Tăng cường “nhập thế” để nâng cao thành tựu an sinh xã hội
lượt xem 2
download
Bài viết Tăng cường “nhập thế” để nâng cao thành tựu an sinh xã hội trình bày các nội dung: “Nhập thế” và vai trò “nhập thế” của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội; Vì sao hoạt động “nhập thế” của Phật giáo lại có thể làm tốt an sinh xã hội; Thực trạng việc “nhập thế” để nâng cao thành tựu an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động an sinh xã hội của Phật giáo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tăng cường “nhập thế” để nâng cao thành tựu an sinh xã hội
- TĂNG CƯỜNG “NHẬP THẾ” ĐỂ NÂNG CAO THÀNH TỰU AN SINH XÃ HỘI NGUYỄN VĂN VỊ1* Tóm tắt: Trải qua những năm tháng đồng hành và phát triển cùng đất nước, Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội ở Việt Nam. Hiện nay, những tiến bộ của khoa học công nghệ song hành với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường... đã khiến phân hóa xã hội ngày càng gia tăng, bộ phận dân cư yếu thế trong xã hội ngày càng bị bỏ xa nếu không có phương án hỗ trợ, cải thiện. Bối cảnh đó khiến nhiệm vụ an sinh xã hội của đất nước trở nên bức thiết. Phát huy tinh thần “nhập thế”, Phật giáo cần thường xuyên đánh giá những thành tựu, hạn chế trong hoạt động an sinh xã hội. Từ đó, bám sát bối cảnh thực tế để khắc phục tồn tại, hoàn thành tốt nhất sứ mệnh cao cả của mình. Từ khóa: An sinh xã hội; nhập thế; Phật giáo. Đặt vấn đề Trên thế giới, Việt Nam được coi là quốc gia đang phát triển, có nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong công tác xóa đói, giảm nghèo, đất nước ta cũng đạt những thành tựu “ở tầm thế giới”. Tuy vậy, ngày càng có nhiều vấn đề nổi lên và trở thành thách thức cho Việt Nam hướng đến việc đảm bảo an sinh xã hội. Cách mạng khoa học - công nghiệp lần thứ 4 của nhân loại khiến nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ. Cùng với những thành tựu đạt được, cuộc cách mạng 4.0 tạo ra sự phân hóa xã hội ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... ngày càng gia tăng, các vấn đề “bẫy thu nhập trung bình”, già hóa dân số, cải cách thể chế... trở thành vấn đề lớn, làm cho nhóm người yếu thế trong xã hội có nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong nhịp độ đi lên “thần kì” của nền kinh tế. Tất cả trở thành thách thức cho hoàn thành mục tiêu an sinh xã hội trong Chiến lược phát * Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty CP Đầu tư du học và hợp tác quốc tế VTC1.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1083 triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 cũng như việc xây dựng và thực hiện mục tiêu này trong Chiến lược giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ. Với đặc tính hướng thiện và nỗ lực “nhập thế hành thiện”, Phật giáo ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần hỗ trợ với Nhà nước thực hiện tốt an sinh và đảm bảo công bằng xã hội. Với những đóng góp lớn, tích cực vào công tác an sinh xã hội và vai trò trách nhiệm trong điều kiện mới của Việt Nam là cơ sở chắc chắn khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của Phật giáo trong đời sống xã hội. Đồng thời khẳng định được sức sống của Phật giáo đối với sự phát triển của dân tộc qua suốt các thời kỳ lịch sử. Công tác an sinh xã hội, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội không thể thiếu sự đóng góp của Phật giáo. Phát huy những thành tựu đã đạt được trong công tác an sinh xã hội, đồng hành cùng sự đi lên của đất nước, Phật giáo cần bắt nhịp kịp thời, mau lẹ với bối cảnh mới của xã hội, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động của mình, cải tiến phương pháp hoạt động để đạt được những thành tựu tương xứng với tiềm năng, nội lực của mình. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu tinh thần “nhập thế” của Phật giáo, những thành tựu trong việc thực hiện an sinh xã hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để chỉ ra những luận điểm và phân tích nó dựa trên những phương pháp cơ bản như: phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp quy nạp - diễn dịch,… để ghi nhận và làm rõ những kết quả mà Phật giáo đã làm được trong việc đảm bảo an sinh xã hội thời gian qua. 1. “Nhập thế” và vai trò “nhập thế” của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội Với nhiệm vụ giáo hóa chúng sinh đạo Phật trở thành một tôn giáo “nhập thế”. Ngay từ khi Đức Phật “ngộ đạo” tìm ra con đường giải thoát khỏi luân hồi cho chúng sinh và ròng rã thuyết giảng trong suốt 45 năm. Ngài đã hoàn toàn nhập thế, lặn lội từ nơi này đến nơi khác để truyền bá con đường ấy cho chúng sinh, mà chỉ mong chúng sinh “Ngộ, Nhập tri kiến Phật” và chỉ cho chúng sinh biết rằng mình có Phật tánh là hạt nhân để mình có thể trở thành Bậc Giác Ngộ và giải thoát. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho rằng: “Cuộc đời có nghĩa là cuộc sống hay xã hội. Đạo Bụt nhập thế tiếng Việt được hiểu là Đạo Bụt đi vào cuộc sống, đạo Bụt đi vào xã hội. Tiếng Trung Quốc gọi là nhân gian Phật giáo, tiếng Việt gọi là Đạo
- 1084 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Bụt nhập thế”1. Như vậy, Đạo Bụt nhập thế nghĩa là: làm cho những nguyên lý của Phật giáo trở thành nguyên lý sống thường nhật, từ đó cải biến nhân sinh và xã hội theo hướng thiện, mỹ; và Phật giáo với tổ chức, lực lượng và giáo lý của mình tham gia giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong nhân sinh và xã hội. Hai nghĩa này không tách rời nhau, mà có quan hệ mật thiết với nhau. Từ khi Phật giáo được du nhập vào Việt Nam cho đến nay, tinh thần “nhập thế” của Phật giáo ngày càng được thể hiện rõ, những giá trị nhân văn, nhân đạo của Phật giáo đã đi vào cuộc sống, vào xã hội, tác động tích cực đến cuộc sống của nhân dân. Vai trò “nhập thế” của Phật giáo đối với việc đảm bảo an sinh xã hội trở thành một trong những nhân tố quan trọng, cùng với các cơ quan, chính quyền, nhà nước, Phật giáo đã thực hiện nhiều chính sách góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, nhất là những hoàn cảnh khó khăn, đối tương yếu thế. Ngay từ khi đất nước còn trong chiến tranh, Phật giáo đã tham gia cùng với nhân dân trong việc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Trong thời Pháp thuộc, mặc dù bị phân hoá rõ rệt nhưng những phật tử giác ngộ đã vận dụng tích cực giáo lý nhà Phật vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhà sư Thiện Chiếu đã từng viết đôi câu đối rằng: “Phật giáo là nhập thế chứ không phải yếm thế; Từ bi là sát sinh để cứu độ chúng sinh”2. Trong bối cảnh đất nước bị giặc xâm lăng thì việc sát sinh, loại bỏ kẻ thù là điều cần thiết, quan trọng để cứu độ cho nhân dân khổ cực thì đó là một trong những tư tưởng lớn, để giải phóng con người, đó là tinh thần nhập thế của Phật giáo. Nhiều tổ chức cách mạng của Phật giáo đã ra đời như: Tăng già cứu quốc, Phật giáo cứu quốc... Nhiều sư tăng với tấm lòng cao thượng, cứu giúp nhân sinh đã cởi áo cà sa khoác chiến bào ra mặt trận. Nhiều thanh niên phật tử đã tham gia tích cực vào các phong trào xoá mù chữ, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống chính quyền thực dân, phong kiến do các phật tử yêu nước phát động đã được đông đảo nhân dân ủng hộ. Bên cạnh đó, phải kể đến những đóng góp không nhỏ từ các ngôi chùa đã trở thành nơi cất giấu vũ khí, tài liệu, nơi che chở, nuôi dưỡng các chiến sĩ cách mạng... tất cả vì sự bình yên của con người, vì độc lập của dân tộc. 1 Website: https://thuvienhoasen.org: Lịch sử Đạo Bụt nhập thế, Phiên tả pháp thoại của TS. Nhất Hạnh, ngày 6 - 7 tháng 5 năm 2008. 2 TS. Hoàng Thị Lan: Phật giáo Việt Nam với tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, website: http://btgcp.gov.vn.