YOMEDIA
ADSENSE
Tạp chí Môi trường: Số 12/2019
46
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tạp chí Môi trường: Số 12/2019 trình bày các nội dung chính sau: Đẩy mạnh các giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường không khí, cần giải pháp căn cơ để bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu trong giai đoạn mới, Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết của tạp chí.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tạp chí Môi trường: Số 12/2019
- ISSN: 2615-9597 CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số 12 2019 VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn CẦN CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT, GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐỘT PHÁ ĐỂ THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Website: www.tapchimoitruong.vn SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG ISSN: 2615-9597 Số 12 CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG [8] l Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2020 VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) của Tổng cục Môi trường 2019 Website: tapchimoitruong.vn [10] l Đẩy mạnh các giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường không khí [11] l Cần giải pháp căn cơ để bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu trong giai đoạn mới [12] l Tham vấn chuyên gia quốc tế về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường [13] l Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới CẦN CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT, GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐỘT PHÁ ĐỂ THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP TS. Nguyễn Văn Tài (Chủ tịch) GS. TS. Nguyễn Việt Anh GS. TS. Đặng Kim Chi PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng TS. Nguyễn Thế Đồng PGS. TS. Lê Thu Hoa GS. TSKH. Đặng Huy Huỳnh LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH PGS. TS. Phạm Văn Lợi [14] VŨ KIM LIÊN: Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về PGS. TS. Phạm Trung Lương giảm thiểu rác thải nhựa đại dương GS. TS. Nguyễn Văn Phước [17] VƯƠNG NHƯ LUẬN, LÊ HOÀNG ANH: Những điểm mới trong Hướng dẫn tính TS. Nguyễn Ngọc Sinh toán chỉ số chất lượng nước (VN_WQI) PGS. TS. Lê Kế Sơn PGS. TS. Nguyễn Danh Sơn [19] NGUYỄN THẾ CHINH, LẠI VĂN MẠNH: Tiếp cận thị trường thông qua sử dụng PGS. TS. Trương Mạnh Tiến công cụ kinh tế cho bảo vệ môi trường TS. Hoàng Dương Tùng [24] DƯƠNG VĂN MÃO: Ngành Công Thương tăng cường các biện pháp giảm thiểu rác PGS. TS. Trịnh Văn Tuyên thải nhựa trong sản xuất và tiêu dùng [26] BÌNH MINH : Hà Nội kiên quyết “nói không” với bếp than tổ ong PHỤ TRÁCH TẠP CHÍ Nguyễn Văn Thùy Tel: (024) 61281438 l Trụ sở tại Hà Nội: Tầng 7, Lô E2, phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội Trị sự: (024) 66569135 Biên tập: (024) 61281446 Fax: (024) 39412053 Email: tapchimoitruongtcmt@vea.gov.vn l Thường trú tại TP. Hồ Chí Minh: Phòng A 907, Tầng 9 - Khu liên cơ quan Bộ TN&MT, số 200 Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3, TP.HCM Tel: (028) 66814471 - Fax: (028) 62676875 TRAO ĐỔI - DIỄN ĐÀN Email: tcmtphianam@vea.gov.vn [29] NGUYỄN MINH CƯỜNG, NGUYỄN THANH NGA: ASOEN Việt Nam: Tiếp tục đổi GIẤY PHÉP XUẤT BẢN mới, chủ động, tích cực tham gia các nội dung hợp tác ASEAN về môi trường Số 1347/GP-BTTTT cấp ngày 23/8/2011 [31] NGUYỄN HẢI YẾN, NGUYỄN THỊ HỒNG LAM, LÊ MẠNH TUYẾN: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành môi trường tốt nhất Thiết kế mỹ thuật: Nguyễn