Phần 3<br />
25 vấn đề quan trọng về quan hệ tình bạn và cách giải quyết<br />
Vấn đề quan hệ tình bạn 1<br />
Cãi nhau<br />
Cách ứng xử hàng ngày: Luôn gây sự; thái độ gắt gỏng; làm bạn bè xa<br />
lánh<br />
Xây dựng kỹ năng quan hệ tình bạn: Giải quyết mâu thuẫn để mọi trẻ<br />
đều bằng lòng.<br />
“Dĩ nhiên con tức điên lên. Nó chẳng can cớ gì!”<br />
“Tại sao con phải xin lỗi trước? Nó gây chuyện.”<br />
“Thế là – Nó khỏi đến đây luôn. Chúng con hết còn cãi nhau.”<br />
CHUYỆN GÌ KHÔNG ỔN?<br />
Cãi nhau. Gây chuyện. La hét. Đóng sầm cửa. Khóc lóc. Làm tổn thương<br />
tình cảm. Cãi nhau là một phần nổi cộm khiến tại sao trẻ không hòa nhập được<br />
và do đâu tình bạn của chúng đổ vỡ. Tất nhiên mâu thuẫn cũng là một phần<br />
trong cuộc sống. Một khảo sát toàn quốc cho thấy 43 phần trăm trẻ trung học<br />
cơ sở cho biết trẻ xung khắc với nhau ít nhất một ngày hơn một lần.<br />
Một trong những kỹ năng tối cần thiết để xây dựng kỹ năng quan hệ tình<br />
bạn, bạn cần hướng dẫn con mình cách giải quyết các mâu thuẫn để trẻ có thể<br />
tiếp tục tồn tại trong đời sống giao tiếp xã hội đa dạng. Học cách ứng xử với tất<br />
cả các vấn đề nổi lên bất ngờ là một phần quan trọng của quá trình phát triển và<br />
là kỹ năng sống cần thiết. Điểm then chốt là con bạn phải học không những<br />
cách giải quyết các vấn đề mà còn học cách thực hiện được những điều đó êm<br />
suôi, biết cách bình tĩnh để tất cả các trẻ có liên quan đều cảm thấy mình không<br />
bị thua thiệt. Điều đó gọi là viễn tưởng thắng cuộc và là cách tốt nhất để giảm<br />
thiểu cãi nhau và khôi phục lại tình bạn. Việc học kỹ năng này không những<br />
làm tăng đáng kể hiệu số tình bạn của con bạn mà còn cải thiện sự hài hòa về<br />
bộ mặt của gia đình. Phải chăng điều đó từng là một điểm son?<br />
TẠI SAO ĐIỀU NÀY XẢY RA?<br />
Để hình dung tại sao con bạn thường hay cãi nhau với bạn bè, bạn cần đi<br />
sâu vào gốc rễ chuyện gì đang diễn ra. Tại sao con bạn và bạn bè của nó luôn<br />
luôn mâu thuẫn với nhau? Sau đây là những điều cần xem xét. Đánh dấu xác<br />
định điều có thể áp dụng.<br />
- Có phải đây là thái độ mới mẻ của trẻ? Nếu đúng vậy, có những thay đổi<br />
nào nổi cộm gần đây trong cuộc sống của trẻ không?<br />
- Con bạn có cãi nhau với tất cả bạn bè của nó hay chỉ một vài trẻ thôi?<br />
Chuyện gì có vẻ tạo ra nhiều rắc rối nhất?<br />
- Con bạn có thể bị ganh tị hay ác cảm của đứa bạn này không? Tại sao?<br />
<br />
- Con bạn có ích kỉ hoặc chỉ đặt nặng vật chất không? Có phải những cuộc<br />
cãi nhau này luôn luôn là về những thứ con bạn muốn mà đứa trẻ kia có?<br />
- Nó có tức giận hoặc khó tự lấy lại bình tĩnh không? (Nếu có, xin xem <br />
thêm vấn đề Nóng Nảy.)<br />
- Con bạn có quá nhạy cảm và dễ bị chọc tức không? (Nếu có, xem thêm<br />
vấn đề Quá Nhạy Cảm hoặc Bị Chọc Ghẹo.)<br />
- Có phải các cuộc cãi nhau thường xảy ra bất chợt khi con bạn và đứa bạn<br />
này đang ganh nhau không? Có phải trẻ quá ganh đua, sợ thua, trẻ là người cầu<br />
toàn, hoặc đơn giản là một kẻ thua kém. (Nếu có, xem thêm mục Trẻ Thua Kém<br />
và vấn đề Quá Ganh Đua.)<br />
- Có phải trẻ luôn cần đến bạn hoặc người nào khác để giải quyết vấn đề<br />
ấy không?<br />
- Vấn đề này có phải liên quan đến sức mạnh hay muốn nắm quyền kiểm<br />
