intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêm chủng cho trẻ em

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

135
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiêm chủng là một trong những cách tốt nhất đối với cha mẹ để phòng cho trẻ khỏi nhiều bệnh nguy hiểm. Ðiều quan trọng là phải hiểu đầy đủ về lợi ích cũng như nguy cơ của các vaccin và tác dụng của chúng đối với sức khỏe của trẻ. Tại sao phải dùng vaccin cho trẻ khi còn nhỏ? Tại sao không chờ đến khi trẻ đến tuổi đi học? Đa số vaccin được khuyến nghị dùng cho trẻ nhỏ là những vaccin phòng một số bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong mà trẻ dễ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêm chủng cho trẻ em

  1. Tiêm chủng cho trẻ em Tiêm chủng là một trong những cách tốt nhất đối với cha mẹ để phòng cho trẻ khỏi nhiều bệnh nguy hiểm. Ðiều quan trọng là phải hiểu đầy đủ về lợi ích cũng như nguy cơ của các vaccin và tác dụng của chúng đối với sức khỏe của trẻ. Tại sao phải dùng vaccin cho trẻ khi còn nhỏ? Tại sao không chờ đến khi trẻ đến tuổi đi học? Đa số vaccin được khuyến nghị dùng cho trẻ nhỏ là những vaccin phòng một số bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong mà trẻ dễ mắc nhất. Hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn đang phát triển và cần được giúp đỡ để chống lại nhiễm trùng nặng. Nếu chờ đến khi trẻ đi học, chúng ta có thể quay trở lại thời kỳ mà tỷ lệ tử vong của trẻ rất cao và nhiều trẻ không bao giờ sống được đến tuổi tới trường. Miễn dịch của vaccin có mạnh bằng miễn dịch tự nhiên không? Nếu có thì tại sao lại cần tiêm nhắc lại?
  2. Đối với hầu hết các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccin, miễn dịch từ vaccin cũng mạnh như miễn dịch tự nhiên. Hơn nữa, vaccin lại không gây ra nguy cơ bị những tác dụng phụ nguy hiểm của bệnh, bao gồm tàn tật vĩnh viễn và thậm chí tử vong. Một số vaccin, như uốn ván và ho gà, không tạo được miễn dịch suốt đời. Tiêm nhắc lại là cần thiết để tăng cường miễn dịch ở những nhóm tuổi có nguy cơ cao. Việc tiêm nhắc lại thường xuyên cũng giữ cho càng nhiều người được vaccin bảo vệ càng tốt. Sự bảo vệ này của vaccin tạo ra tính miễn dịch "quần thể". Điều này ám chỉ mức độ giảm nguy cơ mắc một bệnh nào đó của một cá thể, không phải do người ấy đã được tiêm chủng, mà là do có nhiều người được tiêm chủng nên có rất ít người có thể lây truyền bệnh. Ngoài ra, một số người không tạo được miễn dịch khi tiêm liều vaccin đầu tiên những lại đáp ứng với những liều sau đó. Tại sao một số vaccin lại được phối hợp với nhau? Hệ miễn dịch của trẻ có bị quá sức không khi phải chịu cùng một lúc từng ấy vaccin? Hằng ngày, trẻ luôn phải tiếp xúc với rất nhiều mầm bệnh khác nhau. Hệ miễn dịch của trẻ cùng một lúc có thể xử lý nhiều chủng gây bệnh đã được làm yếu trong vaccin. Chỉ có những vaccin được chứng minh là an
  3. toàn, sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, mới được dùng dưới dạng kết hợp. Khi nào thì trẻ không nên tiêm phòng? Trong một số ít trường hợp nên hoãn hoặc tránh việc tiêm chủng. Nếu trẻ đang mắc bệnh nặng, có lẽ cần chờ đến khi trẻ bình phục mới tiêm vaccin. Cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng tai không phải là lý do để tránh hoặc hoãn tiêm vaccin. Nếu trẻ có phản ứng nguy hiểm với một vaccin nào đó thì không nên dùng tiếp những liều sau. Làm thế nào để theo kịp lịch tiêm phòng nếu như bạn bỏ khám hoặc lỡ hẹn với bác sĩ ? Bác sĩ thường rất quen với việc bắt kịp lịch tiêm chủng. Thường không nhất thiết phải tiêm lại các liều bị lỡ để theo đúng lịch. Có nên cho trẻ tiêm một vaccin nào đó khi bạn vẫn chưa yên tâm về độ an toàn? Nửa liều vaccin thì sao? Nói chung, người ta không khuyên bỏ bất kỳ vaccin khuyến nghị nào. Điều có thể khiến trẻ dễ mắc một căn bệnh nguy hiểm mà có thể phòng tránh được. Nửa liều không được khuyến nghị vì chúng không tạo được miễn dịch
  4. như liều bình thường. Bạn có trách nhiệm đảm bảo mức độ tạo miễn dịch từ vaccin cho đứa con. Nếu bạn còn e dè về một vaccin nào đó, hãy thảo luận với bác sĩ. Cách nào là tốt nhất để dỗ dành trẻ trong khi tiêm vaccin Trẻ có thể cảm nhận được mối lo sợ mà bạn có. Hãy chuẩn bị tinh thần cho trẻ rằng sự khó chịu nhất thời - mũi tiêm - sẽ được đổi lại bằng việc đuổi đi được một căn bệnh tồi tệ. Hãy ôm trẻ và trò chuyện với trẻ trong khi tiêm. Trong một số trường hợp quá lo lắng, một số bác sĩ thường dùng những kỹ thuật thư giãn hoặc thôi miên cho những trẻ sợ tiêm. Vaccin có tác dụng phụ nào không? Tác dụng phụ của vaccin có thể khác nhau với mỗi lần tiêm chủng, nhưng thường rơi vào 2 loại: Hay gặp nhưng không nguy hiểm - Hiếm gặp nhưng nguy hiểm - Ðối với loại đầu tiên, không phải là hiếm gặp sốt nhẹ và sưng đau ở chỗ tiêm đối với một số, nhưng không phải ở tất cả các vaccin. Ví dụ, hầu hết vaccin đều tiêm bắp, vì vậy 1-2 ngày sau tiêm, cơ có thể bị đau. Trong
  5. trường hợp vaccin sởi-quai bị-rubela (MMR),người ta không tiêm bắp mà tiêm dưới da. Mũi tiêm MMR có thể gây nhói chút ít khi tiêm, nhưng không gây sưng như tiêm bắp. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ) hoặc tác dụng phụ thần kinh có thể xảy ra, nhưng đối với trẻ khỏe mạnh, nguy cơ của vaccin ít hơn nhiều so với lợi ích. Bạn làm gì nếu cho rằng trẻ có trẻ có phản ứng nghiêm trọng với vaccin. May mắn là những phản ứng nặng cực kì hiếm xảy ra. Nhưng nếu bạn lo rằng trẻ có phản ứng liên quan đến tiêm chủng, hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc đến ngay phòng cấp cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2