Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
TẠO QUE THỬ PHÁT HIỆN NHANH<br />
Vibrio cholerae TRONG NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT<br />
Trần Thị Thanh Quỳnh1*, Phạm Kiên Cường1, Nguyễn Khánh Hoàng Việt1,<br />
Phan Tuấn Nghĩa2, Nguyễn Thị Tâm Thư1<br />
Tóm tắt: Vibrio cholerae là một trong những tác nhân phổ biến gây bệnh nhiễm<br />
trùng tiêu chảy cấp hay còn gọi là bệnh tả. Vi khuẩn này lây lan nhanh chóng thông<br />
qua nguồn nước và thức ăn, thậm chí có khả năng bùng phát thành dịch bệnh trên<br />
diện rộng, trong thời gian ngắn. Hàng năm, trên thế giới ước tính có khoảng 3 - 5<br />
triệu trường hợp mắc bệnh và 100.000 - 120.000 trường hợp tử vong do dịch/ bệnh tả.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã lựa chọn môi trường phù hợp nhất để tăng sinh tế<br />
bào vi khuẩn và sử dụng kỹ thuật sắc ký miễn dịch để chế tạo que thử phát hiện Vibrio<br />
cholerae trong nguồn nước sinh hoạt. Kết quả cho thấy, trong 3 môi trường: pepton<br />
kiềm, canh thang kiềm và LB kiềm thì môi trường pepton kiềm có khả năng tăng sinh<br />
tế bào vi khuẩn Vibrio cholerae tốt nhất, có thể đạt 106-107 CFU/ml sau 6-8 giờ nuôi<br />
cấy. Que thử tạo ra gồm có màng nitrocellulose và màng thấm hút trên, 2 kháng thể<br />
được cố định trên màng nitrocelluse lần lượt là: kháng thể đơn dòng kháng Vibrio<br />
cholerae được gây trênchuột với nồng độ 0,3 µg/mm và kháng thể đa dòng kháng<br />
chuột gắn enzyme peroxidase củ cải ngựa- HRP với nồng độ 0,2 µg/mm. Kết quả chỉ<br />
ra rằng, que thử cho phép phát hiện Vibrio cholerae trong nước ở nồng độ ≥ 105<br />
CFU/ml trong thời gian 2-5 phút và có độ đặc hiệu là 94%.<br />
Từ khóa: Bệnh tả; Phát hiện nhanh; Que thử; Sắc ký miễn dịch; Vibrio cholerae.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Vi khuẩn tả Vibrio cholerae được Robert Koch tìm ra năm 1884 ở Đức [7]. Thế kỷ<br />
XIX đã xảy ra 6 vụ dịch lớn ở châu Á, Âu, Phi, Mỹ làm hàng triệu người tử vong. Ở Việt<br />
Nam, bệnh tả cũng đã xuất hiện từ năm 1850 và bùng phát thành dịch ở nhiều tỉnh, thành<br />
trong nhiều năm khiến hàng trăm người tử vong. Năm 2007 dịch lại bùng phát ở 19<br />
tỉnh/thành phố phía Bắc và có hàng ngàn trường hợp mắc bệnh. Ngày nay, vi khuẩn này<br />
cũng là một trong những tác nhân chính gây ngộ độc thực phẩm và nước uống. Hàng năm,<br />
trên thế giới ước tính khoảng 3 - 5 triệu trường hợp mắc bệnh và 100.000 - 120.000 trường<br />
hợp tử vong do dịch/ bệnh tả [10]. Thời gian ủ bệnh ngắn khoảng từ 2 giờ đến 5 ngày,<br />
nhiều khả năng bùng phát dịch bệnh.<br />
Bệnh tả dễ truyền nhiễm qua phân và chất nôn của người bệnh hoặc từ các ổ chứa thiên<br />
nhiên như một số động vật thủy sinh, nhất là các loài nhuyễn thể (cá, cua, trai sò, ngao...) ở<br />
vùng cửa sông và ven biển. Vi khuẩn tả gây tiêu chảy cấp tính, nếu không phát hiện và chữa<br />
trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc phát hiện sự có mặt của vi khuẩn tả V.<br />
cholerae trong nguồn nước và thực phẩm là hết sức cần thiết.<br />
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới có rất nhiều phương pháp phát hiện vi<br />
khuẩn tả như: soi tươi, phân lập vi khuẩn, xét nghiệm huyết thanh học, PCR, ELISA, sắc<br />
ký miễn dịch...[1, 2, 4, 5]. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Trong đó<br />
phương pháp PCR là phương pháp được áp dụng khá phổ biến, có độ nhạy và độ đặc hiệu<br />
cao. Hiện nay, trên thị trường đã có các bộ kit phát hiện vi khuẩn tả V. cholerae bằng<br />
