intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng huyết áp (Bệnh học cơ sở)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức về tăng huyết áp, một bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm. Chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, cũng như các triệu chứng và biến chứng tiềm ẩn của bệnh. Bài học cũng sẽ hướng dẫn cách điều trị, theo dõi và quản lý bệnh nhân tăng huyết áp một cách hiệu quả, bao gồm cả việc giáo dục bệnh nhân về phòng bệnh và phòng biến chứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng huyết áp (Bệnh học cơ sở)

  1. Bài 8 TĂNG HUYẾT ÁP MỤC TIÊU 1. Nêu được các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp. 2. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng, biến chứng của tăng huyết áp. 3. Trình bày được nguyên tắc điều trị, theo dõi, quản lý bệnh nhân tăng huyết áp. 4. Trình bày được cách giáo dục và hướng dẫn bệnh nhân phòng bệnh và phòng biến chứng. NỘI DUNG 1 - ĐẠI CƯƠNG - Huyết áp bình thường nếu áp động mạch tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) dưới 140mmHg, huyết áp động mạch tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) dưới 90mmHg. - Tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. - Huyết áp động mạch không cố định mà thay đổi trong ngày (ban đêm thấp hơn ban ngày), theo tuổi (người già cao hơn người trẻ), theo giới (nữ thấp hơn nam). Chẩn đoán tăng huyết áp rất đơn giản nhưng nguyên nhân, tiến triển và biến chứng rất phức tạp 2 – NGUYÊN NHÂN Người ta phân ra hai loại tăng huyết áp. 2.1. Loại nguyên nhân (còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng). 2.1.1. Nguyên nhân thận - Viêm thận cấp, viêm thận mạn. - Hẹp động mạch thận. - Sỏi thận, lao thận. - Thận đa nang. 2.1.2. Nguyên nhân nội tiết + Tuyến thượng thận: U tuỷ thượng thận, cường vỏ thượng thận. + Tuổi mãn kinh: huyết áp tăng ít, sau một thời gian sẽ khỏi. 2.1.3. Nguyên nhân khác - Hẹp eo động mạch chủ. - Nhiễm độc thai nghén: Thường xảy ra vào tháng thứ 7, thứ 8 của người có thai. - Hở van động mạch chủ: Tăng huyết áp tâm thu. 2.2. Bệnh tăng huyết áp (không có nguyên nhân còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát). + Chiếm tỷ lệ 85-90% thường xảy ra ở những người làm việc trí óc nhiều, những người hay lo lắng, xúc cảm, làm ảnh hưởng xấu đến sự điều chỉnh vận mạch, hệ thống tiểu động mạch co lại gây tăng huyết áp. + Phần lớn các trường hợp tăng huyết áp của người trung niên và tuổi già thuộc loại nguyên phát. 31
  2. 3. TRIỆU CHỨNG 3.1. Triệu chứng cơ năng: Có khi không có biểu hiện gì, có khi biểu hiện bằng các triệu chứng: - Nhức đầu từng cơn hay liên tục ở gáy, hai bên thái dương, hai nhân cầu và gốc mũi. - Ù tai, nảy đom đóm mắt. - Giảm trí nhớ, hay quên. 3.2. Triệu chứng toàn thân và thực thể 3.2.1. Chủ yếu nhất là đo huyết áp thấy các chỉ số cao, thường cao cả huyết áp động mạch tâm thu và huyết áp động mạch tâm trương, có khi chỉ cao một trong hai chỉ số ấy (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg; huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg). 3.2.2. Khám tim có thể thấy tiếng thứ hai (T2) của tim đập mạnh ở ổ van động mạch chủ. 3.2.3. Mạch: Sờ mạch có trường hợp thấy mạch cứng, ngoằn nghèo do xơ cứng động mạch (thường thấy ở động mạch thái dương, động mạch quay ở tay). 4 - TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG Phần lớn các trường hợp tăng huyết áp tiến triển chậm qua nhiều năm, nhiều giai đoạn như một bệnh mạn tính. Bệnh có thể tiến triển qua hai mức độ: - Nhẹ: Nếu huyết áp không cao lắm ở người già, không xảy ra biến chứng. - Nặng: Nếu huyết áp cao (huyết áp động mạch tâm trương trên 130mmHg ở người trẻ tuổi (từ 20-40 tuổi) biến chứng xảy ra nhiều lần, dồn dập. Những biến chứng thường gặp: 4.1. Ở mắt: Gây phù gai mắt, xuất tiết hoặc chảy máu võng mạc làm giảm hoặc mất thị lực. 4.2. Ở não: Gây tai biến mạch máu não như: Chảy máu não, chảy máu màng não, nhũn não. 4.3. Ở tim 4.3.1. 