đối tượng này, khi có dấu hiệu cúm không nên chủ quan mà cần được thăm khám, điều trị sớm để phòng nguy cơ biến chứng nguy hiểm đến tính mạng”, BS Hà nói. Để phòng cúm mùa thông thường, tốt nhất là nên tiêm vắc xin phòng bệnh hằng năm. Ngoài ra, cần nâng cao sức đề kháng cơ thể, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, thường xuyên đeo khẩu trang khi tới nơi đông
  4. người và tiếp xúc với người bệnh, không sử dụng chung khăn mặt và các vật dụng sử dụng trong ăn uống... Hiện đang vào giai đoạn chuyển mùa, điều kiện lý tưởng cho vi rút cúm sinh sôi, phát triển mạnh và số bệnh nhân đến viện Bệnh nhiệt đới TƯ khám cúm đang tăng lên. Tuy nhiên, theo BS.ThS Nguyễn Hồng Hà, chưa có sự tăng đột biến và cũng không có gì là bất thường so với mọi năm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2