THĂM CẢNH CHÙA HƢƠNG QUA NHỮNG VẦN THƠ CỦA XUÂN DIỆU<br />
Nguyễn Thị Trà My - Khoa KHTN & XH - Đại học Thái Nguyên<br />
Hương Sơn - nguồn thi hứng cho biết bao thi nhân. Dương Lâm có Chơi chùa<br />
Hƣơng, Tản Đà có Động Hƣơng Sơn, Nguyễn Nhược Pháp có Chùa Hƣơng...<br />
Riêng Chu Mạnh Trinh có tới ba bài:Hƣơng Sơn phong cảnh ca, Hƣơng Sơn nhật<br />
trình và Hƣơng Sơn hành trình. Nhưng theo tôi còn một bài thơ cũng rất hay viết<br />
về chùa Hương đó là bài Thăm cảnh chùa Hƣơng của Xuân Diệu. Đọc áng thơ<br />
trên, những người chưa một lần được đặt chân đến chùa Hương cũng có thể tưởng<br />
tượng ra vẻ đẹp diễm lệ mà đượm màu thiền của chốn “cảnh tiên rơi cõi tục” này.<br />
Bài thơ 38 câu trải dài mềm mại trên trang sách tựa như dòng suối Yến dịu dàng<br />
giữa đất trời Hương Sơn. Có người nói Suối Yến không đẹp ở sự mênh mông mà<br />
đẹp ở sự mềm mại, hiền hòa, uyển chuyển giữa hai triền núi. Còn bài thơ này của<br />
Xuân Diệu không gây ấn tượng bởi những ngôn từ hoa mĩ, những liên tưởng bất<br />
ngờ, táo bạo mà lắng đọng trong cảm xúc chân thành cùng sự quan sát tinh tế đến<br />
từng chi tiết.<br />
Mở đầu bài thơ là lời cảm tạ của thi sĩ với Mẹ Giang Sơn - Một người mẹ vô hình<br />
nhưng ai ai cũng cảm nhận được. Người mẹ đó là tổ quốc, là tạo hóa diệu kỳ - người<br />
đã có công lao to lớn:<br />
Ðặt núi lam trên nước biếc dờn,<br />
Tạc đá muôn hình trong cửa động.<br />
Hai câu thơ này đã khéo léo gợi ra trong tâm trí người đọc những hình dung ban đầu<br />
về cảnh sắc đa dạng của Hương Sơn qua những chi tiết như: núi lam, nước biếc dờn,<br />
đá muôn hình, cửa động. Nhà thơ như một hướng dẫn viên du lịch đang khỏa mái<br />
chèo trên dòng suối Yến, đưa bước chân du khách tới thăm một quần thể kiến trúc<br />
đẹp diệu kỳ của tạo hóa:<br />
Trong làn nước nhẹ mọc rong xanh<br />
Như gấm mơ hồ dưới thuỷ tinh,<br />
Chèo khoả, chèo lên, chèo lại khoả,<br />
1<br />
<br />
Thuyền đi trên vạn sắc màu xinh.<br />
Nếu ai chưa từng một lần đặt chân đến chùa Hương thì cũng thật khó cảm nhận hết<br />
vẻ đẹp của xứ sở này, khó mà hiểu thấu đáo được cái gấm mơ hồ dưới thủy tinh, vạn<br />
sắc màu xinh mà tác giả nói đến trong 4 câu thơ trên là như thế nào. Ở đây, nhà thơ<br />
đã sử dụng thủ pháp so sánh (ví những lớp rong xanh tựa như một dải gấm huyền bí<br />
đặt dưới dòng suối Yến - trong như thủy tinh) để đặc tả vẻ đẹp của dòng suối thơ<br />
mộng, thực mà như mơ. Câu thơ tả suối Yến không chỉ ở độ sâu, độ trong mà còn cả<br />
ở sự bí ẩn ! Bí ẩn bởi lớp lớp rêu xanh qua bao năm tháng? hay bí ẩn bởi những<br />
truyền thuyết mà người ta đã dựng nên để nói về nó? Câu thơ chèo khỏa, chèo lên,<br />
chèo lại khỏa gợi lên nhịp mái chèo đang khua nhẹ giữa cái mênh mông, tươi thắm<br />
của đất trời vào xuân.<br />
Thi sĩ đi vãn cảnh đầu xuân nên mới thấy được cái vạn sắc màu xinh. Vạn sắc ấy<br />
phải chăng chính là: Màu trong xanh của nước suối, màu đỏ tươi của những bông<br />
hoa gạo đầu mùa, màu xanh mướt của những cánh đồng lúa ven suối, màu lam thẫm<br />
