intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tản mạn mùa Giáng sinh

Chia sẻ: Nguyễn Văn B B | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi không thích những ngày lễ trong năm. Tôi chẳng bao giờ tôi được đi chơi, có quần áo mới và chẳng bao giờ nhà tôi có đồ ăn ngon bởi với một gia đình Công giáo, lễ Giáng sinh của tôi là ngày thê thảm hơn cả. Nhìn mọi người, mọi nhà trong khu xóm đạo chuẩn bị cho kỳ đại lễ, tôi cứ thầm ước ao mình có được một bộ đồ đẹp để đến tối 24/12 đi dự thánh lễ. Ấy vậy, cái tôi có chỉ là đồ của anh tôi để lại, mặc cái áo dài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tản mạn mùa Giáng sinh

  1. Tản mạn mùa Giáng sinh
  2. Tôi không thích những ngày lễ trong năm. Tôi chẳng bao giờ tôi được đi chơi, có quần áo mới và chẳng bao giờ nhà tôi có đồ ăn ngon bởi với một gia đình Công giáo, lễ Giáng sinh của tôi là ngày thê thảm hơn cả. Nhìn mọi người, mọi nhà trong khu xóm đạo chuẩn bị cho kỳ đại lễ, tôi cứ thầm ước ao mình có được một bộ đồ đẹp để đến tối 24/12 đi dự thánh lễ. Ấy vậy, cái tôi có chỉ là đồ của anh tôi để lại, mặc cái áo dài tới đầu gối mà vẫn thấy mình oách lắm! Tôi quen với việc tuềnh toàng trong cách ăn mặc, mẹ cứ bảo: "Có cái che là đủ rồi". Mùa Giáng sinh, nhà tôi tối hù, chẳng cây thông, hang đá, thậm chí cả đèn sao trước cửa... Đi lễ ngang qua các căn nhà gần nhà thờ Phát Diệm, tôi đứng lại nhìn vào bên trong, ánh mắt trầm trồ thèm muốn. Hồi lớp ba, lớp bốn, có lần thèm quá, tôi nằng nặc xin bố mẹ mua cho một cây thông, làm cho tôi hang đá. Ba tôi đi làm mấy tháng mới về, lương chẳng biết có bao nhiêu nhưng tôi biết có những lúc về nhà, ba tôi lại còng lưng đạp xích lô. Ba đi làm toàn vì ơn vì nghĩa, người ta không trả công, ba cũng chẳng oán thán một lời, chỉ có mẹ còng lưng trên chiếc máy thêu, tiếng rì rì đưa tôi vào giấc ngủ... Tôi đòi hỏi, ba tôi quát bảo: "Nhà không có gì ăn, chỉ mơ với mộng". Ba quay lưng bước ra chiếc xích lô dẫn về cuối hẻm, bỏ dở bữa cơm, mẹ nhìn tôi rồi nhìn theo dáng lưng ba với ánh mắt sâu, buồn thăm thẳm...
  3. Tôi lượm vỏ thuốc lá, lấy viết vẽ lên làm Thánh Giu Se, Đức Mẹ Maria, Chúa Giê Su, chiên lừa và các mục đồng rồi ôm tất cả vào trong giấc ngủ. Noel năm ấy, ba viết cho tôi và anh hai một bài thơ, người anh mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy mặt ngoài đời. Tôi chỉ nghe mọi người kể lại là anh tôi rất giỏi, nhỏ xíu mà đã chăm làm, còn phụ ba mẹ kiếm tiền nữa. Mẹ thương anh hai nhất, tôi nhìn thấy điều đó. Lúc nào kể về anh hai, mẹ cũng nói với niềm tự hào và tràn trề hy vọng. Mẹ nói: "Mẹ và ba đã cố gắng thật nhiều để có thể đưa chú út và anh vượt biên qua Mỹ. Mẹ muốn anh có cuộc sống tốt hơn và hy vọng anh luôn là người chăm làm, chăm học, anh sẽ phụ giúp gia đình, giúp đỡ được các em...". Bài thơ ấy, tôi hầu như quên mất, chỉ nhớ mãi đoạn đầu: Em muốn có cành thông Noel Nhà mình nghèo, ba bảo để dành tiền mua gạo Anh anh ơi, Noel của những người có đạo Ai không làm hang đá với đèn sao?... Bài thơ còn dài nữa, tôi đọc xong thì khóc rất nhiều, tôi không hiểu lúc đó
