Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội cho sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
lượt xem 1
download
Nông nghiệp luôn là một ngành sản xuất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta. Mặc dù được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển, song số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn khá khiêm tốn. Bài viết này nhấn mạnh vào tính khả thi của việc tận dụng mạng xã hội trong quá trình huy động vốn, quá trình hoạt động và quá trình bán hàng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội cho sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
- TẬN DỤNG SỨC MẠNH CỦA MẠNG XÃ HỘI CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Đàm Thanh Tú* - Bùi Thị Hà Linh** 1 2 TÓM TẮT: Nông nghiệp luôn là một ngành sản xuất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta. Mặc dù được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển, song số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn khá khiêm tốn. Để có thể khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt tiệm cận với xu thế phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới thì việc sử dụng sức mạnh của mạng xã hội là một điều tất yếu. Bài viết này nhấn mạnh vào tính khả thi của việc tận dụng mạng xã hội trong quá trình huy động vốn, quá trình hoạt động và quá trình bán hàng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Từ khóa: doanh nghiệp khởi nghiệp, mạng xã hội, nông nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước. Điều đó được thể hiện qua con số: Hàng năm giá trị xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản, có giá trị và chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim nghạch xuất nhập khẩu của cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ năm 2016 đạt tổng giá trị xuất khẩu 32,1 tỷ USD và tổng giá trị nhập khẩu cả năm 2016 đạt 24,5 tỷ USD; tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này năm 2017 đạt con số 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016 [6]. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước rất chú trọng vấn đề khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp khi đưa ra một loạt các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020; Quyết định 813/QĐ-NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn... Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng số lượng DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện còn rất khiêm tốn. Nhìn chung, cả nước chỉ có khoảng 1% tổng số DN đầu tư vào nông nghiệp. Theo nghiên cứu đầu năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cả nước hiện có khoảng 4.500 DN đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỷ lệ tương đối ít và chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Tổng vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỉ trọng rất thấp, xoay quanh khoảng 6% tổng đầu tư cả nước. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này cũng tương đối hạn chế, chỉ chiếm 2,9% tổng số dự án FDI, chưa đến 1% tổng số vốn của FDI [4],[5]. * Khoa Cơ bản, Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam ** Khoa TCDN, Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +84912 426 326. E-mail address: dtt.hvtc@gmail.com
