intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tam Á: Thành phố du lịch của Trung Quốc

Chia sẻ: G G | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

77
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tam Á là thành phố nằm ở cực Nam đảo Hải Nam, Trung Quốc với dân số khoảng 150.208 (2006). Đây là thành phố lớn thứ hai (sau Hải Khẩu) trên đảo. Bức tượng Quan Âm cao 108 m hoàn thành năm 2005 là một trong những bức tượng cao nhất thế giới. Vịnh Á Loan và một bãi biển dài 7,5 km nằm phía Đông Nam của thành phố. Thành phố có Sân bay quốc tế Phượng Hoàng, hay còn gọi là Sân bay Phượng Hoàng (Fenghuang Airport)...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tam Á: Thành phố du lịch của Trung Quốc

  1. Tam Á: Thành phố du lịch của Trung Quốc
  2. Tam Á là thành phố nằm ở cực Nam đảo Hải Nam, Trung Quốc với dân số khoảng 150.208 (2006). Đây là thành phố lớn thứ hai (sau Hải Khẩu) trên đảo. Bức tượng Quan Âm cao 108 m hoàn thành năm 2005 là một trong những bức tượng cao nhất thế giới. Vịnh Á Loan và một bãi biển dài 7,5 km nằm phía Đông Nam của thành phố. Thành phố có Sân bay quốc tế Phượng Hoàng, hay còn gọi là Sân bay Phượng Hoàng (Fenghuang Airport). Phương tiện giao thông có taxi, xe buýt. Thành phố Tam Á là nơi đăng cai các kỳ thi Hoa hậu Thế giới (Miss World) năm 2003, 2004 và 2005. Nơi hàng trăm mỹ nhân các nước đã nhiều lần đến Tam Á cùng nhau “đấu xảo nhan sắc” được gọi tên là “Mỹ Lệ Chi Quán”. Chữ quán ở đây chẳng phải là tiệm, hiệu, quán sá gì mà là cái mũ, cái vương miện của sắc đẹp. Tòa nhà hình khối tròn với kiến trúc mái mang dáng chiếc vương miện, bên trong là một sân khấu biểu diễn thi tài với sức chứa khoảng 5.000 người, đồng thời cũng là trung tâm hội chợ triển lãm. Khi đến Tam Á, du khách thế nào cũng phải leo lên một ngọn núi chỉ cao vừa đủ để ai cũng có thể đến đỉnh và những cặp tình nhân ngả vào lòng nhau trong hơi thở
  3. dồn dập, nóng bỏng... Núi ấy được mệnh danh là Nam Hải Tình Sơn, còn dân gian gọi là Lộc Hồi Đầu Sơn. Có tên ấy vì đó là dãy núi ở phía nam Tam Á theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, khi ra tới biển Đông bỗng ngoặt lại sang hướng Tây Bắc, nhìn từ xa như một con hươu dừng chân quay đầu nhìn lại. Kèm theo đó là một huyền thoại tình yêu rất ly kỳ: có thử thách, có rượt đuổi, có cùng đường... và kết thúc có hậu: tình yêu được đơm hoa kết trái giữa rừng dừa và ruộng lúa. Cách trung tâm Tam Á 20 km về phía Tây có một vùng lưng tựa vào núi, mặt hướng ra biển, phóng tầm mắt chỉ thấy trời và nước. Xưa kia nơi đây giao thông khó khăn, hiếm thấy dấu chân người. Từ thời nhà Đường, nhà Tống, nhiều vị quan bị lưu đày đến đây, nhìn thấy trước là đại dương mênh mông, ngó lại sau lưng là cố hương mờ mịt, trước sau đều chẳng có lối tiến lối thoái nên tủi phận cảm thán mà đặt tên cho nơi cùng trời cuối đất này là “Thiên nhai hải giác” (Chân trời góc biển). Giờ đây du khách đến đây, dưới chân Hạ Mã Lĩnh, sẽ thấy một dải cát trắng vươn dài ra biển, nước nối với trời xanh, từng dãy núi đá hoa cương chạy thẳng từ bờ xuống biển với muôn hình vạn trạng, có cái như trâu nằm, có cái như cột trụ, có cái
  4. lơ lửng như sắp bay… Có một tảng đá hình trụ trên khắc chữ “Thiên nhai”, chữ của Châu thú Nhai Châu thời Ung Chính. Gần đó, một tảng đá khác có khắc chữ “Hải giác” của một văn nhân cuối đời nhà Thanh. Lại có một tảng đá hình chóp khắc bốn chữ “Nam thiên nhất trụ” gắn liền với truyền thuyết mô tả cuộc chiến đấu sống còn giữa con người và biển cả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2