Nghiên cứu Y học<br />
Specimens in APTIMA Assays. Volume 45, pages 2434-2438.<br />
Koumans EH. (2002). Comparison of Methods for Detection of<br />
Chlamydia trachomatis and Neisseria gonorrhoeae Using<br />
Commercially Available Nucleic Acid Amplification Tests and a<br />
Liquid Pap Smear Medium. Volume 41, Pages 1507-1511.<br />
Mahony JB, Song X, Chong S., Faught M., Salonga T., Kapala J.<br />
(2001). Evaluation of the NucliSens Basic Kit for Detection of<br />
Chlamydia trachomatis and Neisseria gonorrhoeae in Genital Tract<br />
Specimens Using Nucleic Acid Sequence-Based Amplification of<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
16S rRNA. Volume 39, Pages 1429-1425.<br />
Nguyễn Hoàng Chương (2005). Xây dựng quy trình PCR phát<br />
hiện papillomavirus (hpv) trong dịch phết âm đạo. Y Học TP.<br />
Hồ Chí Minh, Tập 9, số 1.<br />
Whiley PJ, et al (2004). A new confirmatory Neisseria<br />
gonorrhoeae real-time PCR assay DM. targeting the porA<br />
pseudogene.<br />
<br />
TẦN SUẤT NGUY CƠ MẮC TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG<br />
VÀ KHẢ NĂNG RÚT NGẮN THỜI GIAN THỰC HIỆN NGHIỆM PHÁP<br />
DUNG NẠP GLUCOSE<br />
Trần Ngọc Thanh*. Nguyễn Thị Lệ**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tăng nhanh nhất trên thế<br />
giới. Theo báo cáo của Trung tâm dinh dưỡng TPHCM cho biết, có từ 40 - 50% có biến chứng ở thời điểm chẩn<br />
đoán. Trong đó, số người dưới 30 tuổi mắc bệnh ngày càng gia tăng, thậm chí có những trẻ dưới 10 tuổi cũng<br />
mắc bệnh và như vậy là tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ còn cao hơn nữa.. Do đó, việc tầm soát tiền ĐTĐ mang lại một ích<br />
lợi quan trọng trong bối cảnh chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường<br />
uống là một trong ba cách giúp chẩn đoán ĐTĐ và là cách để phát hiện tiền ĐTĐ. Tuy nhiên, thời gian 2 giờ cần<br />
cho việc thực hiện nghiệm pháp là khá lâu và là một trong những rào cản đối với việc ứng dụng nghiệm pháp này<br />
trong thực tế nên cần thiết phải đánh giá khả năng cải tiến.<br />
Mục tiêu: Xác định tần suất rối loạn dung nạp glucose và khả năng rút ngắn thời gian thực hiện nghiệm<br />
pháp dung nạp glucose.<br />
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang trên 98 học viên đến thực tập tại Bộ môn<br />
sinh lý học – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Kết quả: Tần suất rối loạn dung nạp glucose (tiền đái tháo đường) là 26,5%. Tần suất rối loạn dung nạp<br />
glucose có liên quan với tiền căn gia đình mắc tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường. (RR= 2,69), với việc chơi<br />
thể thao (RR= 3,23); Ghi nhận tần suất này có gia tăng theo tuổi. Có khả năng rút ngắn thời gian thực hiện<br />
nghiệm pháp dung nạp glucose dành cho các đối tượng có kết quả bình thường tại thời điểm 90 phút và tỉ lệ<br />
trường hợp có thể được rút ngắn là 49%.<br />
Từ khóa: nghiệm pháp dung nạp glucose, đường huyết lúc đói, tiền đái tháo đường, rối loạn dung nạp<br />
glucose.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PREVALENCE OF PRE-DIABETES BY ORAL GLUCOSE TOLERANCE TEST AND THE<br />
PROBABILITY OF SHORTERNING TEST TIME<br />
Tran Ngoc Thanh, Nguyen Thi Le * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 3 – 2011: 176 - 182<br />