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1085 Thời kỳ đấu tranh chống Mỹ, các tăng sĩ và cư sĩ miền Nam đã tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đòi hòa bình, độc lập cho dân tộc. Sự kiện tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức đã mở đầu cho cao trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo miền Nam những năm 60 của thế kỷ XX. Phong trào cách mạng của đồng bào Phật giáo đã góp phần quan trọng làm sụp đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Năm 1981, Đại hội thống nhất Phật giáo được thực hiện, các hệ phái Phật giáo Việt Nam được sinh hoạt trong một ngôi nhà chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tiếp nối truyền thống đồng hành cùng dân tộc đã có trong lịch sử, Giáo hội Phật giáo đã xây dựng cho mình phương châm hành đạo tiến bộ, gắn bó với dân tộc, đó là: Đạo pháp - Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”. Hiện nay, các tăng, ni và phật tử cùng các nhà hảo tâm trên cả nước tích cực các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội đến với những hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế. 2. Vì sao hoạt động “nhập thế” của Phật giáo lại có thể làm tốt an sinh xã hội Hoạt động “nhập thế” của Phật giáo từ khi du nhập và Việt Nam đến nay đã đạt những kết quả to lớn trong hoạt động an sinh xã hội. Để có thể làm tốt công tác an sinh xã hội, hoạt động “nhập thế” của Phật giáo đã dựa trên những điểm sau: Thứ nhất, Phật giáo là đạo nhập thế, hành thiện. Phật giáo mang tinh thần cứu khổ, cứu nạn của Đức Phật truyền bá và phát huy rộng rãi. Trong thuyết Tứ vô lượng tâm giáo lý Phật giáo quan niệm con người cần có lòng từ, bi, hỉ, xả đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, định hướng hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người. Về triết lý sống, nhân sinh quan Phật giáo cũng khá gần với tư tưởng, tâm hồn người Việt, đặc biệt là tinh thần nhân nghĩa, đạo lý từ bi, tinh thần hòa hiếu. “Dù xây chín bậc phù đồ/ Không bằng làm phúc cứu cho một người”1.Tinh thần thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao tục ngữ rất phổ biến trong nhân dân, như “Lá lành đùm lá rách”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”... Ngoài đạo lý từ bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa một đạo lý nữa trong giáo lý nhà Phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Trong đó, ân cha mẹ được coi là quan trọng nhất và có ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt Nam, điều này phù hợp với nếp sống, đạo lý, truyền thống của người Việt Nam. Do đó, những triết lý của Phật giáo đã đi sâu vào đời sống của nhân dân, gắn bó chặt chẽ với mỗi con người. 1 Website: https://dieuphapam.net: Ca dao Phật giáo.
- 1086 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Thứ hai, Phật giáo luôn đề cao con người, lấy con người là trung tâm. Thông qua thái độ từ bi, không nề hà việc cưu mang, cứu vớt những số phận bất hạnh mà Phật giáo đã cảm hoá được con người, dẫn dắt họ làm điều thiện, bỏ qua lối sống vị kỷ để quan tâm đến con người và xã hội. Đó là điều quan trọng để Phật giáo có được sức hút và độ tin tưởng mạnh mẽ của người dân; tạo điều kiện để Phật giáo truyền bá sâu rộng và bám rễ lâu bền cùng dân tộc, góp phần định hình những giá trị đạo đức và lối sống cho con người Việt Nam hiện nay. Thứ ba, Phật giáo nhập thế đã tổ chức và lan toả trở thành một hoạt động cộng đồng. Vấn đề xây dựng tổ chức Phật giáo và thông qua tổ chức Phật giáo để triển khai Phật giáo nhập thế là một tư tưởng lớn. Trong lịch sử dân tộc có thể kể đến những tư tưởng của Trần Nhân Tông - với trải nghiệm sâu sắc của một người tu Phật nhập thế, đồng thời là người đã có một thời gian dài ở vị trí lãnh đạo cao nhất của đất nước, Phật Hoàng Trần Nhân Tông thấy rõ vai trò và sức mạnh của tổ chức trong việc đảm bảo cho tính định hướng và hiệu quả của Phật giáo nhập thế. Triết lý vì con người của Phật giáo tương đồng với lý tưởng của Đảng, Nhà nước vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng, là cơ duyên để Phật giáo phát triển, đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần nhập thế hành đạo. Như vậy, với những giáo lý của Phật giáo phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, là một tôn giáo có tư tưởng khoan dung, hoà đồng, cởi mở, luôn sẵn sàng đối thoại với các trào lưu tư tưởng khác. Nên Phật giáo không chỉ chấp nhận và hòa nhập với tín ngưỡng dân gian, mà còn kế thừa được những giá trị trong kho tàng văn hóa Nho giáo và Đạo giáo. Phật giáo có hệ thống giáo lý khá đồ sộ và hoàn chỉnh, khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đem lại cho cộng đồng người Việt một hệ thống các quan niệm về vũ trụ và nhân sinh. Phật giáo được nhân dân ta tiếp nhận một cách tự giác và nhanh chóng trở thành một tôn giáo thu hút được quảng đại dân chúng tin theo. Vì vậy, Phật giáo gắn vào cuộc sống, gắn vào xã hội, thể hiện tinh thần nhập thế trong thực hiện an sinh xã hội đối với đời sống của nhân dân. 3. Thực trạng việc “nhập thế” để nâng cao thành tựu an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Ngày nay, truyền thống nhập thế của Phật giáo Việt Nam không còn chung chung, trừu tượng mà đã đi vào cuộc sống đời thường cụ thể và thiết thực hơn. Thời gian qua, Phật giáo đã tiến hành nhiều hoạt động an sinh xã hội như quyên góp giúp đỡ người nghèo, bảo trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thăm
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1087 hỏi những gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, mở lớp tình thương, khám chữa bệnh nan y, nuôi dưỡng người già không nơi nương tựa… Về hoạt động nhân đạo, từ thiện: Phật giáo đã làm dịu đi phần nào nỗi đau của những người bị mất mát, tổn thất do thiên tại, dịch bệnh gây nên; giảm bớt khó kh ăn, vất vả của những mảnh đời bất hạnh, những thân phận cơ cực… Ngoài ra còn thực hiện những công tác phúc lợi xã hội khác như: xây cầu bê tông, đắp đường giao thông nông thôn, đóng giếng nước sạch, hiến máu nhân đạo, đóng góp các quỹ từ thiện vì người nghèo, học sinh hiếu học, giúp phụ nữ nghèo vượt khó, tặng xe đạp cho học sinh, xe lăn, xe lắc cho bệnh nhân nghèo, tặng xuồng ghe, hỗ trợ áo quan, hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo bị đục thủy tinh thể, bệnh tim nhi, phát quà tết, quà trung thu cho các cháu thiếu nhi, nồi cháo tình thương, bữa ăn từ thiện cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa v.v… đều được các thành viên Ban Từ thiện Xã hội Trung ương, các tỉnh, Thành hội Phật giáo, tăng ni, phật tử tích cực tham gia. Ngoài ra, tại tỉnh Đồng Tháp còn tổ chức lò hỏa táng miễn phí cho đồng bào phật tử. Theo báo cáo của các đơn vị, công tác từ thiện xã hội ngày càng được nhiều Tăng Ni, Phật tử, các doanh nghiệp, doanh nhân ủng hộ. Qua đó, công tác từ thiện xã hội trong 30 năm qua đạt số liệu rất cao, ước tính khoảng 2.020 tỷ đồng1. Công tác từ thiện không ngừng được thực hiện qua các năm. Trong năm 2019, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương, các Phân ban Trung ương và Ban Từ thiện Xã hội các tỉnh, thành đã ủng hộ được 2.031.072.316.500 (Hai ngàn không trăm ba mươi mốt tỷ không trăm bảy mươi hai triệu ba trăm mười sáu ngàn năm trăm đồng)2. Về hoạt động khám và chữa bệnh: Hoạt động khám, chữa bệnh cứu người luôn được Phật giáo quan tâm và thực hiện có hiệu quả, hiện có 65 Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị y học dân tộc, 1 phòng khám đa khoa đang hoạt động có hiệu quả, khám và phát thuốc miễn phí cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân, chi phí mỗi năm trên 5 tỷ đồng3. Đến năm 2019, Hệ thống Tuệ Tĩnh đường, phòng khám Đông - Tây y, phòng thuốc nam trong toàn Giáo hội hiện có gần 200 cơ sở đều hoạt động có hiệu quả, đã khám bệnh và phát thuốc cho hàng chục ngàn bệnh nhân, tổng trị giá khám và chữa bệnh hàng tỷ đồng4. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, 1 Website: https://nguoiphattu.com.vn: Báo cáo tổng kết 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 2 Website: https://vbgh.vn: Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2019, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 28/12/2019. 3 Website: https://nguoiphattu.com.vn: Báo cáo tổng kết 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 4 Website: https://vbgh.vn: Báo cáo sơ kết công tác phật sự 6 tháng đầu năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 24/7/2019.