cuả những rặng núi, màu vàng nâu của những nếp nhà tranh, màu trắng của những<br />
đám mây và màu sặc sỡ của những bộ trang phục du khách mặc đi trẩy hội...?<br />
Có thể nói, đến chùa Hương ấn tượng đầu tiên là nước, sau đó là núi. Dãy núi<br />
Hương Sơn không đẹp ở chiều cao, mà đẹp ở chiều dài, chiều rộng, ở cái thế quần<br />
tụ, ở sự giao hòa mênh mang giữa trời và đất, ở bố cục nhịp nhàng giữa núi với núi,<br />
ở sự hài hòa giữa thủy với sơn.<br />
Núi con Voi phục, núi Mâm xôi,<br />
Núi ở xa, núi cạnh người,<br />
Từng dậm du dương non đổi nước<br />
Cảm như đàn nhạc hát không thôi.<br />
Nước dẫn ta đi với sắc trời.<br />
Xuân Diệu đã nói được chính xác cái đặc sắc về kiến trúc tổng thể đó qua mấy câu<br />
thơ trên. Du khách đến Hương Sơn sẽ được tắm mình trong vẻ đẹp vừa hoang sơ,<br />
trần tục, vừa lâng lâng, siêu thoát !<br />
Ðến bờ, vừa đỗ chiếc thuyền thoi<br />
2<br />
<br />
Cỏ cây yên tĩnh và trong sạch<br />
Ðã đợi ngàn năm bạn với người<br />
Ðường đi uốn éo nhịp quanh co<br />
Hoa nắng quanh cành điểm nhặt thưa<br />
Bậc đá rêu in chen cỏ biếc<br />
Hàng cây đại cũ toả hương chùa<br />
Núi bắc đầu rau mấy vạn niên<br />
Mà màn biếc thẫm đẹp thiên nhiên?<br />
Ðò suối Yến đỗ bến Thiên Trù, khách lên thăm cảnh chùa Thiên Trù (chùa Trò).<br />
Mỗi câu thơ như một bậc đá dẫn ta đến chốn cửa Phật thanh tịnh. Đến bờ là một<br />
không gian khác, không gian không vướng bụi trần. Con người được đắm mình, thả<br />
hồn vào thiên nhiên yên tĩnh, trong trẻo. Ở đó không còn những bon chen, không<br />
còn những xô bồ, không còn những vui buồn, sầu khổ...mà chỉ có con người thanh<br />
thản giữa lòng thiên nhiên rộng lớn. Câu hỏi tu từ Núi bắc đầu rau mấy vạn niên /<br />
mà màn biếc thẫm đẹp thiên nhiên?cùng cách sử dụng hàng loạt từ cùng trường<br />
nghĩa như: ngàn năm, cũ, mấy vạn niên đã cho ta thấy nhà thơ không giấu nổi sự<br />
ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp trang nghiêm cổ kính. Đọc những câu thơ này, ta<br />
lại nhớ đến những áng thơ lừng danh viết về chùa Hương của Chu Mạnh Trinh:<br />
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,<br />
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.<br />
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,<br />
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.<br />
(Hƣơng Sơn phong cảnh ca)<br />
Dù diễn đạt bằng những ngôn từ, hình ảnh khác nhau nhưng sự xúc động đến ngỡ<br />
ngàng của hai tác giả thì có lẽ không khác nhau là mấy!<br />
Thăm cảnh chùa Thiên Trù, nghỉ ngơi rồi lên đường núi qua thăm chùa Thiên Sơn,<br />
chùa Giải Oan, am Phật tích, động Tuyết Quynh... Ðường núi dẫn vào động - chùa<br />
Hương Tích tuy có khúc khuỷu nhưng rất đẹp như Chu Mạnh Trinh đã tả Gập<br />
ghềnh mấy lối uốn thang mây. "Nam thiên đệ nhất động"- Ðó là danh hiệu cao quý<br />
3<br />
<br />
của động - chùa Hương Tích, trung tâm điểm của thắng cảnh Hương Sơn và tiêu<br />
biểu cho cả một vùng thắng cảnh. Trong ngôn ngữ thường dùng, chùa Hương gần<br />
như đồng nghĩa với toàn bộ cảnh đẹp Hương Sơn.<br />
Thiên Trù một khoảng êm phơi phới<br />
Núi ngắm nhau xanh một sắc thiền.<br />
Rẽ núi, ta đi vào cửa Ðộng<br />
Ngoảnh sau, nhìn lại dáng chùa Tiên,<br />
Qua suối Giải Oan, am Phật Tích,<br />
Chân ta quen thuộc với đường lên<br />
Trong quần thể thắng cảnh Hương Sơn, du khách không thể không đến thăm những<br />
địa điểm nổi tiếng như đã kể trên để vãn cảnh và để cầu chúc những điều tốt lành,<br />
may mắn sẽ đến trong năm mới. Bước chân du khách đã quen dần với từng bậc đá,<br />
quen dần với sự quanh co uốn lượn của những con đường ven triền núi nhưng vẫn<br />
không sao hết ngỡ ngàng, thảng thốt trước vẻ đẹp thần tiên, kỳ ảo của hoa rừng:<br />
Duy mãi chưa quen với tuyết mai<br />
Hoa mai như tuyết nhẹ như hơi<br />
Rừng mơ Hương Tích ba lần gặp<br />
Từ tuổi thanh niên đến giữa đời.<br />
Mà vẫn bàng hoàng như giữa mộng,<br />
Mơ hay là thực, hỡi hoa mơ?<br />
Mơ trong thung lũng, mơ trên núi<br />
Hoa bạch trong ngần vạn điểm thơ.<br />
Thi sĩ Xuân Diệu đã từng ba lần lạc bước đến chùa Hương. Bằng trái tim nhaỵ cảm,<br />
sự quan sát tinh tế và sự liên tưởng tài tình, tác giả đã dần dần khám phá ra vẻ đẹp<br />
thiên đường nơi trần gian này. Bài thơ trên là kết quả của 3 lần đi thực tế đó. Mỗi<br />
lần đi là một lần ngỡ ngàng, bàng hoàng trước sự kỳ diệu, biến hóa của tự nhiên.<br />
Núi, am, động, suối, chùa, hang... là những sự vật dường như cố định, ít biến đổi<br />
theo thời gian. Nhưng hoa mai, hoa mơ thì khác. Hoa thay đổi theo ngày, theo mùa,<br />
theo tiết trời và cả trong lòng người. Nên thật dễ hiểu vì sao tác giả „„Duy mãi chưa<br />
4<br />
<br />
quen với tuyết mai‟‟, vì sao tác giả có cảm giác ngỡ ngàng ngẩn ngơ đến thế trước<br />
rừng mơ, rừng mai bạt ngàn sắc trắng như tuyết, nhẹ nhàng như hơi trong thung<br />
lũng và trên sườn núi! Cứ nhắm mắt lại mà tưởng tượng, chính chúng ta cũng không<br />
giấu nổi sự xúc động đến trầm trồ trước khung cảnh quá đỗi nên thơ nơi trần gian<br />
hiện hữu này!<br />
So sánh, liệt kê, câu hỏi tu từ, thán từ, điệp từ, điệp ngữ... là những thủ pháp nghệ<br />
thuật được Xuân Diệu sử dụng nhiều và rất hiệu quả trong bài thơ này. Nó không<br />
chỉ có tác dụng dựng cảnh, gợi tình mà nó còn góp phần bộc lộ một cách tinh tế cảm<br />
xúc của tác giả:<br />
Không tiên, ta rất mê phong cảnh<br />
Như một làn thơ đẹp, nhuỵ nhàng<br />
Ôi núi Hương Sơn chim lảnh tiếng<br />
Ôi thuyền Bến Ðục lướt dòng thanh,<br />
Ðã ngàn năm trước, muôn năm nữa<br />
Kiêu hãnh Non Sông đẹp với tình.<br />
Ta cảm nhận được niềm vui sướng đến ngỡ ngàng, niềm tự hào đến kiêu hãnh của<br />
thi sĩ qua từng vần thơ. Đó là niềm tự hào muôn thủa, niềm kiêu hãnh chính đáng<br />
của mỗi người dân đất Việt trước vẻ đẹp của giang sơn, tổ quốc mình. Và phải<br />
chăng chính Xuân Diệu đã thay ta nói lên cảm xúc đó?<br />
(Bài đã đăng Tạp chí Chùa Hương, số Tết năm 2011, tr 5-8)<br />
<br />
5<br />
<br />