Background: Vietnam is one of the most increasing prevalence of diabetes mellitus countries. According to<br />
HCMC Center for Nutrition, approximately 40-50% diabetes patients have had complications at diagnosis. The<br />
number of under 30 year old patients is increasing with pre-diabetes. Therefore, screening and defining the<br />
* Bộ moân Sinh Lí Học, Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ** Bộ moân Sinh Lí Học, Đại Học Y Dược TP.HCM.<br />
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Lệ<br />
ĐT: 0903311507.<br />
Email: bs.nguyenthile@gmail.com<br />
<br />
178<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
prevalence of pre-diabetes are very important while there are few studies about it in Vietnam. Oral glucose<br />
tolerance test (OGTT)is one of the ways to diagnose diabetes diseases and pre-diabetes. 2-hour test time is too long<br />
for using this test in community and needs to be improved.<br />
Objective: To define the prevalence of pre-diabetes by using OGTT and to evaluate the probability of<br />
shortening test time.<br />
Method: Cross-sectional study on 98 students practicing at Department of Physiology in the University of<br />
Medicine and Pharmacy at HCMC.<br />
Results: The prevalence of impaired glucose tolerance (pre-diabetes) by using OGTT was 26.5%. There were<br />
correlations between this prevalence and family history of pre-diabetes, diabetes (RR=2.69) and state of playing<br />
sport (3.23). We also noted that the higher age was, the higher this prevalence was. This study showed that there<br />
was a probability of shortening test time and this might be used for people having normal result at 90th minute of<br />
test. The prevalence of people who can be stopped at 90th minute of test was 49%.<br />
Key words: oral glucose tolerance test, fasting glucose test, pre-diabetes, impaired glucose tolerance.<br />
mang lại một ích lợi quan trọng trong bối<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
cảnh chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.<br />
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một rối loạn<br />
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống<br />
chuyển hóa do nhiều nguyên nhân phức tạp.<br />
là một trong ba cách giúp chẩn ĐTĐ và cũng<br />
Hậu quả của ĐTĐ là những tổn thương kéo<br />
là cách để phát hiện tiền ĐTĐ(7).<br />
dài, rối loạn và suy chức năng của các cơ<br />
Mục tiêu đề tài<br />
quan khác nhau(3,19). Hiện trên toàn thế giới có<br />
Xác định tần suất rối loạn dung nạp glucose<br />
khoảng 180 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Tổ<br />
và khả năng rút ngắn thời gian thực hiện<br />
chức y tế thế giới (World Health Organization<br />
nghiệm pháp dung nạp glucose.<br />
– WHO) dự báo đến năm 2030, con số này sẽ<br />
tăng lên 366 triệu người. Với tỷ lệ tăng từ 820% mỗi năm, Việt Nam nằm trong nhóm<br />
nước có tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng nhanh nhất trên<br />
thế giới(11). Theo báo cáo của Trung tâm dinh<br />
dưỡng TPHCM, có từ 40 - 50% bệnh nhân<br />
ĐTĐ có biến chứng ở thời điểm chẩn đoán,<br />
nguyên nhân chính là do bệnh được phát hiện<br />
muộn(5). Tỉ lệ mắc ĐTĐ còn cao, tỉ lệ phát hiện<br />
muộn còn nhiều đã làm gia tăng thêm gánh<br />
nặng cho bản thân người bệnh và xã hội. Mặt<br />
khác, trong tình hình phát triển của nền kinh<br />
tế hiện nay, chế độ dinh dưỡng nhiều chất<br />
béo, thừa năng lượng, thiếu vận động và béo<br />
phì, đây cũng là nguyên nhân gia tăng bệnh<br />
ĐTĐ ở người trẻ(12), số người dưới 30 tuổi mắc<br />
bệnh ngày càng gia tăng(15) và như vậy là tỉ lệ<br />
mắc tiền ĐTĐ còn cao hơn nữa. Tuy nhiên, có<br />
thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tiến<br />
triển tiền ĐTĐ thành ĐTĐ týp 2, và thậm chí<br />
có thể trở lại mức đường huyết bình<br />
thường(10,12). Do đó, việc tầm soát tiền ĐTĐ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm 98 học viên đến thực tập tại Bộ môn<br />
sinh lý học – Đại học Y Dược thành phố Hồ<br />
Chí Minh.<br />
<br />
Tiêu chuẩn thu nhận(13)<br />
Có chế độ ăn không giới hạn (trong đó chứa<br />
ít nhất 150g carbohydrate mỗi ngày) trong ít<br />
nhất 3 ngày và có hoạt động thể lực trước khi<br />
thực hiện nghiệm pháp.<br />
Ngưng đưa năng lượng vào cơ thể tối thiểu<br />
8 giờ trước khi thực hiện nghiệm pháp (kể cả<br />
việc hút thuốc lá và dùng cà phê).<br />
Có thể tham gia thực hiện nghiệm pháp một<br />
cách liên tục trong thời gian là 2 giờ buổi sáng.<br />
Hoàn toàn khỏe mạnh và không có dấu hiệu<br />
lo lắng hay có thai.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Người có bệnh lý hoặc đang điều trị bệnh lý<br />
<br />
179<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
nội, ngoại khoa.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011<br />
Đánh giá kết quả đo đường huyết(8,13)<br />
<br />
Đang dùng thuốc thiazide, thuốc ngừa<br />
thai đường uống, các corticoteroid hoặc<br />
các thuốc khác được biết là có ảnh hưởng<br />
đến glucose máu.<br />
Người nghiện cà phê, thuốc lá.<br />
Bệnh nhân không thu thập đủ chỉ tiêu theo<br />
thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu – cắt<br />
ngang mô tả.<br />
Cỡ mẫu<br />
Cỡ mẫu được tính theo công thức:<br />
Z21-α/2 P (1 - P)<br />
n=<br />
d2<br />
(6,9)<br />
<br />
Với α = 0,05, Z = 1,96 giá trị tại độ tin cậy<br />
95%, P = 0,65 tỷ lệ ước đoán, d = 0,05<br />
Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu này là n = 91<br />
Trong đó p = 0,65 là tỷ lệ ước đoán dựa vào<br />
kết quả nghiên cứu của Levent Odemir và cs.(12).<br />
<br />
Quy trình nghiên cứu<br />
Tất cả các đối tượng được nghiên cứu sẽ<br />
được hướng dẫn các nội dung cần tuân thủ.<br />
Các đối tượng thỏa các điều kiện sẽ được<br />
thu thập các thông tin cơ bản, nhân trắc và các<br />
thông tin về yếu tố nguy cơ của đái tháo đường,<br />
giải thích lại quy trình lấy mẩu và ghi lại kết quả<br />
thực hiện.<br />
<br />
Đo huyết áp<br />
Phân loại huyết áp theo tiêu chuẩn JNC VII.<br />
<br />
Tính chỉ số khối cơ thể (BMI)<br />
Tính BMI theo tiêu chuẩn của hiệp hội đái<br />
tháo đường Đông Nam Á.<br />
<br />
180<br />
<br />
Đối tượng được chẩn đoán là có mắc tiền đái<br />
tháo đường khi kết quả thực hiện đo:<br />
- Glucose lúc đói là trong khoảng ≥ 100<br />
mg/dl đến < 126 mg/dl (5,6-7,0 mmol/l)<br />
- Hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose bằng<br />
đường uống từ ≥ 140mg/dl đến < 200 mg/dl. (7,811,1 mmol/l) và đường huyết lúc đói < 126 mg/dl<br />
(7,0 mmol/l)<br />
Nồng độ glucose máu toàn phần thấp hơn<br />
nồng độ glucose máu huyết thanh khoảng từ<br />