70% người cao huyết áp có biến chứng suy tim trái với các cơn khó thở kịch phát (cơn hen tim, cơn phù phổi cấp) dần dần gây suy tim toàn bộ. 4.3.2. Cơn đau thắt ngực 4.3.3. Nhồi máu cơ tim 4.4. Ở thận: Dần dần dẫn tới suy thận với các biểu hiện urê huyết cao, protein niệu, trụ niệu, phù, thiếu máu, tăng huyết áp. 5 - ĐIỀU TRỊ 5.1. Nguyên tắc: * Đưa huyết áp trở về trị số sinh lý ổn định. * Ngăn ngừa các biến chứng. * Cải thiện các biến đổi bất thường ở các động mạch lớn. Do đó phải giải quyết 3 vấn đề là: * Điều trị nguyên nhân tăng huyết áp như: Cắt bỏ u tuỷ thượng thận, cắt bỏ thận teo, thông động mạch bị tắc… nếu tìm thấy nguyên nhân. * Điều trị triệu chứng tăng huyết áp: Bằng phương pháp nội khoa không dùng hay dùng thuốc. * Điều trị biến chứng của tăng huyết áp (nếu có) Tôn trọng huyết áp sinh lý của người già. - Điều trị huyết áp tăng cần liên tục, đơn giản, kinh tế và phải theo dõi chặt chẽ. 32
  3. 5.2. Phương pháp điều trị 5.2.1. Ăn uống và sinh hoạt * Hạn chế Na dưới 5g NaCl mỗi ngày. * Hạn chế mỡ, các chất béo động vật. * Không rượu, thuốc lá, chè đặc. * Tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng quá độ, nên tập thể dục nhẹ, đi bộ thư giãn, bơi lội. - Điều trị không dùng thuốc + Giảm cân nặng + Hoạt động thể lực + Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ 5.2.2. Thuốc Cần nắm vững cơ chế tác dụng, tác dụng phối hợp các loại thuốc điều trị tăng huyết áp và các tác dụng phụ khi sử dụng trước mắt và lâu dài. Cần dò liều của bệnh nhân trong quá trình điều trị Có 6 nhóm thuốc chính (tham khảo liều lượng): * Thuốc lợi tiểu: 3 nhóm - Hypothiazide viên 25mg x 2 viên/ngày. - Furosemide (lasix) viên 20mg x 1-2 viên/24h. - Aldosterone như: Aldactone, Spirolactone viên 25 - 50mg x 4 lần/24h. * Thuốc chẹn giao cảm Propranolon (Inderal) viên 40mg x 1 - 6viên/ngày. * Các thuốc ức chế men chuyển: + Catopril: Viên 25 - 50mg liều 50 mg/ngày. + Enalapril (Renitec) viên 5 - 20mg liều 20mg/ngày. * Thuốc ức chế canxi. + Nipedipine (Adalat) viên 10mg liều 1-2 viên/ngày.Hoặc + Diltiazem (Tildiem) 300mg LP x 1 viên/ngày. * Thuốc giãn mạch: - Minipres: Viên 1mg x 1-2 viên/ngày tăng dần 10viên/ngày nếu cần. - Dihydralazine viên 25mg x 1-4viên/ngày. * Thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương: Có nhiều loại nhưng hiện nay ít dùng vì có nhiều tác dụng phụ. - Anpha Methyldofa (Aldomet) Viên 250 mg (500mg) liều 500 - 1500 mg/24h. VI - DỰ PHÒNG 1. Tổ chức khám bệnh thường xuyên, có chu kỳ, có đo huyết áp, quan trọng nhất là phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. 2. Bố trí giờ giấc, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, xen kẽ. 3. Hạn chế muối, tránh các chất kích thích (thuốc lá, cà phê, rượu, chè…..) 4.Trong sinh hoạt tránh mọi căng thẳng, xúc cảm mạnh. 5. Những người lao động trí óc cần kết hợp với công việc chân tay nhẹ nhàng tập thể dục. 33
  4. LƯỢNG GIÁ 1. Anh (chị) hãy cho biết: 1.1. Số huyết áp bình thường ở người Việt Nam. 1.2. Khi nào gọi là tăng huyết áp? 1.3. Khi nào gọi là tăng huyết áp giới hạn? 2. Những nguyên nhân thường gặp của tăng huyết áp? 3. Anh (chị) hãy kể những biến chứng thường gặp của tăng huyết áp. 4. Một bệnh nhân nam giới 60 tuổi, được chẩn đoán là tăng huyết áp do xơ mỡ động mạch đã được nằm điều trị tại bệnh viện, nay gửi về tiếp tục điều trị tại y tế cơ sở, anh (chị) cho biết anh (chị) quản lý theo dõi bệnh nhân này như thế nào? 34
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
29=>2