intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm lý chối bỏ bệnh đái tháo đường như thế nào?

Chia sẻ: Nguhoiphan Nguhoiphan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

103
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với xã hội hiện nay, thành kiến về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) còn khá nặng nề. Bệnh ĐTĐ đồng nghĩa với chế độ ăn khổ hạnh khác người, đầy rẫy biến chứng và không thể sống được lâu. Thật dễ hiểu khi bạn hoặc người thân phát hiện ra bệnh ĐTĐ, với đa số trường hợp đều cảm thấy choáng, sốc về tâm lý. Không muốn tin rằng điều không may này lại xảy đến với mình, bạn tự hỏi: không biết thầy thuốc, phòng xét nghiệm có nhầm không? Đặc biệt những người khi được khám xét định...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm lý chối bỏ bệnh đái tháo đường như thế nào?

  1. Tâm lý chối bỏ bệnh đái tháo đường như thế nào? Với xã hội hiện nay, thành kiến về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) còn khá nặng nề. Bệnh ĐTĐ đồng nghĩa với chế độ ăn khổ hạnh khác người, đầy rẫy biến chứng và không thể sống được lâu. Thật dễ hiểu khi bạn hoặc người thân phát hiện ra bệnh ĐTĐ, với đa số trường hợp đều cảm thấy choáng, sốc về tâm lý.
  2. Không muốn tin rằng điều không may này lại xảy đến với mình, bạn tự hỏi: không biết thầy thuốc, phòng xét nghiệm có nhầm không? Đặc biệt những người khi được khám xét định kỳ ngẫu nhiên phát hiện đường máu tăng cao, khả năng chối bỏ bệnh càng lớn với lý do mình vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, có triệu chứng đâu? Các bác sĩ nhìn đâu chẳng thấy vi khuẩn? Bạn vẫn tiếp tục lạc quan không chút đề phòng (không đến khám bệnh, không muốn làm thêm các xét nghiệm vì sợ thêm bệnh tốn tiền). Rồi năm tháng qua đi, dù bạn không muốn tin thì bệnh tật vẫn ngày ngày ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, khi bạn không thể chối bỏ sự thực là mình mắc bệnh ĐTĐ thì biến chứng đã nặng nề. Quá tự tin vào bản thân, tinh thần lạc quan thiếu thực tế, không cần đến sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn đã khiến bạn phải trả giá. Một loại tâm lý thứ hai thường rơi vào những người có hiểu biết khá tốt, khi biết mình mắc bệnh, bạn tìm hiểu tài liệu, hỏi han những người đồng bệnh... Sau khi có được những thông tin về bệnh, bạn luôn sống trong nỗi ám ảnh bệnh tật, biến chứng. Bất cứ sự thay đổi dù là nhỏ nhất trong cơ thể (ngày thường không hề để ý đến) nay được nhân lên gấp bội: ngồi lâu một chút gây tê chân do thiếu máu tạm thời được quy kết do biến chứng thần kinh; mắt mờ đi do tăng, giảm đường huyết quá nhanh luôn được coi là biến chứng mắt. Sự lo lắng thái quá gặm nhấm sinh lực của bạn, khiến bạn mất ăn, mất ngủ, cả gia đình phải lo lắng theo bạn và bạn cảm thấy mình có lỗi.
  3. Trong trường hợp này, bạn hãy tìm đến các nhà chuyên môn, làm các xét nghiệm cần thiết, tin tưởng vào sự tư vấn của họ. Hãy bình tĩnh trở lại vì mọi sự mới chỉ bắt đầu, người ĐTĐ không phải là người tàn phế. Bạn vẫn có thể tiếp tục công tác, vẫn tiếp tục sáng tạo ra nhiều điều có ích và mọi người cần phải coi chế độ ăn uống, tập luyện hằng ngày của người ĐTĐ là một mẫu mực cần noi theo (lối sống ít vận động, ăn nhậu thoải mái là cái nôi tốt cho bệnh tim mạch phát triển và bệnh tim mạch còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với bệnh ĐTĐ). Phát hiện ra bệnh ĐTĐ có thể là một “may mắn” với bạn (vì đằng nào bệnh cũng đã có sẵn trong cơ thể bạn rồi), đây là thời điểm bạn cần thay đổi lại lối sống theo chiều hướng có lợi cho sức khỏe. Sau khi đã được chẩn đoán rõ ràng, bạn đã vượt qua giai đoạn chối bỏ bệnh tật. Cuộc sống đi theo một hướng mới tích cực hơn, sức khỏe khá hơn, đường máu ổn định. Không còn nỗi lo ban đầu ám ảnh, bạn dễ rơi vào khuynh hướng chủ quan, nhất là sau khi đã đọc một số sách về bệnh ĐTĐ, bạn có thể biết rõ hơn về căn bệnh này. Nhưng những điều sau đây có thể bạn chưa biết: hằng ngày, hằng giờ các bác sĩ, dược sĩ khắp nơi trên thế giới vẫn đang tìm kiếm phương thức điều trị mới sao cho hiệu quả hơn, những thuốc mới công hiệu hơn, những thiết bị máy móc giúp giảm bệnh tật thông minh hơn.
  4. Vậy làm sao có thể biết được lúc nào những phát minh kia ra đời? Bạn có thể biết nhiều về bệnh của mình, song giữa biết và làm bao giờ cũng là những khoảng cách rất lớn. Một mình vật lộn với bệnh ĐTĐ là không dễ! Hãy để các nhà chuyên môn giúp bạn, hãy thường xuyên đến tư vấn thầy thuốc của mình, hãy thường xuyên ghé qua các hiệu sách báo, hãy ghi tên đăng ký câu lạc bộ dành cho người ĐTĐ (nếu địa phương bạn chưa có câu lạc bộ như vậy, hãy tìm cách tạo ra nó). Đừng quá tin vào những phương thuốc thần kỳ nào chữa khỏi hẳn bệnh như quảng cáo quá mức trên mạng cũng như qua các lời đồn thổi rỉ tai nhau. Hãy bình tĩnh và chờ đợi, với công nghệ sinh học hiện nay, với thành quả giải mã được bộ gen mới đây, chúng ta hoàn toàn tin tưởng một ngày nào đó sẽ được biết công bố về thành tựu “chữa khỏi hẳn bệnh ĐTĐ” trên khắp hành tinh này. Còn hiện giờ cần phải sống sao cho khỏe mạnh, hết sức tránh các biến chứng có thể xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2