Tập bài giảng Trò chơi vận động: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
lượt xem 1
download
Tập bài giảng "Trò chơi vận động: Phần 1" trình bày những nội dung chính sau đây: Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của trò chơi; Xác định trò chơi vận động và phương pháp giảng dạy trò chơi vận động; Thực hành trò chơi vận động;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tập bài giảng Trò chơi vận động: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------------------------------------- TẬP BÀI GIẢNG TRÕ CHƠI VẬN ĐỘNG (Dành cho sinh viên ngành Quản lý thể dục thể thao) Giảng viên soạn : Nguyễn Thành Trung Bộ môn : Quản lý thể dục thể thao Khoa : Quản lý thể thao Mã học phần : QTT027 THANH HÓA, NĂM 2018 1
- LỜI NÓI ĐẦU Để góp phần đổi mới công tác đào tạo GV phổng thông và cán bộ Quản lý thể thao, dự án phát triển GV phổ thông và cán bộ quản lý thể thao đã tổ chức biên soạn các mô đun đào tạo theo chương trình Đại học mới nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học Trò chơi vận động là một môn học phong phú, hấp dẫn và có sức lôi cuốn mạnh mẽ, nhất là đối với thanh thiếu niên ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Đây là môn học được phát triển rộng rãi ở hầu hết ở các cấp học. Trò chơi vận động đang ngày càng được phát triển trong các giờ học GDTC và thể thao tại các trường đại học, trường cao đẳng, trung học chuyện nghiệp và các trường phổ thông. Trường Đại học Văn hoá, thể thao và du lịch Thanh Hoá, trò chơi vận động là môn học trong chương trình đào tạo ngành Quản lý thể thao, nhằm mục đích trang bị những kiến thức cơ bản nhất về các trò chơi dân gian, giúp sinh viên nắm được kiến thức các môn trò chơi dân gian, khi ra trường công tác để áp dụng và công việc của mình. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường cùng sự hợp tác của các nhà chuyên môn, tổ bộ môn của nhà trường, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, rút kinh nghiệm đã cố gắng biên soạn tập bài giảng trò chơi vận động. Để phục vụ công tác giảng dạy và học tập ngành quản lý thể thao của nhà trường Tập bài giảng trò chơi vận động được in lần này gồm hai tín chỉ được bố trí hợp lý, các mô đun khoa học nhằm cung cấp đầy đủ cho sinh viên, nhất là những sinh viên chuyên ngành Quản lý thể thao nhũng kiến thức cơ bản, hiện đại về lý luận và thực tiến, thực hành trò chơi vận động để khi ra trường có được kiến thức cơ bản về trò chơi vận động phục vụ tốt cho công việc của mình. Trong quá trình biên soạn tập bài giảng này, tuy đã hết sức cố gắng xong do điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất 2
- mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để tác giả lần sau tái bản hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Bộ môn THTT Trƣờng Đại học Văn hoá, thể thao và du lịch Thanh Hoá 3
- BÀI GIẢNG MÔN TRÕ CHƠI VẬN ĐỘNG 1. Mục tiêu và yêu cầu của học phần 1.1. Mục tiêu tổng quát Công tác giáo dục thể chất trong các trường đại học là một mặt giáo dục quan trọng, một bộ phận không thể tách rời của chất lượng đào tạo nói chung.. Chúng ta đều hiểu: Mỗi trường đại học đều có những đặc thù ngành nghề và nhiệm vụ riêng. Công tác giáo dục thể chất phải tuân theo đặc thù riêng đó để phục vụ tốt nhất về mặt sức khoẻ, phát triển các tố chất thể lực của sinh viên phù hợp với ngành nghề mà sau này khi ra trường công tác họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho xã hội, cho gia đình và cho chính bản Trong các môn học giáo dục thể chất, trò chơi vận động là môn học nhằm tạo ra sự vui vẻ và đoàn kết. Chính vì thế mà trò chơi vận động là một trong những hoạt động của con người nó nẩy sinh từ lao động sản xuất. Nói cách khác: những hoạt động tự nhiên, xã hội của con người là nguồn gốc phát sinh ra trò chơi. Ngay từ thời nguyên thuỷ con người không những biết tạo ra công cụ lao động để cải tạo tự nhiên, sản xuất ra thức ăn và các vật liệu như: quần áo mặc và đồ tiêu dùng. v.v… Trong quá trình lao động ấy đã nảy sinh ra ngôn ngữ , nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí …. và các bài tập thể chất. Con người nguyên thuỷ đã sử dụng trò chơi để truyền thụ kinh nghiệm cuộc sống cho các thế hệ nối tiếp bằng cách bắt chước các động tác lao động, trò chơi được ra đời từ đó và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Các trò chơi sơ khai của con người mang nhiều dấu ấn của lao động sản xuất và con người sáng tạo, trừu tượng hoá. Trò chơi phản ánh các mặt hoạt động của con người như văn hoá, giáo dục, quân sự… Qua từng thời kỳ lịch sử- xã hội loài người, khi phương thức và lực lượng 4
