intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm lý lứa tuổi - Phần 8

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

148
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ con rất bừa bộn và không hề ý thức đến sự ngăn nắp nhưng cha mẹ có thể hướng dẫn chúng. Cha mẹ phải là người chỉ dẫn cho trẻ vì tính ngăn nắp sẽ dần dần tạo cho trẻ thói quen đi vào nề nếp, trật tự. Không chỉ trong gia đình mà còn có lợi cho công việc của trẻ trong tương lai. Điều nên làm khi cha mẹ dạy trẻ ngăn nắp. Trước hết cha mẹ phải là những tấm gương tốt cho chúng. Nếu bạn sống gọn gàng thì con trẻ sẽ tiếp thu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm lý lứa tuổi - Phần 8

  1. Tập cho con tính ngăn nắp Trẻ con rất bừa bộn và không hề ý thức đến sự ngăn nắp nhưng cha mẹ có thể hướng dẫn chúng. Cha mẹ phải là người chỉ dẫn cho trẻ vì tính ngăn nắp sẽ dần dần tạo cho trẻ thói quen đi vào nề nếp, trật tự. Không chỉ trong gia đình mà còn có lợi cho công việc của trẻ trong tương lai. Điều nên làm khi cha mẹ dạy trẻ ngăn nắp  Trước hết cha mẹ phải là những tấm gương tốt cho chúng. Nếu bạn sống gọn gàng thì con trẻ sẽ tiếp thu điều này rất nhanh chóng.  Giao cho trẻ công việc phù hợp với từng lứa tuổi.  Khi trẻ được ba tuổi, cha mẹ bắt đầu dạy cho chúng tính ngăn nắp. Ở độ tuổi này, trẻ có thể xếp được gối vào góc giường, để giầy lên giá.  Khi trẻ từ bốn đến năm tuổi, bạn có thể hướng dẫn trẻ thu xếp đồ chơi vào nơi quy định sau khi chơi.  Khi trẻ lên năm tuổi, bạn khuyến khích trẻ dọn phòng, lau bàn sau khi ăn... Trước tiên, bạn nên biến nó thành một trò chơi. Bạn có thể nói: “Bé cưng, hôm nay mẹ và con thi xem ai sắp xếp đồ đạc gọn gàng nhất nhé”.  Trẻ lên sáu tuổi, bạn đề nghị chúng thu dọn đồ dùng học tập, xếp sách vở ngăn nắp trên giá sắp, dọn dẹp phòng riêng...
  2.  Nếu trẻ không có phòng riêng, bạn hướng dẫn cho chúng làm những công việc đơn giản trong gia đình như lau bàn ghế, thay nước bình hoa...  Giải thích cho trẻ biết những lợi ích của công việc này.  Khen ngợi chúng khi công việc của chúng được hoàn thành tốt. Hoặc cũng có thể nhẹ nhàng khiển trách khi chúng không làm tốt hoặc làm mà lại không cẩn thận. Những điều bạn không nên làm với con trẻ  Nếu bạn luôn miệng càu nhàu về sự bừa bãi của trẻ, điều này không những không giúp ích gì được mà còn khiến trẻ xa cách bạn hơn.  Không nên chỉ trích quá đáng khi trẻ phạm những sai lầm, vì điều này sẽ dễ làm trẻ cảm thấy bị tổn thương.  Khi trẻ đang chơi một trò chơi nào đó, bạn không nên bắt trẻ ngưng ngay vì bạn không thể chịu nổi sự bừa bãi. Lúc này bạn chỉ nên nói với trẻ: “Con phải dọn dẹp cẩn thận khi đã chơi xong”.  Không nên lục soát và dọn dẹp phòng của trẻ khi chúng không có nhà. Nếu phòng của trẻ quá bừa bộn, bạn hãy chờ chúng về để yêu cầu dọn dẹp.  Khi bạn tự tiện dọn dẹp, trẻ sẽ nghĩ rằng bạn đã can thiệp vào việc riêng của chúng. Điều này làm trẻ khó chịu và bất hợp tác.  Không nên gay gắt với chồng bạn vì tính bừa bãi cẩu thả của anh ấy, vì vô tình bạn làm cho trẻ thấy bố nó cũng không ngăn nắp chẳng kém gì nó.
  3. Tập cho trẻ nói trôi chảy Một quan niệm sai lầm thường gặp khi trẻ em nói lắp là quy kết cho vấn đề tâm lý. Do vậy cha mẹ có cảm giác mình phải chịu trách nhiệm về phát âm của trẻ. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nói lắp là do hệ thần kinh của trẻ; việc phát âm lộn xộn và nói lắp là kết quả từ sự căng thẳng, không đồng bộ của các cơ quan phát âm. Những dấu hiệu đáng lưu ý Mặc dù nhiều trẻ bỏ tật nói lắp khi lớn nhưng một số không được như vậy. Một vài dấu hiệu cho thấy tật nói lắp sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng: - Sự căng thẳng trong thời gian học nói của trẻ thể hiện qua vẻ mặt và cử chỉ của chúng - Chần chừ khi nói ra một từ - Lặp lại âm thanh và phát âm của một từ quá lâu như ''Đó là c..ủ..ủa tôi'' - Kết hợp các kiểu lặp lại khi phát âm (lặp lại và kéo dài) - Sợ hãi và không muốn phát âm Nếu một trong những vấn đề kéo dài khoảng 6 tháng và ngày càng nhiều hơn thì bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia.
  4. Cha mẹ giúp gì? - Tạo ra một môi trường thông cảm: bạn cần từ tốn, kiên nhẫn và hãy để con bạn hoàn thành những gì chúng muốn nói. Tốt nhất bạn không nên thúc ép trẻ và cố gắng hoàn thành các câu nói. Nếu con bạn thấy thuận tiện khi nói tại nhà thì điều đó sẽ giúp trẻ giảm tật nói lắp - Nói chuyện với con một cách ngắn gọn. Dùng những câu ngắn và những từ phù hợp lứa tuổi của trẻ. Đồng thời chỉ nên hỏi mỗi câu một lần cho trẻ có thời gian trả lời. Điều này sẽ giúp tránh thất vọng khi làm mẫu bằng những từ phức tạp, các mệnh đề hoặc nguyên câu - Sẵn sàng nghe: Nghe trẻ nói gì hơn cách trẻ nói như thế nào. Trả lời cho con bạn dù chúng có lặp lại hay không. Người lớn ngắt lời trẻ thường xảy ra khi lo sợ về những khó khăn của trẻ. Đề nghị trẻ nói chậm lại, lấy hơi hoặc nghĩ trước khi nói, thật ra không hữu ích trong trường hợp này, thậm chí còn làm trẻ thất vọng nhiều hơn - Tạo môi trường động viên nơi mọi người đều ''lặp lại'' lời nói. Điều này giúp con bạn thấy sẽ không gây gián đoạn đồng thời dạy cho trẻ chờ người khác nói xong - Đưa ra những yêu cầu nói tối thiểu. Cách tốt nhất là yêu cầu con bạn thực hiện trước những người khác... Thỉnh thoảng, giữ im lặng khi chơi hoặc ngồi với trẻ, bảo chúng bắt đầu và điều khiển buổi đối thoại
  5. - Can thiệp nếu anh chị em ruột chế giễu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2