intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tám đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền(Phần 3)

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

178
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyền phổ quy định: “Vận kình như trừu ty Vận kình như triền ty Nhậm quân khai triển dữ thu liễm Thiên vạn bất khả ly thái cực Diệu thủ nhất vận nhất thái cực Tích tượng hoá hoàn quy ô hữu” (Tạm dịch: Vận kình như kéo tơ, quấn tơ. Dù khai triển hoặc thu liễm trăm ngàn lần không thể rời thái cực. Người giỏi mỗi cử động phù hợp thái cực, khiến người ngoài không thể biết được ). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tám đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền(Phần 3)

  1. Tám đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền(Phần 3) ĐẶC ĐIỂM THỨ BA: VẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH Quyền phổ quy định:
  2. “Vận kình như trừu ty Vận kình như triền ty Nhậm quân khai triển dữ thu liễm Thiên vạn bất khả ly thái cực Diệu thủ nhất vận nhất thái cực Tích tượng hoá hoàn quy ô hữu” (Tạm dịch: Vận kình như kéo tơ, quấn tơ. Dù khai triển hoặc thu liễm trăm ngàn lần không thể rời thái cực. Người giỏi mỗi cử động phù hợp thái cực, khiến người ngoài không thể biết được ). Bốn quy định trên đây cho thấy vận động TCQ rất gần như hình dạng kéo tơ . Kéo tơ là vừa xoay vừa kéo, vì trong động tác có thẳng có xoay tròn tự nhiên hình thành theo đường xoắn ốc. Đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập cong và thẳng . Nói triền ty kình hoặc trừu ty kình đều là chỉ ý này, là vì trong quá trình triền ty sự co duỗi của tứ chi cũng sinh ra hình xoắn ốc. Bởi vậy quyền luận nói cho dù động tác khai triển lớn hoặc động tác khẩn tấu nhỏ lớn đều không bao giờ có thể rời khỏi thái cực kình thống nhất, đối lập này . Sau khi luyện thuần thục ,vòng triền ty này càng luyện càng nhỏ , đạt đến cảnh giới có khuyên mà không thấy có khuyên .Đến lúc đó chỉ còn là ý biết mà thôi . Cho nên
  3. vận động xoắn ốc thống nhất các mặt đối lập của thuận nghịch triền ty được coi là đặc điểm của TCQ. 1.Thực chất của vận kình triền ty TCQ yêu cầu vận kình như triền ty (quấn tơ) hoặc nói vận kình như trừu ty (kéo tơ). Hai cách ví này đều nói lên hình tượng vận động như xoắn ốc. Đồng thời theo một đường cong , tựa như viên đạn sau khi thông qua đường khương tuyến trong nòng súng ống khi bay trong không gian , bản thân tự xoay quanh trục của nó lại bay theo đường vận động của vật được ném đi. Triền ty kình của TCQ mang dáng dấp của hình tượng này. Trước đã nói rõ , vận động TCQ cần có hình như quấn tơ,vậy trong thực tế phải vận hành như thế nào ? Thực ra rất đơn giản , tức tại yêu cầu nhất động toàn động,động tác lòng bàn tay xoay từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong đều lấy sự xoay chuyển ngón trỏ làm tiêu chuẩn .Như trong Hình 1, bàn tay từ điểm 1 tới điểm 2. Lúc này ngón trỏ xoay từ trong ra ngo ài gọi là thuận triền(xoay thuận);bàn tay từ điểm 2 tới điểm 3,ngón tay trỏ xoay từ ngoài vào trong gọi là nghịch triền(xoay nghịch).
  4. 2.Tác dụng của vận kình triền ty Khi luyện quyền , nắm tay co duỗi thẳng mà không xoay chuyển lòng bàn tay , nếu như chân chỉ "tiền cung hậu toạ" mà không xoay chuyển phối hợp tả hữu thì sẽ phát sinh khuyết điểm chỏi lực "đỉnh kháng" ( Hình 2 ).Để sửa sai khuyết điểm này cần phải sử dụng kình xoắn ốc bởi vì khúc suất của vòng xoắn ốc thường biến đổi , do sự xoay chuyển nên bất cứ áp lực nào ép lên một vật đang xoay đều tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trước. Để sửa sai khuyết điểm này cần tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trượt đi mà "lạc không".Đây là phép "hoá kình" theo khoa học ( Hình 3 ) cho thấy tác dụng của nó. Triền ty có dạng xoắn ốc là nguyên lai của TCQ . Loại vận động xoắn ốc này là phương thức vận động độc đáo của quyền thuật Trung Quốc, hiếm có trên thế giới . Trên phương diện rèn luyện thể lực , nó