- sản xuất phát triển thì nội dung, cấu trúc của trò chơi cũng thay đổi theo để đảm bảo sự hoà nhập, yêu cầu ngày càng cao của xã hội loài người. Từ đó trò chơi được phát triển rất đa dạng và ngày càng phong phú, tác dụng của nó đối với đời sống xã hội cũng được con người chú ý nhiều hơn. Một số trò chơi dần dần mang tính văn hoá và tính dân tộc, tính giai cấp, thể hiện bản chất, truyền thống của dân tộc và tính chất xã hội nhất định. Chẳng hạn: Giai cấp tư sản có những quan điểm xem trò chơi là một hình thức hoạt động nhằm thoả mãn bản năng tự nhiên của con người như mọi sinh vật. Đây là quan điểm sai lầm, bởi vì họ đã không thấy được bản chất, giá trị tinh thần, thể chất của các hoạt động trò chơi. Đặc biệt là tính chất văn hoá, giáo dục, nhân văn của trò chơi. Trò chơi luôn luôn mang tính chất hiện thực của xã hội loài người. Ở mức độ nhất định, trò chơi phản ánh sự phát triển của các phương thức sản xuất và các sinh hoạt văn hoá, giáo dục của xã hội đương thời. Dưới chế độ xã hội phong kiến, một số trò chơi như “Khênh kiệu”, “Chơi ô ăn quan”… nhằm đề cao và củng cố quyền hành của giai cấp thống trị. Trong thời kỳ kháng chiến, trẻ em thường chơi tập trận giả, trò chơi “Bắn máy bay”, “Bắt giặc lái nhảy dù”… Những trò chơi này đã thể hiện được một số mặt của cuộc sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta trong từng thời kỳ. Mỗi thời kỳ phát triển lịch sử của Đất nước, trò chơi có những thay đổi nhất định để phù hợp với yêu cầu giáo dục của xã hội. Ngày nay trò chơi được phân loại và sử dụng trong giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, rèn luyện nâng cao sức khoẻ cho con người và các trò chơi vận động được những người làm công tác GDTC hết sức quan tâm. Trò chơi vận động là một trong những phương tiện giáo dục thể chất nó được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất hoặc du lịch và rèn luyện trong tự nhiên góp phần củng cố và nâng cao sức khoẻ của con người. 5
- Thông qua trò chơi vận động góp phần giáo dục khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh, đức tính thật thà, tính tập thể nhằm giáo dục các mặt đức, trí, thể, mỹ v.v… đào tạo con người phát triển một cách toàn diện. Trò chơi vận động còn là một phương tiện vui chơi giải trí, một hình thức nghỉ ngơi tích cực, một hoạt động có tính văn hoá góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người. Về phương diện sinh lý vận động: Trò chơi vận động giải toả tâm lý tạo nên sự lạc quan yêu đời, vui tươi thoải mái góp phần giảm các căng thẳng thần kinh, giảm và chống đỡ được một số bệnh tật. Với tác dụng to lớn của trò chơi vận động nên đã được nhân dân ta sử dụng phục vụ trong những ngày hội, ngày tết, ngày lễ và đặc biệt trong các dịp trại hè của HS các cấp. Trong trường học, trò chơi được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất, nó là một trong những nội dung của chương trình thể dục ở cả ba cấp học. Căn cứ vào đặc điểm của từng trò chơi được sử dụng vào các phần khởi động, cơ bản hay hồi tĩnh của mỗi tiết học thể dục, hoặc những giờ chính khoá chuyên về trò chơi vận động. Trò chơi có sức lôi cuốn người học, người tham gia chơi thực hiện một cách tự nguyện, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, hào hứng có khi quên cả sự mệt nhọc. Tuy nhiên, do khối lượng và cường độ vận động khó định lượng một cách chính xác, nên trò chơi vận động cũng có những mặt hạn chế nhất định 1.2. Mục tiêu cụ thể - Mục đích: + Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết cần thiết và những trò chơi cụ thể, để có thể tiến hành các giờ dạy thể dục một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả cao 6
- + Rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng thực hiện thành thạo các động tác kỹ thuật , cách tổ chức trò chơi bao gồm; + Thực hành chính xác các kỹ thuật cơ bản của nội dung trò chơi vận động 7
- + Hình thành và củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống và trong hoạt động chuyên môn của thể dục thể thao + Góp phần quan trọng trong việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội ngày nay. b. Yêu cầu: * Kiến thức: - Biết được nguồn gốc, đặc điểm, cách phân loại và ý nghĩa tác dụng của trò chơi vận động đối với học sinh, sinh viên - Biết được cấu trúc (cách chơi) một số trò chơi, phương pháp giảng dạy và cách tổ chức cho học sinh chơi. - Biết được cách cải biên, phát triển những trò chơi đã có và sưu tầm những trò chơi dân gian để phục vụ cho dạy và học trò chơi vận động ở trường THCS. - Biết cách kẻ, vẽ sân chơi và tự làm một số thiết bị đơn giản chuẩn bị để tổ chức cho học sinh chơi. * Kỹ năng: - Cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, phù hợp với yêu cầu của học phần, trang bị những kỹ năng, kỹ xảo tổ chức trò chơi vận động trong hoạt động thể dục thể thao. Để từ đó sinh viên có thể phát triển và biết cách tổ chức các trò chơi vận động phù hợp với hoạt động thể dục thể thao cộng đồng phục vụ cho cuộc sống, do vậy học phần có cấu trúc hệ thống kiến thức như sau. 2. Cấu trúc tổng quát học phần. 2.1. Tín chỉ 1: Thực hành trò chơi vận động - Danh mục tên bài giảng: Tín chỉ 1. Bài 1: Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của trò chơi Bài 2: Xác định trò chơi vận động và phương pháp giảng dạy trò chơi vận động Bài 3: Thực hành trò chơi vận động Bài 4: Ôn luyện chuyên đề của tín chỉ 8
- - Số tiết lên lớp của giáo viên: 15 tiết - Số tiết giáo viên làm bài, học nhóm tại lớp: 15 tiết - Số tiết sinh viên nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 tiết 2.2. Tín chỉ 2: - Danh mục tên bài giảng: Tín chỉ 1. Bài 1: Phương pháp biên soạn và hướng dẫn tổ chức trò chơi vận động. Bài 2: Tổ chức hướng dẫn và thực hành các trò chơi vận động Bài 3: Thực hành trò chơi vận động Bài 4: Ôn luyện chuyên đề của tín chỉ - Số tiết lên lớp của giáo viên: 15 tiết - Số tiết giáo viên làm bài, học nhóm tại lớp: 15 tiết - Số tiết sinh viên nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 tiết 3. Nội dung chi tiết bài giảng 3. 1. Nội dung từng bài giảng trong tín chỉ 1 3.1.1. Bài 1: Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của trò chơi (2 tiết lên lớp của GV; 2 tiết tự làm bài của SV) 3.1.1.1. Phần mở đầu tiếp cận bài - Ngày này trò chơi vận động là một trong những phương tiện giáo dục thể chất nó được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất hoặc du lịch và rèn luyện trong tự nhiên góp phần củng cố và nâng cao sức khoẻ của con người. - Thông qua trò chơi vận động góp phần giáo dục khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh, đức tính thật thà, tính tập thể nhằm giáo dục các mặt đức, trí, thể, mỹ v.v… đào tạo con người phát triển một cách toàn diện. - Trò chơi vận động còn là một phương tiện vui chơi giải trí, một hình thức nghỉ ngơi tích cực, một hoạt động có tính văn hoá góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người. - Về phương diện sinh lý vận động: Trò chơi vận động giải toả tâm lý tạo nên sự lạc quan yêu đời, vui tươi thoải mái góp phần giảm các căng thẳng thần kinh, 9
- giảm và chống đỡ được một số bệnh tật. - Với tác dụng to lớn của trò chơi vận động nên đã được nhân dân ta sử dụng phục vụ trong những ngày hội, ngày tết, ngày lễ và đặc biệt trong các dịp trại hè của HS các cấp. - Trong trường học, trò chơi được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất, nó là một trong những nội dung của chương trình thể dục ở cả ba cấp học. - Căn cứ vào đặc điểm của từng trò chơi được sử dụng vào các phần khởi động, cơ bản hay hồi tĩnh của mỗi tiết học thể dục, hoặc những giờ chính khoá chuyên về trò chơi vận động. 3.1.1.1.2. Phần kiến thức kỹ thuật căn bản các yêu cầu về kỹ thuật của bài học Bài 1: Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của trò chơi 1. Nguồn gốc và bản chất xã hội của môn trò chơi vận động. Nguồn gốc của trò chơi vận động là một trong những hoạt động của con người nó nẩy sinh từ lao động sản xuất. Nói cách khác: những hoạt động tự nhiên, xã hội của con người là nguồn gốc phát sinh ra trò chơi. Ngay từ thời nguyên thuỷ con người không những biết tạo ra công cụ lao động để cải tạo tự nhiên, sản xuất ra thức ăn và các vật liệu như: quần áo mặc và đồ tiêu dùng. v.v… Trong quá trình lao động ấy đã nảy sinh ra ngôn ngữ , nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí …. và các bài tập thể chất. Con người nguyên thuỷ đã sử dụng trò chơi để truyền thụ kinh nghiệm cuộc sống cho các thế hệ nối tiếp bằng cách bắt chước các động tác lao động, trò chơi được ra đời từ đó và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Các trò chơi sơ khai của con người mang nhiều dấu ấn của lao động sản xuất và con người sáng tạo, trừu tượng hoá. Trò chơi phản ánh các mặt hoạt động của con người như văn hoá, giáo dục, quân sự… Qua từng thời kỳ lịch sử- xã hội loài người, khi phương thức và lực lượng sản 10
- xuất phát triển thì nội dung, cấu trúc của trò chơi cũng thay đổi theo để đảm bảo sự hoà nhập, yêu cầu ngày càng cao của xã hội loài người. Từ đó trò chơi được phát triển rất đa dạng và ngày càng phong phú, tác dụng của nó đối với đời sống xã hội cũng được con người chú ý nhiều hơn. Một số trò chơi dần dần mang tính văn hoá và tính dân tộc, tính giai cấp, thể hiện bản chất, truyền thống của dân tộc và tính chất xã hội nhất định. Chẳng hạn: Giai cấp tư sản có những quan điểm xem trò chơi là một hình thức hoạt động nhằm thoả mãn bản năng tự nhiên của con người như mọi sinh vật. Đây là quan điểm sai lầm, bởi vì họ đã không thấy được bản chất, giá trị tinh thần, thể chất của các hoạt động trò chơi. Đặc biệt là tính chất văn hoá, giáo dục, nhân văn của trò chơi. Trò chơi luôn luôn mang tính chất hiện thực của xã hội loài người. Ở mức độ nhất định, trò chơi phản ánh sự phát triển của các phương thức sản xuất và các sinh hoạt văn hoá, giáo dục của xã hội đương thời. Dưới chế độ xã hội phong kiến, một số trò chơi như “Khênh kiệu”, “Chơi ô ăn quan”… nhằm đề cao và củng cố quyền hành của giai cấp thống trị. Trong thời kỳ kháng chiến, trẻ em thường chơi tập trận giả, trò chơi “Bắn máy bay”, “Bắt giặc lái nhảy dù”… Những trò chơi này đã thể hiện được một số mặt của cuộc sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta trong từng thời kỳ. Mỗi thời kỳ phát triển lịch sử của Đất nước, trò chơi có những thay đổi nhất định để phù hợp với yêu cầu giáo dục của xã hội. Ngày nay trò chơi được phân loại và sử dụng trong giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, rèn luyện nâng cao sức khoẻ cho con người và các trò chơi vận động được những người làm công tác GDTC hết sức quan tâm. Trò chơi vận động là một trong những phương tiện giáo dục thể chất mà trong hoạt động của nó có tính quy tắc và diễn ra trong một giới hạn không gian, thời gian được xác lập. 2. Một số đặc điểm của trò chơi 11
- - Hầu hết những trò chơi vận động được sử dụng trong giáo dục thể chất ở trường tiểu học đã mang sẵn tính mục đích một cách rõ ràng. - Tổ chức hoạt động trò chơi trên cơ sở chủ đề có hình ảnh hoặc là những quy ước nhất định để đạt mục đích nào đó, trong điều kiện và tình huống luôn thay đổi hoặc thay đổi đột ngột. - Để đạt mục đích (giành chiến thắng) thì có nhiều cách thức (phương pháp) khác nhau. - Trò chơi mang tính tư tưởng rất cao. Trong quá trình chơi HS tiếp xúc với nhau, cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thể có trách nhiệm động viên, giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ của mình, vì vậy tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thể v.v… được hình thành. Cũng trong quá trình chơi, đã xây dựng cho HS tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỷ luật, sự sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao v.v…góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho HS. - Hoạt động trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ. Hoạt động vui chơi hơi là một yêu cầu mang tính sinh học của trẻ em, nhất là ở lứa tuỏi tiểu học và mẫu giáo, HS tiểu học. Có thể nói, vui chơi cần thiết và quan trong như ăn, ngủ, học tập trong đời sống thường ngày của các em. Chính vì vậy, dù được hướng dẫn hay không, các em vẫn tìm mọi cách và tranh thủ mọi thời gian và điều kiện để chơi. Khi được chơi, các em đã tham gia hết sức tích cực và chủ động. - Trò chơi vận động mang đặc tính thi đua rất cao Trong quá trình tham gia vào trò chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng, như niềm vui khi thắng lợi và buồn khi thất bại, vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân thấy có lỗi khi không làm tốt phần việc của mình v.v… Vì tập thể mà các em phải khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang 12
- lại thắng lợi cho đội trong đó có bản thân mình. Mỗi trò chơi thường có những qui tắc, luật lệ nhất định, nhưng cách thức dể đạt được đích lại rất đa dạng, trong khi đó bản thân trò chơi lại mang tính thi đua và sự tự giác rất cao. Vì vậy, khi đã tham gia trò chơi, HS thường vận dụng hết khả năng sức lực, sự tập trung chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. - Khả năng định mức và điều chỉnh lượng vận động khi thực hiện trò chơi vận động bị hạn chế. Những điều trên là rất tốt, nhưng cũng có một khía cạnh mà các nhà sư phạm phải quan tâm đó là tránh để các em ham chơi quá, chơi đến mức độ quên cả ăn, học, chơi đến mức quá sức dẫn đến mệt mỏi, trong trường hợp như vậy không những không có lợi về mặt sức khoẻ mà ngược lại còn có hại cho sức khoẻ. Đây là một đặc điểm quan trọng theo khía cạnh không hay, mà GV phải rất chú ý khi tổ chức cho các em chơi ở trường và hướng dẫn cho các em chơi ở gia đình sao cho hợp lý. 3. Phân loại trò chơi Có thể chia trò chơi ra làm ba nhóm chính: Trò chơi sáng tạo, trò chơi vận động và trò chơi thể thao (các môn bóng) Dưới đây chỉ đi sâu vào nhóm thứ hai: Trò chơi vận động. Riêng ở nhóm trò chơi này cũng rất phong phú đa dạng, vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau căn cứ trên những quan điểm khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại: 3.1. Các loại trò chơi được phân loại theo căn cứ vào những động tác cơ bản của quá trình chơi Theo cách này, ta có: Trò chơi về chạy, trò chơi về nhảy, ném, leo trèo, mang vác… và những trò chơi phối hợp hai hay nhiều hoạt động trên với nhau. Mục đích của cách phân loại này là dể cho người dạy dễ chọn lọc và sử dụng trong việc rèn luyện những kỹ năng vận động cơ bản cho HS. 3.2. Căn cứ vào sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình chơi Ta có: Trò chơi rèn luyện sức nhanh, trò chơi rèn luyện sức mạnh, trò chơi rèn 13
- luyện sức bền.v.v… Tuy nhiên, cách phân loại này đôi khi không được chính xác, mà chỉ là tương đối, bởi một trò chơi không chỉ rèn luyện một tố chất cơ bản, mà có khi hai, ba tố chất. Do đó, cách phân loại này thường đựơc dùng để cho các huấn luyện viên thể dục thể thao sử dụng. 3.3. Các loại trò chơi được phân loại theo căn cứ vào khối lượng vận động Căn cứ vào mức độ yêu cầu và sự tác động của lượng vận động (chủ yếu là khối lượng vận động), ta có thể phân ra các loại sau: - Trò chơi “tĩnh”: Các trò chơi có khối lượng vận động không đáng kể, ví dụ: Trò chơi : “Bịt mắt bắt dê”, “Bỏ khăn”.v.v… - Trò chơi "động": Các trò chơi có khối lượng vận động ở mức trung bình và cao, ví dụ: Các trò chơi chạy tiếp sức “Tiếp sức chuyển khăn”, “Chạy đổi chỗ”, “Chạy thoi”. Tuy nhiên, cách phân loại này cũng chỉ là tương đối, bởi vì: khối lượng và cường độ vận động của một trò chơi có thể tăng, giảm do cách tổ chức và tài nghệ điều khiển của người điều khiển trò chơi . 3.4. Các loại trò chơi được phân loại theo căn cứ vào yêu cầu về công tác tổ chức thực hiện trò chơi Ta có: Trò chơi chia thành đội, không chia đội và trò chơi có một nhóm chuyển tiếp ở giữa. + Trò chơi chia thành đội được tiến hành chơi với điều kiện số người chơi của các đội phải ngang nhau, thậm chí số lượng các em nữ, các em nam cũng phải bằng nhau ở các đội chơi, ví dụ: “Kéo co”, “Lò cò tiếp sức”… Luật lệ của những trò chơi này thường nghiêm và chặt chẽ hơn. Như trò chơi “kéo co” phải quy định từ cách đặt chân ở vạch phân chia, cách cầm dây.v.v… Mỗi đội phải hành động đồng loạt với sự phối hợp chính xác, vì đôi khi sự thắng - Thua là kết quả của sự hợp đồng chặt chẽ ở mức khác nhau của mỗi đội. Những trò chơi này có tác dụng giáo dục tinh thân tập thể, tính tổ chức kỷ luật rất tốt. 14
- - Trò chơi không chia đội lại có thể chia ra: - Trò chơi có người điều khiển. - Trò chơi không có người điều khiển. * Trong loại trò chơi này lại có thể chia ra: + Các trò chơi mà toàn bộ số người tham dự cuộc chơi cùng tham gia vào chơi một lúc + Các trò chơi mà số người tham gia chơi phải theo lần lượt, thứ tự. Đặc điểm của những trò chơi không chia đội là người chơi không cùng một đích, mỗi người chơi độc lập, cá nhân chịu trách nhiệm về công việc của mình, ví dụ: “Ném trúng đích”, “Đá cầu”, “Nhảy dây”, “Bịt mắt thổi còi”.v.v… - Loại trò chơi có nhóm phụ ở giữa là những trò chơi vừa mang tính chất cá nhân, nhưng khi cần thiết có thể hợp thành những nhóm, tuy nhiên sự kết hợp ở đây không thường xuyên mà là ngẫu nhiên. Ví dụ như trò chơi “Chim đổi lồng”, “Người thừa thứ 3”.v.v… 4. Ý nghĩa và tác dụng của trò chơi vận động Trò chơi vận động là một trong những phương tiện giáo dục thể chất nó được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất hoặc du lịch và rèn luyện trong tự nhiên góp phần củng cố và nâng cao sức khoẻ của con người. Thông qua trò chơi vận động góp phần giáo dục khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh, đức tính thật thà, tính tập thể nhằm giáo dục các mặt đức, trí, thể, mỹ v.v… đào tạo con người phát triển một cách toàn diện. Trò chơi vận động còn là một phương tiện vui chơi giải trí, một hình thức nghỉ ngơi tích cực, một hoạt động có tính văn hoá góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người. Về phương diện sinh lý vận động: Trò chơi vận động giải toả tâm lý tạo nên sự lạc quan yêu đời, vui tươi thoải mái góp phần giảm các căng thẳng thần kinh, giảm và chống đỡ được một số bệnh tật. 15
- Với tác dụng to lớn của trò chơi vận động nên đã được nhân dân ta sử dụng phục vụ trong những ngày hội, ngày tết, ngày lễ và đặc biệt trong các dịp trại hè của HS các cấp. Trong trường học, trò chơi được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất, nó là một trong những nội dung của chương trình thể dục ở cả ba cấp học. Căn cứ vào đặc điểm của từng trò chơi được sử dụng vào các phần khởi động, cơ bản hay hồi tĩnh của mỗi tiết học thể dục, hoặc những giờ chính khoá chuyên về trò chơi vận động. Trò chơi có sức lôi cuốn người học, người tham gia chơi thực hiện một cách tự nguyện, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, hào hứng có khi quên cả sự mệt nhọc. Tuy nhiên, do khối lượng và cường độ vận động khó định lượng một cách chính xác, nên trò chơi vận động cũng có những mặt hạn chế nhất định. Câu hỏi thảo luận: Câu 1. Em hãy cho biết trò chơi có từ bao giờ ? Câu 2. Trò chơi nói chung và trò chơi vận động nói riêng có tác dụng như thế nào ? Câu 3. Các đặc điểm của trò chơi vận động ? Câu 4. Theo em trong trò chơi vận động có những loại nào ? 3.1.1.3. Quy trình kỹ thuật trong bài học của GV và SV - Quy trình thị phạm của GV - Trang bị cho sinh viên kiến thức về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm ý nghĩa và tác dụng của trò chơi vận động trong giảng dạy đối tượng học sinh, sinh viên. - GV phân tích nội dung bài học, nêu rõ yêu cầu nội dung bài học, hướng dẫn cho sinh viên học tập theo yêu cầu bài học - Giáo viên nói tóm tắt lịch sử, nguồn gốc phát triển môn trò chơi vận động - Quy trình thực hiện bài của SV - Sinh viên nắm rõ kiến thức về nguồn gốc phát triển môn trò chơi vận động. - Sinh viên hiểu tóm tắt về ngồn gốc phát triển và tác dụng, ý nghĩa của trò chơi vđ 16
- - SV thực hiện theo yêu cầu của nội dung bài học và hướng dẫn của giảng viên về cách tổ chức các hoạt động trò chơi vận động - SV nắm vững kiến thức và nội dung bài học 3.1.1.4. Các mẫu hình sản phẩm cho SV tham khảo - SV xem video; Tranh ảnh phần này do đặc thù bộ môn vì phân tích kỹ thật nao thi mẫu hình nằm ở đó cho sinh viên hiểu và tưởng tượng ra kỹ thuật động tác 3.1.1.5. Phần tự thực hành thao tác thường xuyên của SV trong bài học - Sinh viên hiểu rõ về nguồn gốc phát triển môn trò chơi vận động và phương pháp tổ chức trò chơi vận động. Có khả năng tổ chức các trò chơi vận động 3.1.1.6. Sản phẩm thực hành: - Sinh viên hiểu rõ về nguồn gộc, tác dụng, ý nghĩa của trò chơi vận động và phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức môn trò chơi vận động. 3.1.1.7. Điều kiện để GV- SV thực hiện bài học thực hành - Điều kiện bao gồm trang thiết bị học tập, máy tính, máy chiếu, bảng viết, trang thiết bị ngoài trời, như sân vận động . Trang phục quần áo thể thao, giầy thể thao. 4. Phục lục: Tài liệu mới nhất liên quan tới môn trò chơi vận động, giáo trình và luật trò chơi - Tài liệu tham khảo: 1. Trần Đồng Lâm, 100 trò chơi vận động cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục, 1996. 2. Nguyễn Toán, Lê Anh Thơ – Trò chơi vận động dân gian, NXB TDTT, 1997 3. Đinh Văn Lẫm, Đào Bá Trì, Giáo trình trò chơi vận động (dùng cho sinh viên ĐH TDTT), NXB TDTT, 1999. 4. Phạm Vĩnh Thông, trò chơi vận động và vui chơi giải trí, NXB ĐHQG Hà Nội, 1999. 5. Hà Đình Lâm, Giáo trình trò chơi, Trường ĐHSPTDTT Hà Nội, NXB TDTT - 2004 17
- 3.1.2. Bài 2: Xác định trò chơi vận động và phƣơng pháp giảng dạy trò chơi vận động (2 tiết lên lớp của GV; 2 tiết tự làm bài của SV) 3.1.2.1. Phần mở đầu tiếp cận bài Trò chơi vận động là một trong những phương tiện giáo dục thể chất nó được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất hoặc du lịch và rèn luyện trong tự nhiên góp phần củng cố và nâng cao sức khoẻ của con người. Thông qua trò chơi vận động góp phần giáo dục khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh, đức tính thật thà, tính tập thể nhằm giáo dục các mặt đức, trí, thể, mỹ v.v… đào tạo con người phát triển một cách toàn diện. Trò chơi vận động còn là một phương tiện vui chơi giải trí, một hình thức nghỉ ngơi tích cực, một hoạt động có tính văn hoá góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người. Về phương diện sinh lý vận động: Trò chơi vận động giải toả tâm lý tạo nên sự lạc quan yêu đời, vui tươi thoải mái góp phần giảm các căng thẳng thần kinh, giảm và chống đỡ được một số bệnh tật. Với tác dụng to lớn của trò chơi vận động nên đã được nhân dân ta sử dụng phục vụ trong những ngày hội, ngày tết, ngày lễ và đặc biệt trong các dịp trại hè của HS các cấp. Trong trường học, trò chơi được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất, nó là một trong những nội dung của chương trình thể dục ở cả ba cấp học 3.1.2.2. Phần kiến thức, kỹ thuật căn bản, các yêu cầu về kỹ thuật của bài học Bài 2: Xác định trò chơi vận động và phƣơng pháp giảng dạy trò chơi vận động I. Các trò chơi vận động cho HS 1. Vị trí, tính chất của trò chơi vận động cho HS Các hình thức giáo dục thể chất đều có sự quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy trong giáo dục thể chất nói chung và cho HS tiểu học nói riêng, trò chơi vận động 18
- là một phương pháp tập luyện, hoạt động phối hợp một cách hữu cơ với việc rèn luyện thân thể Căn cứ vào đặc điểm phát triển cơ thể, tâm lý và sinh lý khác nhau của lứa tuổi, trình độ rèn luyên thân thể và các điều kiện khách quan khác của HS trong từng cấp học, lớp học cụ thể mà trò chơi vận động có vị trí nhất định của nó. Trong mỗi nội dung chương trình cấp học, trò chơi vận động có nội dung và tính chất khác nhau, tức là có hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy khác nhau. Trò chơi nói chung và trò chơi vận động nói riêng là một hình thức giáo dục thể chất được vận dụng rộng rãi trong gia đình, vườn trẻ, trong các cấp học phổ thông cũng như ở các trường chuyên nghiệp... Trong các trường tiểu học, trò chơi vận động chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy thể dục, nó phù hợp với đặc điểm phát triển tâm- sinh lý lứa tuổi thiếu niên- nhi đồng, góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh sự phát triển toàn diện cơ thể HS. Trò chơi vận động được sử dụng rộng rãi trong các giờ học thể dục, trong các hoạt động nội khoá và ngoại khoá, trong những thời gian rảnh rỗi và trước giờ lên lớp hàng ngày. Trong trường tiểu học ở một góc độ nào đó, trò chơi vận động là một biện pháp giáo dục chính để phát triển thể lực cho các em, các nội dung thể dục khác chỉ là bổ trợ. Phần nhiều các trò chơi vận động ở bậc phổ thông là những trò chơi đơn giản, còn ở bậc THCS và PTTH thì áp dụng các trò chơi phức tạp hơn, mang nhiều tính chất thi đua hơn so với các trò chơi ở bậc tiểu học. Trò chơi cũng được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động Đội, trong tham quan hay sinh hoạt của Đội thiếu niên tiền phong. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ giáo dục thể chất và các điều kiện cụ thể, đặc điểm tâm - sinh lý ... của từng đối tượng khác nhau để biên soạn và giảng dạy trò chơi cho phù hợp, góp phần tích cực vào việc nâng cao sức khoẻ cho HS 19
- 2. Đặc điểm của trò chơi vận động cho HS Đối với HS, trò chơi vận động được sử dụng tích cực để giảng dạy những động tác (kỹ năng vận động cơ bản): Đi, chạy, nhảy, ném, vượt chướng ngại... Nội dung trò chơi ở các lứa tuổi (các lớp) có khác nhau. Ở các lớp đầu cấp học trò chơi theo xu hướng hình thành thói quen vận động, khả năng giao tiếp, các mối quan hệ cá nhân với tập thể tạo cho HS môi trường hoạt động tự nhiên, kích thích và đảm bảo sự phát triển thể chất một cách bình thường. Với HS các lớp cao hơn trò chơi vận động có đặc điểm mang nhiều ý nghĩa đến sự phát triển các tố chất thể lực, khối lượng vận động tăng, thời gian chơi kéo dài hơn, cần huy động nhiều các nhóm cơ toàn thân tham gia. Qua đó củng cố, tăng cường sức khoẻ cho HS. II. Phƣơng pháp giảng dạy trò chơi vận động Để giảng dạy trò chơi vận động cho HS tiểu học đạt hiệu quả cao cần được tiến hành qua các bước sau: - Chọn trò chơi và biên soạn thành giáo án giảng dạy . - Chuẩn bị phương tiện và địa điểm để tổ chức trò chơi . - Tổ chức đội hình cho HS chơi. - Giới thiệu và giải thích trò chơi . - Điều khiển trò chơi - Đánh giá kết quả cuộc chơi. 1. Lựa chọn trò chơi và biên soạn giáo án giảng dạy Để giảng dạy cho HS một trò chơi, công việc đầu tiên của người GV là chọn trò chơi (trừ những trò chơi đã qui định trong chương trình và sách hướng dẫn giảng dạy). Muốn chọn trò chơi đúng với yêu cầu, cần xác định được mục đích, yêu cầu của trò chơi định chọn. Ví dụ trong một buổi hoạt động ngoại khoá ở ngoài trời. GV muốn có một hoạt động sôi nổi, hấp dẫn có thể lôi cuốn được tất cả HS vào hoạt động thi đua giữa tổ này với tổ khác hay lớp này với lớp khác . Như vậy là 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Giáo dục thể chất - Phần 2: Thực hành - ĐH Xây dựng Miền Trung
43 p | 145 | 17
-
Ứng dụng trò chơi vận động trong bổ trợ giảng dạy kỹ thuật hai bước ném rổ cho sinh viên trường ngoại ngữ trường Đại học Thái Nguyên
4 p | 25 | 3
-
Nghiên cứu ứng dụng bài tập trò chơi vận động nhằm góp phần nâng cao thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
7 p | 42 | 3
-
Đánh giá hiệu quả các bài tập thể lực trong giờ học giáo dục thể chất nhằm nâng cao thể lực của học sinh khối 11 trường Trung học Phổ thông Thới Lai, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
8 p | 38 | 2
-
Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực cho nữ học sinh trường THPT Thực hành sư phạm - Đại học Cần Thơ
7 p | 16 | 1
-
Tập bài giảng Trò chơi vận động: Phần 2 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
52 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn