intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng cường mối liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tăng cường mối liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn" nhìn nhận lại những mối liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực của Khoa để nhằm đưa ra những bài học kinh nghiệm và định hướng nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường các mối liên kết này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng cường mối liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

  1. TĂNG CƢỜNG MỐI LIÊN KẾT TRONG ĐÀO TẠONGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI KHOA DU LỊCH HỌC,TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X HỘI VÀ NHÂN VĂN TS. Phạm Hồng Long Trường Đại học Khoa học X hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Chính thức có quyết định thành lập vào ngày 21 tháng 10 năm 1995 trên cơ sở ngành Địa lý Du lịch của Đại học Tổng hợp Hà Nội có từ năm 1992, tuy vẫn chỉ là một ngành non trẻ so với rất nhiều chuyên ngành đào tạo khác, Khoa Du lịch học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã và đang từng bước khẳng định vị trí và vai trò của mình trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao cho ngành Du lịch Việt Nam. Nhiều sinh viên, học viên của Khoa tốt nghiệp ra trường đã giữ những cương vị quan trọng trong các cơ quản quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và khách sạn…trên cả nước và cả ở nước ngoài. Với những đặc thù rất riêng, Khoa đã có những thuận lợi nhất định trong việc khẳng định uy tín đào tạo của mình. Bài viết này nhìn nhận lại những mối liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực của Khoa để nhằm đưa ra những bài học kinh nghiệm và định hướng nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường các mối liên kết này. Từ khóa: Liên kết, đào tạo, nguồn nhân lực, du lịch, Khoa Du lịch học 224
  2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Yếu tố con ngƣời luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của mọi ngành sản xuất dịch vụ. Trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày nay. Những thành công của ngành du lịch thời gian vừa qua có sự đóng góp tích cực của đội ngũ lao động trong ngành cả trực tiếp và gián tiếp. Chỉ tính riêng đóng góp trực tiếp du lịch lữ hành đã chiếm khoảng 6,6% GDP của cả nƣớc trong khi đó lao động của ngành chỉ chiếm khoảng 5,2% tổng việc làm (WTTC, 2016). Điều này đã chứng tỏ, hiệu quả, năng suất lao động của nhân lực du lịch cao hơn mức trung bình của cả Việt Nam. Tuy nhiên, nhân lực ngành du lịch còn nhiều mặt chƣa đáp ứng nhiệm vụ phát triển du lịch trong bối cảnh mới. Số lƣợng nhân lực còn ít, cơ cấu chƣa đồng bộ và năng lực thực tiễn chƣa tƣơng xứng với yêu cầu, nhân lực có trình độ, tay nghề cao chƣa nhiều và chƣa đồng đều. Kiến thức hội nhập, ngoại ngữ, năng lực sáng tạo, ý thức, kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp của lao động du lịch còn hạn chế chƣa tƣơng ứng với yêu cầu, nhiệm vụ và tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành. Ra đời vào năm 1995, qua gần 25 năm xây dựng và phát triển, Khoa Du lịch học Trƣờng Đại học Khoa học Xã hôi và Nhân văn đã và đang từng bƣớc khẳng định vị trí và vai trò của mình trong việc góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lƣợng cao cho ngành Du lịch Việt Nam. Với những đặc thù rất riêng nhƣ nằm trong Đại học Quốc gia Hà Nội, là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo cả 3 bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ du lịch… Khoa có những thuận lợi nhất định trong việc khẳng định uy tín đào tạo của mình. Một trong những thế mạnh của Khoa Du lịch học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là các mối liên kết hợp tác, phối hợp với các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Bài viết này hƣớng tới nhìn nhận những mối quan hệ này, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và định hƣớng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của Khoa. 2. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHOA DU LỊCH HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X HỘI VÀ NHÂN VĂN Khoa Du lịch học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đƣợc chính thức thành lập vào năm 1995 (Năm 1992, chuyên ngành Địa lý Du lịch đã đƣợc mở ở Trƣờng ĐH Tổng hợp Hà Nội, là tiền thân của Khoa Du lịch học) với sứ mệnh bồi dƣỡng và đào tạo nhân lực trình độ cao cho ngành Du lịch Việt Nam. Gần 25 năm hình thành và phát triển, Khoa đã đạt đƣợc nhiều thành tích trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Số lƣợng hơn 3000 sinh viên chính quy, gần 1000 học viên cao học và hàng nghìn sinh viên các lớp tại chức, ngắn hạn đƣợc đào tạo dù chƣa phải là nhiều, nhƣng đã đáp ứng phần nào yêu cầu về nhân lực cho hoạt động du lịch Việt Nam, lấp dần khoảng cách giữa kiến thức khoa học, nghiên vụ du lịch với kinh nghiệm và kiến thức thực tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của đội ngũ lao động trong ngành Du lịch. Hiện nay, trong nội dung đào tạo, sinh viên và học viên của Khoa Du lịch học đƣợc trang bị những kiến thức về văn hóa, địa lý, lịch sử, kinh tế, nghiệp vụ du lịch, lữ hành, sự kiện…vừa đầy đủ vừa chuyên biệt, có sự kết hợp giữa lý thuyết và rèn luyện kỹ năng cũng nhƣ có tính thời đại để đáp ứng những yêu cầu khác nhau và tạo cơ hội để sinh viên hòa nhập tốt với môi trƣờng lao động trong ngành du lịch, khách sạn, sự kiện trong bối cảnh hội nhập với khu vực và thế giới. Các chƣơng trình đào tạo của Khoa hiện nay nhƣ sau: Đối với chương trình sau đại học: - Tiến sĩ ngành, chuyên ngành Du lịch - Thạc sĩ chuyên ngành Du lịch Đối với chương trình cử nhân, Khoa Du lịch học đang thực hiện 02 chƣơng trình đào tạo đại học chính quy: - Cử nhân ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành - Cử nhân ngành Quản trị Khách sạn Trong đó, chƣơng trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành đƣợc phân làm 02 hƣớng ngành là: 225
  3. - Quản trị Lữ hành - Quản trị Sự kiện Cả hai chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế nhằm cung cấp những kiến thức tổng hợp và chuyên sâu trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và sự kiện, giúp các bạn sinh viên sau khi ra trƣờng thích ứng tốt với sự biến đổi của thị trƣờng lao động. Sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc độc lập và hòa đồng với tập thể, nhận thức và giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn trong hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn, sự kiện và nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là có tầm nhìn chiến lƣợc để đạt đƣợc thành công trong mọi vị trí công việc, trong môi trƣờng có yếu tố nƣớc ngoài cũng nhƣ hội nhập với nghiên cứu khoa học du lịch trong khu vực và thế giới. Bên cạnh những chƣơng trình chính quy kể trên, Khoa Du lịch học còn có các chương trình đào tào ngắn hạn để cấp chứng chỉ nghiệp vụ hƣớng dẫn và nghiệp vụ điều hành, cũng nhƣ các chƣơng trình đào tạo theo yêu cầu. Các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn đƣợc thiết kế sáng tạo phù hợp với những học viên đã đi làm - có thể học hoàn toàn vào các buổi tối và ngày nghỉ. Các môn học trong chƣơng trình sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng về hƣớng dẫn, điều hành, kỹ năng mềm…nhằm giúp các bạn học viên đạt đƣợc thành công trên con đƣờng trở thành những nhân lực chủ chốt ngành Du lịch. 3. CÁC MỐI LIÊN KẾT TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHOA DU LỊCH HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X HỘI VÀ NHÂN VĂN Với vị thế là đơn vị nằm trong hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội - một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao, giữ vai trò nòng cốt, quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam; cũng nhƣ trong Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trong những đơn vị nòng cốt của Đại học Quốc gia Hà Nội, là trƣờng hàng đầu đào tạo về các khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam, đã cho Khoa Du lịch học một thƣơng hiệu rất danh giá trong việc liên kết đào tạo nguồn nhân lực không chỉ trong phạm vi trong nƣớc mà cả ở tầm quốc tế. 3.1. Liên kết quốc tế Kể từ khi thành lập đến nay, Khoa Du lịch học đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với khoảng hơn 30 trƣờng đại học và tổ chức quốc tế trong đó có các tiêu biểu nhƣ Trƣờng Đại học Toulouse Le Mirail (Pháp), Đại học Rikkyo (Nhật Bản), trƣờng Du lịch thuộc Đại học Khoa học Ứng dụng Munich (Đức), Đại học Greifswald (Đức), Đại học Chiang Mai (Thailand), Đại học Taylor (Malaysia), Đại học Quảng Tây (Trung Quốc), Đại học Kent, Đại học Bradford (Vƣơng quốc Anh), Đại học Arizona (Mỹ)… qua đó trao đổi cán bộ, sinh viên trong Khoa sang học tập và tiếp nhận các học giả và sinh viên quốc tế làm việc và học tập tại Khoa. Có thời điểm, Khoa đã có các lớp đào tạo thạc sĩ liên kết với Đại học Toulouse Le Mirail, kết quả của các lớp đào tạo này là rất tốt. Bên cạnh đó, các chƣơng trình đào tạo, các môn học, tài liệu của Khoa đã dần đƣợc cập nhật và quốc tế hóa, đã bƣớc đầu thu hút đƣợc sinh viên, học viên nƣớc ngoài đến học tập tại Khoa nhƣ các sinh viên/học viên của Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Nhật. Việc liên kết quốc tế cũng giúp năng lực ngoại ngữ của lực lƣợng cán bộ, sinh viên, có thể phát huy tốt. 100% cán bộ, kể cả cán bộ văn phòng có trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh sau B. Gần 2/3 cán bộ toàn khoa có khả năng giảng dạy và viết bài bằng tiếng Anh, lực lƣợng nòng cột này phân bố rất đồng đều trong 3 bộ môn của Khoa. Sinh viên Khoa Du lịch học ngày càng đƣợc đánh giá cao về năng lực ngoại ngữ và chuyên môn. Việc liên kết quốc tế cũng giúp Khoa luôn tổ chức đƣợc các seminar, hội thảo, hội nghị chuyên đề quốc tế có sự tham gia của các giáo sƣ, đối tác nƣớc ngoài, qua đó góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, sinh viên trong Khoa cũng nhƣ nâng cao vị thế của Khoa trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. 3.2. Liên kết trong nƣớc 3.2.1. Liên kết với các cơ quan quản lý du lịch Trung ƣơng và địa phƣơng Do có vị trí nằm ở trung tâm của Hà Nội, nên từ khi thành lập đến nay Khoa Du lịch học luôn có mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lý du lịch của Trung ƣơng và địa phƣơng lân cận Hà Nội (đặc biệt là của Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Lạng Sơn…) trong việc xây dựng chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành và cho các địa phƣơng. 226
  4. Khoa Du lịch học luôn là thành viên tích cực tham gia tham mƣu, đề xuất và xây dựng các đề án phát triển nguồn nhân lực của ngành thông qua Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, cũng nhƣ trực tiếp đƣợc tham gia đào tạo nhân lực cho ngành. Khoa Du lịch học cũng luôn phối hợp với các địa phƣơng thông qua Ủy ban Nhân và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch/Sở Du lịch để đào tạo và tập huấn cho nhân lực làm du lịch về du lịch cộng đồng, marketing và truyền thông trong du lịch, nghiệp vụ hƣớng dẫn, nghiệp vụ điều hành, kỹ năng ứng xử, giao tiếp văn minh trong du lịch, quản lý nhà hàng, khách sạn… 3.2.2. Liên kết với cơ sở đào tạo về du lịch Với vị thế là một cơ sở trọng điểm quốc gia đào tạo về ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành quản trị khách sạn và có cả đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ du lịch, nên trong nhiều năm Khoa Du lịch học luôn đƣợc các trƣờng và viện đào tạo du lịch mời phối hợp để liên kết đào tạo các chƣơng trình từ ngắn hạn, đến cử nhân (hệ tại chức), và thạc sĩ. Khoa Du lịch học đã đào tạo các lớp cử nhân và thạc sĩ ở nhiều địa phƣơng nhƣ Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh…Những nhân lực du lịch đƣợc đào tạo tại chỗ này góp phần không nhỏ cho việc phát triển du lịch ở các địa phƣơng - tỉnh thành. 