intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vãn cảnh chùa Tây Phương

Chia sẻ: Luân Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

120
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, xuôi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, chỉ sau gần một tiếng đồng hồ đi xe máy, chúng tôi đã có mặt tại chùa Tây Phương - ngôi chùa cổ nổi tiếng với 16 pho tượng các vị La Hán. Chùa Tây Phương (hay còn gọi là Sùng Phúc tự) nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Trái với cảnh chen lấn, đông đúc của nhiều ngôi chùa khác trong dịp đầu năm, khung cảnh chùa Tây Phương vẫn yên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vãn cảnh chùa Tây Phương

  1. Vãn cảnh chùa Tây Phương Cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, xuôi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, chỉ sau gần một tiếng đồng hồ đi xe máy, chúng tôi đã có mặt tại chùa Tây Phương - ngôi chùa cổ nổi tiếng với 16 pho tượng các vị La Hán. Chùa Tây Phương (hay c òn gọi là Sùng Phúc tự) nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, th ành phố Hà Nội. Trái với cảnh chen lấn, đông đúc của nhiều ngôi chùa khác trong dịp đầu năm, khung cảnh chùa Tây Phương vẫn yên bình và trong trẻo. Từ cổng chùa này, đi bộ qua 239 bậc đá, du khách đã đặt chân lên đến đỉnh núi và chùa chính
  2. Lối vào chùa chính Từ chân núi, đi qua 239 bậc lát đá ong, bạn sẽ đặt chân đến cổng ch ùa. Trước mắt hiện ra ba nếp nhà song song gồm bái dường, chính diện và hậu cung. Xung quang diềm mái của ba toà đều trạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn. Đầu mái nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng được trạm trổ rất tinh tế. Mỗi nếp có hai tầng mái, tường xây hoàn toàn bằng gạch nung đỏ để trần. Một cảm giác thô sơ, mộc mạc ùa về dễ chịu...
  3. Tường chùa chính được xây bằng gạch nung đỏ, để trần tạo cảm giác thô sơ và mộc mạc
  4. Tháp cổ bên hông chùa chính Đi sâu vào bên trong các gian của chùa, được tận mắt chiêm ngưỡng những pho tượng Phật được coi là kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo mới thấy thật ấn tượng. 72 pho tượng cùng các phù điêu có mặt ở khắp nơi trong chùa. Nhiều pho tượng được tạc cao lớn như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp. Theo tài liệu để lại, phần lớn các tượng này đều có niên đại cuối thế kỷ XVIII. Một số khác được tạc vào giữa thế kỷ XIX. Nhưng du khách vãn cảnh chùa vẫn thích diện kiến 16 pho tượng các vị La Hán. Mười sáu vị, kẻ đứng người ngồi; vị ngước mặt lên trời hướng vào mây khói, người tì cằm nghếch môi cười, vị vẻ mặt trầm tư, đăm chiêu khắc khổ...
  5. Những câu thơ sống động miêu tả “Các vị La Hán chùa Tây Phương” của nhà thơ Huy Cận được học từ hồi phổ thông giờ lại để mọi người chiêm nghiệm: ... Đây vị xương trần chân với tay Cớ chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay... Các vị La Hán chùa Tây Phương
  6. Cổng chùa Thanh Am Vòng quanh ngọn núi, ngoài khuôn viên Tây Phương, những bậc thang bằng đá ong còn đưa bạn đến thăm chùa Thanh Am rồi chùa Quan Âm. Đường xuống thoai thoải. Hàng tre hai bên đường cao vút. Có khi cuối con đường nhỏ xinh lại bắt gặp những nếp xây toàn bằng đá ong, một đàn gà con líu ríu chạy theo chân mẹ, cảm giác như đang lọt vào một ngôi làng cổ. Có nhà chủ nhà đi vắng, chỉ lấy mỗi cành tre làm “cổng”... Cảnh vật đẹp và quá yên bình. Tự nhiên thấy lòng nhẹ nhõm, tạm xa cái ồn ào, bon chen của cuộc sống ngoài kia…
  7. Ngôi nhà làm bằng đá ong bắt gặp trên đường đi Bà cụ coi sóc đền Trình - ngôi đền nhỏ ở đầu lối dẫn vào chùa Quan Âm
  8. Chỉ một nếp nhà với cành tre khô làm “cổng” khiến ta cảm thấy nhẹ lòng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2