  5. khiến cho toàn thân chuyển động tiết tiết quán xuyến, nhờ đó tiến đến cảnh giới một động không chỗ nào không động (nhất động vô hữu bất động) của công phu '"nội ngoại tương hợp". Nó có tác dụng xoa bóp nội tạng .Đồng thời khiến cho thần khí bên ngoài phát sinh cổ đãng, làm mạnh vỏ đại não, từ đó tiến thêm một bước là làm mạnh khoẻ các tổ chức khí quan toàn thân. 3.Chủng loại và yếu điểm của triền ty kình Dựa theo tính năng ,có thể chia triền ty kình TCQ thành hai loại cơ bản : một loại là thuận triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ trong ra ngoài , trong thuận triền ty tuyệt đại đa số là “bằng kình” (Nét vẽ liền trong Hình 1).Loại còn lại gọi là nghịch triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ ngoài vào trong , trong nghịch triền ty hầu hết là “loát kình” (Nét vẽ rời trong Hình 2).Hai loại kình này đồng thời quán xuyến từ đầu chí cuối trong suốt quá trình vận động của TCQ. Vì vậy có thể nói trong mỗi động tác TCQ đếu có sự chuyển hóa lẫn nhau của bằng kình, loát kình, chúng có sự mâu thuẫn cơ bản trong vận động, đồng thời lại chuyển hóa thành nhất nguyên. Cả hai loại kình này có sự biến đổi khác nhau tùy theo phương vị của từng động tác, đồng thời chia thành năm cặp phương vị triền ty khác nhau (Hình 4). Các hướng thượng hạ, tả hữu hợp thành một vòng tròn tổng thể, đồng thời kết hợp với bên trong và bên ngoài biến hình tròn theo mặt phẳng thành hình tròn lập thể, đây chính là nét đặc sắc vốn có của vận động triền ty TCQ. Ngoài ra, kết hợp tả hữu phùng nguyên khi luyện quyền, tiến thoái linh hoạt cùng với phương vị triền ty, đáp ứng yêu cầu luyện thân và phòng thân. Trong
  6. mỗi động tác, quyền thức TCQ, dựa trên cơ sở của triền ty thuận nghịch, ít nhất cần phải có sự kết hợp của ba cặp phương vị để thực hiện vận động. Nếu nắm được quy luật này thì sẽ có được đường vận động cong xoắn ốc, hỗ trợ rất nhiều cho việc luyện quyền hay sửa quyền. a).Động tác “Vân thủ” Đây là quyền thức duy nhất trong thập tam thế, bao hàm "song thuận chuyển thành song nghịch, tả hữu đại triền ty". Khi vận động , triền ty cơ bản của hai tay là lòng bàn tay thuận truyền từ trong ra ngoài chuyển thành nghịch triền từ ngoài vào trong, phương vị triền ty của nó là trái phải trên dưới và hơi có hướng trong ngoài. Vòng tròn tả hữu,trên dưới là một hình tròn phẳng, nhưng nếu làm cho hình tròn ấy hơi có hướng trong ngoài thì nó có thể thành một hình tròn lập thể trong không gian, có thể đạt tới công dụng "khí thiếp tích bối" b).Động tác “Bạch hạc lượng xí” Triền ty cơ bản của nó là một thuận một nghịch, là loại triền ty tương đối phổ biến trong giá thức , phương vị triền ty của nó là trên dưới và trong ngoài.Triền ty một thuận một nghịch có nghĩa là tay trái nghịch triền hướng vào trong, hướng xuống; tay phải thuận triền hướng ra ngoài, hướng lên. Hai động tác này hợp lại, yêu cầu
  7. "lưỡng bát tương bộ"(lúc vận động hai cánh tay giống như có một sợi dây cột lại với nhau khiến dạng thức của chúng hỗ tương nhau, yêu cầu hai tay phối hợp) làm thành một "bằng khuyên"(vòng tròn phẳng) chia ra trái nghịch phải thuận và trái xuống phải lên. Các thí dụ trên cho thấy rõ, quyền thức TCQ tuy có nhiều dạng hoa mỹ chuyển hoán khác nhau nhưng dựa theo triền ty cơ bản của nó mà xét thì cực kỳ đơn giản . Các quyền thức đại khái không ngoài tổ hợp của ba loại "song thuận triền ty", "song nghịch triền ty" và "nhất thuận nhất nghịch triền ty". Nếu dựa theo pháp phân tích n ày và dò xét cách đi quyền của mình mà liệt kê thành biểu thì có thể là chổ dựa cho sự luyện tâp của chính mình.Có được chỗ dựa này rồi, ắt có thể phân biệt rõ ràng các loại kình , đạt đến "nội ngoại tương hợp và tiết tiết quán xuyến trên cơ sở nâng cao đàn tính đạt tới yêu cầu tư thế chính xác. (Còn Tiếp)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2