intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tại sao phải tiêm chủng?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

413
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiêm chủng là một trong những cách tốt nhất để tự bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm. Bằng cách kích thích sức đề kháng tự nhiên của cơ thể đối với bệnh - nhờ đó tạo ra miễn dịch - vaccin là tuyến bảo vệ đầu tiên chống lại các bệnh như bại liệt, sởi, quai bị, rubêôn, bạch hầu và ho gà. Vaccin là gì? Hệ miễn dịch của cơ thể chống đỡ nhiễm trùng bằng cách sản sinh ra các phân tử phức tạp có tên là kháng thể chống lại mầm bệnh xâm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tại sao phải tiêm chủng?

  1. Tại sao phải tiêm chủng? Tiêm chủng là một trong những cách tốt nhất để tự bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm. Bằng cách kích thích sức đề kháng tự nhiên của cơ thể đối với bệnh - nhờ đó tạo ra miễn dịch - vaccin là tuyến bảo vệ đầu tiên chống lại các bệnh như bại liệt, sởi, quai bị, rubêôn, bạch hầu và ho gà. Vaccin là gì? Hệ miễn dịch của cơ thể chống đỡ nhiễm trùng bằng cách sản sinh ra các phân tử phức tạp có tên là kháng thể chống lại mầm bệnh xâm nhập. Các kháng thể này ghi nhớ một chủng vi khuẩn hoặc virus nhất định và sẽ nhận ra đợt tấn công khác của các mầm bệnh này, nhanh chóng phá hủy chúng. Không may là người bệnh phải còn sống sau lần mắc bệnh đầu để đạt được miễn dịch. Thiếu sự bảo vệ của kháng thể, một số nhiễm trùng có thể gây tử vong hoặc để lại hậu quả kéo dài. Vaccin tạo ra "trí nhớ" chống nhiễm trùng trong cơ thể trước khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh thực sự. Vaccin có chứa dạng mầm bệnh đã chết
  2. hoặc được làm suy yếu đi. Khi dùng cho người khỏe mạnh, nó tạo ra đáp ứng miễn dịch mà không gây bệnh. Nếu mầm bệnh xâm nhập, chúng sẽ gặp phải các kháng thể được chuẩn bị sẵn để tiêu diệt chúng. Và các kháng thể bảo vệ luôn canh giữ cơ thể, ngay cả khi không có mầm bệnh. Miễn dịch do vaccin so với miễn dịch tự nhiên Nếu bạn đã từng bị bệnh, cơ thể thường có tác dụng bảo vệ lâu dài khi tái nhiễm bệnh (miễn dịch thu được). Tuy nhiên, đạt được miễn dịch theo cách này có nguy cơ lớn. Những bệnh có vaccin phòng bệnh có thể gây tử vong hoặc gây tàn phế vĩnh viễn, như liệt do bệnh bại liệt, điếc do viêm màng não, tổn thương gan do viêm gan B, hoặc tổn thương não do sởi. Miễn dịch do vaccin đem lại tương đương với miễn dịch thu được bởi lây nhiễm tự nhiên. Đồng thời, vaccin hiếm khi gây tử vong hoặc khiến người tiêm có nguy cơ bị các biến chứng nặng của nhiễm trùng. Song một số người tin rằng có nhiều người bị bệnh trong vụ dịch thực ra đã tiêm chủng trước đây. Và họ lý luận rằng miễn dịch của vaccin là không hiệu quả. Đúng là vaccin không bảo vệ hoàn toàn cho 100% số người tiêm. Ví dụ, hầu hết vaccin cho trẻ em có hiệu quả từ 85% đến 95% cho người dùng. Và trong vụ dịch, một số người đã tiêm chủng vẫn bị bệnh. Tuy
  3. nhiên, người có miễn dịch thường bị bệnh ít nguy hiểm, trong khi người không tiêm chủng ở trong số bị bệnh nặng nhất. Tiêm chủng đạt được điều gì Kết quả tức thời của tiêm chủng là hỗ trợ sức chống đỡ miễn dịch của cơ thể, do đó phòng ngừa sự khởi phát của các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Mục đích lâu dài của một chương trình tiêm chủng là thanh toán hoàn toàn một bệnh nào đó. Thành công của tiêm chủng: bằng chứng từ lịch sử Năm 1979, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo về thành công của chương trình 10 năm thanh toán bệnh đậu mùa. Đậu mùa đã từng là căn bệnh tàn phá hàng thế kỷ nay. Bệnh làm tử vong 30% số người nhiễm. Hầu hết những người sống sót bị sẹo xấu. Có tới 1/3 bị mù do nhiễm bệnh ở giác mạc. Khi chiến dịch thanh toán đậu mùa được bắt đầu vào năm 1967, ước tính có 10-15 triệu ca đậu mùa được báo cáo trên toàn thế giới. Ca đậu mùa cuối cùng xảy ra năm 1977 tại thành phố cảng Horn ở châu Phi. Điều trị và thời gian sống thêm của bệnh nhân này báo hiệu sự kết thúc của một trong những căn bệnh gây tử vong và đáng sợ nhất trong lịch sử.
  4. Thành công của chiến dịch thanh toán bệnh đậu mùa đã khuyến khích các nỗ lực chống lại các bệnh nhiễm trùng khác. Chương trình đáng chú ý nhất là Sáng kiến Thanh toán Bệnh bại liệt Toàn cầu. Tại thời điểm bắt đầu chương trình năm 1988, bệnh bại liệt lan rộng, với các ca được báo cáo ở 125 quốc gia. Đến năm 2002, chỉ 7 quốc gia báo cáo các ca bại liệt. Chương trình dự định đạt mục tiêu toàn thế giới không còn bệnh bại liệt vào năm 2005. Tại Hoa Kỳ, vaccin đã làm giảm 98% tỉ lệ mắc bệnh sởi và hơn 99% tỉ lệ mắc Heamophilus influenzae typ b. Nhờ có vaccin, tỉ lệ bệnh bạch hầu giảm từ 206.000 ca mắc và 15.520 ca tử vong năm 1921 xuống trung bình 2- 3 ca được báo cáo mỗi năm kể từ 1980. Nguy cơ của dịch bệnh Bạn có thể cân nhắc nguy cơ và lợi ích và tin tưởng rằng việc tiêm chủng - cho bản thân và con cái - là việc cần làm. Hơn nữa, cha mẹ cần hiểu rằng việc tiêm chủng cho trẻ giúp bảo vệ cả người khác. Đúng là có một số người không nên tiêm vaccin, ví dụ như người bị dị ứng với thành phần của vaccin và vẫn mẫn cảm với bệnh. Những người này một phần phụ thuộc vào người khác không truyền bệnh cho mình.
  5. Mối lo ngại về độ an toàn của vaccin Mặc dù thành công, mối lo ngại của công chúng về độ an toàn của vaccin vẫn tiếp tục. Nhiều người lớn lo sợ rằng dùng vaccin cho bản thân và con cái họ sẽ gây các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc thậm chí gây bệnh. Nghe hoặc nhìn thấy các báo cáo trên phương tiện thông tin đại chúng về bệnh hoặc phản ứng nặng của trẻ vừa tiêm chủng có thể làm tăng mức độ lo ngại. Những tai biến này có thể bị qui cho tác dụng phụ hoặc biến chứng của vaccin. Thỉnh thoảng, mối lo sợ của mọi người không giảm đi khi những câu hỏi về độ an toàn chưa được bác sĩ trả lời đầy đủ. Thực ra, vaccin rất an toàn. Trước khi được đưa vào sử dụng, chúng phải đảm bảo các tiêu chuẩn chặt chẽ về độ an toàn. Để hội đủ các tiêu chuẩn này cần một quá trình triển khai lâu dài tới 10 năm và qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Khi vaccin được cấp phép và đưa ra liên tục của các bác sĩ, các nhà nghiên cứu và nhân viên y tế cộng đồng. Tuy nhiên, vaccin, cũng giống như các thuốc kê đơn, không phải hoàn toàn không có tác dụng phụ. Hầu hết tác dụng phụ là nhẹ và nhất thời, như đau tay, sốt nhẹ hoặc sưng tại nơi tiêm. Các tác dụng phụ nghiêm trọng, như động kinh hoặc sốt cao là cực kỳ hiếm gặp. Khi có báo cáo về phản ứng nghiêm trọng, chúng sẽ được xem xét cẩn thận.
  6. Trong trường hợp bị các tai biến không mong muốn liên quan đến vaccin, bạn có thể báo với các cơ quan y tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2