soát không? Trẻ có tỏ ra trịch thượng hay kẻ cả không? (Nếu có, xem thêm vấn<br />
đề Hống Hách.)<br />
- Tình bạn này có nguy cơ bị xụp đổ không? Có phải chuyện cãi nhau này<br />
chỉ đơn thuần là một cách phá bĩnh không? (Nếu có, xem thêm vấn đề Xích<br />
Mích.)<br />
- Có phải chuyện cãi nhau bắt đầu khi một đứa bạn khác tham gia vào<br />
không? Có thể đó là vấn đề vốn dĩ “Ba trẻ thành sinh chuyện.”<br />
- Bạn có để ý thấy các cuộc cãi nhau này thường xảy ra vào thời điểm nào<br />
trong ngày hay trong tuần không? Các cuộc cãi nhau có thể nổ ra bởi đói, mệt,<br />
căng thẳng hoặc thất vọng không?<br />
- Chuyện cãi vã thường về điều gì? (Đồ chơi, đi đâu, làm gì?) Có giải<br />
pháp dễ dàng nào không?<br />
Suy đoán nào của bạn là thích hợp nhất về lý do tại sao con bạn luôn luôn<br />
cãi vã? Viết ra đây.<br />
__________________________________________________<br />
__________________________________________________<br />
__________________________________________________<br />
XÂY DỰNG KỸ NĂNG QUAN HỆ TÌNH BẠN<br />
Giải quyết xung khắc để mọi trẻ đều hài lòng<br />
Một bí quyết quan trọng để hòa nhập với bạn bè của trẻ là học cách giải<br />
quyết vấn đề giữa các bạn bè của trẻ với nhau. Nếu bạn không thể dàn xếp ổn<br />
thỏa chuyện cãi vã, điều này có nghĩa là không trẻ nào chịu nghe và bằng lòng.<br />
Vì vậy sau đây là những bước giúp giải quyết mâu thuẫn mà bạn có thể hướng<br />
dẫn con bạn.<br />
1. Dừng lại và lấy bình tĩnh. Ngay khi con cảm thấy chuyện cãi nhau sẽ<br />
chẳng đi tới đâu, hãy hòa theo tâm trạng của bạn con. Có phải tình cảm của bạn<br />
<br />
con sẽ bị tổn thương không? Nếu con hoặc bạn con có giọng nói hoặc sắc mặt<br />
tỏ ra căng thẳng, cần phải có thời gian nghỉ. Con hít một hơi thật sâu, gợi ý là<br />
hai con dừng lại để lấy bình tĩnh, uống một ly nước mát hay bỏ đi một lúc rồi<br />
quay lại. Chỉ khi nào con và bạn của con bình tĩnh thì hai đứa mới có thể nói về<br />
những gì đang làm hai bên căng thẳng.<br />
2. Đưa ra một số quy tắc nói chuyện. Đồng ý lần lượt có người nói có<br />
người nghe để nghe mỗi khía cạnh vấn đề của nhau. Không ngắt lời. Không bỏ<br />
ngang. Không đả động đến tên bố mẹ của nhau, chửi tục hoặc đổ lỗi cho nhau.<br />
Giữ bình tĩnh. Nói lên sự thật và luôn luôn tôn trọng. Nên nhớ là cả hai con đều<br />
chịu một phần trách nhiệm.<br />
3. Lắng nghe kỹ. Nghe rõ quan điểm của bạn con.<br />
4. Dùng “lời lẽ diễn cảm”. Khi con nói, hãy cho biết con cảm thấy như thế<br />
nào. Cho biết tại sao con cảm thấy như vậy. Cho biết con muốn gì hoặc cần<br />
điều gì cho công bằng. Đừng nói “Bạn đã làm điều này” hoặc “Bạn đã nói thế<br />
kia.” Việc của con là bác bỏ vấn đề chứ không phải khích bác bạn con.<br />
5. Đồng ý xét xem đó là vấn đề gì. Cả hai đứa đều cần xác định các con<br />
thực sự đang cãi nhau về vấn đề gì?<br />
6. Giải pháp động não thay thế. Tìm một giải pháp công bằng cho cả hai<br />
đứa.<br />
7. Đồng ý làm và tiếp tục. Nếu có bất cứ tình cảm nào bị tổn thương, hãy<br />
cố gắng bỏ qua cho nhau và tiếp tục đi tới.<br />
TÔI NÊN NÓI GÌ?<br />
- Bày tỏ cảm thông. Các cuộc cãi nhau giữa bạn bè là điều gay cấn đối với<br />
mọi người, nhưng đặc biệt giữa các trẻ với nhau. Các khả năng xảy ra là con<br />
bạn, bạn của nó hoặc cả hai đều bị tổn thương. Nhớ là mục tiêu của bạn không<br />
phải là giải quyết vần đề – đó là chuyện tùy thuộc các trẻ – nhưng bạn có thể<br />
nhận biết sự tổn thương ấy – “Bác biết tại sao con thấy khó chịu.” “Các cuộc cãi<br />
nhau chẳng bao giờ vui vẻ. Chúng làm ai nấy đều cảm thấy bị xúc phạm.”<br />
- Đừng hỏi tại sao, hãy hỏi chuyện gì. Đặt các câu hỏi thích hợp có thể<br />
giúp trẻ nhìn ra chuyện gì nổ ra cãi nhau và ngay cả có thể ngăn chặn lần cãi<br />
nhau kế tiếp. Hỏi các câu hỏi “tại sao” (“Tại sao con cãi nhau?” “Tại sao con<br />
không thể hòa hợp với bạn ấy?”) gần như chắc chắn làm cho con bạn bị bối rối<br />
và trả lời “Con không biết.” Thay vào đó, cố gắng hỏi “Các con cãi nhau về<br />
điều gì?” “Bạn con nói gì?” “Con đã làm gì?” “Các con muốn xảy ra cái gì bây<br />
giờ?”<br />
- Cần phải có thời gian ngưng lại. Thậm chí chỉ vài giây cũng có thể đủ<br />
ngăn chặn một cuộc cãi vã lớn chuyện, vì thế giúp con bạn nghĩ được một vài<br />
chuyện gì đó để nó gợi ra nhằm đẩy lùi một cuộc tranh cãi sắp bùng lên. “Khi<br />
con cảm thấy như con và bạn con sắp bắt đầu cãi nhau, cố gắng đấu dịu tình<br />
<br />
trạng đó. Con có thể nói ‘Bạn biết, mình tức điên lên đến nỗi phải nói toẹt ra<br />
ngay bây giờ,’ ‘Cho mình một lúc để bình tĩnh lại.’ ‘Mình cần đi dạo một lúc,’<br />
hoặc ‘Chúng mình đi ném vòng đi.’”<br />
- Khuyến khích các trẻ tự giải quyết vấn đề. Hỏi các trẻ có liên quan xem<br />
chúng có định làm gì để giải quyết vấn đề “của chúng.” Xét cho cùng, luyện<br />
tập trong cuộc sống thực tế là cách tốt nhất cho các trẻ học các kỹ năng. “Bác<br />
biết hai con có thể giải quyết vấn đề này. Nhưng nếu các con cần bác, bác ở<br />
phòng bên, nhưng đừng rời khỏi cái bàn ấy cho tới khi các con có thể dàn xếp<br />
thỏa đáng.” “Để xem hai đứa có thể giải quyết vấn đề này êm xuôi trong vòng<br />
ba phút hay không. Các con là bạn của nhau đã lâu rồi mà không giải quyết<br />
được điều này sao.”<br />
- Khuyến khích học hỏi. Nếu đến giờ con bạn có được bất cứ sự thành công<br />
nào trong việc chấm dứt một cuộc cãi nhau, hãy giúp trẻ nhớ cách ấy để giải<br />
quyết vào lần sau. “Đó quả là một ý kiến hay. Con nên cố cố gắng làm như vậy<br />
cho lần tới.”<br />
- Nhắc trẻ thấy được bên đối diện. Trẻ em thường bị cuốn hút vào quan<br />
điểm riêng của mình đến nỗi không còn thấy được bạn chúng đến từ đâu. Bạn<br />
có thể giúp chúng thay đổi tiêu điểm: “Patrick cảm thấy như thế nào?” “Con có<br />
nghe đúng những gì nó đã nói không?” “Nó nghĩ thế nào là không thiên vị?”<br />
TÔI NÊN LÀM GÌ?<br />
- Tìm ra nguyên nhân thật. Thông thường có những vấn đề liên quan sâu<br />
xa hơn: Chuyện gì thực sự dẫn đến các cuộc cãi nhau này? Có phải trẻ kia được<br />
quan tâm nhiều hơn, được quí mến hơn hoặc bị ức hiếp? Trẻ ấy có những điều<br />
gì đáng nói hơn? Có ai cảm thấy trẻ không được lắng nghe và đang bị lợi dụng<br />
không? Trẻ kia có thích cãi nhau khi con bạn chỉ cố giữ lập trường của nó<br />
không? Con bạn có quá nhạy cảm, vội đưa ra kết luận là nó bị lợi dụng và đối<br />
xử thiên vị không? Hỏi ý kiến của bạn bè trẻ, các giáo viên, những người huấn<br />
luyện để biết rõ về con bạn. Hãy so sánh các nhận xét, tìm về căn nguyên của<br />
vấn đề, sau đó quyết tâm làm điều gì đó bạn nghĩ mình có thể bắt đầu thay đổi<br />
được tình hình.<br />
- Dạy cách giải quyết xung khắc. Sử dụng Xây Dựng Kỹ năng quan hệ<br />
Tình bạn: Giải quyết các xung khắc để tất mọi trẻ đều bằng lòng, nhưng đừng<br />
trông chờ phép mầu trong vòng một sớm một chiều. Tìm hiểu xem cần tập<br />
luyện kỹ năng nào, vì thế hãy tìm những cơ hội trong cuộc sống thực tế để tập<br />
kỹ năng ấy, rồi lặp đi lặp lại. 45% trẻ em trung học cấp hai đều có xung khắc<br />
một ngày hơn một lần và 80% trẻ cho biết chúng thấy các trẻ cãi nhau hoặc<br />
đánh nhau hàng ngày.<br />
- Đưa bạn trẻ vào chiến lược mới. Khuyến khích con bạn cho bạn của nó<br />
biết là gần đây nó biết bạn nó hay cãi nhau, và không muốn tiếp tục như vậy<br />
<br />
nữa, vì điều đó làm tổn thương đến mối quan hệ của chúng. Cuối cùng, sẽ đưa<br />
hai đứa trẻ đến vũ điệu tango.<br />
- Khuyến khích tính trung thực. Nhiều trẻ cãi nhau vì chúng chưa bao giờ<br />
tập cách bày tỏ những sự thất bại của chúng bằng tính cách lành mạnh. Bí quyết<br />
ở đây là hòa hợp qua từ ngữ, gợi ra được cảm xúc để trẻ biết cách diễn tả trẻ<br />
cảm nhận như thế nào khi trẻ bắt đầu tức giận, khó chịu, âu lo, bực bội, nản chí<br />
hay bị căng thẳng. Nhưng nhắc trẻ dùng “lời lẽ diễn cảm” và đừng nói “bạn...<br />
bạn... bạn.”<br />
- Chỉ can thiệp nếu cần. Nếu bạn nghe thấy nhen nhúm cãi nhau, ở vị trí có<br />
thể nghe được, chỉ can thiệp khi cảm thấy quá căng thẳng, nhưng trước khi<br />
cuộc cãi nhau bùng lên. Có thể có lời nhắc nhở nhẹ nhàng, chẳng hạn như, đưa<br />
ra một dấu hiệu riêng đã dược thỏa thuận trước (như kéo tai của bạn). Với trẻ<br />
nhỏ tuổi hơn, bạn nói, “Bác thấy hai trẻ giận nhau cần phải bình tĩnh. Con vào<br />
phòng bên kia, còn con vào nhà bếp, cho tới khi các con có thể nói chuyện với<br />
nhau bình tĩnh và tình hình được giải quyết.”<br />
- Khuyến khích sửa sai. Nếu tình cảm bị tổn thương và con bạn là nguyên<br />
nhân gây ra, khuyến khích con bạn sửa sai. Trẻ có thể gọi điện cho bạn của nó,<br />
đề nghị bỏ qua cho nó, hoặc xin lỗi bạn nó và cho bạn nó biết là nó rất lấy làm<br />
tiếc, hoặc đưa ra cách giúp hai trẻ vượt qua được rào cản và chắp lại mối quan<br />
hệ với nhau.<br />
- Nhấn mạnh đến đức kiên nhẫn. Con bạn phải hiểu sự thay đổi không phải<br />
dễ. Cần thời gian để con bạn thay đổi các thói quen của nó. Và cũng cần đôi<br />
chút điều chỉnh để bạn nó nhận ra con bạn đang cố gắng có được thái độ cư xử<br />
mới. Do đo tiếp tục khuyến khích con bạn – đồng thời cũng phải giúp con bạn<br />
luôn phải nhận thức thực tế. Điều này sẽ có tác dụng, nhưng cần có thời gian.<br />
LỜI KHUYÊN VỀ TÌNH BẠN<br />
Nguồn phát xuất chính các cuộc cãi nhau<br />
Naomi Drew, tác giả cuốn “ Hướng Dẫn Trẻ Giải Quyết Xung Khắc.”<br />
Khảo sát các nguồn phát xuất chính các cuộc cãi nhau ở học sinh cấp hai. Sau<br />
đây là thứ tự xảy ra theo tần xuất.<br />
Những xung khắc nổi cộm nổ ra đối với trẻ trai:<br />
1. Ai đúng ai sai<br />
2. Khoe khoang khoác lác<br />
3. Hơn thua nhau trong thể thao hoặc trong học tập<br />
4. Luật chơi<br />
5. Gọi tên bố mẹ ra hoặc lăng mạ<br />
Những xung khắc nổi cộm nổ ra đối với trẻ gái:<br />
1. Bép xép, đồn thổi<br />
2. Tiết lộ bí mật<br />
<br />