10% đến 12%. Do đó, các đối tượng có kết quả<br />
đo glucose máu mao mạch có giá trị đường<br />
huyết ngoài mức bình thường sẽ được đánh<br />
giá là có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường<br />
hoặc đái tháo đường.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Phân tích số liệu: phần mềm EXCEL 2007 và<br />
SPSS 16.0<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi tiến hành chọn 98 học viên trên<br />
114 học viên được mời vào nghiên cứu<br />
(đạt 92%).<br />
<br />
Tần suất nguy cơ mắc tiền đái tháo đường<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất<br />
nguy cơ mắc tiền đái tháo đường tại thời điểm<br />
đo đường huyết lúc đói (lúc 0 phút) là 23,5%,<br />
không phát hiện trường hợp nào có đái tháo<br />
đường. So với kết quả đường huyết sau thực<br />
hiện nghiệm pháp dung nạp glucose (lúc 120<br />
phút), tần suất này là 26,5% và cũng không phát<br />
hiện trường hợp nào có đái tháo đường.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011<br />
Bảng 1. Tần suất nguy cơ mắc tiền đái tháo đường<br />
và tuổi<br />
Tuổi 21-30 31-40 41-50 > 50 Tổng<br />
Kết quả<br />
Dung nạp bình<br />
25<br />
45<br />
2<br />
0<br />
72<br />
thường<br />
77,3% 73,8% 66,7% 0% 73,5%<br />
Tiền đái tháo<br />
7<br />
16<br />
1<br />
2<br />
26<br />
đường<br />
22% 26,2% 33,3% 100% 26,5%<br />
Tổng<br />
32<br />
61<br />
3<br />
2<br />
98<br />
100% 100% 100% 100% 100%<br />
<br />
Tần suất nguy cơ mắc tiền đái tháo đường<br />
tăng theo tuổi, chưa tìm thấy sự liên quan có ý<br />
nghĩa thống kê giữa tần suất mắc tiền đái tháo<br />
đường (χ2 = 3,01, p=0,39).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Bảng 2. Tần suất nguy cơ mắc tiền đái tháo đường<br />
và giới<br />
Giới<br />
Kết quả<br />
Dung nạp bình thường<br />
Tiền đái tháo đường<br />
Tổng<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
33<br />
76,7%<br />
10<br />
23,3%<br />
43<br />
100%<br />
<br />
39<br />
70,9%<br />
16<br />
29,1%<br />
55<br />
100%<br />
<br />
72<br />
73,5%<br />
26<br />
26,5%<br />
98<br />
100%<br />
<br />
Chưa tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa thống<br />
kê giữa tần suất mắc tiền đái tháo đường và giới<br />
trong nghiên cứu này (χ2 = 0,271, p=0.672)<br />
<br />
Bảng 3. Tần suất nguy cơ mắc tiền đái tháo đường với tiền căn hút thuốc lá, cà phê và gia đình<br />
Hút thuốc lá<br />
Kết quả<br />
Không hút Có hút<br />
Tổng<br />
Dung nạp bình<br />
59<br />
13<br />
72<br />
thường<br />
69,5%<br />
100%<br />
73,5%<br />
Tiền đái tháo<br />
26<br />
0<br />
26<br />
đường<br />
30,5%<br />
0%<br />
26,5%<br />
Tổng<br />
85<br />
13<br />
98<br />
100%<br />
100%<br />
100%<br />
<br />
Cà phê<br />
Gia đình (mắc ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ)<br />
Không dùng Có dùng Tổng Không có<br />
Có<br />
Tổng<br />
36<br />
36<br />
72<br />
66<br />
6<br />
72<br />
67,9%<br />
80%<br />
73,5%<br />
78%<br />
46,2%<br />
73,5%<br />
17<br />
9<br />
26<br />
19<br />
7<br />
26<br />
30,5%<br />
20%<br />
26,5%<br />
20%<br />
53,8%<br />
26,5%<br />
53<br />
45<br />
98<br />
85<br />
13<br />
98<br />
100%<br />
100%<br />
100%<br />
100%<br />
100%<br />
100%<br />
<br />
Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê<br />
giữa tần suất mắc tiền đái tháo đường với thuốc<br />
lá (χ2 = 3,734, p=0.672), cà phê (χ2 = 1,482,<br />
<br />
p=0.223) nhưng có sự liên quan với tiền căn gia<br />
đình (χ2 = 4,508, p=0.034) (RR=2.69)<br />
<br />
Bảng 4. Tần suất nguy cơ mắc tiền đái tháo đường với hoạt động thể lực, BMI và tình trạng huyết áp<br />
Thể dục<br />
Thể dục<br />
Kết quả<br />
Không<br />
Có<br />
Dung nạp<br />
46<br />
26<br />
bình thường<br />
66,7%<br />
89,7%<br />
Tiền đái<br />
23<br />
3<br />
tháo đường<br />
33,3%<br />
10,3%<br />
Tổng<br />
69<br />
29<br />
100%<br />
100%<br />
<br />
BMI<br />
< 18.5 18.5-22.9 23- 24.9<br />
8<br />
46<br />
8<br />
72,8%<br />
75,4%<br />
58,2%<br />
3<br />
15<br />
6<br />
27,2%<br />
24,6%<br />
42,8%<br />
11<br />
61<br />
14<br />
100%<br />
100%<br />
100%<br />
<br />
Tần suất nguy cơ mắc tiền đái tháo đường<br />
ở nhóm không có chơi hoặc tập luyện thể thao<br />
cao hơn nhóm còn lại (33,3% so với 10,3%).<br />
Có sự liên quan giữa việc chơi thể thao và tần<br />
suất mắc tiền đái tháo đường (χ2 = 4,508,<br />
p = 0,034) (RR = 3,23).<br />
Chưa tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa<br />
thống kê giữa tần suất mắc tiền đái tháo<br />
đường và chỉ số khối cơ thể trong nghiên cứu<br />
này (γ= -0,03, p=0,901).<br />
Tần suất nguy cơ mắc tiền đái tháo đường<br />
<br />
≥ 25<br />
10<br />
83,3%<br />
2<br />
16,7%<br />
12<br />
100%<br />
<br />
Bình thường<br />
43<br />
81,1%<br />
10<br />
18,9%<br />
53<br />
100%<br />
<br />
Huyết áp<br />
Không bình thường<br />
29<br />
89,7%<br />
16<br />
35,5%<br />
45<br />
100%<br />
<br />
tăng theo huyết áp, từ 18,9% ở nhóm người có<br />
huyết áp bình thường đến 35,5% ở nhóm người<br />
có huyết áp vượt mức bình thường (tiền tăng<br />
huyết áp và tăng huyết áp). Chưa tìm thấy sự<br />
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tần suất mắc<br />
tiền đái tháo đường và huyết áp trong nghiên<br />
cứu này (χ2 = 2,378, p=0,123).<br />
<br />
Khả năng rút ngắn thời gian làm nghiệm<br />
pháp dung nạp glucose<br />
Có 48 đối tượng nghiên cứu có mức đường<br />
huyết trở về bình thường ở phút thứ 90, trong<br />
<br />
181<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011<br />
<br />
đó có 93,7% (n=42) đạt giá trị bình thường cho<br />
đến khi thực hiện xong nghiệm pháp. Chỉ số<br />
kappa khi so sánh kết quả quan sát tại thời điểm<br />
90 phút và 120 phút là 0,393.<br />
Kết quả ở phút 90<br />
Dung nạp Dung nạp<br />
bình<br />
bất<br />
thường<br />
thường<br />
Kết quả Dung nạp bình<br />
45<br />
27<br />
ở phút<br />
thường<br />
93,7%<br />
54%<br />
120<br />
Dung nạp bất<br />
03<br />
23<br />
thường<br />
6,3%<br />
46%<br />
Tổng<br />
48<br />
50<br />
100%<br />
100%<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
72<br />
73,5%<br />
26<br />
26,5%<br />
98<br />
100%<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tần suất nguy cơ mắc tiền đái tháo đường<br />
Tần suất nguy cơ<br />
Tỉ lệ nguy cơ mắc tiền đái đường trong mẫu<br />
nghiên cứu tại thời điểm 0 phút là 23,5%, không<br />
ghi nhận trường hợp nào có đái tháo đường.<br />
Sau khi thực hiện xong nghiệm pháp, chúng tôi<br />
xác định được tần suất nguy cơ mắc tiền đái<br />
tháo đường là 26,5%. Tần suất này tăng lên do<br />
có một số đối tượng được đánh giá là bình<br />
thường tại thời điểm 0 phút và có kết quả ngược<br />
lại sau 120 phút thực hiện nghiệm pháp. Điều<br />
này cũng phù hợp với những ghi nhận trong y<br />
văn về đánh giá hiệu quả của nghiệm pháp<br />
dung nạp glucose(8,13). Do đó, trong thực hành<br />
tầm soát tiền đái tháo đường cho các đối tượng<br />
nguy cơ cao trong cộng đồng, nghiệm pháp<br />
dung nạp glucose vẫn còn cần thiết. So với báo<br />
cáo của Trần Văn Bình(16), năm 2002, nghiên cứu<br />
đầu tiên về mật độ phân bố của đái tháo đường<br />
(ĐTĐ) tại bệnh viện nội tiết trung ương cho thấy<br />
mật độ này tại nông thôn là 2,7% và thành thị là<br />
4,4%. Đến 2006, mật độ phân bố bệnh này là<br />
2,6%, tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose là 7,3%.<br />
Năm 2007, theo báo cáo của Sở Y Tế tỉnh Bình<br />
Định, rối loạn đường huyết lúc đói 20,34%, rối<br />
loạn dung nạp Glucose 11,07%. Năm 2009, Lê<br />
Quang Minh, Phạm Thị Hồng Vân, Nguyễn<br />
Minh Tuấn phát hiện 18,9% có rối loạn dung<br />
nạp glucose máu; 24,9% rối loạn glucose máu<br />
<br />
182<br />
<br />
lúc đói; 22% nam giới và 17% nữ có rối loạn<br />
dung nạp glucose máu(4).<br />
<br />
Tần suất nguy cơ tiền đái tháo đường và một<br />
số yếu tố liên quan<br />
Về tiền căn gia đình, chúng tôi ghi nhận tần<br />
suất nguy cơ mắc tiền đái tháo đường ở nhóm<br />
có tiền căn gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột,<br />
con ruột) mắc tiền đái tháo đường hoặc đái tháo<br />
đường cao hơn nhóm còn lại (53,8% so với 20%).<br />
Có sự liên quan giữa tiền căn gia đình và tần<br />
suất mắc tiền đái tháo đường (χ2 = 4,508,<br />
p=0,034)(RR=2,69). Như vậy, người có tiền căn<br />
gia đình mắc tiền đái tháo đường hoặc đái tháo<br />
đường có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường cao<br />
gấp 2,69 lần so với người không có tiền căn này.<br />
Như vậy, tầm soát tiền đái tháo đường cần chú<br />
ý thực hiện ở đối tượng này.<br />
Về vận động thể lực, chúng tôi ghi nhận tần<br />
suất nguy cơ mắc tiền đái tháo đường ở nhóm<br />
không có chơi hoặc tập luyện thể thao hơn<br />
nhóm còn lại (33,3% so với 10,3%). Có sự liên<br />
quan giữa việc chơi thể thao và tần suất mắc tiền<br />
đái tháo đường (χ2 = 4,508, p=0,034)(RR=3,23).<br />
Như vậy, người có lối sống tĩnh tại, không tham<br />
gia các hoạt động hoặc tập luyện thể dục có<br />
nguy cơ mắc tiền đái tháo đường cao gấp 3,23<br />
lần so với người có tham gia các hoạt động này.<br />
Như vậy, tầm soát tiền đái tháo đường cần chú<br />
ý thực hiện ở đối tượng này và khuyến khích<br />
hơn nữa việc tập thể dục.<br />
Về chỉ số khối cơ thể, chúng tôi chưa tìm<br />
thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tần<br />
suất mắc tiền đái tháo đường và chỉ số khối cơ<br />
thể trong nghiên cứu này (γ= -0,03, p=0,901)<br />
Về huyết áp, tần suất nguy cơ mắc tiền đái<br />
tháo đường tăng theo tình trạng huyết áp, từ<br />
18,9% ở nhóm người có huyết áp bình thường<br />
đến 35,5% ở nhóm người có huyết áp vượt mức<br />
bình thường (theo JNC VII). Chưa tìm thấy sự<br />
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tần suất mắc<br />
tiền đái tháo đường và tình trạng huyết áp trong<br />
nghiên cứu này (χ2 = 2,378, p=0,123). Tuy nhiên,<br />
do chúng tôi chỉ tiến hành thu nhận các trường<br />
hợp không dùng thuốc và trong quần thể<br />
<br />