3.2.3. Liên kết với doanh nghiệp Xác định trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng biến đổi, chỉ kiến thức hay chỉ kinh nghiệm làm việc thôi thì không đủ để làm nền tảng cho sinh viên, học viên xây dựng sự nghiệp lâu dài trong ngành du lịch khách sạn, mà hơn thế sinh viên, học viên phải đƣợc thực tập, thực tế, điền dã để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, qua đó thích nghi tốt với môi trƣờng làm việc sau khi tốt nghiệp ra trƣờng. Bản thân các doanh nghiệp cũng cần các mối quan hệ với cơ sở đào tạo để có đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Cho nên Khoa Du lịch học luôn có mối quan hệ rất mật thiết với các doanh nghiệp du lịch khách sạn trên cả nƣớc nhằm tăng cƣờng, bổ sung kiến thức thực tiễn nghề nghiệp cho sinh viên, đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành đào tạo cũng nhƣ nhu cầu xã hội. Khoa hiện có mối liên kết rất tốt với các doanh nghiệp lớn nhƣ Vin Pearl, FLC, Vietravel, Hanoi Tourism, các doanh nghiệp thuộc câu lạc bộ du lịch có trách nhiệm RTC, các khách sạn lớn nhƣ JW Marriot, Melia, Intercontinental Landmark… Các hoạt động hợp tác giữa Khoa và các doanh nghiệp là: - Mời các chuyên gia từ doanh nghiệp tham gia xây dựng chƣơng trình đào tạo, tham gia giảng dạy, hƣớng nghiệp, hƣớng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học/khóa luận/niên luận, tham gia nói chuyện chuyên đề. - Tạo điều kiện cho ngƣời học tham gia các hoạt động thực tập, thực tế, học tập tại doanh nghiệp. - Giới thiệu công việc bán thời gian hoặc thời vụ tại các doanh nghiệp du lịch cho ngƣời học, liên kết với doanh nghiệp để bảo đảm cơ hội việc làm cho ngƣời học sau khi tốt nghiệp. - Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trong nhà trƣờng, giới thiệu ứng viên cho doanh nghiệp. - Cử giáo viên, giảng viên sang các doanh nghiệp khảo sát thực tế, học tập, trao đổi kinh nghiệm phục vụ hoạt động giảng dạy. - Các doanh nghiệp tài trợ các suất học bổng cũng nhƣ các hoạt động liên quan đến các cuộc thi gắn với ngành, nghề đào tạo. - Hàng năm tổ chức gặp mặt để lắng nghe phản hồi và đề xuất của doanh nghiệp đối với hoạt động đào tạo của cơ sở, kết hợp với doanh nghiệp trong việc đánh giá chất lƣợng đào tạo định kỳ (về chuyên môn, kỹ năng, thái độ, ngoại ngữ…). - Nghiên cứu nhu cầu nhân lực (cả số lƣợng và chất lƣợng) của các doanh nghiệp du lịch để định hƣớng quy mô và cơ cấu tuyển sinh hàng năm của cơ sở. 3.2.4. Liên kết với cựu sinh viên Chất lƣợng đào tạo của một trƣờng đại học thể hiện ở mức độ thành công của cựu sinh viên. Đây chính là những biểu hiện sinh động nhất của một đại học có bề dầy và danh tiếng. Khoa Du lịch học với bề dày đào tạo gần 25 năm nên có đội ngũ cựu sinh viên/học viên hùng hậu, nhiều ngƣời thành công, giữ các cƣơng vị quan trọng tại các doanh nghiệp du lịch- khách sạn, các khu du 227
  5. lịch, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, các trƣờng đại học và cao đẳng có đào tạo du lịch trên cả nƣớc… Đó là nguồn nhân lực có chuyên môn cao, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Khoa Du lịch học luôn giữ mối liên hệ tốt với hội cựu sinh viên của Khoa thông qua những hoạt động thƣờng niên nhƣ tổ chức các buổi nói chuyện chia sẻ định hƣớng nghề nghiệp, trao các suất học bổng cho các sinh viên, tổ chức các buổi tham quan thực tập thực tế tại các doanh nghiệp do cựu sinh viên làm chủ… 4. CÁC BÀI HỌC TRONG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Thứ nhất, trong mối liên kết đào tạo với các đối tác, cần chú trọng tới tính hiệu quả của các mối liên kết này. Thực tế, Khoa Du lịch học có khá nhiều các mối liên kết đào tạo với các đối tác quốc tế, tuy nhiên thì hiệu quả của các mối liên kết này còn hạn chế và chƣa tƣơng đồng giữa số lƣợng và chất lƣợng. Trong mối quan hệ với doanh nghiệp cũng thế, sự liên kết giữa Khoa với một số doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực còn lỏng lẻo, chƣa có kế hoạch dài hạn và thiếu hiệu quả. Khoa thông thƣờng gửi sinh viên đến các cơ sở thực tập, doanh nghiệp nhƣng không có một cam kết hay kế hoạch dài hạn với một số đơn vị, doanh nghiệp sinh viên thực tập. Thứ hai, liên kết đào tạo nhân lực phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Trong một số mối liên kết, đặc biệt với các doanh nghiệp, thông thƣờng các doanh nghiệp luôn mong muốn có đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao về làm việc, nhƣng lại không sẵn sàng việc chia sẻ hỗ trợ Khoa trong việc tiếp nhận sinh viên đến thực tập cũng nhƣ định hƣớng nghề nghiệp cho sinh viên… Điều này cũng làm cho các mối liên kết dễ bị phá vỡ. Thứ ba, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao cũng nhƣ tính phức hợp của nhu cầu phát triển nguồn nhân lực nên cần chú trọng các mối liên kết ở nhiều bình diện, nhiều chủ thể và các hình thức khác nhau trong đào tạo nguồn nhân lực. Không thể chỉ chú trọng liên kết quốc tế và ngƣợc lại, mà cần phải kết hợp nhiều hình thức và chủ thể liên kết. 5. CÁC ĐỊNH HƢỚNG LIÊN KẾT CỦA KHOA DU LỊCH HỌC TRONG THỜI GIAN TỚI Thứ nhất, trong thời gian tới Khoa cần chú trọng liên kết với các trƣờng đại học danh tiếng của nƣớc ngoài để mở các chƣơng trình đào tạo liên kết (trƣớc đây, Khoa đã từng có chƣơng trình thạc sĩ liên kết với Đại học Toulouse, hiệu quả của chƣơng trình rất tốt. Tuy nhiên hiện nay, chƣơng trình này không còn đƣợc duy trì). Các chƣơng trình đào tạo này có thể là các chƣơng trình đào tạo chính khóa nhƣ chƣơng trình đào tạo đại học, các chƣơng trình đào tạo sau đại học (đặc biệt ƣu tiên chƣơng trình đào tạo này), các khóa học mùa hè (2 tuần đến 1 tháng)…Việc liên kết này sẽ mang lại hiệu quả thông qua trao đổi chuyên môn, chuyển giao công nghệ đào tạo và nghiên cứu cho cán bộ trong Khoa. Hơn thế nữa, các mối quan hệ liên kết giữa Khoa và cơ sở đào tạo nƣớc ngoài giúp tăng giá trị của các văn bằng, nâng tầm vị thế của Khoa, cũng nhƣ thu hút đƣợc đông đảo sinh viên trong nƣớc và nƣớc ngoài theo học. Thứ hai, tăng cƣờng mối liên kết có kế hoạch và lâu dài giữa Khoa với các doanh nghiệp và các đơn vị tuyển dụng thông quan nhiều hình thức không chỉ là gửi sinh viên tới thực tập ở các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng lao động mà còn là các hình thức khác nhƣ hợp tác đào tạo tại doanh nghiệp cho sinh viên, học viên; bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ doanh nghiệp, mời cán bộ doanh nghiệp… Thứ ba, trong bối cảnh ngành Du lịch đƣợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều địa phƣơng và trên cả nƣớc, thì nhu cầu nhân lực ngày càng gia tăng. Khoa cần tăng cƣờng các mối quan hệ với các địa phƣơng để nâng cao chất lƣợng và số lƣợng cũng nhƣ thể hiện vị thế và vai trò nổi bật của mình trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lƣợng cao cho ngành Du lịch ở các địa phƣơng. 6. KẾT LUẬN Đào tạo nhân lực là công việc quan trọng đối với ngành Du lịch Việt Nam để phát triển du lịch bền vững. Việc này đã, đang và sẽ còn thu hút sự quan tâm của các nhà giáo, nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà quản lý và của toàn xã hội. Trong gần 25 năm qua, Khoa Du lịch học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng với nhiều cơ sở đào tạo khác trong cả nƣớc, đã từng bƣớc thực hiện việc đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam từ cấp độ bồi dƣỡng ngắn hạn, đại học 228
  6. cho đến sau đại học - phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam. Cho đến nay, dù đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong công tác đào tạo và khẳng định đƣợc vị thế, Khoa Du lịch học vẫn luôn nỗ lực phấn đấu với mong muốn cung cấp những ―sản phẩm‖ nhân lực trình độ cao cho ngành Du lịch nƣớc nhà, phấn đấu dần xuất hiện trên bản đồ đào tạo du lịch khách sạn trong khu vực. Trong những nỗ lực khẳng định vị thế của đơn vị nhƣ vậy, Khoa Du lịch học đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng các mối liên kết cả quốc tế lẫn trong nƣớc về đào tạo nguồn nhân lực, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngành Du lịch lịch nƣớc nhà. Bài viết này giúp những ngƣời trong cuộc và tất cả những ngƣời quan tâm cùng nhìn lại thực trạng công tác liên kết hợp tác đào tạo nhân lực du lịch ở Khoa Du lịch học cũng nhƣ đƣa ra những bài học và định hƣớng cho hoạt động này trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Hồng Long (2014). Đào tạo du lịch và khách sạn ở Malaysia.Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số tháng 11/2014, Trang 34-35. 2. Nguyễn Ngọc Dung (2015). Liên kết trong đào tạo theo nhu cầu xã hội. Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo du lịch trong trường đại học nghiên cứu. 3. Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Hồng Loan (2017). Nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động du lịch gián tiếp ở các tỉnh phía Bắc. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở các tỉnh phía Bắc. 4. Nguyễn Văn Lƣu (2015). Liên kết tốt ba nhà, nhà nƣớc - nhà trƣờng - nhà tuyển dụng, để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo du lịch trong trường đại học nghiên cứu. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Trần Đức Thanh (2001). Những bƣớc đi ban đầu trong việc đào tạo cử nhân du lịch tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Khoa Du lịch học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Kỷ yếu Hội nghị Khoa học kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa Du lịch học 1995-2000, (trang 7 - 11). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2011). Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030. VĂN HÓA DU LỊCH TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PGS, TS. Dương Văn Sáu Trường Đại học Văn hóa Hà Nội TÓM TẮT ―VĂN HÓA DU LỊCH là khoa học nghiên cứu, khai thác có chọn lọc các giá trị của văn hóa để phát triển du lịch và nâng cao hàm lượng văn hóa trong các mối quan hệ cung - cầu của hoạt động du lịch; góp phần quảng bá văn hóa, tạo sự phát triển du lịch bền vững”. Văn hóa Du lịch được xác định là khoa học nghiên cứu ứng dụng làm rõ giá trị Du lịch của Văn hóa và làm rõ giá trị Văn hóa trong hoạt động Du lịch. Văn hóa thuộc về con người, Du lịch là hoạt động trong xã hội hiện đại của con người; do đó Văn hóa Du lịch là yếu tố tất yếu trong hoạt động du lịch đương đại. Đó là hai quá trình "Kinh tế hóa Văn hóa" và "Văn hóa hóa Kinh tế" diễn ra đồng thời trong hoạt động du lịch. Muốn làm tốt quá trình “hai trong một” này (2 in 1) cần làm rõ nội hàm của Văn hóa Du lịch trong đào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề đó. Từ khóa: Nhân lực du lịch, văn hóa du lịch, cách mạng công nghiệp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Con ngƣời là yếu tố quyết định thành công của mọi công việc trong xã hội. Trong hoạt động du lịch, chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành công của kinh tế du lịch. Bản chất và nội hàm của hoạt động Du lịch là Văn hóa, nói tới Văn hóa trong du lịch là nói 229
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2