phương pháp PCR như bộ kit của hãng: VeTeKTM, Genesig. Tuy nhiên, phương pháp này<br />
đòi hỏi máy móc và trang thiết bị hiện đại, khó áp dụng ngoài hiện trường. Chính vì vậy,<br />
để có thể vừa đảm bảo độ nhạy và độ đặc hiệu cao đồng thời đơn giản, dễ thao tác, thực<br />
hiện ngay tại hiện trường thì sắc ký miễn dịch là phương pháp phù hợp.<br />
<br />
<br />
146 T.T.T. Quỳnh, …, N.T.T. Thư, “Tạo que thử phát hiện nhanh … nguồn nước sinh hoạt.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Năm 2013, Charaborty đã nghiên cứu chế tạo que thử phát hiện V. cholerae O1 và<br />
O139 trong các mẫu nước dựa trên phương pháp sắc ký miễn dịch [4]. Que thử cho phép<br />
phát hiện vi khuẩn ở nồng độ ≥10 CFU/ml với độ nhạy khoảng 90% và độ đặc hiệu 100%<br />
sau khi ủ mẫu trong môi trường peptone kiềm 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Debes và cộng sự<br />
[5] cũng đã sử dụng phương pháp này để phát hiện các mẫu phân và mẫu nước trong môi<br />
trường bị nhiễm V. cholerae O1 và O139 trong thời gian 5-8 giờ. Nhóm nghiên cứu đã sử<br />
dụng các kháng thể đặc hiệu với lipopolysaccharide (LPS) của V. cholerae O1 và O139.<br />
Ngưỡng phát hiện của phương pháp này là 10 ng LPS/ml với V. cholerae O1 (tương<br />
đương 106 CFU/ml) và 50 ng LPS/ml đối với V. cholerae O139 (tương đương 107<br />
CFU/ml).<br />
Với những lý do nêu trên, chúng tôi sử dụng nguyên lý sắc ký miễn dịch để tạo que thử<br />
phát hiện nhanh vi khuẩn tả V. cholerae trong nguồn nước sinh hoạt và thực phẩm.<br />
2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Nguyên vật liệu và hóa chất<br />
- Nguyên vật liệu: Màng nitrocelluse Immumopore FP và màng thấm hút trên được<br />
mua từ hãng Whatman (Anh), đĩa ELISA được mua từ hãng Beckman Coulter (Mỹ)...<br />
- Hóa chất: Kháng thể đơn dòng kháng V.cholerae (ABIN1825015 _KT1), kháng thể<br />
đơn dòng kháng V.cholerae (ABIN1825014 _KT2) được mua từ hãng Antibodies (Anh),<br />
Goat-antimouse IgG h&HPR (ab6789_KT3) được mua từ hãng Abcam (Anh). Các hóa<br />
chất còn lại đạt độ tinh khiết dùng trong nghiên cứu sinh học phân tử.<br />
2.2. Thiết bị<br />
Các thiết bị chính dùng cho nghiên cứu bao gồm: Máy phun mẫu bán tự động<br />
Linomat5 được mua từ hãng Camag (Thụy Sĩ), tủ ấm được mua từ hãng Memmert (Đức),<br />
hệ thống ELISA được mua từ hãng Das (Ý), máy khuấy từ gia nhiệt và máy vortex được<br />
mua từ hãng Cole Palmer (Mỹ), máy short spin được mua từ hãng Hermle (Mỹ), máy ly tâm<br />
lạnh được mua từ hãng Orto alresa (Tây Ban Nha).<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1. Phân lập vi khuẩn V. cholerae<br />
- Chuẩn bị môi trường chọn lọc (thạch TCBS): 8,8 g thạch TCBS được pha trong 100 ml<br />
cất, sau đó được đun sôi và đổ 15 ml vào đĩa Petri, để đông 15 phút ở nhiệt độ phòng [6].<br />
- Cấy trải phân lập vi khuẩn (nước đầm tôm Hải Phòng, nước thoát cống Hà Nội và<br />
dịch nuôi vi khuẩn chuẩn mua ở Viện 103 được ký hiện là Vibrio cholerae O1): 50 µl dịch<br />
chứa vi khuẩn được cấy trải đều lên đĩa thạch TCBS và nuôi cấy qua đêm ở 37 oC.<br />
2.3.2. Xác định trình tự gen 16S rRNA của chủng vi khuẩn phân lập được<br />
- Phản ứng PCR [6]: Từ mỗi đĩa vi khuẩn nuôi cấy, 1 khuẩn lạc được lựa chọn để nuôi<br />
cấy và tách genome. Sản phẩm genome được dùng như nguồn DNA làm khuôn cho phản<br />
ứng PCR. Thành phẩn của 1 phản ứng bao gồm: 12,5 µl Master mix 2X, 1 µl mồi 16S Fw<br />
10 µmol, 1 µl mồi 16S Rv 10 µmol, 9,5 µl H2O và 1 µl khuôn.<br />
- Chu trình nhiệt: 94oC, 4 phút để khởi động nóng tiếp nối 30 chu kỳ của ba bước: 94<br />
o<br />
C, 30 giây; 54 oC, 45 giây; 72 oC, 1 phút 30 giây, sản phẩm PCR được ủ ở 72 oC, 7 phút<br />
và giữ ở 4 oC.<br />
- Điện di sản phẩm PCR: Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 1 % ở 90 V,<br />
45 phút.<br />
- Giải trình tự: Sau khi điện di thu được băng kích thước khoảng 1,5 kb tương đương<br />
với kích thước gen 16S rRNA của V. cholerae, sản phẩm PCR được giải trình tự bởi First<br />
Base Laboratories (Singapore).<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 147<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
2.3.3. Xác định môi trường dùng để tăng sinh tế bào vi khuẩn V. cholerae<br />
- Chuẩn bị môi trường tăng sinh tế bào vi khuẩn: thành phần môi trường bao gồm 200<br />
ml pepton kiềm pH 8.5 (2 g pepton, 2 g NaCl), 200 ml canh thang kiềm pH 8.5 (1g cao<br />
thịt, 2 g pepton, 1 g NaCl), 200 ml LB kiềm pH 8.5 (1 g yeast extract, 2 g pepton, 2 g<br />
NaCl). Các môi trường được khử trùng ở 121 oC trong 20 phút.<br />
- Nuôi cấy để làm tăng sinh tế bào vi khuẩn: Một khuẩn lạc vi khuẩn V. cholerae được<br />
nuôi trong 5 ml môi trường pepton kiềm qua đêm ở 37oC. 100 µl dịch nuôi cấy được cho<br />
vào 4,5 ml H2O cất đã khử trùng, được pha loãng ra các nồng độ 10-1, 10-2, 10-3,10-4, 10-<br />
5<br />
.500 µl dịch vi khuẩn pha loãng ở các nồng độ 10-3, 10-4, 10-5 được hút và cho vào các lọ<br />
chứa 10 ml môi trường chứa một trong 03 loại môi trường (LB kiềm, canh thang kiềm và<br />
pepton kiềm) và nuôi cấy ở 37 oC. Sau 4, 6, 8 giờ, 100 µl dịch nuôi cấy được pha loãng và<br />
cấy gạt trên đĩa thạch, tiếp tục nuôi cấy qua đêm ở 37 oC đến khi các khuẩn lạc hình thành<br />
rõ rệt. Các khuẩn lạc được đếm và kết quả được xử ý thống kê.<br />
2.3.4. Đánh giá phản ứng giữa V. cholerae - kháng thể bằng phương pháp ELISA<br />
100 µl poly L-lysine 0,01% được hút cho vào 03 giếng trong đĩa ELISA và được ủ ở 37<br />
o<br />
C trong 1 giờ. Sau đó, các giếng được rửa bằng 200 µl đệm rửa (PBS 0,01 M, pH7.4;<br />
Tween 20 0,05%), 100 µl vi khuẩn ở nồng độ 108 CFU/ml được bổ sung và ủ ở 4 oC qua<br />
đêm. 200 µl BSA 1% được bổ sung vào mỗi giếng chứa vi khuẩn nuôi cấy, ủ ở 37 oC trong<br />
2 giờ. Tương tự, các giếng được rửa sạch bằng đệm rửa và được bổ sung lần lượt như sau:<br />
100 µl đệm PBS 0,01 M, pH 7,4; 100 µl kháng thể đơn dòng kháng V. cholerae gây trên<br />
chuột_KT1 nồng độ 5 µg/ml và 100 µl kháng thể đơn dòng kháng V. cholerae gây trên<br />
chuột _KT2 nồng độ 5 µg/ml, ủ 37 oC trong 1 giờ. Đĩa được rửa bằng đệm rửa để loại bỏ<br />
các kháng thể gắn không đặc hiệu. 100 µl kháng thể đa dòng kháng chuột gắn enzyme<br />
peroxidase củ cải ngựa-HRP (KT3), nồng độ 0,2 µg/ml được bổ sung tiếp tục vào mỗi<br />
giếng, hỗn hợp được ủ ở 37 oC trong 1 giờ, sau đó các kháng thể gắn không đặc hiệu được<br />
rửa bằng đệm rửa. 50 µl cơ chất 3,3’,5,5’-tetramethylbenzidine (TMB) được bổ sung vào<br />
mỗi giếng và hỗn hợp được ủ 30 phút ở 37 oC trong tối, HRP thủy phân cơ chất tạo sản<br />
phẩm màu xanh. 50 µl H2SO4 1 N được bổ sung để làm ngừng phản ứng, trong môi trường<br />
axit, sản phẩm phản ứng chuyển sang màu vàng, cường độ màu phản ánh khả năng bắt cặp<br />
của kháng nguyên và kháng thể được đo ở bước sóng A450.<br />
2.3.5. Chế tạo que thử phát hiện vi khuẩn V. cholerae<br />
- Cố định các kháng thể lên màng nitrocellulose: 02 loại kháng thể (kháng thể KT3 và<br />
KT1 hoặc KT3 và KT2) được được phun trực tiếp lên màng nitrocellulose thành 2 vạch bằng<br />
thiết bị in phun kháng thể Linomat5 với nồng độ là 0,2 µg/mm, tốc độ phun 40 nl/s. Sau đó,<br />
màng nitrocellulose được làm khô tự nhiên qua đêm ở nhiệt độ phòng để các kháng thể gắn<br />
cố định lên màng. Màng được ngâm trong dung dịch BSA 1%, 10 phút và được rửa lại bằng<br />
đệm PBS 0,01 M, pH 7,4; SDS 0,05 %, tiếp tục được để khô ở nhiệt độ phòng qua đêm.<br />
Màng được cắt thành các que thử rộng 2 mm có gắn thêm màng thấm hút ở trên.<br />
- Cộng hợp hạt vàng vào kháng thể: Dung dịch hạt vàng có kích thước nano được<br />
chuẩn bị theo phương pháp Turkevich [9]: 20ml dung dịch HAuCl4 0,1 % được đun sôi kết<br />
hợp khuấy từ trong bình tam giác 250 ml. Sau đó, 2 ml Natri citrate 1% được bổ sung vào<br />
bình dung dịch tiếp tục được đun sôi khoảng 5 phút (dừng khi dung dịch chuyển từ màu<br />
vàng thành màu đỏ rượu vang). Sau đó, dung dịch hạt vàng được làm nguội ở nhiệt độ<br />
phòng và được bảo quản trong bình tối ở 4 oC. Các hạt vàng có kích thước khoảng 20 nm<br />
và giữ ổn định bởi Natri citrate trong 1 tháng. Để cộng hợp hạt vàng vào kháng thể, dung<br />
dịch hạt vàngđược chuẩn về pH 9 bằng đệm borate 0,1 M. Sau đó, 100 µl kháng thể đơn<br />
dòng kháng V. cholerae gây từ chuột nồng độ 100 µg/ml được bổ sung vào 1,5 ml dung<br />
dịch hạt vàng đã được chuẩn pH, lắc ở tốc độ 650 vòng/phút trong 20 phút. Tiếp đến, hỗn<br />
<br />
<br />
148 T.T.T. Quỳnh, …, N.T.T. Thư, “Tạo que thử phát hiện nhanh … nguồn nước sinh hoạt.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
hợp dung dịch hạt vàng và kháng thể được ly tâm ở tốc độ 14.000 vòng/phút trong 5 phút<br />
ở 4 oC. Dịch nổi được loại bỏ và thu lại kháng thể đã cộng hợp vàng ở đáy ống. và 500 µl<br />
đệm phosphat 0,01 M, pH 7.4 tiếp tục được bổ sung.<br />
2.3.6. Phân tích mẫu bằng que thử<br />
Mỗi mẫu phân tích được nhiễm chủ động vi khuẩn V. cholerae với liều lượng khác<br />
nhau trong 100 µl pepton kiềm và được đưa vào giếng ELISA. Sau đó, kháng thể cộng<br />
hợp với hạt vàng được bổ sung một lượng nhất định và cắm que thử vào giếng. Kết quả<br />
phân tích được đánh giá dựa vào việc xuất hiện vạch trên que thử và được coi là dương<br />
tính nếu xuất hiện cả 2 vạch, là âm tính nếu chỉ xuất hiện vạch kiểm chứng và không có<br />
giá trị nếu chỉ xuất hiện vạch thử nghiệm hoặc không có vạch nào xuất hiện [3].<br />
2.3.7. Xác định ngưỡng phát hiện của que thử<br />
Que thử được nhúng vào các dung dịch có chứa vi khuẩn V. cholerae với nồng độ khác<br />
nhau từ 104 -108 CFU/ml (sử dụng dịch nuôi V. cholerae pha loãng bằng nước cất đã khử<br />
trùng) và 10 µl kháng thể cộng hợp vàng 20 µg/ml. Giá trị thấp nhất mà que thử có thể phát<br />
hiện được chính là ngưỡng phát hiện của que thử. Thí nghiệm được lặp lại ít nhất 03 lần.<br />
2.3.8. Xác định độ đặc hiệu của que thử<br />
Đánh giá độ đặc hiệu với một số chủng vi khuẩn chuẩn gây bệnh khác như Samonella,<br />
Shigella, E. coli, Listeria, S. aureus, Klebsiella. Các mẫu vi khuẩn chuẩn được cấy trên<br />
môi trường dịch tương ứng đến nồng độ 106 – 107 CFU/ml. Que thử được nhúng vào 100<br />
l dịch nuôi mỗi loại vi khuẩn và 10 µl kháng thể cộng hợp vàng 20 µg/ml, đọc kết quả sau<br />
5 phút. Mẫu thử được lặp lại 3 lần. Độ đặc hiệu của que thử được đánh giá thông qua tỷ lệ<br />
các mẫu âm tính đối với các vi khuẩn khác nhau [8].<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Phân lập V. cholerae<br />
Kết quả phân lập bằng môi trường chọn lọc TCBS (Hình 1) cho thấy, cả 3 đĩa thạch<br />
đều thu được khuẩn lạc màu vàng đặc trưng của vi khuẩn V. cholerae. Trong đó, 01 mẫu là<br />
vi khuẩn V. cholerae O1 và 02 mẫu được thu từ môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, môi<br />
trường TCBS có cũng cho phép một số vi khuẩn khác phát triển như: Vibrio<br />
parahaemolyticus,Vibrio fischeri, Pseudomonas.... Vì vậy, để khẳng định chắc chắn chủng<br />
vi khuẩn đã được phân lập, khuẩn lạc riêng rẽ trên mỗi đĩa đã được chọn để tiến hành PCR<br />
với mồi 16S và giải trình tự định danh vi khuẩn. Đồng thời, khuẩn lạc cũng được cấy<br />
chuyển và nuôi lỏng trong môi trường pepton kiềm (Do vi khuẩn này chỉ tồn tại trên<br />
TCBS khoảng 1 tuần).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sự phát triển của vi khuẩn V. cholerae trên môi trường thạch TCBS<br />
(A: Mẫu nước đầm tôm Hải Phòng; B: Mẫu nước thoát cống Hà Nội;<br />
C: Vi khuẩn V. cholerae chuẩn O1).<br />
3.2. Xác định trình tự gen 16S rRNA của chủng vi khuẩn phân lập được<br />
Sản phẩm PCR sau khi được điện di trên gel agarose 1 %, thu được các băng có kích<br />
thước khoảng 1,5 kb tương đương với kích thước gen 16S rRNA của vi khuẩn V. cholerae<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 149<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
(hình 2). Sau đó, sản phẩm PCR được xác định trình tự nucleotide và so sánh trình tự đó<br />
với dữ liệu trên ngân hàng gen (sử dụng phần mềm Blast của NCBI). Kết quả cho thấy, 2<br />
trong 3 mẫu phân lập được có độ tương là 99% so với<br />
trình tự gen 16S rRNA của V. cholerae trên ngân<br />
hàng gen (NR_044853.1). Trong khi đó, vi khuẩn<br />
được phân lập từ mẫu nước thoát chỉ tương đồng 65<br />
%.<br />
3.3. Xác định môi trường dùng để tăng sinh tế bào<br />
vi khuẩn V. cholerae<br />
Theo các kết quả nghiên cứu trước đây, ngưỡng<br />
phát hiện của vi khuẩn bằng que thử là từ 106-107<br />
CFU/ml [4,5]. Tuy nhiên, trong các mẫu nước sinh<br />
hoạt, số lượng vi khuẩn tả bị nhiễm thường < 104<br />
CFU/ml. Do đó, để đáp ứng nhu cầu phát hiện vi<br />
khuẩn ngay tại điều kiện hiện trường cần phải nuôi<br />
cấy để tăng sinh số lượng tế bào vi khuẩn này.<br />
Kết quả nuôi tăng sinh cho thấy vi khuẩn này có<br />
Hình 2. Kết quả nhân bản gen<br />
thể phát triển tốt ở cả 03 loại môi trường: LB kiềm,<br />
16S rRNA của vi khuẩn V.<br />
canh thang kiềm và pepton kiềm, sau 8 giờ nuôi cấy,<br />
cholera.<br />
lượng vi khuẩn V. cholerae trong cả 3 môi trường đều<br />
6 7 M: Marker 1 kb; 1: Đối chứng<br />
đạt đến 10 -10 CFU/ml.<br />
âm; 2: Vi khuẩn phân lập từ<br />
Theo các nghiên cứu trước, đây là nồng độ mà que<br />
mẫu nước Đầm tôm Hải Phòng;<br />
thử có thể phát hiện được dựa trên nguyên lý sắc ký<br />
3: Vi khuẩn phân lập từ mẫu<br />
miễn dịch [5]. Tuy nhiên, tại thời điểm 8 giờ, môi<br />
nước thoát Hà Nội; 4: Vibrio<br />
trường pepton kiềm là môi trường có số lượng tế bào<br />
cholerae O1.<br />
vi khuẩn nhiều nhất (hình 3). Trong một số công trình<br />
đã công bố, môi trường chủ yếu được lựa chọn để<br />
nuôi cấy vi khuẩn V. cholerae là cũng pepton kiềm do vi khuẩn này có thể phát triển tốt<br />
trong môi trường nghèo dinh dưỡng có pH từ 8,5-9 [4, 5]. Do đó, chúng tôi lựa chọn môi<br />
trường này để nuôi cấy V. cholerae trong các thử nghiệm tiếp theo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Kết quả tăng sinh tế bào vi khuẩn V. cholerae<br />
3.4. Đánh giá phản ứng giữa V. cholerae- kháng thể bằng phương pháp ELISA<br />
Kết quả phân tích phản ứng giữa V. cholerae - kháng thể bằng phương pháp ELISA<br />
cho thấy, cả hai giếng ủ V. cholerae với kháng thể đơn dòng đều xuất hiện màu vàng và có<br />
số đọc A450 tương ứng là 0,352 và 0,245 (hình 4), trong khi mẫu âm cho tín hiệu rất thấp.<br />
Điều này chứng tỏ, hai loại kháng thể đơn dòng kháng V. cholerae là KT1 và KT2 đều có<br />
khả năng bắt cặp với vi khuẩn này và đồng thời bắt cặp với kháng thể KT3. Vì vậy, KT3<br />
<br />
<br />
150 T.T.T. Quỳnh, …, N.T.T. Thư, “Tạo que thử phát hiện nhanh … nguồn nước sinh hoạt.”<br />
Nghiên ccứu<br />
ứu khoa học công nghệ<br />
<br />
có th<br />
thểể đđư<br />
ược<br />
ợc dùng<br />
dùng làm kháng th thểể kiểm chứ<br />
chứng.<br />
ng. Tuy nhiên, đđểể lựa chọn chính xác KT1 ddùng<br />
ùng<br />
làm kháng th thểể cộng hợp vvàà KT2 dùng làm kháng th thểể bắt giữ hoặc ng<br />
ngược<br />
ợc lại, chúng tôi đđãã<br />
tiến<br />
ến hhành<br />
ành đđồng<br />
ồng thời cả hai tr ờng hợp để kiểm tra.<br />
trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.4 Kếtết quả ELISA<br />
ELISA..<br />
Gi<br />
Giếng<br />
ếng 1: Đối chứng âm; Giếng 2: Vibrio choleracholera-KT1<br />
KT1-KT3;<br />
KT1 KT3;<br />
Giếng<br />
Giếng 3: Vibrio cholerae-KT2<br />
cholerae KT2-KT3.<br />
KT2 KT3.<br />
3.5. Ngưỡng<br />
Ngưỡng phát hiện của que thử<br />
Sau khi ttạo<br />
ạo đ<br />
đư<br />
ược<br />
ợc 2 loại que thử: Loại1 (d (dùng<br />
ùng KT1 làm kháng th thểể cộng hợp vvàà KT2 làm<br />
kháng thể<br />
thể bắt giữ) vvàà lo<br />
loại<br />
ại 2 (ngư<br />
(ngược<br />
ợc lại so với qque<br />
ue thử<br />
thử loại 1), chúng tôi đđãã tiến<br />
tiến hhành<br />
ành đánh<br />
khảả năng phát hiện vi khuẩn V. cholerae của<br />
giá kh ủa 2 loại que thử nnày.<br />
ày. Kết<br />
Kết quả cho thấy, cả<br />
hai loại que thử đều có khả năng phát hiện vi khuẩn V. cholerae<br />
loại cholerae.. Tuy nhiên, que th thử<br />
ử loại 1<br />
5<br />
cho phép phát hi hiện<br />
ện ở ngngưỡng<br />
ỡng nồng độộ 10 CFU/ml ((h hình<br />
ình 5), trong khi que th ử loại 2 chỉ<br />
thử<br />
phát hi ện đến 106 CFU/ml, th<br />
hiện thời<br />
ời gian phát hiện từ 22-5 5 phút ((hình<br />
ình 6). Kếtết quả nnày<br />
ày phù hhợpợp<br />
với<br />
ới kết quả tăng sinh tế bbào khuẩn V. cholerae,<br />
ào vi khuẩn cholerae, sau 6-8<br />
6 8 gi<br />
giờờ nuôi cấy số llượng<br />
ợng tế bbào<br />
ào đđạt<br />
ạt<br />
được từ 106-<br />
được 6<br />
108 CFU/ml<br />
CFU/ml.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 55. Kết<br />
ết quả đánh giá ng<br />
ngưỡng<br />
ỡng phát hiện của que thử loại 1 ((dùng<br />
dùng KT1 làm kháng th<br />
thểể<br />
cộng<br />
ộng hợp vvà<br />
à KT2 làm kháng th<br />
thểể bắt giữ)<br />
giữ).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 66. Kết<br />
ết quả đánh giá ng<br />
ngưỡng<br />
ỡng phát hiện của que thử loại 2 ((dùng<br />
dùng KT2 làm kháng th thểể<br />
cộng<br />
ộng hợp vvà<br />
à KT1 làm kháng th<br />
thểể bắt giữ)<br />
giữ).<br />
ết quả phát triển que thử phát hiện nhanh vi khuẩn V. cholerae của<br />
Kết của chúng tôi cũng<br />
khá tương đđồng<br />
ồng với kết quả nghi<br />
nghiên<br />
ên của<br />
của khác, Chakraborty vvàà ccộng<br />
ộng sự, đđãã tạo<br />
tạo th<br />
thành<br />
ành công<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp<br />
ạp chí Nghi<br />
Nghiên<br />
ên cứu<br />
cứu KH&CN quân<br />
uân sự,<br />
sự, Sốố 555, 066 - 2018<br />
2018 151<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
que thử có ngưỡng phát hiện là 107 CFU/ml sau 24 h nuôi cấy [4]; Amanda Debes và cộng<br />
sự đã tạo thành công que thử có ngưỡng phát hiện là 106 CFU/ml đối với chủng V.<br />
cholerae O1 và 107 CFU/ml đối với chủng V. cholerae O139 sau 5-8 giờ nuôi cấy, thời<br />
gian phát hiện 5-10 phút [5].<br />
3.6. Độ đặc hiệu của que thử<br />
Độ đặc hiệu của que thử là khả năng có phản ứng chéo với các vi khuẩn khác. Các vi<br />
khuẩn được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá độ đặc hiệu của que thử là một số vi khuẩn<br />
gây bệnh như Salmonella, Shigella, Listeria, Klebsiella, S. aureus và E. coli. Kết quả về<br />
độ đặc hiệu của que thử phát hiện V. cholerae được trình bày trên bảng 1 và hình 7.<br />
Bảng 1. Độ đặc hiệu của que thử phát hiện V. cholerae.<br />
Số que thử dương tính (3 lần lặp lại) Sal Shi Lis Kleb E.coli Stap<br />
<br />
Chủng<br />
Salmonella<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Klebsiella<br />
<br />
<br />
S. aureus<br />
Shigella<br />
<br />
Listeria<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
E. coli<br />
<br />
<br />
Que thử V. 0/3 Hình 7. Kết quả đánh giá<br />
0/3 0/3 0/3 1/3 0/3 độ đặc hiệu của que thử<br />
cholerae<br />
phát hiện V. cholera.<br />
Kết quả trình bày trên bảng 1 cho thấy với 18 que thử phát hiện V. cholerae về khả<br />
năng phản ứng chéo với các vi khuẩn khác (3 que/loại vi khuẩn), có 1 que cho kết quả<br />
dương tính với vi khuẩn Klebsiella, 17 que cho kết quả âm tính. Từ đó, có thể xác định độ<br />
đặc hiệu kỹ thuật của que thử trong thử nghiệm này là 17/18 = 0,94 tương đương 94%.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được 01 chủng vi khuẩn V. cholerae từ mẫu<br />
nước đầm tôm ở Hải Phòng, lựa chọn được môi trường peton kiềm thích hợp cho việc tăng<br />
sinh của vi khuẩn V. cholerae sau 8 giờ nuôi cấy, số lượng tế bào vi khuẩn có thể lên đến<br />
106-107 CFU/ml.Chúng tôi đã bước đầu chế tạo thành công que thử và đánh giá được<br />
ngưỡng phát hiện là 105 CFU/ml trong 2-5 phút. Độ đặc hiệu của que thử với một số vi<br />
khuẩn gây bệnh khác là 94%.<br />
Lời cảm ơn: Công trình này được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài nghiên cứu khoa<br />
học thuộc chương trình AN-QP Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015: "Nghiên cứu chế tạo kit phát<br />
hiện nhanh một số vi sinh vật gây bệnh đường ruột trong nguồn nước sinh hoạt, ứng dụng cho bộ<br />
đội đóng quân trên đảo và lực lượng tàu ngầm".<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Hà Thị Quyến, (2006), “Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong việc định typ vi<br />
khuẩn Vibrio cholerae phân lập ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ sinh học. Viện Công<br />
nghệ sinh học.<br />
[2]. Hà Thị Quyến, Dương Hồng Quân, Đinh Duy Kháng, Phùng Đắc Cam, (2005),<br />
“Nghiên cứu chế tạo bộ kit để phát hiện nhanh vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) trong<br />
nước”, Tạp chí Sinh học, 27(4), 57-60.<br />
[3]. Trần Thị Sao Mai, Nguyễn Thị Khánh Trâm, Lê Quang Hòa (2015), “Nghiên cứu<br />
phát triển hệ thống sắc ký miễn dịch cạnh canh phát hiện các độc tố ruột tụ cầu<br />
trong sữa”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, ĐHQGHN.<br />
[4]. Chakraborty S., Alam M., Scobie H.M., Sack D.A. (2013), “Adaptation of a simple<br />
<br />
<br />
152 T.T.T. Quỳnh, …, N.T.T. Thư, “Tạo que thử phát hiện nhanh … nguồn nước sinh hoạt.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
dipstick test detection of Vibrio cholerae O1 and O139 in environmental water”,<br />
Frontiers in Microbiology, 4(320), 1-3.<br />
[5]. Debes A., Chakraborty S., Ali M., Sack D.A.(2014), “Manual for detecting Vibrio<br />
cholerae O1 and O139 from Fecal sample and from environmental water using a<br />
dipstick assay” from the DOVE Project,based in the Department of International<br />
Health, JohnsHopkins Bloomberg School of Public Health.<br />
[6]. Huq A., Haley B.J., Taviani E., Chen A., Hasan N.A., Colwell R.R. (2012),<br />
“Detection, Isolation, and Identification of Vibrio cholerae from the<br />
Environment”, Current Protocols in Microbiology, chapter: Unit6A.5.<br />
[7]. Howard-Jones N. (1984), "Robert Koch and the cholera vibrio: a<br />
centenary". BMJ. 288 (6414): British Medical Journal. 288 (6414): 379-81.<br />
[8]. Sun Z., Bai X., Chen X., McCrae D., Saaki E. (2013), “A simple, specific and rapid<br />
lateral-flow immunochromatographic test method for detection of Legionella<br />
pneumophila in water samples”, International Conference on Biology Environment<br />
and Chemistry. IPCBEE vol 58, 125-130.<br />
[9]. Turkevich, J., Stevenson, P. C., Hillie, J. (1951), “A study of the nucleation and<br />
growth processes in the synthesis of colloidal gold”, Discussion of the. Faraday<br />
Society, 55-75.<br />
[10]. http://www.wpro.who.int/mediacentre/factsheets/fs_28082012_Cholera/en/<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PRODUCTION OF LATERAL TEST TRIPS<br />
FORDETECTION OF Vibrio cholerae IN WATER<br />
Vibrio cholerae also called cholera is one of the most common causes of acute<br />
diarrhea infection. This bacterium spreads rapidly through water and food, and<br />
even can cause disease outbreaks on wide areas in short time. Every year, there are<br />
about 3-5 millions infected cases and 100,000 to 120,000 deaths due to cholera<br />
attack in the world. In this study, we cultivated V. cholerae on three media including<br />
alkaline peptone, alkaline broth and alkaline LB and found that the alkaline peptone<br />
was the most suitable medium for growth of V. cholerae, up to 106-107 CFU/ml<br />
could be obtained after 6-8 hours. We also successfully made test strips for quick<br />
dectetion of V. cholerae. The strips consisted of nitrocellulose membrane and<br />
absorbent pad, mouse anti-Vibrio cholerae monoclonal IgG (as primary antibodies)<br />
at a concentration of 0.3 μg/mm and goat anti-mouse IgG conjugated with<br />
horseradish peroxidase (as secondary antibodies) at a concentration of 0.2 μg/mm.<br />
The obtained results showed that the test strips allowed to detect Vibrio cholerae in<br />
water at concentrations ≥ 105 CFU/ml for 2-5 minutes. The specificity of test trips<br />
was 94%.<br />
Keywords: Cholera; Immumochromatography; Quickly detect; Vibrio cholerae, Test trip.<br />
<br />
Nhận bài ngày 24 tháng 8 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 25 tháng 12 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 08 tháng 6 năm 2018<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Công nghệ mới/Viện Khoa học và công nghệ quân sự;<br />
2<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
*<br />
Email: tranthithanhquynhk55b2@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 153<br />