  4. tại sao tôi lại hiểu ý nghĩa của bài thơ, tôi thương ba, thương mẹ, tôi thôi không đòi nữa. Những mùa Noel sau trôi qua lặng lẽ, tôi vẫn không thể nào có thiện cảm với lễ Giáng sinh vì tôi luôn phải trông nhà cho ba mẹ đi lễ khuya và các anh chị lớn hơn đi chơi cùng bạn bè. Trong sự tuyệt vọng ấy, dường như ước mơ và khát khao là những ngọn diêm được thắp sáng lên như câu chuyện Cô bé bán diêm của Hans Christian Andersen. Trong tôi, một phần nào đó luôn nuôi hy vọng sự trở về của anh hai sẽ xóa tan bức màn đen kịt bủa vây gia đình tôi, giải thoát chúng tôi ra khỏi nghịch cảnh này. Tôi hy vọng rằng ông già Noel có thật, ông sẽ biết được thỉnh cầu của tôi - lời cầu nguyện của một đứa trẻ ngoan... Những niềm tin, hy vọng ấy chính là động lực để tôi sống tiếp. Sự chờ đợi theo tôi mười mấy năm trời, cứ mỗi mùa Giáng sinh về, mỗi lần thấy một gia đình nào đó đón người thân, mỗi lần nghe cái mùi nước hoa quen thuộc mà ai đó sức trong dịp đi lễ Chúa giáng thế (mà nghe đâu là chỉ bên Mỹ mới có) lòng tôi lại bừng lên sự chờ đợi, đã có đôi khi nó trở thành sự khắc khoải. Niềm tin vào ông già Noel cũng vậy, thú thực tôi chẳng muốn từ bỏ, đến bây giờ cũng vậy, từ bỏ nó thì tôi sẽ vịn vào cái gì để tồn tại bây giờ? Ông già Noel có thực sao? Tôi thấy mấy đứa bạn trong xóm xun xoe khoe đồ chơi, quần áo, chúng bảo được ông già Noel tặng. Tôi về mách mẹ: "Bọn nó có ngoan gì đâu". Mẹ vuốt đầu tôi bảo: "Không được ghen tỵ, có lẽ năm nay ông chưa tới nhà mình". Tôi cứ chờ hoài, có lúc tôi thấy tức lắm, tôi viết cho ông một lá thư dài, hỏi ông: "Bộ tôi không ngoan bằng bạn sao?".
  5. Nhưng lá thư cứ nằm yên trên bàn thờ (mẹ tôi bảo viết cho ông thì để lên đó) và những món quà thì không hề xuất hiện... Năm nay, Giáng sinh 2011, tôi nhận được quà. Không phải từ ông già Noel mà từ một người bạn. Anh là người bạn đầu tiên cho quà tôi từ bên Mỹ, món quà làm tôi rất vui nhiều. Nhận được quà, tôi chia nó một ít cho nhỏ bạn thân, một ít cho các bạn trong đội Cơn Lốc ngày mai uống nước, một ít tôi góp vào mua nước cho chương trình văn nghệ từ thiện cho các em thiếu nhi cơ nhỡ và trả một phần tiền chi phí làm phim tôi mượn. Giáng sinh năm nay với tôi vừa lạnh, vừa ấm, trải qua bao nhiêu chuyện, đau buồn và hạnh phúc, tôi thấy năm nay dường như Chúa đã thương tôi... Vài nét về blogger: Giáng sinh đối với những người đạo Thiên Chúa như tôi gọi là mùa Hồng Ân. Tôi mến chúc tất cả các bạn một mùa đầy hạnh phúc. Đây là bài tản mạn cho một người bạn thân nhất cuộc đời tôi. Tôi yêu anh, không phải là thứ tình yêu trai gái mà là tình yêu máu mủ, ruột thịt dù tôi và anh không cùng huyết thống, không cùng cha mẹ nhưng.... chúng tôi yêu nhau hơn như vậy. "Chúc anh có một mùa Giáng siinh an lành. Món quà em tặng anh năm nay là... em muốn khoe với tất cả mọi người, em có một người bạn thân đáng yêu!".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0