intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạo sự trung thành nơi các cộng sự

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

128
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với những nhà quản lý, những chủ doanh nghiệp, vấn đề nhân sự luôn là mối quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình quản lý, điều hành. Một đội ngũ cộng sự tốt sẽ giúp thúc đẩy công việc trôi chảy, thuận lợi. Một đội ngũ cộng sự trung thành sẽ góp phần lớn lao cho việc xây dựng và vung đắp sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Kết quả từ một nghiên cứu hỗn hợp của hai công ty Walker Information và Hodson Institute cung cấp cho chúng ta một số thông tin thú...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạo sự trung thành nơi các cộng sự

  1. Tạo sự trung thành nơi các cộng sự Đối với những nhà quản lý, những chủ doanh nghiệp, vấn đề nhân sự luôn là mối quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình quản lý, điều hành. Một đội ngũ cộng sự tốt sẽ giúp thúc đẩy công việc trôi chảy, thuận lợi. Một đội ngũ cộng sự trung thành sẽ góp phần lớn lao cho việc xây dựng và vung đắp sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
  2. Kết quả từ một nghiên cứu hỗn hợp của hai công ty Walker Information và Hodson Institute cung cấp cho chúng ta một số thông tin thú vị sau đây về sự trung thành của nhân viên trong doanh nghiệp: - Chỉ có 24% nhân viên thấy rằng họ thật sự trung thành, thật sự cam kết đóng góp vào những mục tiêu, những hoạt động của công ty và sẵn sàng ở lại làm việc trong doanh nghiệp ít nhất hai năm. - Có đến 33% nhân viên trong doanh nghiệp không hề có một cam kết, một kế hoạch tồn tại trong doanh nghiệp lâu dài. - Nhưng có đến 39% nhân viên được xem là bị miễn cưỡng làm việc. Họ ở lại làm việc chỉ vì một vài nguyên nhân nào đó (lương bổng, vị nể, quen biết, chờ tìm việc khác…) mà chẳng hề có một kế hoạch cụ thể nào nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. - Đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính, có bài bản, có uy tín thì tỉ lệ luôn luôn trung thành với doanh nghiệp là 55% chỉ có 9% nhân viên có thái độ ngược lại. Với những vị trí then chốt, cao cấp trong một doanh nghiệp thì tỉ lệ ra đi thường chiếm từ 4% đến 5% số trường hợp, thường xảy ra ở độ tuổi từ 25 đến 35 và có thâm niên làm việc trong doanh nghiệp trên ba năm.
  3. Tất cả những nhà quản lý, những chủ doanh nghiệp đều nhìn nhận rằng họ phải luôn trả giá rất cao cho việc ra đi của những cộng sự then chốt. Một trong những tác hại thường thấy là sự ra đi của những cộng sự then chốt sẽ kéo theo những khách hàng sang trọng. Các nghiên cứu cho thấy có đến 70% lý do khách hàng rời bỏ doanh nghiệp đều liên quan đến sự ra đi của những nhân viên then chốt. Không những thế, nếu liên tục có sự ra đi của những nhân vật then chốt thì sẽ gây nên những cơn sóng ngầm ra đi của toàn thể nhân viên còn lại. Đối với những bộ phận “nhạy cảm” như phòng dịch vụ khách hàng hay phòng kinh doanh, vốn là nơi thường xuyên gần gũi tiếp xúc với khách hàng thì việc tạo và duy trì lòng trung thành ở các nhân viên lại càng quan trọng. Sau đây là một vài bí quyết của các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp giàu kinh nghiệm chia sẻ để có và giữ được những cộng sự trung thành. Tạo ra một môi trường tin tưởng lẫn nhau cho cả đôi bên. Nhân viên rất cần sự nhìn nhận, trân trọng từ nhà quản lý thể hiện qua việc trao quyền tự quyết, tạo cơi hội để tự nghiên cứu, học hỏi và đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp. Tổ chức nhiều chương trình huấn luyện, đào tạo, gồm cả những chương trình huấn luyện chéo, chương trình huấn luyện liên quan đến nghiệp vụ.
  4. Tạo niềm tin cho nhân viên về phát triển nghề nghiệp tại doanh nghiệp. Bằng cách cung cấp cho nhân viên môi trường làm việc lý tưởng cùng những phương tiện thích hợp, doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để nhân viên đầu tư tài năng nhiều hơn cho doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích họ đóng góp nhiều thành quả hơn. Thực hiện xem xét và đánh giá nhân viên một cách thường xuyên. Đừng nên chủ quan thực hiện đánh giá năng lực, hành vi nhân viên theo định kỳ hay hàng năm. Hãy thực hiện liên tục, sát sao như là một cách để thể hiện sự quan tâm, đồng thời giúp họ nâng cao kỹ năng và phát triển toàn diện hơn, tạo được mối quan hệ gắn bó hơn. Tổ chức các buổi họp định kỳ để kịp thời nhìn nhận, đề cao những đóng góp, những thành quả mà các nhân viên mang lại cho doanh nghiệp. Trân trọng và khen thưởng những sáng kiến. Những sáng kiến luôn luôn được đón nhận, có thể mở rộng cho các thành viên trong gia đình nhân viên bằng những phần thưởng khích lệ tương ứng. Lựa chọn đúng nhân viên vào đúng vị trí. Đây là bước quan trọng trong việc tuyển dụng. Cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng những người có tài trước khi họ về làm việc tại doanh nghiệp. Hãy tìm ra những ưu
  5. điểm nổi trội nhất của họ để giao việc phù hợp nhằm phát huy tài năng và giá trị của chính họ. Nhìn chung, tùy vào từng doanh nghiệp cụ thể mà nhà quản lý cần tạo ra một nét văn hóa riêng biệt trong nội bộ với mục đích cuối cùng là nuôi dưỡng lòng trung thành, sự tận tụy và nâng cao tính hiệu quả công viêc. Đơn giản vì sự gắn bó lâu dài của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp giữ vững lòng trung thành ở khách hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2