intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủng ngừa Viêm gan siêu vi B như thế nào?

Chia sẻ: Nguyen Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

106
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vì sao phải tiêm ngừa? Viêm gan siêu vi B (VGSVB) đang là một mối quan tâm của cộng đồng khi có đến 20% trường hợp bị nhiễm siêu vi B mãn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và có đến 2,5% số bệnh nhân xơ gan mỗi năm có nguy cơ bị ung thư gan. Khi đã mắc bệnh thì việc điều trị khá phức tạp, tốn kém, nên việc tiêm ngừa đã được nhiều nước trên thế giới đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Ai cần tiêm ngừa VGSVB? Ưu tiên cho đối tượng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủng ngừa Viêm gan siêu vi B như thế nào?

  1. Chủng ngừa Viêm gan siêu vi B như thế nào? Vì sao phải tiêm ngừa? Viêm gan siêu vi B (VGSVB) đang là một mối quan tâm của cộng đồng khi có đến 20% trường hợp bị nhiễm siêu vi B mãn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và có đến 2,5% số bệnh nhân xơ gan mỗi năm có nguy cơ bị ung thư gan. Khi đã mắc bệnh thì việc điều trị khá phức tạp, tốn kém, nên việc tiêm ngừa đã được nhiều nước trên thế giới đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Ai cần tiêm ngừa VGSVB? Ưu tiên cho đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên. Với điều kiện của VN hiện nay chỉ mới phổ cập tiêm ngừa VGSVB cho trẻ sơ sinh vì nó mang lại rất nhiều lợi ích: phòng ngừa bệnh cho cả một thế hệ,
  2. trẻ bị nhiễm ở lứa tuổi sơ sinh rất dễ chuyển thành mãn tính và trở thành nguồn lây. Với người lớn hoàn toàn có thể chích ngừa nếu chưa bị nhiễm siêu vi viêm gan B. Chủng ngừa VGSVB được xem là rất an toàn và chưa có một chống chỉ định nào – nghĩa là ai cũng chủng ngừa được. Có nên xét nghiệm trước khi tiêm ngừa VGSVB? Với trẻ sơ sinh: tiên chủng càng sớm càng tốt mà không cần xét nghiệm. Với trẻ em và người lớn: Ở VN có đến 15% dân số bị nhiễm siêu vi viêm gan B, nên nhiều trẻ em và người lớn có khả năng đã bị nhiễm. Do đó, trước khi chủng ngừa cần xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm chưa. Xét nghiệm tối thiểu trước khi chủng ngừa là HbsAg (cho biết có đang nhiễm hay không) và antiHBs (cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa) Nếu HBsAg (-) va antiHBs (+) nghĩa là đã bị nhiễm nhưng đã khỏi  bệnh và cơ thể đủ sức tạo ra kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa. Nếu HbsAg (-) và antiHBs (-) là có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì  nên chích ngừa.
  3. Nếu HbsAg (+) và antiHBs (-) là cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được  bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa, mà tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ quyết định điều trị hay theo dõi. Lịch tiêm ngừa VGSVB như thế nào? Hiện nay, đa số các trường hợp, người ta áp dụng lịch chủng ngừa: 0-1-6, có nghĩa là hai mũi tiêm đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu, còn mũi thứ ba tiêm nhắc lại cách sáu tháng tính từ mũi đầu tiên. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt cần kích thích nhanh đáp ứng miễn dịch của cơ thể, nhất là ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm siêu vi B mãn tính, người ta tiêm 4 mũi theo lịch: 0-1-2-12, có nghĩa là 3 mũi đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản, còn mũi thứ tư cách mũi đầu tiên 12 tháng là mũi tiêm nhắc lại. Để thuận tiện cho lịch tiêm chủng chung ở trẻ em, người ta có thể kết hợp tiêm cùng lúc với các thuốc chủng ngừa khác, ví dụ như: Tuần đầu sau khi sinh: BCG + VGSVB (1)  2 tháng tuổi: DTP (1) + SBL (1) + VGSVB (2)  3 tháng tuổi: DTP (2) + SBL (2) 
  4. 4 tháng tuổi: DTP (3) + SBL (3) + VGSVB (3)  9 tháng tuổi: Sởi.  DTP: Bạch hầu - Uốn ván – Ho gà SBL: Sốt bại liệt VGSVB: Vaccin viêm gan siêu vi B BCG: Chủng ngừa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0