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 777 Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chậm hơn so với các lĩnh vực khác. Quy mô của DNKN trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ với quy mô vốn phần lớn ở mức dưới 5 tỷ đồng; trong đó có gần 50% DN ngành nông, lâm, thủy sản có quy mô siêu nhỏ (dưới 10 lao động). DNKN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn yếu kém về năng lực liên kết với nông dân, với các đối tác, khả năng tìm kiếm và tiếp cận thông tin thị trường, thiếu thông tin về các rào cản kỹ thuật, các quy định thương mại quốc tế. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ của DNKN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp, 75% DN đang sử dụng máy móc hết khấu hao, DN vừa và nhỏ vẫn chưa thoát khỏi những máy móc có công nghệ lạc hậu 2 - 3 thế hệ [7]. Thực tế hiện nay, giới trẻ có vai trò rất quan trọng đối với khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, không ít bạn trẻ với tư duy và sự sáng tạo, nỗ lực của bản thân đã đưa ra các ý tưởng khởi nghiệp nông nghiệp mang lại hiệu quả cao góp phần tạo nên diện mạo mới cho nông nghiệp Việt Nam. Điều đó chứng tỏ rất nhiều bạn có mong muốn dấn thân vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng vẫn còn e ngại vì chưa biết phải bắt đầu từ đâu, hoặc có ý tưởng nhưng chưa có định hướng để thực hiện ý tưởng khi phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách trên con đường khởi nghiệp. Vì thế, bài viết sau của chúng tôi sẽ đưa ra một công cụ hữu ích, thuận tiện, phù hợp với xu hướng phát triển để các DN nhỏ và siêu nhỏ khởi nghiệp sáng tạo thành công trong lĩnh vực nông nghiệp đó chính là tận dụng tối đa sức mạnh của mạng xã hội. 2. VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI? Hiện nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò của mạng xã hội (MXH). MXH có vai trò kết nối nhanh chóng và cực kỳ thuận tiện giữa nhà cung cấp với DN, DN với khách hàng và khách hàng với DN. MXH giúp các quan hệ kinh tế có tính phản hồi, có sự tương tác đa chiều giữa các bên liên quan, ngoài mối quan hệ truyền thống là: Nhà cung cấp – Doanh nghiệp – Khách hàng, thì MXH tạo ra mối liên kết giữa DN với cộng đồng, đó là các vấn đề về an toàn thực phẩm, là vấn đề môi trường, là vấn đề đạo đức, là vấn đề phát triển bền vững,… MXH có thể giúp DN dễ dàng nghiên cứu thị trường để tìm ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu. Nhờ MXH mà các DN có thể nghiên cứu sự thay đổi tâm lý tiêu dùng một cách nhanh chóng; tìm ra các cách thức gắn kết khách hàng trung thành với công ty; cách xây dựng và quản lý cộng đồng với chi phí tiết kiệm nhất có thể. MXH còn giúp DN dễ dàng tìm được đối tác cung ứng về vốn, về nguồn nguyên liệu, về nguồn nhân lực với chi phí thấp hơn nhiều so với trước đây. MXH hội cũng giúp DN dễ dàng tiếp cận với khách hàng, mở rộng thị trường một cách thuận lợi hơn với chi phí thấp hơn so với các công cụ truyền thông truyền thống khác. Mạng xã hội giúp ích được gì cho DNKN trong lĩnh vực nông nghiệp? Sự bùng nổ số lượng người dùng MXH khiến các DN Việt Nam cần có những thay đổi căn bản trong hoạt động chiến lược của mình, đặc biệt là các DNKN trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều quan trọng nhất khi khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp là phải nghiên cứu xem thị trường thực sự có nhu cầu với sản phẩm mình đang muốn nuôi trồng hay không. Bởi những sản phẩm nông sản như rau, chuối, thịt, cá,… nếu không có nơi tiêu thụ liền trong ngày hoặc vài ngày thì phải đổ bỏ. Chính vì vậy phải tìm được đầu ra cho sản phẩm trước và phải biết gắn kết với người mua sản phẩm của mình. Rất nhiều người thất bại khi khởi nghiệp trong lĩnh vực này vì đáng lẽ ra phải tìm thị trường, ai là người mua trước rồi mới tạo ra sản phẩm thì họ đang làm ngược lại. Hậu quả là sản phẩm mà các DNKN làm ra không có nơi tiêu thụ. Ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp của các DNKN cần nhắm vào sự quan tâm
- 778 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA đặc biệt của người tiêu dùng hiện nay đó là chất lượng, về quy cách, về truy xuất nguồn gốc để người tiêu dùng không thể chọn nhầm lẫn sản phẩm của DN mình với DN khác. Thêm vào đó, khởi nghiệp trong nông nghiệp cần cân nhắc đến vấn đề đem sản phẩm xuất ngoại vừa mang lại danh tiếng, vừa mang lại nguồn đầu ra ổn định. Tất cả những vấn đề này đều có thể giải quyết thông qua MXH, chỉ cần DNKN có một nhân viên chuyên biệt về giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên MXH hoặc DN có thể thuê một chuyên gia về Social Media Marketing theo thời vụ là đủ. 3. TẬN DỤNG SỨC MẠNH CỦA MẠNG XÃ HỘI CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Hơn bao giờ hết các DNKN cần tận dụng những lợi thế to lớn của MXH, từ khâu huy động vốn và các nguồn lực cho sản xuất, cho đến quá trình hoạt động thông qua sự tư vấn của các chuyên gia không chỉ trong và ngoài nước và khai thác MXH cho đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể: MXH với việc huy động vốn cho DNKN: Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ của MXH, với những người làm nông nghiệp quy mô nhỏ, việc gọi vốn từ cộng đồng, hay cụ thể hơn, gọi vốn từ khách hàng của mình, là điều có thể nghĩ đến. Để minh họa điều này, chúng ta sẽ nghiên cứu một tình huống thực tế như sau: Một DNKN trong lĩnh vực nông nghiệp sạch chất lượng cao trồng 10 héc-ta lúa giống Nhật Bản, đây là loại lúa cho chất lượng gạo tuyệt hảo và hứa hẹn sẽ được thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ tốt. Hơn 8 tỷ đồng mà DN gom góp, vay mượn khắp nơi được đổ vào cánh đồng lúa. Sau khoảng 105 ngày, lúa sẽ được gặt và sản phẩm được đưa ra thị trường. Trong quá trình canh tác lúa, giám đốc DNKN này nhận ra rằng mình hoàn toàn có thể tận dụng đất đai và hệ thống nước tới sẵn có để trồng thêm dưa lưới vàng và hoa lan trong những nhà lưới để tạo thêm việc giá trị gia tăng cho DN cũng như thu nhập của người lao động ngay trên cánh đồng của mình. Làm một bài tính toán chi phí, DN cần thêm khoảng 1,5 tỉ đồng để thực hiện kế hoạch trên. Tuy nhiên, nguồn vốn của chủ DN đã cạn, chỉ đủ cầm chừng hoạt động đến lúc thu hoạch lúa và gần như không thể vay thêm ngay được 1,5 tỷ đồng. Lúa mới được trồng 30 ngày, còn 75 ngày nữa mới đến thời điểm gặt. Với 10 ha lúa đặc sản, vì DN canh tác theo phương pháp hữu cơ với quy trình chặt chẽ để đảm bảo chất lượng tốt nhất nên năng suất sẽ chỉ tầm 5 tấn/ha, dự kiến cánh đồng sẽ cho 50 tấn thóc, quy ra tương ứng hơn 25 tấn gạo. Mỗi kg gạo được bán với giá 50.000 đồng, doanh thu đạt được chừng 1,25 tỷ đồng. Với dưa lưới vàng, sau 70 ngày trồng có thể thu hoạch được. Dự kiến DN sẽ thu hoạch được 20 tấn dưa, với giá bán 65.000 đồng mỗi kg thì doanh thu từ dưa vàng dự kiến sẽ đạt 1,3 tỷ đồng. Với hoa lan, sau 6 tháng trồng sẽ bắt đầu thu hoạch được hoa với đều đặn doanh thu khoảng 3-5 triệu/ngày. Như vậy, nếu trích ra khoảng 60% trên tổng doanh thu dự tính trong tương lai, DN này có đủ khoản vốn để trồng thêm dưa lưới vàng và hoa lan. Nhưng làm sao biến doanh thu tương lai thành nguồn vốn hiện tại? Giải pháp có thể nghĩ đến là huy động vốn từ khách hàng thông qua MXH. Tức là, thông qua việc quảng bá giới thiệu sản phẩm của mình trên MXH để tạo niềm tin với khách hàng, DN sẽ ký hợp đồng hoặc một cam kết. Theo đó, khi thu hoạch các sản phẩm của mình, DN sẽ ưu tiên giao gạo, dưa và thậm chí cả hoa cho khách hàng và đổi lại khách hàng sẽ đặt cọc trước một lượng tiền nhất định. Để khách hàng giám sát được quá trình đó, định kỳ DN gửi lên MXH những hình ảnh về cách đồng canh tác, quy trình nuôi trồng sạch của mình. Nếu giả sử mỗi khách hàng ứng trước 1.000.000 đồng cho 20 kg gạo và 650.000 đồng cho 10 kg dưa lưới vàng, DN sẽ cần ký thỏa thuận với khoảng 1000 khách hàng khác nhau. Nếu chọn đại lý, mỗi đại lý
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 779 ứng trước 20 triệu thì DN sẽ chỉ phải ký hợp đồng với khoảng 50 đại lý. DN có thể chọn một trong hai giải pháp trên, hoặc chọn kết hợp cả hai giải pháp. Trong tình huống trên, để việc huy động vốn của DN thành công thì cần 4 yếu tố sau: - Uy tín của người gọi vốn; - Sản phẩm của DN thực sự tốt hoặc được các cửa hàng (đại lý) mong đợi; - Mức góp vốn không quá lớn để khách hàng sẵn lòng đóng góp; - Cần có một hợp đồng hoặc thỏa thuận để đem lại sự yên tâm cho khách hàng. Việc kêu gọi vốn như nêu trên, về bản chất là những hợp đồng trả trước từ phía khách hàng, là một câu chuyện không mới. Tuy vậy, với những người trước giờ chỉ chuyên sản xuất hoặc những bạn trẻ mới bước vào khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp lại là một câu chuyện mới. Ngoài ra, khi DNKN trên kết nối trực tiếp với khách hàng, khâu trung gian sẽ được loại bỏ dần và nhờ vậy, giá bán sẽ không bị đội lên và mối liên kết giữa DN với khách hàng sẽ khăng khít hơn. Với ý nghĩa của việc gọi vốn trên, hy vọng bên gọi vốn sẽ tự tin hơn với dự án khởi nghiệp của mình và bên góp vốn (khách hàng) cũng sẽ được hưởng lợi từ việc mua hàng hóa với giá rẻ hơn, có nguồn gốc đảm bảo hơn. MXH với quá trình hoạt động của DNKN trong nông nghiệp: MXH giúp những DNKN trong lĩnh vực nông nghiệp cập nhật nhanh nhất thông tin nông nghiệp theo từng giống vật nuôi, cây trồng cũng như hiểu biết về các thông số môi trường trồng trọt, chăn nuôi như đất, nước, độ ẩm… Thông qua MXH, các DNKN có thể nhanh chóng tham khảo các mô hình canh tác, chăn nuôi kỹ thuật mới mang lại hiệu quả cao. MXH giúp DNKN kết nối trực tiếp với các chuyên gia nông nghiệp, với các thông số đã được đo đạc, thậm chí tư vấn trực tiếp đến từng sản phẩm, từng công đoạn. Với MXH các phân tích và tư vấn của các chuyên gia cho các DNKN sẽ được chính xác, trực tiếp với chi phí ít tốn kém hơn. Đặc biệt, các DNKN có thể nhận được sự giúp đỡ, tư vấn của các nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp không những chỉ trong nước mà còn cả trên thế giới, ứng dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại hơn để cho năng suất cao hơn. Các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao đang du học hoặc định cư ở nước ngoài cũng có thể tham gia vào quá trình sản xuất của DN như tư vấn về kỹ thuật, về các loại giống, về cách lai ghép để đạt năng suất, chất lượng, giảm thiểu sâu bệnh và ngăn ngừa các bệnh dịch. Có thể nói với MXH nguồn lực được huy động rộng rãi, ít tốn kém chi phí và quan trọng hơn là nó khơi dậy niềm say mê trong lĩnh vực này và nó sẽ đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp của nước ta. MXH còn giúp các DNKN nhận được chia sẻ từ chính những người nông dân về kinh nghiệm canh tác, thu hoạch, phòng chống sâu bệnh. Như vậy, với tính năng của MXH là tiện lợi và có tính tương tác cao, cộng đồng DNKN sẽ dễ dàng tiếp cận với những kỹ thuật mới, kinh nghiệm sản xuất và nhiều vấn đề khác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp MXH với đầu ra của các DNKN trong nông nghiệp: Không thể phủ nhận vai trò rất to lớn hiện nay của MXH trong việc tiếp thị và bán hàng. Ngoài việc giới thiệu qua các kênh truyền thống thì hầu như sản phẩm của mọi lĩnh vực, ngành nghề đều được phân phối qua MXH. Ví dụ với MXH lớn nhất hiện nay là Facebook có khoảng 3,3 tỉ người trên thế giới sử dụng, trong đó riêng ở Việt Nam theo thống kê mới nhất có khoảng 58 triệu tài khoản [9]. Như vậy, việc các DNKN dùng MXH để tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp của mình sẽ tiếp cận được một lượng khách hàng rất lớn với chi phí thấp. Đây là một xu hướng chung không chỉ của các DNKN mà là mọi loại hình DN, kể cả các DN lớn.
- 780 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Hơn nữa, thời gian lưu giữ nông sản tính từ thời điểm thu hoạch cũng không dài ngày như những sản phẩm tiêu dùng thông thường. Phẩm chất nông sản sẽ suy giảm theo thời gian và nếu không được lưu kho hoặc chế biến hợp lý, kịp thời thì sản phẩm sẽ không còn giá trị sử dụng nữa. Chính vì vậy, DNKN phải tìm được đầu ra cho sản phẩm trước và phải biết gắn kết với người tiêu dùng với nông sản của mình. Chuỗi quá trình cung ứng và phân phối nông sản sẽ cần sử dụng MXH để tối ưu hóa đảm bảo chất lượng sản phẩm lẫn giảm thiểu chi phí nhằm nhanh chóng đến tay người tiêu dùng trước khi hết hạn sử dụng. Để tăng cường khả năng tiêu thụ nông sản, các DNKN có thể xây dựng mô hình kho hàng số để kịp thời cung cấp thông tin nông sản đến người tiêu dùng cả về thời gian lẫn số lượng và chất lượng, chẳng hạn như giống cây trồng, vật nuôi; thời gian gieo, thời gian phun thuốc, loại thuốc sử dụng, thức ăn chăn nuôi sử dụng; thời gian thu hoạch, xuất chuồng, cách thức bảo quản… Với cách làm này sẽ tạo sự yên tâm và niềm tin cho người tiêu dùng. Đặc biệt, phải sử dụng MXH là công cụ tương tác với người tiêu dùng để có sự phản hồi cả tích cực và tiêu cực từ phía họ để DNKN có thể điều chỉnh kịp thời, điều mà truyền thông truyền thống khó có thể làm được. Xa hơn nữa, với việc tận dụng tính năng của MXH thì các DNKN trong lĩnh vực nông nghiệp có thể đặt mục tiêu chiến lược là xuất khẩu nông sản và phát triển nông nghiệp bền vững. 4. KẾT LUẬN Như vậy, MXH là một công cụ thông tin kết nối vô cùng quan trọng trong xu thế phát triển hiện nay, MXH làm cho thương hiệu của DN trở nên quen thuộc với những người chưa biết, MXH là một công cụ tạo nên sự thành công của DN và tạo ra những mối quan hệ mà DN chưa bao giờ có được. Điều này không những giúp DN có thêm những khách hàng mới mà còn giữ được lòng trung thành của khách hàng. Thực tế là MXH rất đa dạng đến nỗi nó có thể được sử dụng trên bất cứ cách thức nào phù hợp nhất với nhu cầu và lợi ích trong kinh doanh của DN. Mặc dù hiện nay sản xuất nông nghiệp chỉ còn chiếm hơn 15,34% GDP (số liệu năm 2017) nhưng với dân số sống tại khu vực nông thôn chiếm gần 66%, nông nghiệp - nông thôn vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 100 triệu người dân Việt Nam, giữ vững an ninh quốc phòng và ổn định chính trị đất nước. Do vậy, việc phát triển các DN trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn sẽ là định hướng quan trọng của Việt Nam trong thời gian tới. Việc các DNKN trong lĩnh vực nông nghiệp sử dụng MXH làm công cụ hỗ trợ trong quá trình huy động vốn, quá trình hoạt động và quá trình tiêu thụ sản phẩm là rất khả thi và sẽ mang lại hiệu quả cao cho DN. Ứng dụng công nghệ nói chung và MXH nói riêng khiến bản thân người làm nông nghiệp cũng đã thay đổi nhận thức trong sản xuất, không chạy theo số lượng sản phẩm, ý thức trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững, hài hòa với tự nhiên. Tuy nhiên, để phát huy sức sáng tạo, sự dấn thân của các giới trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thì rất cần hơn nữa sự quyết liệt của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tạo lập cơ chế chính sách, tạo nguồn vốn và thị trường; các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp lớn chung tay ủng hộ. Có như vậy mới giúp giới trẻ có được động lực, sự tự tin, cũng như định hướng để thực hiện ý tưởng khởi nghiệp của mình thông qua qua các dự án khởi nghiệp, đặc biệt là các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, ngày 16 tháng 5 năm 2016; [2]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, ngày 17 tháng 4 năm 2018.
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 781 [3]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quyết định 813/QĐ-NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, ngày 07 tháng 3 năm 2017. [4]. Nguyễn Thị Dương Nga (2017, Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số tháng 8-2017. [5]. Phạm Quang Hiển (2016, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ NN& PTNN), 8 định hướng chính về khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, Diễn đàn “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo trong nông nghiệp”. [6]. Website: http://baocongthuong.com.vn/xuat-khau-nong-lam-thuy-san-nam-2017-dat-3637-ty-usd.html. [7]. Website: http://baophapluat.vn/chinh-sach/da-co-5000-doanh-nghiep-dau-tu-vao-nong-nghiep-353525.html. [8]. Website: https://baomoi.com/dn-viet-nam-tham-gia-chuoi-cung-ung-toancau/c/26254976.epi [9]. Website: http://dantri.com.vn/suc-manh-so/viet-nam-co-so-luong-nguoi-dung-facebook-lon-thu-7-tren-the-gioi- 20180418145327613.htm
- KẾT CẤU CỦA HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM Nguyễn Thu Thương* 1 TÓM TẮT: Thông qua bài nghiên cứu, tác giả muốn đưa đến một hệ thống các khái niệm và các góc nhìn về hệ sinh thái khởi nghiệp. Bài nghiên cứu xem xét một cách chi tiết các kết cấu của hệ sinh thái khởi nghiệp từ đó đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo các kiến thức cơ bản, làm tiền đề để nghiên cứu thực tiễn và đưa ra các đề xuất xây dựng nước ta trở thành quốc gia khởi nghiệp. Từ khóa: Hệ sinh thái khởi nghiệp; kết cấu hệ sinh thái; đặc trưng hệ sinh thái Trong những năm trở lại đây, xu hướng khởi nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tê, kéo theo đó là sự quan tâm chú ý của các đối tượng liên quan, hình thành nên nhiều thuật ngữ mới. Trong số đó có thuật ngữ “Hệ sinh thái khởi nghiệp’. Vậy có thể hiểu thế nào là hệ sinh thái khởi nghiệp và các yếu tố cấu thành nên hệ sinh thái khởi nghiệp là gì? Hệ sinh thái khởi nghiệp (entrepreneurial ecosystem) được định nghĩa theo nhiều cách tiếp cận: Thứ nhất, hệ sinh thái khởi nghiệp là một thuật ngữ chỉ một cộng đồng gồm các thực thể hay các nhân tố tác động qua lại, kết hợp, bổ sung và chia sẻ cho nhau tạo nên môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sự hình thành và tăng trưởng của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cách nói “hệ sinh thái” được dùng để chỉ các thành tố thuộc về cá nhân hoặc tổ chức có thể thúc đẩy hay hạn chế lựa chọn khởi nghiệp của một cá nhân, có thể tới khả năng thành công hay thất bại của doanh nghiệp khởi nghiệp Thứ hai, hệ sinh thái khởi nghiệp cũng có thể được xem là cách thức một thành phố hay một quốc gia thiết lập để đẩy mạnh và phát triển hoạt động khởi nghiệp ở địa phương. Theo OECD, hệ sinh thái khởi nghiệp được định nghĩa là tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng,…) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công,…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,…) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương”. 1 Tác giả nhận phản hồi: Nguyễn Thu Thương Tel. 0936254955, Email: thuthuongnguyen.412@gmail.com
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 783 Thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp • Các tổ chức và các hoạt động gắn liền với các hoạt động • Ý tưởng, phát minh và nghiên cứu khởi nghiệp • Những doanh nghiệp khởi nghiệp ở các giai đoạn • Các trường đại học khác nhau • Các tổ chức tư vấn & cố vấn • Doanh nhân • Vườn ươm khởi nghiệp • Những thành viên dự án khởi nghiệp • Dự án tăng tốc khởi nghiệp • Các nhà đầu tư thiên thần • Những nhà cố vấn khởi nghiệp • Không gian làm việc chung • Những nhà tư vấn khởi nghiệp • Các nhà cung cấp dịch vụ (tư vấn, kế toán, pháp lý, …) • Những người có đầu óc kinh doanh khác • Những người tổ chức sự kiện • Bên thứ ba – những người thuộc các tổ chức liên • Những cuộc thi khởi nghiệp quan • Mạng lưới các nhà đầu tư • Những công ty đầu tư mạo hiểm • Các kênh gây quỹ quần chúng • Các nguồn tài trợ khác (các khoản vay, trợ cấp, …) • Các blog khởi nghiệp & những phương tiện truyền thông thương mại khác • Nguồn lực khác Các loại hình tổ chức gắn liền với hoạt động khởi nghiệp có thể bao gồm: Các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức cung cấp dịch vụ (dịch vụ về pháp lý, tài chính,…), các quỹ đầu tư, các tổ chức hỗ trợ (các dự án hỗ trợ khởi nghiệp, các “vườn ươm”, không gian làm việc chung,…), và các tập đoàn lớn. Trong hệ sinh thái khởi nghiệp, mỗi tổ chức nắm giữ một vai trò riêng. Chúng cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo những cách thức khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể. Thông qua các sự kiện và các hoạt động, các tổ chức tương tác và kết nối với nhau, tạo nên nền tảng của hệ sinh thái. Các hoạt động tương tác và kết nối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực để phát triển các công ty khởi nghiệp và tạo ra ảnh hưởng tích cực, góp phần nuôi dưỡng các dự án khởi nghiệp. Theo cách tiếp cận của Diễn đàn kinh tế thế giới – World Economic Forum (2012), các yếu tố cấu thành một hệ sinh thái khởi nghiệp có thể được khái quát hóa như sau: Sơ đồ: Các yếu tố hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp
- 784 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Tổng quát hóa các cách tiếp cận trên, có thể kết luận: Hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm các yếu tố đặc trưng tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, đặc điểm về văn hóa, giáo dục…của từng địa phương, Các yếu tố này tương tác trong một hệ thống để góp phần phát triển các công ty khởi nghiệp. Như vậy, có thể khẳng định về các đặc trưng của hệ sinh thái khởi nghiệp như sau: Thứ nhất, về các yếu tố chính cấu thành nên hệ sinh thái khởi nghiệp: Một hệ sinh thái khởi nghiệp luôn bao gồm: - Con người - Dự án khởi nghiệp ở các giai đoạn khác nhau - Các loại hình tổ chức tập trung tại cùng một khu vực địa điểm (có thể khu vực thực tế như thị trấn, thành phố, quốc gia; hay khu vực ảo như một cộng đồng trên mạng xã hội). Thứ hai, mỗi hệ sinh thái khởi nghiệp có những đặc trưng riêng Mặc dù các thành tố cấu thành nên mọi hệ sinh thái khởi nghiệp đều được mô tả như xây dựng ở sơ đồ trên, mỗi hệ sinh thái lại là kết quả hình thành của nhiếu các nhân tố khác tương tác qua lại theo những cách thức phức tạp và riêng biệt. Ví dụ: Hệ sinh thái khởi nghiệp của Isaerel phét triển trong những năm 1970 mà không có tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm nằm cách xa thị trường. Trong khi đó, hệ sinh thái của Ireland trong bối cảnh giáo dục tự do, tiếng Anh bản xứ, các công ty đa quốc gia nước ngoài và gần với thị trường châu Âu. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Đài Loan đã phát triển trong những năm 1990 với sự tích lũy rất lớn của những người nước ngoài Đài Loan thành công ở Mỹ. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Trung Quốc đang phát triển trong bối cảnh các chính sách đa dạng khu vực và một hệ thống chính trị được cho là chuyên chế. Thứ ba, hệ sinh thái khởi nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ 2 nhóm yếu tố là nhóm yếu tố nội tại và nhóm yếu tố bên ngoài. • Nhóm yếu tố bên ngoài: bao gồm môi trường kinh tế, môi trường tài chính, tính ổn định của thị trường sẽ có tác động không nhỏ tới cấu trúc và hiệu quả hoạt động của hệ sinh thái. Bên cạnh đó, dưới tác động của cơ sở hạ tầng khác nhau với các khung chính sách và hệ thống pháp luật đặc trưng, các hệ sinh thái khởi nghiệp ở những ở những địa phương hoặc quốc gia khác nhau nên có thể vận hành không giống nhau mặc dù môi trường tương tự nhau. Ngoài ra nguồn lực về vốn và tài chính cũng như các yếu tố về văn hóa cũng có tác động không nhỏ ảnh hưởng đến sự hoạt động và tạo nên đặc điểm riêng của mỗi hệ sinh thái khởi nghiệp. • Nhóm các yếu tố bên trong: Hoạt động khởi nghiệp không thể được thực hiện nếu thiếu đi các yếu tố về giáo dục và đào tạo và nguồn nhân lực. Các yếu tố về giáo dục đào tạo được đề cập trong sơ đồ của Dễn đàn Kinh tế thế giới 2012 bao gồm Giáo dục đại học, trước đại học và Đào tạo về khởi nghiệp. Ở mỗi hệ sinh thái khởi nghiệp, các yếu tố này sẽ có những đặc điểm riêng, tác động và hình thành nên đặc trưng riêng của hệ sinh thái đó. Ngoài ra, nhóm các yếu tố bên trong tác động đến hệ sinh thái khởi nghiệp còn bao gồm yếu tố về nguồn nhân lực. Chất lượng của nguồn nhân lực liên quan tới hoạt động khởi là một trong những vấn đề được quan tâm và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành và hiệu quả hoạt động của mỗi hệ sinh thái. Trong đó, việc quản trị một hệ sinh thái khởi nghiệp liên quan đến việc quản lý từng tổ chức hoặc cá nhân cũng như quản lý sự đa dạng về con người. Một trong những bước quan trọng nhất để quản lý hiệu quả là phân chia thhành các đơn vị nhỏ với cấu trúc tương tự từ một hệ sinh thái lớn hơn.
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 785 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Quang Xuân, phát triển khoa học - công nghệ (KHCN) tỉnh Đồng Nai thời cách mạng công nghệ 4.0. Klaus, Schwab (2016), The Fouth Industrial Revolution, bản tiếng Trung dịch từ tiếng Anh, người dịch Li, Jing (2017), CHINA CITIC Press, Bắc Kinh. Ludwig, Von Mises (1962), The Ultimate Foundation of Economic Science: An Essay on Method, bản tiếng Trung dịch từ tiếng Anh, người dịch Zhu, Yang, (2016), The Commercial Press, Bắc Kinh. Nguyễn Phú Trọng (2011), “Mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp”, Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Robbin, Lionel (1976), Political Economy: Past and Present, bản tiếng Trung dịch từ tiếng Anh, người dịch Chen, Shang Lin và Wang, Yu Chun, (2016), Nxb The Commercial Press, Bắc Kinh. Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2000, tr.496.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài học tận dụng truyền thông xã hội từ NGOs
5 p | 277 | 99
-
5 bước với ERP
3 p | 218 | 95
-
Nghệ thuật quản trị các chuỗi cung ứng (Phần 3)
8 p | 168 | 72
-
Truyền thông mạng xã hội (Social Media)
8 p | 203 | 50
-
Nghệ thuật quản trị các “công ty bổ sung” (Phần cuối)
7 p | 129 | 33
-
10 bước tạo một fan page hoàn hảo trên fac
8 p | 120 | 27
-
Hướng đi mới phát triển thương hiệu bằng social marketing
4 p | 110 | 16
-
Những thất bại của các thương hiệu lớn
4 p | 122 | 13
-
Xây dựng thương hiệu để thu hút nhân tài
5 p | 103 | 13
-
Xây dựng thương hiệu trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi
3 p | 111 | 12
-
Bài học tận dụng trong truyền thông xã hội từ NGOs
11 p | 72 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn