intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm lý lứa tuổi - Phần 14

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

109
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gọi hoài mà cậu trai cưng chín tuổi chưa thèm mở mắt, miệng lại rên "nhức đầu", chị H.T.C. - nhà ở quận 5, TP.HCM phát cáu: Lại nhức đầu? Một tuần bảy bữa, con kêu nhức đầu hết năm lần, con bịa cớ để được nghỉ học hay bị... "thần kinh"? Vậy là một hôm, chị mang con đi khám thần kinh thật... "Điểm 8 là điểm... dơ phải không cô?" Tranh thủ một buổi sáng, chị C. đưa con đến khám tại Khoa Thần kinh của một bệnh viện nhi. Sau khi làm đủ các xét nghiệm,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm lý lứa tuổi - Phần 14

  1. Tại sao trẻ nhức đầu? Gọi hoài mà cậu trai cưng chín tuổi chưa thèm mở mắt, miệng lại rên "nhức đầu", chị H.T.C. - nhà ở quận 5, TP.HCM phát cáu: Lại nhức đầu? Một tuần bảy bữa, con kêu nhức đầu hết năm lần, con bịa cớ để được nghỉ học hay bị... "thần kinh"? Vậy là một hôm, chị mang con đi khám thần kinh thật... "Điểm 8 là điểm... dơ phải không cô?" Tranh thủ một buổi sáng, chị C. đưa con đến khám tại Khoa Thần kinh của một bệnh viện nhi. Sau khi làm đủ các xét nghiệm, điện não đồ,... các BS đã khẳng
  2. định cháu bé không có vấn đề gì về thần kinh. Chỉ nghe thế, chị đã nói với con: "Đó, BS nói con không có bệnh! Mẹ sẽ phạt không cho con chơi điện tử ngày chủ nhật nữa vì tội nói dối...". Tuy vậy, vị BS ôn tồn nói tiếp: "Dù sao, tôi sẽ làm phiếu chuyển trường hợp con chị xuống Phòng khám Khoa Tâm lý của bệnh viện để các chuyên viên tâm lý tìm ra nguyên nhân vì sao cháu hay bị nhức đầu". Chuyên viên tâm lý đã mời chị ngồi chờ ở phòng ngoài để đưa cục cưng của chị vào phòng kế bên, nơi tất cả các cánh cửa đều đóng và được trang trí như một lớp học mẫu giáo, trong đó không có ai ngoài chuyên viên và đứa trẻ. Sau 1 giờ làm việc với đứa bé, chuyên viên tâm lý cũng đã làm việc riêng với chị C. và thông báo nguyên nhân bị nhức đầu của con chị, kèm theo một số điều tư vấn dành riêng cho chị. Theo chuyên viên, hiện tượng bị nhức đầu ở đứa trẻ là do áp lực học hành và những đòi hỏi "quá mức" của người mẹ. Nó đã kể với chuyên viên là "con học nhiều lắm, học buổi sáng, buổi chiều rồi cả buổi tối luôn. Nhiều bữa, con không muốn học, chỉ muốn ngủ thôi. Hôm nào nghe gia sư méc con không chú ý học, hay ở trường bị điểm dưới 8 là mẹ hay la, làm con sợ. Mẹ con hay nói: "Con phải học làm sao để được điểm 9, điểm 10. Điểm 8 là vứt sọt rác rồi". Mà sọt rác toàn là đồ dơ, vậy bị điểm 8 là mắc điểm dơ phải không cô?". Chưa hết, buổi sáng cậu bé này bị nhức đầu như kể trên là do chiều hôm trước em bị điểm 8 môn Toán, và em đã giấu biến quyển vở dưới nệm!
  3. Chớ biến trẻ từ không thành có "bệnh" Mặc dù hoạt động điều trị tâm lý cho trẻ chưa được người dân quan tâm đúng mức và quy mô chưa mở rộng nhưng trong năm 2003, đơn vị tâm lý của Bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM) đã tiếp nhận 253 trường hợp trẻ đến khám vì triệu chứng "bị nhức đầu". Gần đây, hiện tượng trẻ em bị nhức đầu trở nên khá phổ biến. Nhiều vị phụ huynh phàn nàn: "Tụi nhỏ bây giờ sung sướng mà tối ngày cứ than nhức đầu như... ông già, bà lão. Chắc chúng nó giả bộ hay tưởng tượng vậy thôi...". Ngược lại, cũng có những phụ huynh khi thấy con mình vò tai, bứt tóc kêu la nhức đầu đã đoán chắc con mình bị "thần kinh" nên mua thuốc nhức đầu cho trẻ uống, hoặc đưa trẻ đi bệnh viện. Khi BS thông báo trẻ không bị gì, có người còn nghĩ BS... nhầm, rồi yêu cầu bác sĩ khám kỹ lại giùm! Theo BS - chuyên viên tư vấn tâm lý Phạm Ngọc Thanh (BV Nhi Đồng I), sở dĩ trẻ em hay kêu bị nhức đầu là do phải chịu áp lực thường xuyên từ việc học, từ môi trường sống, hoàn cảnh gia đình... và lắm khi từ cả mối quan hệ bè bạn. Tức có "địa chỉ" cả, chứ không phải do trẻ em giàu sức tưởng tượng. Có em khi vào tư vấn đã nhất quyết không nói gì. Cho tới khi chuyên viên khuyến khích vẽ cái gì đó ra giấy, em đã vẽ một ngôi nhà đóng cửa kín mít. Hỏi vì sao vẽ vậy, em trả lời vì nhà em ai cũng đi hết, bỏ em ở nhà một mình. Khi đề nghị vẽ cha mẹ, em đã vẽ khuôn mặt người cha thật nghiêm còn người mẹ thì cao hơn, lớn
  4. hơn người cha. Hỏi vì sao, em cho biết do "mẹ có nhiều quyền hơn bố, mẹ hay la bố". Có em thì kể lại không khí căng thẳng hoặc những mâu thuẫn trong gia đình, cha mẹ thường xuyên cãi cọ, chửi bới nhau. Cả hoàn cảnh sống khi cha, mẹ ly dị. Cả những chuyện trẻ con như giận dỗi, tị nạnh với bạn bè... Có em gái học lớp 6 bị cô giáo dạy Toán "làm quê" trước lớp một lần vì em không làm bài tập ở nhà, từ đó đâm ra "dị ứng" với cô giáo. Cứ mỗi khi đến giờ cô này là em rất sợ, đầu cứ "tăng tăng như điện giật". Các em này, sau khi đã giải tỏa được với chuyên viên tâm lý, thường trả lời là hết đau khi được hỏi còn thấy đau đầu không. Cũng theo BS Thanh, nếu những loại áp lực khác nhau ấy không được phát hiện sớm, giải quyết can thiệp sớm thì triệu chứng đau đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển sau này của trẻ. Chẳng hạn, có thể dẫn đến bệnh tâm thần, áp huyết cao, bị loét dạ dày (do chán ăn, nhịn ăn, cơ quan tiêu hóa tiết nhiều a-xit...). Vậy cha, mẹ nên làm gì để chữa những triệu chứng nhức đầu thuộc về tâm lý nơi con trẻ? Câu trả lời của chuyên viên: Các bậc cha mẹ đừng bắt con học quá sức, ngoài khả năng của trẻ. Cần tạo điều kiện cho trẻ có thời gian giải trí, và chơi cùng với con bằng những trò chơi có thể kích thích sự phát triển trí não của trẻ. Dành nhiều thời gian để giao tiếp với con cái để chia sẻ những vấn đề của chúng và hướng dẫn
  5. chúng nên làm thế nào để tốt hơn. Cũng đừng tiếc những lời động viên khen ngợi, khuyến khích chúng, tất nhiên đừng thái quá. Không nên dùng những hình phạt, sự chỉ trích hay chửi mắng với trẻ, chẳng hạn như những câu: "Con là thú hay sao mà không chịu nghe lời?", "Con đúng là đồ vô tích sự"... Điều quan trọng hơn cả là các bậc cha mẹ cũng phải học hỏi, tập luyện để làm... cha mẹ tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2