intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng cường tự chủ, trách nhiệm xã hội của giáo dục đại học – yêu cầu từ thực tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tăng cường tự chủ, trách nhiệm xã hội của giáo dục đại học – yêu cầu từ thực tế trình bày trình bày việc tăng cường tự chủ, trách nhiệm xã hội của các trường đại học là xu thế tất yếu; Đại học Công nghiệp Hà Nội - tự chủ - phát triển - thực hiện - trách nhiệm xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng cường tự chủ, trách nhiệm xã hội của giáo dục đại học – yêu cầu từ thực tế

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC – YÊU CẦU TỪ THỰC TẾ Hà Xuân Quang1 - Trần Xuân Ngọc 2 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội I. TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÀ XU THẾ TẤT YẾU. Trong những năm qua, công cuộc đổi mới đất nước đã thu được những kết quả rất to lớn, cơ chế vận hành nền kinh tế đã có thay đổi cơ bản, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên trong khung cảnh chung, giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học (ĐH) chưa có sự chuyển biến đáng kể. Bằng chứng là chất lượng giáo dục ĐH chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, hiệu quả đầu tư cho giáo dục chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có một nguyên nhân rất cơ bản là tự chủ trong giáo dục ĐH rất thấp. “Bao cấp” trong giáo dục ĐH còn rất nặng nề, chưa tạo sự cạnh tranh về chất lượng giữa các trường. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), từ năm 1987 đến nay, hệ thống các trường ĐH và CĐ đã phát triển gấp 3,7 lần: từ 101 trường lên 376 trường. Số SV trong hơn 20 năm qua tăng 13 lần… Cùng với sự tăng lên nhanh chóng về số lượng của các trường ĐH, CĐ, để phát huy và thúc đẩy tiềm năng của các trường đòi hỏi Bộ GD&ĐT phải có những thay đổi trong phương thức quản lý các trường ĐH và CĐ. Một câu hỏi lớn đang đặt ra đối với ngành giáo dục, đó là làm thế nào để quản lý có hiệu quả nền giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục nhất là giáo dục ĐH? 1 ThS – Phó Hiệu trưởng 2 CN 258
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» Có ý kiến cho rằng, những lạc hậu, trì trệ và yếu kém của giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng của Việt Nam là do ĐH thiếu không gian sáng tạo và tự chủ cần thiết. Muốn thay đổi và nâng cao chất lượng giáo dục thì không gì khác hơn là đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. Trong đó, vấn đề tự chủ đang là một trong những vấn đề mấu chốt của đổi mới giáo dục. Thực tế ở hầu hết các nước có nền giáo dục phát triển đã cho thấy, việc trao quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội cho các trường ĐH đã được thực hiện và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Ở Việt Nam, việc trao quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội cho các trường ĐH cũng phải là một xu thế tất yếu. Nền kinh tế Viêt Nam đã vận hành theo cơ chế thị trường, các qui luật thị trường đã tác động tích cực đến sự phát triển, trong đó cạnh trạnh thực sự trở thành động lực cơ bản. Cạnh tranh làm cho chất lượng hành hóa, dịch vụ, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên, sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực trong xã hội. Giáo dục ĐH không nằm ngoài qui luật chung vận động của xã hội. Mức độ tự chủ trong giáo dục ĐH nhìn chung được đánh giá trong những lĩnh vực chính như: Hoạt động đào tạo; Tổ chức nhân sự; Tài chính; Hợp tác quốc tế. Nếu nhìn vào cách quản lý hiện tại những lĩnh vực này, quyền tự chủ của các trường ĐH đang còn rất hạn chế. (1) Tự chủ về hoạt động đào tạo. Hoạt động đào tạo gồm các nội dung như: tuyển sinh; ngành đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; phương pháp giảng dạy… Tuyển sinh là một khâu quan trọng của quá trình đào tạo. Số lượng tuyển sinh phải trên cơ sở nhu cầu học tập, nhu cầu nhân lực của xã hội, phụ thuộc vào năng lực về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tài chính, khả năng quản lý giảng dạy… của từng trường. Những thông số này có thể thay đổi, biến động. Bộ GD&ĐT khó có thể có thông tin đầy đủ và chính xác về những vấn đề này. Tuy nhiên Bộ lại đang quyết định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng trường. Nên chăng, Bộ trao quyền quyết định chỉ tiêu tuyển sinh cho nhà trường. Các trường tự quyết định chỉ tiêu đào tạo, 259