- 1088 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... từ năm 2015 - 2018, một số tổ chức tôn giáo đã tuyên truyền, vận động được 1.975 người đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não; 743 người đăng ký hiến xác; và đặc biệt đã có 219 người đăng ký hiến tặng mô, tạng là các nhà sư, linh mục, chức sắc tôn giáo; 4 người đã hiến tạng ngay khi còn sống là các nhà tu hành, phật tử1. Như vậy, các tăng, ni và phật tử luôn thấm nhuần tinh thần “nhập thế” của Phật giáo trong các hoạt động xã hội. Về các trường mầm non, trường nuôi dạy trẻ em: trường nuôi dạy trẻ em bất hạnh, khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam cũng được nhân rộng và phát triển đúng hướng, góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình các em và cho xã hội. Trong hệ thống Giáo hội, các trường đều hoạt động ổn định và không ngừng được mở rộng như: Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật, trẻ bị nhiễm HIV; Trường nuôi dạy trẻ và khuyết tật, người già neo đơn tại Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bình Dương, Quảng Trị, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Tây Ninh đã nuôi dưỡng gần 3000 trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật; chăm sóc hơn 1500 cụ già neo đơn2. Các phòng tư vấn HIV/AIDS trong cả nước, như tại Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, đều hoạt động có hiệu quả, tham gia nhiều chương trình đặc biệt trong nước và nước ngoài do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Như vậy, tinh thần “nhập thế” của Phật giáo thể hiện rất rõ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phật giáo luôn đồng hành với nhà nước trong việc trợ giúp, bảo trợ xã hội, giảm bớt những gánh nặng cho xã hội, giúp những đối tượng yếu thế, hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống tốt đẹp hơn. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thành tựu an sinh xã hội của Phật giáo Phát huy truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, với phương châm “nhập thế giúp đời”, Phật giáo Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động an sinh xã hội với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt và đạt hiệu quả cao. - Phật giáo tham gia vào tất cả các nội dung chính của an sinh xã hội ở những mức độ khác nhau, bao gồm: bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; trợ giúp xã hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phát triển bảo hiểm xã hội và tiếp cận dịch vụ xã hội ở mức tối thiểu. 1 Thảo Mộc: Phát huy vai trò của tôn giáo trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, website: http://daibieunhandan.vn, 25/02/2019. 2 Website: https://phatgiao.org.vn: Báo cáo sơ kết công tác phật sự 6 tháng đầu năm 2017 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 05/07/2017.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1089 - Phật giáo huy động nguồn lực, mức độ huy động nguồn lực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội không ngừng gia tăng. Ở đây, huy động về nguồn lực tài chính là chủ yếu dựa trên sự cúng dường của nhân dân và các nhà hảo tâm, một số địa phương đã có những mô hình làm kinh tế nhưng chưa nhiều. Rất mong những mô hình làm kinh tế trong Phật giáo được mở rộng và phát triển một cách bền vững trở thành nguồn lực chính. - Phong trào khám, chữa bệnh của Phật giáo nhằm chăm sóc sức khoẻ người dân cũng được Giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm, góp phần chia sẻ với nhân dân những khó khăn trong lĩnh vực y tế mà nhà nước chưa thể đáp ứng kịp thời. Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn chú trọng công tác nuôi dạy trẻ mồ côi và chăm sóc, nuôi dưỡng người già neo đơn trong cả nước. Bên cạnh đó, đã có hàng trăm chùa ở nhiều địa phương đã trở thành các trường mầm non, trường nuôi dạy trẻ em lang thang, bất hạnh, góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội. - Giáo hội quan tâm đến tương lai của thế hệ trẻ, do đó Giáo hội đã tổ chức nhiều trường dạy nghề ở nhiều địa phương trong cả nước đào tạo các chuyên ngành: May, điện gia dụng, tin học, sửa chữa xe… miễn phí nhằm góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống cho những người lang thang, cơ nhỡ, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con em gia đình lao động nghèo, người có công, gia đình thương, bệnh binh,…. Hàng năm đã đào tạo hàng ngàn học viên ra trường giới thiệu cho các trung tâm giới thiệu việc làm. - Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn đặc biệt quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Giáo hội. Hàng chục năm qua, Giáo hội đã quyên góp và phụng dưỡng hàng nghìn Mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng hàng nghìn ngôi nhà tình nghĩa, tình thương; hàng nghìn tỷ đồng được quyên góp để góp phần chia sẻ và làm dịu bớt mất mát của những gia đình có người thân là thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng. Có thể khẳng định, các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội của Phật giáo ngày càng tăng về quy mô, mở rộng về đối tượng thụ hưởng, phong phú, đa dạng về hình thức thể hiện và linh hoạt, sáng tạo trong cách thức tiến hành. Quá trình hoạt động đã có sự phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đặc biệt, đã thu hút được sự tham gia không chỉ của tăng, ni, phật tử mà còn của đông đảo người dân, doanh nghiệp, góp phần chia sẻ gánh nặng với nhà nước trong việc giải quyết vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội; cùng nhà nước và xã hội chung tay vì một xã hội tốt đẹp, mọi người dân có cuộc sống hạnh phúc.
- 1090 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 4.2. Một số hạn chế trong công tác an sinh xã hội của Phật giáo Sự tham gia của Phật giáo vào hoạt động an sinh xã hội hiện vẫn còn một số bất cập. Những bất cập này đến từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do trình độ nhân sự và khâu tổ chức, tính kết nối hệ thống trong hoạt động xã hội từ thiện của Phật giáo chưa cao. Quy trình tổ chức chưa có tính chuyên nghiệp nên hiệu quả truyền thông, tính lan tỏa... của công tác bảo trợ xã hội còn hạn chế. Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong một số cơ sở y tế, giáo dục, dạy nghề của Phật giáo còn hạn chế. Các cơ sở dạy nghề còn phân tán, nhỏ lẻ về quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn, vì vậy chỉ mới đào tạo được những nghề giản đơn và khá lạc hậu. Trong hoạt động bảo trợ, chưa huy động cao độ tiềm năng và các nguồn lực xã hội; một số cơ sở còn lúng túng, vướng mắc trong các hoạt động bảo trợ có yếu tố nước ngoài. Đội ngũ tăng, ni và phật tử chưa đáp ứng được đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của mạng internet cho nên việc tuyên truyền, lan tỏa các chính sách an sinh xã hội cho cộng đồng chưa cao. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể địa phương chưa thực sự tốt nên đã có cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật bị lợi dụng, dẫn đến các hoạt động vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo. 5. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động an sinh xã hội của Phật giáo Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đổi mới mạnh mẽ chính sách về tôn giáo và công tác tôn giáo đồng thời, chính sách an sinh xã hội ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện để các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng thuận lợi hơn trong việc tham gia vào công tác an sinh xã hội. Chính vì vậy, Phật giáo có thêm những cơ duyên mới để tăng cường các hoạt động an sinh xã hội, đóng góp nhiều hơn cho cuộc sống an bình, hạnh phúc của nhân dân. Để phát huy hơn nữa vai trò của Phật giáo trong công tác an sinh xã hội, một mặt đòi hỏi Giáo hội Phật giáo đổi mới các phương pháp và hoạt động để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác xã hội, mặt khác rất cần sự hỗ trợ, phối hợp của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và của cả cộng đồng xã hội.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1091 Một là: Cân đối nguồn lực dành cho các phương diện của an sinh xã hội, không nên quá tập trung vào làm từ thiện, nỗ lực “cho cần” thay vì “cho cá”. Chú ý hơn nữa tới phương diện thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội. Hiện nay, trong khả năng của mình, Phật giáo có thể đẩy mạnh công tác giáo dục tối thiểu tại địa phương, hỗ trợ trẻ em lang thang cơ nhỡ, phải lao động sớm không có điều kiện đến trường... Hai là: Đẩy mạnh việc học tập, khai thác công nghệ thông tin và ngoại ngữ vào công tác kết nối các hoạt động an sinh xã hội. Đây là công tác cần được chú trọng đào tạo bài bản, có tổ chức ở các cấp, có nhân sự hạt nhân ở từng cơ sở. Giải pháp này trước hết giúp nhân sự của Phật giáo khi tham gia hoạt động sẽ kết nối kịp thời, chặt chẽ hơn với nhau. Giải pháp này cũng hỗ trợ thiết thực cho Phật giáo khi đón nhận/chủ động tiếp các nguồn tài trợ từ nước ngoài. Và nó đặc biệt hữu hiệu khi tuyên truyền, thông tin, huy động nguồn lực xã hội thông qua các phương triện truyền thông. Ba là: Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức tài trợ cho công tác an sinh xã hội của Phật giáo phải công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật và phục vụ công việc hiệu quả. Mỗi cơ sở cần có sự ghi chép, giám sát, nghiệm thu nghiêm túc và chặt chẽ. Ngoài ra, hoạt động từ thiện nên chăng để phật tử đứng ra tổ chức dưới sự bảo trợ của nhà chùa và các vị tu sĩ. Bốn là: Phối hợp công tác an sinh xã hội với các hoạt động phát triển giáo dục, phát triển kinh tế, phát triển khoa học công nghệ. Trong quá trình nhập thế và tác động vào mọi mặt vào đời sống xã hội, Phật giáo có tác động rất lớn vào tư tưởng và hành động của các phật tử, từ đó gián tiếp tác động đến tư tưởng và hành động xã hội. Công tác an sinh xã hội của Phật giáo sẽ được hỗ trợ đắc lực khi kết hợp với các hoạt động phát triển giáo dục, phát triển kinh tế, phát triển khoa học công nghệ thông qua kêu gọi tu sĩ, phật tử hành động và lan tỏa phong trào lao động sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo... đang được Đảng và Nhà nước kêu gọi, động viên và hỗ trợ mạnh mẽ. Năm là: Với những hoạt động mà công tác tổ chức có tính manh mún, nhỏ lẻ (đào tạo nghề, từ thiện xã hội...) nên có chủ trương tập trung; tổ chức quy mô và bài bản để đạt hiệu quả tốt hơn. Sáu là: Tiếp tục phát huy những chương trình sinh hoạt hướng phật tử và người dân đến việc giáo dục bảo vệ môi trường và có những hành động cụ thể tại
- 1092 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... địa phương. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh hoành hành... như hiện nay, giáo dục bảo vệ môi trường là biện pháp thiết thực để nâng cao sức khỏe, chất lượng sống của người dân. Bảy là: Tăng cường mối quan hệ với địa phương để có thông tin, trao đổi và hỗ trợ kịp thời trong các hoạt động an sinh xã hội. Tám là: Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ sở Phật giáo trong nước nói riêng và trên trường quốc tế nói chung để giao lưu học hỏi về nội dung, cách thức, tổ chức hoạt động đảm bảo an sinh xã hội. Từ đó, tăng cường sự gắn kết giữa các cơ sở Phật giáo cũng như tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau vì mục tiêu bảo vệ hòa bình, hạnh phúc cho nhân loại. 6. Kết luận Bằng phương châm “nhập thế giúp đời” đầy tiến bộ và nhân văn, Phật giáo không chỉ là sự giúp đỡ con người bằng các liệu pháp tinh thần, mà còn bằng những hành động mang tính thực tiễn, thiết thực, cụ thể. Nổi bật là đóng góp cho đất nước trong các hoạt động an sinh xã hội. Suốt quá trình phát triển dài của đất nước, Phật giáo đã là lực lượng xã hội quan trọng, đồng hành cùng nhà nước và các tổ chức xã hội khác trong các hoạt động xây dựng hệ thống an sinh xã hội, đảm bảo công bằng xã hội. Tuy vậy, trong bối cảnh xã hội mới, cùng chung những cơ hội và thách thức với thời vận của dân tộc, Phật giáo cũng cần đổi mới, sáng tạo trong nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động an sinh xã hội. Đó là sự cân đối đầu tư cho các yếu tố của an sinh xã hội. Là vấn đề đào tạo nhân sự trở nên chuyên nghiệp, bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ và bối cảnh hội nhập nhằm áp dụng hiệu quả vào các hoạt động. Đó là vấn đề minh bạch tài chính. Đó là vấn đề kết nối toàn diện trong các hoạt động của Phật giáo, kết nối nội bộ Phật giáo trong và ngoài nước, kết nối với các tổ chức địa phương và trung ương... Phật giáo đã xuất hiện tại Việt Nam từ hàng nghìn năm trước, đồng hành cùng dân tộc suốt chiều dài lịch sử thăng trầm và đóng góp đáng kể vào công cuộc dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của dân tộc. Trong bối cảnh mới, sứ mệnh “nhập thế giúp đời” mà cụ thể là góp phần hiệu quả vào thực hiện an sinh xã hội của Phật giáo cũng có những cơ hội và thách thức to lớn. Chúng tôi tin rằng, với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, với trí tuệ Phật ban và tinh thần cứu nhân độ thế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ không ngừng tư duy và sáng tạo để đóng góp lớn nhất vào việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu an sinh xã hội của nước nhà.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1093 T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. TS. Hoàng Thị Lan: Phật giáo Việt Nam với tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, website: http://btgcp.gov.vn. 2. PGS.TS. Lê Văn Lợi: Phật giáo góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, Tạp chí Lý luận chính trị số 7-2017. 3. Thảo Mộc: Phát huy vai trò của tôn giáo trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, website: http://daibieunhandan.vn, 25/02/2019. 4. Website: https://dieuphapam.net: Ca dao Phật giáo. 5. Website: http://mattran.org.vn/dan-toc-ton-giao/giao-hoi-phat-giao-viet- nam-voi-cong-tac-tu-thien-xa-hoi-27694.html. 6. website: https://nguoiphattu.com.vn: Báo cáo tổng kết 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 7. Website: https://phatgiao.org.vn: Báo cáo sơ kết công tác phật sự 6 tháng đầu năm 2017 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 05/07/2017. 8. Website: http://tapchikhxh.vass.gov.vn 9. Website: https://thuvienhoasen.org: Lịch sử Đạo Bụt nhập thế, Phiên tả pháp thoại của TS. Nhất Hạnh, ngày 6 - 7 tháng 5 năm 2008. 10. Website: https://vbgh.vn: Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự năm 2019 Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 28/12/2019. 11. Website: https://vbgh.vn: Báo cáo sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 24/7/2019.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người khuyết tật (Dành ho cán bộ xã hội cấp cơ sở)
63 p | 101 | 9
-
Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các môn khoa học quân sự ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
5 p | 68 | 7
-
Báo cáo Phát triển thế giới 2012: Bình đẳng giới và phát triển
64 p | 41 | 7
-
Chuyển dịch trong xuất nhập khẩu linh kiện điện tử ở Việt Nam - 7
12 p | 75 | 6
-
Ebook Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 60 năm tiếp bước con đường Cách mạng thánh Tám 1945-2005: Phần 2
363 p | 6 | 5
-
Dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông
6 p | 109 | 4
-
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 p | 13 | 3
-
Quản lý và phát triển trường mầm non tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế
9 p | 43 | 3
-
Phát triển nguồn nhân lực góp phần nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam
7 p | 75 | 3
-
Tăng cường kết hợp kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngoại ngữ trong thời hội nhập quốc tế
4 p | 65 | 2
-
Các giải pháp nâng cao kiến thức thực tế nhằm tăng cường hiệu quả đào tạo nghề nghiệp theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên ngành du lịch tại trường đại học Đà Lạt
11 p | 64 | 2
-
Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa
12 p | 55 | 2
-
Tự chủ tài chính trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay từ kinh nghiệm các nước trên thế giới
8 p | 3 | 2
-
Thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa trường đại học và doanh nghiệp trước bối cảnh hội nhập hiện nay
9 p | 35 | 1
-
Kết hợp tăng cường kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngữ trong thời kỳ hội nhập quốc tế
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn