intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tản mạn về... Logo L

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

79
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Logo là hình ảnh tượng trưng cho cả một doanh nghiệp, chỉ cần nhìn logo người ta biết ngay đó là sản phẩm của công ty nào. Logo đã trở thành "đại sứ" của các công ty. Ở các nước phát triển như: Anh, Mỹ, Pháp... logo được thiết kế phải hội tụ 3 tiêu chuẩn: Sáng tạo, Mỹ thuật và nói lên đặc trưng của sản phẩm (hoặc công ty).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tản mạn về... Logo L

  1. Tản mạn về... Logo Logo là hình ảnh tượng trưng cho cả một doanh nghiệp, chỉ cần nhìn logo người ta biết ngay đó là sản phẩm của công ty nào. Logo đã trở thành "đại sứ" của các công ty. Ở các nước phát triển như: Anh, Mỹ, Pháp... logo được thiết kế phải hội tụ 3 tiêu chuẩn: Sáng tạo, Mỹ thuật và nói lên đặc trưng của sản phẩm (hoặc công ty). Ở V iệt Nam, logo còn khá mới mẻ và chưa được đầu tư đúng mức. Chính vì thế đã "sản sinh' ra nhiều mẫu logo thuộc vào hàng "dở khóc d ở cười"... Một quan niệm cực kỳ sai lầm nữa về logo, không nhất thiết du lịch phải có hình con chim, logo của bệnh viện Đông y là vòng tròn âm dương, điện ảnh phải có hình một đoạn phim, ngân hàng là đ ồng tiền cổ hình tròn lỗ vuông, yếu tố dân tộc là hình trống đồng hoặc hoa sen v.v... Cách đây bốn năm, tôi nhận được giấy mời vẽ biểu tượng Sapa nhân kỷ niệm 100 năm thành lập. Ban tổ chức nêu rõ trong hồ sơ gửi kèm: Logo phải nêu được những đặc trưng của thành phố mộng mơ này.
  2. Nào sương mù, nào cây thông pơ-mu, nào dãy núi Phan xi p ăng cho đ ến nền văn hoá đặc sắc của nhiều tộc người thiểu số ở đây (người H'Mông, người Dao Đỏ, người Xa Phó...). Họ thì không hiểu lý do tôi không nhận lời tham gia, nhưng những đồng nghiệp của tôi đều hiểu: Logo không phải là một bức tranh tường để có thể liệt kê hết mọi thứ vào đó được. Chẳng cứ ở huyện miền núi xa xôi, logo của thành phố biển nọ cũng mắc bệnh kể lể dài dòng: Trên trời là mây bay, ở giữa là dãy núi, rồi đến cây cầu bắc qua sông và cuối cùng là biển xanh sóng vỗ. Có lẽ nên coi đó là bức tranh thì đúng hơn. Logo của một lễ hội, của một tỉnh như vậy còn của các doanh nghiệp thì sao? Rất khó hiểu khi một công ty sản xuất vật liệu xây dựng thuộc loại hàng đầu Việt Nam nhưng logo của họ lại có màu sắc, kiểu chữ rất lạc hậu. Bất kể khách hàng nào cũng nghi ngờ rằng: ngay cả logo là bộ mặt của công ty còn chẳng có tí mỹ thuật nào thì liệu sản phẩm họ chế ra để chuyên phục vụ cho nhu cầu về cái đẹp, cho trang trí nội ngoại thất liệu có đáng tin cậy hay không? Sẽ có người biện luận rằng dù logo có thế nào đi chăng nữa, thì các công ty trên vẫn làm ăn phát đ ạt, hàng hoá của họ vẫn bán chạy, cổ phiếu của họ vẫn tăng vùn vụt. Đúng vậy! Nhưng thành công trong kinh doanh là một việc, logo xấu là việc khác. Vả lại, khách hàng phần lớn vẫn còn mù mờ về mỹ thuật nhưng không phải là tất cả.
  3. Hơn nữa dân trí ngày càng cao, sự đ òi hỏi về thẩm mỹ của x ã hội ngày càng được nâng lên. Những người thành công (chỉ ở Việt Nam thôi) bao giờ cũng ảo tưởng rằng mọi cái mình đều có thể tự làm và làm thế nào mà chẳng được, hơn nữa logo là chuyện nhỏ (thực ra thì không nhỏ). Tôi không dám tin rằng logo của Câu lạc bộ bóng đá khá nổi tiếng trong thời gian gần đây lại là tác phẩm của một hoạ sĩ, dù là hoạ sĩ kém đi chăng nữa. Nào là mặt trời đỏ, trên nền bầu trời xanh, 3 quả núi... đã thế lại to quá khổ. Chẳng biết có phải họ thiếu kiến thức mỹ thuật hay họ coi mỹ thuật chỉ quan trọng vừa vừa? Có dịp ghé thăm khu resort của họ, tôi cảm thấy tiếc vì chất lượng xây dựng nơi đây khá tốt, không gian rộng rãi, thoáng mát nhưng kiến trúc và nội thất lại chưa đẹp tương xứng. Chẳng hạn: Mặt ngoài ố p toàn đá granit (dù đắt tiền) vừa nặng nề vừa khô cứng, chẳng gợi gì về cảm giác nghỉ dưỡng cả, thậm chí còn hao hao phong cách kiến trúc của thành cổ Quảng Trị. Nội thất thì lạm dụng gỗ, ốp kín xung quanh tường, lên cả trần nhà như một cái thùng gỗ. Tất nhiên, ai cũng biết đá và gỗ là hai m ặt hàng chính của công ty này nhưng cũng không vì phô trương thế mạnh mà hi sinh cái đẹp. Hay những doanh nghiệp đó tiếc khoản tiền thuê hoạ sĩ thiết kế? Chắc không hẳn vậy. Mà cũng không phải là không có những designer tuổi trẻ
  4. tài cao để đáp ứng yêu cầu của họ. Mỗi năm khoa đồ hoạ của trường Mỹ Thuật và trường Kiến Trúc đ ào tạo được khá nhiều các hoạ sĩ. Trong số đó ắt cũng có người có khả năng chứ. Tôi đã từng xem hai triển lãm gần đây trưng bày bài tốt nghiệp của các sinh viên khoa đồ hoạ trường Đại học kiến Trúc TP.HCM. Các tác phẩm của họ thực sự ấn tượng, không thua kém các nước trong khu vực. Vậy nguyên nhân của tình trạng logo xấu nằm ở đâu? Có hai trường hợp xảy ra: Thứ nhất: Người chủ doanh nghiệp là vừa người ra đầu bài vừa phải là người quyế định chọn phương án logo nào nhưng bản thân anh ta lại không hiểu biết về mỹ thuật. Thường thì đầu bài quá dài dòng, ôm đồm. Họ muốn đưa tất cả vào logo, từ lịch sử hình thành công ty, đặc trưng ngành nghề (mà hiện nay một công ty thường kinh doanh rất đa dạng), cho đến hướng phát triển trong tương lai. Họ không biết logo cần cô đọng, logo đồng nghĩa với cô đọng. Một quan niệm cực kỳ sai lầm nữa về logo, không nhất thiết du lịch phải có hình con chim, logo của bệnh viện Đông y là vòng tròn âm dương, điện ảnh phải có hình một đoạn phim, ngân hàng là đ ồng tiền cổ hình tròn lỗ vuông, yếu tố dân tộc là hình trống đồng hoặc hoa sen v.v... Biểu tượng 3 cái lá của Adidas chẳng liên quan gì đ ến thể thao, hình vỏ sò của Shell
  5. không liên quan gì đến dầu khí, hình quả táo của Apple không liên quan đến máy tính... nhưng tất cả đều đẹp. Nếu cứ giữ lối tư duy "thật thà" như đếm như vậy thì một designer giỏi đến mấy cũng không thể vẽ logo cho phòng mạch của bác sĩ phụ khoa, hoặc một công ty phân bón hay nhà tang lễ thành phố chẳng hạn. Trường hợp thứ hai (cũng hay gặp phải). Các nhà thiết kế thường lắc đầu quầy quậy, thở dài ngao ngán, phàn nàn rằng: Khi mang phác thảo đến họp với đối tác để thông qua (thành phần cuộc họp bao gồm ban giám đốc điều hành, chủ tịch hội đồng quản trị, phó giám đốc phụ trách sản xuất, chủ tịch công đoàn, trưởng bộ phận tiếp thị, kế toán trưởng) thì lại bị nghe các lo ại ý kiến và buộc phải chỉnh sửa theo kiểu thêm thắt cái này, cái nọ vào. Cho nên logo đ ã hoàn chỉnh nay lại bị biến dạng thành một nồi lẩu, đầu voi đuôi chuột, kết quả tất yếu sau khi miễn cưỡng chấp nhận các loại góp ý "năm cha ba mẹ" của ông kỹ sư cơ khí, của bà thạc sĩ marketing, của ông MBA, của b à phó tiến sĩ tài chính v.v... Nếu không tin, bạn cứ mở mục "Các doanh nghiệp tự giới thiệu" của báo Doanh Nhân Sài Gòn Tiếp Thị ra thì sẽ thấy rất nhiều loại logo xấu. Xấu hơn cả những dẫn chứng nêu trên. Vì logo của những doanh nghiệp mà tôi chỉ ra là câu chuyện "logo", m à là về logo xấu Vietnamtoday
  6. Nguồn: Mỹ Thuật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2