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» báo cáo bộ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để xã hội cùng giám sát chất lượng đào tạo. Về ngành đào tạo, quá trình để trường mở một ngành đào tạo mới mất nhiều thời gian, phức tạp, khó khăn. Và cũng thật khó tìm được lý do để giải thích cho việc một chuyên viên của Bộ có ý kiến quyết định ngành nào trường được mở thay cho cả hội đồng khoa học của trường. Hãy coi nhà trường như một doanh nghiệp, việc mở ngành đào tạo nào do trường quyết định giống như doanh nghiệp tự quyết định đầu tư sản xuất một sản phẩm mới. Về chương trình đào tạo, Bộ xây dựng chương trình khung cho các khối ngành. Chương trình khung, hiện nay, chiếm tỷ lệ khá lớn, đến 60% thời lượng tổng chương trình. Ở Mỹ, cơ quan quản lý giáo dục xây dựng và đưa ra các tiêu chuẩn chung cho từng ngành. Mỗi trường tự quyết định dạy cái gì và dạy như thế nào. Các trường khác nhau có các chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy riêng không giống nhau. Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở ý kiến của một hội đồng cố vấn với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp. Các hội đồng này sẽ tư vấn với trường nên đào tạo như thế nào để đáp ứng yêu cầu thực tế. Trường được quyền tự chủ trong việc liên kết với các doanh nghiệp để đưa ra chương trình đào tạo phù hợp nhất với yêu cầu thực tế. Đây là cách làm hay mà chúng ta nên học tập. (2) Tự chủ về tổ chức nhân sự. Tổ chức nhân sự gồm các vấn đề về tuyển dụng, trả lương, sắp xếp bố trí, tổ chức bộ máy… Về chính sách, Bộ đã cho phép Hiệu trưởng các trường quyết định các vấn đề về biên chế, tuyển dụng, cho thôi việc. Tuy nhiên còn rất vướng mắc trong triển khai thực hiện. Việc tuyển chọn nhân sự của các trường vào các vị trí quản lý, giảng dạy, nghiên cứu phải được tiến hành trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và công khai. Vấn đề trả lương cũng còn nhiều cơ chế ràng buộc. Các trường phải có quyền trả lương cho các giảng viên, các nhà khoa học theo quyết định riêng của mình. (3) Tự chủ tài chính. 260
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» Tự chủ về tài chính bao gồm tự chủ về các nguồn thu, chi. Nghị định 43 ngày 25/4/2006 của Chính phủ đã nói đến việc giao quyền tự chủ tài chính cho các “đơn vị sự nghiệp dịch vụ công”, trong đó có các trường ĐH. Bước đầu có sự chủ động về tự chủ tài chính, nhưng mới chỉ được tự chủ ở mức độ rất hạn chế, phần thu vẫn còn nhiều trói buộc, nhất là về học phí. Học phí hiện nay là vấn đề bức xúc với các trường. Học phí của nước ta quá thấp, chậm thay đổi, với mức học phí hiện tại thì không thể bù đắp chi phí để các trường đào tạo có chất lượng. Học phí phải đủ bù chi phí đào tạo. Các trường sẽ phải cạnh tranh về mức học phí trong tương quan với chất lượng đào tạo để thu hút sinh viên. Mức học phí do các trường tự quyết định. Tự chủ trong việc huy động các nguồn tài chính hợp pháp (vay của tổ chức và các nhân, nhận tài trợ, viện trợ, ….) (4) Tự chủ trong hợp tác quốc tế. Chủ trương phát triển hợp tác quốc tế, đẩy mạnh áp dụng các chương trình đào tạo của các trường ĐH tiên tiến trong khu vực và thế giới của Chính phủ và của ngành giáo dục đã có từ nhiều năm nay. Nhiều trường ĐH trong nước đã có những thỏa thuận hợp tác với các trường ĐH nước ngoài nhưng rất khó khăn triển khai thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục xin phép quá phức tạp và mất rất nhiều thời gian. Có thể nói cản trở lớn nhất hiện nay trong hợp tác quốc tế trong đào tạo chính là công tác quản lý của Bộ GD&ĐT. Để nâng cao quyền tự chủ cho các trường ĐH, thay vì kiểm soát trực tiếp, can thiệp sâu vào các hoạt động của trường, nhà nước chuyển sang vai trò gián tiếp tạo định hướng và điều kiện thuận lợi cho các trường phát triển. Quyền tự chủ không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa trường và các cơ quan quản lý cấp trên mà còn thể hiện ở quan hệ các cấp, các đơn vị bên trong nhà trường: mối quan hệ giữa các khoa với trường, giữa tổ môn với khoa, giữa giáo viên với các đơn vị quản lý. Phát huy quyền tự chủ của các cá nhân và đơn vị bên trong 261
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» nhà trường cũng góp phần rất quan trong trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trường. Cùng với việc trao quyền tự chủ cho nhà trường cũng cần quy định rõ trách nhiệm xã hội của các trường ĐH. Trách nhiệm xã hội của các trường ĐH trước tiên là trách nhiệm của trường đối với người học, người sử dụng, và cả cộng đồng. Trách nhiệm này bao gồm: Thực hiện đúng những cam kết của trường với xã hội; Đảm bảo chất lượng đào tạo; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đảm bảo thông tin minh bạch và báo cáo giải trình công khai với các cấp quản lý và công chúng; Đem lại sự thoả mãn cho người học và cộng đồng. Trách nhiệm xã hội còn thể hiện bằng trách nhiệm của người đứng đầu với tập thể giáo viên, cán bộ viên chức của trường đó. II. ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - TỰ CHỦ - PHÁT TRIỂN - THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Trong bối cảnh, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đang loay hoay tìm các giải pháp quản lý mới phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của xã hội đối với giáo dục ĐH, nếu các trường thụ động chờ đợi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trường nào sáng tạo, năng động, tự chủ sẽ có cơ hội phát triển. Nằm trong hoàn cảnh chung của giáo dục ĐH Việt Nam, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (ĐHCNHN) đã có những bước đi phù hợp để phát huy tính tự chủ, trách nhiệm xã hội góp phần đem lại đem lại hiệu quả trong công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nhà trường. Trong chiến lược phát triển cũng như trong mục tiêu từng giai đoạn, trường luôn xác định, công bố và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với người học và cộng đồng: Trường ĐHCNHN cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ chất lượng cao, trang bị cho người học kỹ năng làm việc, có đạo đức nghề và tiếp tục học tập; tạo cơ hội cho nhiều người có thể học tập; mang đến cho sinh viên sự thành công trong công việc và trong cuộc sống tương lai. 262
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» Trường phấn đấu trở thành một cơ sở đào tạo công nghệ nhiều cấp trình độ, nhiều ngành, hàng đầu của Việt Nam, là trung tâm nghiên cứu - phát triển - chuyển giao công nghệ uy tín và tin cậy. Với mô hình: môi trường học tập mở và linh hoạt, định hướng thị trường, hợp tác rộng rãi, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học. Với các kết quả đã đạt được, thương hiệu của trường được xã hội thừa nhận và đánh giá cao. Số liệu về phát triển: - Quy mô đào tạo liên tục tăng: Số lƣợng tốt Năm Số lƣợng tuyển vào nghiệp Quy mô đào tạo 1999 2.500 1.900 5.200 2000 3.400 2.100 8.000 2001 4.200 2.300 11.400 2002 5.300 3.100 15.900 2003 6.400 4.100 18.400 2004 7.800 5.400 23.700 2005 9.500 4.600 29.800 2006 13.400 5.300 36.300 2007 17.900 7.000 42.700 2008 22.500 7.600 46.700 2009 23.000 8.400 50.600 - Ngành, nghề đào tạo mở rộng: 263
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» STT Đại học Cao đẳng TCCN CĐ Nghề TC Nghề 18 ngành, 21 ngành, 14 ngành, chuyên 15 nghề 17 nghề chuyên ngành chuyên ngành ngành 1 Công nghệ kỹ Cơ khí chế Chế tạo phụ Cắt gọt kim Cắt gọt kim loại thuật Cơ khí tạo máy tùng cơ khí loại 2 Công nghệ Sửa chữa ô Điện công Điện công Cơ – Điện tử Cơ điện tử tô- xe máy nghiệp nghiệp 3 Công nghệ kỹ Cơ điện Hoá vô cơ Hệ thống Điện Hệ thống Điện thuật Ôtô 4 Kỹ thuật máy Kỹ thuật máy Công nghệ kỹ Động lực Hoá hữu cơ lạnh và điều lạnh và điều hòa thuật Điện hòa không khí không khí 5 Công nghệ Tự Công nghệ Điện tử dân Điện tử dân Hoá phân tích động hoá Hoá vô cơ dụng dụng 6 Công nghệ kỹ Công nghệ Kỹ thuật công Điện tử công Điện tử công thuật Điện tử Hoá hữu cơ nghệ may nghiệp nghiệp 7 Công nghệ Công nghệ ô Khoa học Hoá phân Tin học Công nghệ ô tô tô máy tính tích 8 Điện xí Nguội sửa Công nghệ Nguội sửa chữa Hệ thống nghiệp và dân chữa máy cắt may máy công cụ thông tin dụng công cụ 9 Kỹ thuật phần Thiết kế thời Hệ thống điện Nguội chế tạo Nguội chế tạo mềm trang 264
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» 10 Công nghệ Kế toán doanh Kế toán doanh Kỹ thuật nhiệt Kế toán thông tin nghiệp nghiệp 11 Tài chính – Ngân hàng Lập trình máy Lập trình máy Kỹ thuật điện Điện tử (TC doanh tính tính nghiệp) 12 Quản trị kinh Kỹ thuật Điện tử viễn doanh (QT Hàn Hàn nhiệt thông doanh nghiệp) 13 Quản trị kinh Công nghệ May và thiết May và thiết kế doanh Du lịch kỹ thuật điện Kế toán kế thời trang thời trang và Khách sạn tử 14 Việt Nam học Sửa chữa, Sản xuất các Sản xuất các (hướng dẫn Kế toán khai thác thiết chất vô cơ chất vô cơ du lịch) bị cơ khí 15 Công nghệ kỹ Quản trị Kinh KT&phân tích KT&phân tích thuật Nhiệt - doanh hoá chất hoá chất Lạnh 16 Công nghệ Gia công kim Tiếng Anh May loại tấm 17 Phát triển phần mềm SCTB điều khiển Thiết kế thời (Cao đẳng điện trang Việt-Úc) 18 Quản trị kinh Công nghệ doanh quốc Hóa vô cơ tế (Cao đẳng 265
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» Việt-Úc) 19 Công nghệ Hóa hữu cơ 20 Công nghệ Hóa phân tích 21 Tiếng Anh - Loại hình đào tạo đa dạng: Chính quy, vừa làm vừa học, liên thông giữa các cấp trình độ. - Tài chính huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nước cấp chỉ chiếm 7% đến 10% tổng kinh phí hoạt động của trường. Phần còn lại trường thu từ học phí, các hoạt động sản xuất kết hợp với đào tạo, các hoạt động dịch vụ, hoạt động tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong quá trình hoạt động, trường gặp một số khó khăn, vướng mắc do chính sách, cơ chế quản lý, nhiều thủ tục rườm rà, không phù hợp. Điển hình như: - Khung học phí: còn quá thấp, thu không đủ chi, làm giáo dục không thể vận hành theo quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giá cả. - Các thủ tục về xây dựng cơ bản quá phức tạp, mất nhiều thời gian: Trường làm thủ tục xây dựng khu giảng đường bằng 100% vốn tự có mà mất hơn 2 năm làm các thủ tục vẫn chưa được phép xây dựng. Những chậm trễ này làm giảm hiệu quả hoạt động, mất thời cơ của trường. - Công tác giám sát quá trình tổ chức đào tạo và cấp phôi bằng của Bộ GD&ĐT không phù hợp: Để mở một ngành học, trường phải làm hồ sơ mở ngành trong đó có đầy đủ chương trình đào tạo. Quá trình đào tạo, Bộ giao chỉ tiêu tuyển sinh, cử các đoàn thanh tra kiểm tra các nội dung trong quá trình đào tạo. Nhưng đến khi cấp bằng, để mua được phôi bằng Bộ lại yêu cầu đem các tài liệu để chứng minh 266
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» số tiết giảng của từng môn học, sổ lên lớp hàng ngày… lên Bộ để kiểm tra. Dẫn đến tình trạng có khóa học đã kết thúc vài tháng nhưng trường chưa có phôi bằng để in. Điều này lại trái với quy định của Bộ là phải cấp bằng trong vòng 30 ngày kể từ ngày sinh viên tốt nghiệp. - Hợp tác đào tạo quốc tế: Thủ tục và thời gian xin phép quá lâu, có những đối tác nước ngoài đã thỏa thuận hợp tác đào tạo với trường, nhưng quá trình xin phép mất quá nhiều thời gian. Đối tác nước ngoài không thể chờ đợi được. Trường mất cơ hội để tiếp nhận thêm một chương trình tiên tiến. III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Để thực hiện mục tiêu tăng cường tự chủ, trách nhiệm xã hội của giáo dục ĐH, xuất phát từ thực tế, chúng tôi xin kiến nghị thực hiện một số giải pháp sau: - Các trường tự xác định, điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh theo nhu cầu của người học và khả năng của mình. - Các trường tự xác định và quyết định mở ngành nghề mới theo nhu cầu của thị trường lao động. - Các trường tự in phôi bằng tốt nghiệp. - Tiếp tục mở rộng tiến tới bỏ khung thu học phí để các trường tự xác định mức phí phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp. - Cổ phần hóa một số trường công để huy động vốn đầu tư phát triển. - Các trường tự quyết định triển khai các chương trình hợp tác liên kết với các trường ĐH nước ngoài đã được các tổ chức giáo dục có uy tín công nhận . - Xếp hạng các trường ĐH, CĐ để người học và xã hội có cơ sở đánh giá, giám sát. Tài liệu tham khảo 1. Các báo cáo tổng kết đào tạo của trường ĐHCNHN năm 1999 đến 2009. 267
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» 2. Các báo cáo về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong các chương trình hợp tác với trường ĐHCNHN về đào tạo nguồn nhân lực. 268
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2