Mạnh Tuấn [33] PHẠM PHƯƠNG LAN: Tình hình thực hiện Luật Thuế BVMT trên địa bàn Bìa: Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm TP Hồ Chí Minh và một số đề xuất kiến nghị 2020 của Tổng cục Môi trường [37] CHÂU LONG, NGUYỄN HÀ : Việt Nam thực hiện hiệu quả Chương trình giảm phát Ảnh: Quốc Bảo - VEA thải, hạn chế mất rừng, suy thoái rừng (REDD+), góp phần bảo vệ rừng bền vững Chế bản & in: [39] NGUYỄN ĐẠI ĐỒNG, TRẦN LOAN: Bắc Ninh: Tăng cường công tác xã hội hóa thu C.ty CP in và văn hóa truyền thông Hà Nội gom, xử lý chất thải rắn Số 12/2019 Giá: 20.000đ
- TRONG SỐ NÀY GIẢI PHÁP & CÔNG NGHỆ XANH [41] NGUYỄN THỊ HUYỀN: Hòa Bình ưu tiên dự án đầu tư xử lý chất thải rắn theo công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng [43] NGUYỄN ĐÌNH ĐÁP: Cần ưu tiên giải bài toán đầu tư cho tái chế rác thải nhựa [44] LÊ THỊ VÂN: Thúc đẩy đồng lợi ích về kinh tế - xã hội trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam [46] DƯ VĂN TOÁN: Định hướng phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Vân Phong [49] NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI, NGUYỄN HẢI YẾN: Thí điểm phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở xã Thụy Chính, tỉnh Thái Bình MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN [55] TRẦN VĂN MIỀU: Phát huy vai trò tham gia bảo vệ môi trường của các đoàn thể nhân dân trong xây dựng nông thôn mới [57] NGUYỄN HẰNG: Vị thẩm phán công tâm, đóng góp tích cực cho cuộc chiến bảo vệ động vật hoang dã [58] NAM VIỆT: Vườn Quốc gia Côn Đảo: Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu phát triển bền vững [61] TRẦN TÂN, NGUYỄN MINH HẠNH: Bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm và thủy hải sản tự nhiên ở Bình Định [63] BÍCH PHƯƠNG: Những Cây Di sản hàng trăm năm tuổi ở Bến Tre [65] PHẠM THỊ NHÂM, ĐẶNG HUY PHƯƠNG: Nhân nuôi bảo tồn thành công loài cá cóc Việt Nam MÔI TRƯỜNG & DOANH NGHIỆP [51] PHẠM TUYÊN: Heineken Việt Nam- Hướng tới kinh tế tuần hoàn [53] GIA LINH: Công ty CP Paper: Doanh nghiệp giấy đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ Công trình Xanh NHÌN RA THẾ GIỚI [67] MINH HUỆ : Inđônêxia: Hiệu quả bước đầu từ việc áp dụng đồng loạt các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường
- SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2019 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2020 CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Cần có những hành động quyết liệt, giải pháp mang tính đột phá để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ môi trường VVThứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu chỉ đạo tại VVToàn cảnh Hội nghị Hội nghị N gày 25/12/2019, tại Hà Nội, Tổng cục Tổng cục Môi trường; sự phối đạo Bộ. Nhìn chung, công tác Môi trường đã tổ chức Hội nghị tổng hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực xây dựng văn bản pháp luật kết công tác năm 2019 và phương của các Bộ, ngành, đơn vị liên năm 2019 đã được đổi mới hướng nhiệm vụ công tác năm 2020. Tới dự quan, công tác quản lý nhà theo hướng tiệm cận quy định Hội nghị có Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn nước về BVMT đã đạt được của các quốc gia phát triển; Nhân, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và toàn những kết quả nhất định, đã quản lý theo vòng đời và áp thể công chức, viên chức, người lao động thuộc có những đóng góp vào những dụng nền kinh tế tuần hoàn. Tổng cục. thành công chung của toàn Bên cạnh đó, Tổng cục ngành TN&MT. Một số kết Môi trường đã chủ động, tập HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ quả chính đạt được đó là tập trung đẩy mạnh thực hiện VỀ BVMT trung nguồn lực hoàn thiện đồng bộ các hoạt động về Trên cơ sở Chương trình công tác năm 2019 hành lang pháp lý trong lĩnh thanh tra, kiểm tra chấp hành của Bộ, ngay từ đầu năm, Tổng cục Môi trường vực môi trường, coi là trọng pháp luật về BVMT; triển khai đã nhanh chóng xây dựng, ban hành Chương tâm đột phá nhằm chuyển phương án giao Bộ TN&MT trình công tác năm 2019 của Tổng cục, trong đó đổi phương thức quản lý theo là cơ quan đầu mối, thống nhất xác định mục tiêu trọng tâm là hoàn thiện hành hướng chủ động phòng ngừa, quản lý nhà nước về chất thải lang pháp lý về BVMT, bảo tồn thiên nhiên và đa tăng cường kiểm soát, ngăn rắn (CTR), Chủ tịch UBND dạng sinh học; tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức ngừa hành vi vi phạm pháp cấp tỉnh chịu trách nhiệm bộ máy của Tổng cục; tăng cường nguồn lực cho luật về BVMT. Đến nay, Tổng toàn diện về vấn đề rác thải và hoạt động BVMT; chủ động phòng ngừa, kiểm cục đã trình và được Chính xử lý rác thải trên địa bàn theo soát, khắc phục ô nhiễm môi trường (ÔNMT), phủ ban hành 3 Nghị định, tinh thần Nghị quyết số 09/ cải thiện chất lượng môi trường; cải cách thủ tục Bộ trưởng ban hành 1 Thông NQ-CP của Chính phủ; ứng hành chính; đổi mới trong chỉ đạo điều hành, tư; đã hoàn thiện, đăng tải xin phó, khắc phục ô nhiễm, cải cập nhật thường xuyên các nhiệm vụ phát sinh ý kiến rộng rãi đối với dự thảo thiện chất lượng môi trường; và có lộ trình triển khai cụ thể để hoàn thành số 2 Luật BVMT 2019 với quản lý chất thải; xử lý triệt để tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng, nhiều điểm mới căn bản so các cơ sở gây ÔNMT nghiêm hiệu quả. với Luật BVMT 2014; đã trình trọng; kiểm soát ÔNMT các Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh 1 Nghị định đúng tiến độ; 1 khu, cụm công nghiệp, làng đạo; sự vào cuộc trực tiếp của tập thể Lãnh đạo, Thông tư tiếp tục được hoàn nghề; quan trắc môi trường; sự nỗ lực của các cán bộ, công chức, viên chức thiện theo yêu cầu của Lãnh bảo tồn thiên nhiên và đa 8 Số 12/2019
- SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG dạng sinh học. Tiếp tục kiện toàn, duy trì hiệu ÔNMT nghiêm trọng chưa BVMT mà Đảng, Chính phủ quả hoạt động các Tổ giám sát về môi trường đối được xử lý triệt để, nhiều cơ đã đề ra, đó là “Kết hợp công với các cơ sở, dự án có nguy cơ gây ÔNMT cao; sở công nghiệp nằm xen lẫn tác BVMT hài hòa với phát triển khai có hiệu quả hoạt động của đường dây trong khu dân cư chậm được triển kinh tế - xã hội. Kiểm nóng tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin phản di dời; chất lượng và tính đa soát chặt chẽ nguồn xả thải; ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ÔNMT dạng sinh học của hệ sinh thái giảm thiểu rác thải nhựa; thu từ Trung ương đến địa phương. Nhờ đó, các chỉ tiếp tục suy giảm, vẫn còn các gom, tái chế CTR; đề cao trách tiêu về môi trường có sự chuyển biến tích cực, nguy cơ từ sinh vật ngoại lai nhiệm của doanh nghiệp và đều đạt kết quả cao hơn so với năm 2018 và đạt xâm hại và rủi ro từ sinh vật người dân; xử lý nghiêm các chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - biến đổi gen. hành vi gây ÔNMT; khuyến xã hội năm 2019. khích, thúc đẩy ngành công Ngoài ra, Tổng cục cũng đã đẩy mạnh thực KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ nghiệp môi trường; từng bước hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực NGUỒN XẢ THẢI, xây dựng nền kinh tế tuần TĂNG CƯỜNG QUẢN môi trường, theo đó đã bãi bỏ và cắt giảm trên 25 hoàn”. Để thực hiện tốt nhiệm LÝ CTR thủ tục hành chính trong lĩnh vực BVMT, giảm vụ năm 2020, Tổng cục cần thời gian thực hiện thủ tục hành chính từ 15-25 Phát biểu chỉ đạo Hội tập trung thực hiện tốt một số ngày; ban hành quy trình nội bộ trong giải quyết nghị, Thứ trưởng Võ Tuấn nhiệm vụ trọng tâm: 7 thủ tục hành chính; tập trung hoàn thành, Nhân đánh giá cao nỗ lực, Một là, phải tập trung giải quyết khối lượng lớn các văn bản, nhiệm cố gắng và những kết quả đạt cao độ vào việc nghiên cứu, vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo được của Tổng cục trong năm sửa đổi Luật BVMT, đảm Bộ giao; giảm rõ rệt tỷ lệ giải quyết thủ tục hành 2019, đồng thời đề nghị Tổng bảo yêu cầu về chất lượng và chính chậm tiến độ so với năm 2018 (khoảng cục phải rút kinh nghiệm, đúng tiến độ trình các cấp (dự 2%, năm 2018 trung bình khoảng 10%). khắc phục triệt để những tồn kiến tháng 5/2020 trình lấy Nhìn chung, trong năm 2019, công tác quản tại, hạn chế trong thời gian ý kiến đại biểu Quốc hội tại lý, BVMT đã có những chuyển biến mạnh mẽ tới. Nhìn lại năm 2019, Thứ Kỳ họp thứ 9 và trình Quốc từ nhận thức đến hành động, đã chủ động kiểm trưởng đánh giá trong năm hội thông qua tại Kỳ họp thứ soát, giám sát, phòng ngừa được ÔNMT, đảm qua có nhiều vấn đề môi 10 vào tháng 10/2020). Đồng bảo các dự án lớn tiềm ẩn nguy cơ cao về môi trường nổi lên được dư luận thời, tập trung nguồn lực để trường được kiểm soát chặt chẽ, hoạt động an xã hội quan tâm, cần xử lý như xây dựng hành lang pháp lý toàn, đóng góp cho tăng trưởng; xu hướng suy vấn đề quản lý CTR, quản lý về quản lý CTR theo hướng giảm nhanh chất lượng môi trường được kiềm rác thải nhựa, vấn đề ÔNMT thống nhất quản lý trên phạm chế, ÔNMT vẫn xảy ra nhưng xu hướng tăng không khí, một số sự cố môi vi cả nước; nghiên cứu xây mạnh như trước đây được giảm dần; vấn đề môi trường xảy ra ở quy mô không dựng quy hoạch BVMT quốc trường đã thu hút, nhận được sự quan tâm, vào lớn nhưng lại ảnh hưởng trực gia làm cơ sở phân vùng, định cuộc của cả hệ thống chính trị, xã hội và người tiếp đến đời sống của một bộ hướng đầu tư, phát triển các dân. phận không nhỏ Nhân dân. ngành kinh tế; rà soát, điều Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về Điều này đã đặt ra cho những chỉnh hoặc xây dựng mới các BVMT nói chung và của Tổng cục trong năm người làm công tác quản lý quy chuẩn kỹ thuật quốc gia qua chưa đạt được kết quả như mong muốn, nhà nước về BVMT thêm về môi trường trên cơ sở tham cụ thể ÔNMT vẫn còn diễn biến phức tạp, những trọng trách, nhiệm vụ khảo kinh nghiệm của các đặc biệt ÔNMT không khí đang ngày càng trở nặng nề trước Nhân dân. nước phát triển trên thế giới. nên nghiêm trọng tại các TP lớn như Hà Nội, Bước sang năm 2020, Hai là, tiếp tục kiện toàn TP. Hồ Chí Minh, nhất là tại một số thời điểm năm quyết định kết quả của tổ chức bộ máy của các đơn trong ngày và một số ngày trong năm; lượng kế hoạch phát triển kinh tế - vị trực thuộc Tổng cục theo chất thải được thải ra môi trường ngày càng gia xã hội giai đoạn 2016 – 2020, chức năng, nhiệm vụ mới tăng, trong khi phần lớn được xử lý theo hình Thứ trưởng đề nghị Tổng cục để bảo đảm thực hiện thống thức chôn lấp, tỷ lệ CTR sinh hoạt được giảm cần phải có những hành động nhất quản lý nhà nước về thiểu hoặc tái chế chưa cao; nước thải đô thị phát quyết liệt, những giải pháp CTR theo đúng Nghị quyết sinh ngày càng lớn, hầu hết chưa qua xử lý, xả ra mang tính đột phá để nỗ lực số 09/NQ-CP ngày 3/2/2019 môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong đạt được các mục tiêu đề ra, của Chính phủ. Cần có sự đổi các đô thị, khu dân cư; vẫn còn nhiều cơ sở gây thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mới ngay trong cách chỉ đạo, Số 12/2019 9
- SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG điều hành, tạo được sự đoàn kết, Đẩy mạnh các giải pháp kiểm soát nhất trí, hiệp đồng phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc trong Tổng chất lượng môi trường không khí cục, giữa Tổng cục với các đơn vị trong Bộ cũng như các Bộ, ngành và địa phương để nhân lên sức mạnh; phát huy được năng lực, sở trường của mỗi tập thể, cá nhân. Ba là, thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ giao; chủ động báo cáo Lãnh đạo Bộ theo tiến VVToàn cảnh cuộc họp độ để kịp thời chỉ đạo. Chú trọng N công tác kế hoạch - tài chính, gày 19/12/2019, Văn phòng tham gia giao thông, trong đó có nhiều đảm bảo tiến độ phê duyệt, giải Chính phủ có văn bản số phương tiện cũ không đảm bảo tiêu ngân các dự án, nhiệm vụ. 11557/VPCP-KGVX về bảo chuẩn khí thải; hoạt động xây dựng các Bốn là, chủ động nắm bắt vệ, cải thiện môi trường không khí công trình mới, cải tạo, sửa chữa đường thông tin, tham mưu kịp thời (MTKK) tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. giao thông; đốt rơm rạ ngoài trời, đốt rác cho Lãnh đạo Bộ các giải pháp Theo đó, giao Bộ TN&MT chủ trì, phối trong đó có cả chất thải nguy hại không để xử lý các vụ việc môi trường hợp với các Bộ, ngành có liên quan và đúng quy định tại một số địa phương; nóng, mới phát sinh được dư UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung việc sử dụng số lượng lớn bếp than tổ ương rà soát, đánh giá kết quả thực thi ong để đun nấu trong sinh hoạt hàng luận và báo chí phản ánh. pháp luật về BVMT không khí, nhất là ngày cũng như để kinh doanh cũng gây Năm là, tiếp tục phát huy ở các đô thị lớn; khẩn trương đánh giá phát sinh bụi (chỉ tính riêng TP. Hà Nội, thực hiện tốt công tác thanh tra, tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm hiện nay có khoảng 60 nghìn bếp than kiểm tra về BVMT; tăng cường vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tổ ong được sử dụng mỗi ngày)… các hoạt động thanh tra đột xuất; tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày Để kiểm soát, khắc phục tình trạng thực hiện thanh tra đến đâu, ban 1/6/2016 về Kế hoạch hành động quốc ÔNMTKK, Bộ TN&MT chỉ đạo triển hành kết luận đến đó theo quy gia quản lý chất lượng không khí đến khai các giải pháp như: Hoàn thiện thể định; xử lý nghiêm, có tính răn năm 2020, tầm nhìn đến 2025, đề xuất chế, chính sách pháp luật về BVMT đe đối với các hành vi vi phạm, giải pháp tổng thể bảo vệ MTKK, báo không khí; chú trọng phòng ngừa, cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày kiểm soát ô nhiễm môi trường; thiết lập đồng thời kịp thời tháo gỡ vướng 15/1/2020. các hàng rào kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu mắc về chính sách, pháp luật, Trước đó, Bộ TN&MT đã tổ chức chuẩn kỹ thuật môi trường, tiệm cận với giúp các địa phương làm tốt cuộc họp với các Bộ, ngành về giải pháp tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên công tác quản lý nhà nước trên kiểm soát chất lượng môi trường không thế giới; thực hiện điều tiết, phân luồng địa bàn. khí. Theo báo cáo tại cuộc họp, thời giao thông hợp lý để hạn chế tình trạng Sáu là, tiếp tục duy trì hoạt gian qua, tình trạng ÔNMTKK tại một ùn tắc kéo dài gây ô nhiễm môi trường. động, phát huy hiệu quả của số địa phương có xu hướng gia tăng, Đối với các xe ngoại tỉnh vào nội đô cần Đường dây nóng tiếp nhận và chủ yếu là ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi được chia làn, rửa xe, che chắn để hạn xử lý thông tin phản ánh, kiến mịn PM2.5. Tại Hà Nội, từ tháng 9/2019 chế bụi; đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu đến tháng 12/2019 trong nhiều ngày giá chuẩn khí thải đối với các phương tiện nghị của tổ chức và cá nhân về trị trung bình 24 h của bụi PM2.5 vượt giao thông; khuyến khích người dân ÔNMT của Trung ương và địa QCVN từ 2 - 3 lần. sử dụng phương tiện giao thông công phương; tập trung đẩy mạnh, Một số nguyên nhân chính gây ô cộng, giảm xe phương tiện cá nhân, tiến làm tốt hơn việc tiếp nhận, xác nhiễm bụi trong môi trường không khí tới loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu minh và xử lý các thông tin■ là do khí thải từ các phương tiện cơ giới gây ô nhiễm môi trường...■ NGUYÊN HỒNG CHÂU LOAN 10 Số 12/2019
- SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG Cần giải pháp căn cơ để bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu trong giai đoạn mới V ừa qua, tại TP. Thái Nguyên, Ủy ban về BVMT của đội ngũ lãnh quan trắc vào tháng 7/2019 BVMT lưu vực sông (LVS) Cầu tổ đạo, cán bộ làm việc tại các của Trung tâm Quan trắc chức Phiên họp lần thứ 15 nhiệm kỳ cơ sở. Nhiều công trình, dự Môi trường miền Bắc (Tổng 2019 - 2020. án về xử lý chất thải rắn, xử cục Môi trường), tại thượng Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch lý nước thải… đã được các nguồn LVS Cầu, đoạn sông Ủy ban BVMT LVS Cầu, ông Vương Đức Bộ, ngành và các địa phương Cầu chảy qua Bắc Kạn và Sáng Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho triển khai thực hiện, với tổng Thái Nguyên, nước sông khá biết, trong năm 2019, Ủy ban BVMT LVS Cầu số tiền đầu tư lên đến hàng sạch, giá trị chỉ số chất lượng đã phối hợp với UBND các tỉnh trên LVS Cầu nghìn tỷ đồng. Đến nay, hầu nước (WQI) dao động từ tổ chức đoàn công tác kiểm tra, khảo sát tình hết các khu công nghiệp 68 - 92, nước sông sử dụng hình triển khai Đề án BVMT LVS Cầu; thành (KCN) tại các tỉnh trên LVS được cho mục đích nuôi lập Tổ giám sát công tác BVMT đối với các Cầu đều có hệ thống xử lý trồng thủy sản và cấp nước cơ sở đang hoạt động tại làng nghề Phong nước thải (HTXLNT) tập sinh hoạt. Tại các điểm quan Khê và cụm công nghiệp (CCN) giấy Phong trung và tuân thủ khá tốt các trắc giáp ranh giữa Hà Nội - Khê, qua đó tạo sự chuyển biến nhận thức quy định về BVMT. Kết quả Bắc Giang - Bắc Ninh, chất Ông Đinh Quang Tuyến - Đại tá Nguyễn Văn Sáu - Phó Cục trưởng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Bắc Kạn: Là tỉnh đầu nguồn môi trường: Trong năm 2019, lực lượng của sông Cầu, Bắc Kạn đã cảnh sát môi trường đã xử lý 115 vụ việc chú trọng đến công tác BVMT. vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính với Để đảm bảo nguồn nước sinh số tiền 7,4 tỷ đồng, trong đó các hành vi hoạt cho người dân, tỉnh Bắc vi phạm chủ yếu là xả nước thải vượt quy Kạn đã tổ chức trồng và bảo vệ rừng, bảo chuẩn cho phép ra môi trường, thực hiện tồn đa dạng sinh học, BVMT vùng đầu không đúng, không đầy đủ nội dung trong cam kết BVMT... nguồn. Tuy nhiên, Ủy ban BVMT LVS Cầu, Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thuộc LVS Cầu rà soát Bộ TN&MT, các Bộ, ngành và các tỉnh trong toàn bộ các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường thuộc LVS lưu vực cần tăng cường đầu tư xây dựng khu Cầu, xây dựng danh mục các điểm nóng ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải cho các làng nghề, thị trấn, xác định các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo trình tự ưu khu dân cư. Đồng thời, tại các khu vực nông tiên giải quyết. Các địa phương phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ thôn, các địa phương cần thực hiện nghiêm NN&PTNT triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, lắp việc đánh giá tiêu chí môi trường trong xây đặt thiết bị quan trắc, quan trắc đồng bộ, định kỳ để đánh giá dựng nông thôn mới, tránh tình trạng “châm chất lượng, mức độ ô nhiễm nguồn nước, đồng thời tổ chức chước” đối với việc thực hiện tiêu chí này. kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất... Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Giám đốc Sở TN&MT Thái Nguyên: Quá trình triển khai chính sách pháp luật TN&MT cho thấy, nhiều quy định chưa đồng bộ, thống nhất, rõ ràng. Vì thế, đề nghị Bộ TN&MT, các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư trong quản lý TN&MT, quản lý chất lượng nguồn nước; có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ liên ngành, liên vùng và phân công rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, UBND các cấp. Đồng thời, tăng cường nguồn lực, hỗ trợ các địa phương đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật môi trường về xử lý nước thải, rác thải; UBND các tỉnh thuộc lưu vực phối hợp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc xả thải của các cơ sở sản xuất, xử lý dứt điểm các cơ sở khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường. Số 12/2019 11
- SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG lượng môi trường nước sông Cầu giảm dần, năm 2020. Để cải thiện chất chỉ đạo rà soát tiến độ triển giá trị WQI dao động từ 35 - 74, nước sông sử lượng nước sông Cầu, các khai các nhiệm vụ, dự án đã dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, tưới đại biểu cho rằng, cần có được phê duyệt tại Kế hoạch tiêu và các mục đích tương đương khác. Trên giải pháp căn cơ, cùng với sự triển khai Đề án tổng thể sông Công, chất lượng nước sông vào tháng quyết tâm và phối hợp chặt 7/2019 khá sạch, WQI dao động từ 75 - 91, chẽ giữa các Bộ, ngành và LVS Cầu. Các địa phương nước sông sử dụng được cho mục đích nuôi các địa phương trên lưu vực, có lộ trình, bố trí nguồn trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt; sông Ngũ nhằm đáp ứng sự phát triển kinh phí để thực hiện kiểm Huyện Khê, chất lượng môi trường nước sông trong giai đoạn tới. soát và quản lý chặt chẽ các ở mức trung bình, giá trị WQI dao động từ 24 Bộ TN&MT phối hợp nguồn thải KCN, CCN, làng - 39, ô nhiễm vẫn tiếp diễn tại điểm Cầu Đào với các Bộ/ngành liên quan nghề, nước thải sinh hoạt đô Xá, Bắc Ninh (WQI=24), do ảnh hưởng của và các địa phương thuộc LVS nước thải chưa xử lý của làng nghề giấy Phong thúc đẩy các chương trình, thị... Đồng thời, xây dựng cơ Khê, Bắc Ninh. dự án liên vùng, liên tỉnh sở dữ liệu, thông tin nguồn Tại Phiên họp, các đại biểu đã đánh giá nhằm giải quyết vấn đề ô thải; lập bản đồ nguồn ô kết quả triển khai Đề án tổng thể BVMT LVS nhiễm môi trường LVS Cầu; nhiễm để kiểm soát, xử lý Cầu giai đoạn 2006 - 2020; những tồn tại, hạn giám sát môi trường nước tổng thể các nguồn thải tại chế và đề xuất kiến nghị, định hướng BVMT sông Cầu liên tỉnh; UBND địa phương■ LVS Cầu sau khi kết thúc Đề án, giai đoạn sau các tỉnh trên LVS Cầu cần PHƯƠNG LINH Tham vấn chuyên gia quốc tế về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường V ừa qua, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên gia quốc tế về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật hợp nhất, tích hợp 7 loại giấy phép về môi trường và xả nước hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Đối với vấn đề ĐTM và giấy phép môi trường, Luật BVMT. thải vào nguồn nước hiện các đại biểu lưu ý, ĐTM Dự thảo Luật BVMT sửa đổi có 17 chương, có thành giấy phép môi liên quan đến quá trình quy 177 điều (tăng 7 điều so với Luật BVMT năm trường, bao gồm: Giấy xác hoạch khi phát triển các dự 2014); trong đó giữ nguyên 30 Điều; bãi bỏ, nhận hoàn thành công trình án hạ tầng ở quy mô lớn, nên lồng ghép nội dung vào các điều khác đối với BVMT; giấy xác nhận đủ phải thận trọng, tránh chồng 47 Điều; sửa đổi, bổ sung 78 Điều; bổ sung điều kiện nhập khẩu phế chéo, tạo gánh nặng kép cho mới 57 Điều. Theo đó, một số nội dung được liệu; giấy phép xử lý chất doanh nghiệp. Về kiểm soát sửa đổi, bổ sung là: Phân vùng môi trường, thải nguy hại; sổ đăng ký ô nhiễm, cần quy định rõ đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cấp chủ nguồn thải chất thải việc trao đổi chất thải giữa giấy phép môi trường và kiểm soát ô nhiễm. nguy hại; giấy phép xả khí các cơ sở sản xuất với nhau Dự thảo Luật bỏ kế hoạch BVMT đối thải; xác nhận kế hoạch để tránh nguồn gây ô nhiễm với các dự án ít có nguy cơ gây ô nhiễm môi BVMT (chuyển từ tiền kiểm thứ cấp. trường; bãi bỏ quy định “tiền kiểm” về xác sang hậu kiểm); giấy phép xả Dự thảo Luật sửa đổi, nhận kế hoạch BVMT và thay vào đó là “hậu nước thải vào nguồn nước, bổ sung một số điều của kiểm” bằng giấy phép môi trường, đồng thời công trình thủy lợi. Luật BVMT sẽ được đăng tải kiểm soát được chất thải phát sinh…; Bỏ thủ Tại Hội thảo, các chuyên công khai trên Cổng thông tục phê duyệt ĐTM và sửa đổi việc thẩm định gia quốc tế đã góp ý Dự thảo tin điện tử của Bộ TN&MT báo cáo ĐTM theo hướng báo cáo ĐTM do Luật sửa đổi, bổ sung một số để lấy ý kiến rộng rãi của các chủ dự án lập, tự chịu trách nhiệm trước pháp điều của Luật BVMT. Các tổ chức, doanh nghiệp và luật. Cơ quan thẩm định chỉ phê duyệt kết quả đại biểu cho rằng, việc phân nhân dân nhằm hoàn thiện thẩm định báo cáo ĐTM là căn cứ để cơ quan vùng môi trường cần dựa Dự thảo Luật, trình Quốc nhà nước có thẩm quyền thẩm định, thiết kế, trên đặc điểm địa lý, địa chất; hội xem xét ban hành vào xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy phân vùng môi trường cũng năm 2020■ phép khai thác khoáng sản... cần gắn với phân vùng quy CHÂU LOAN 12 Số 12/2019
- SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới N gày 10/12/2019, tại TP. Hưng Yên, Bộ TN&MT phối hợp với Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình triển khai thực hiện Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 và định hướng cho giai đoạn sau năm 2020. Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây VVThứ trưởng Võ Tuấn Nhân (đứng thứ 6 từ trái sang) dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 (Chương trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc thực trình), sau 10 năm triển khai, Chương trình hiện Tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM giai đoạn đã đạt được những thành tựu to lớn, trên mọi 2010 - 2020 mặt của đời sống kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, đặc biệt là nội dung môi trường. Tính đến năm 2020 và định hướng sau thực hiện kế hoạch quản lý hết tháng 11/2019, cả nước đã có 4.806 xã đạt năm 2020, các địa phương nước thải nông thôn; phát chuẩn NTM (chiếm 54%), 5.835 xã đạt Tiêu chí đã đạt chuẩn và hoàn thành huy giá trị sinh thái, điều hòa môi trường (đạt tỷ lệ 65,5%). Tỷ lệ dân số nông nhiệm vụ NTM cần rà soát tiểu khí hậu, hình thành các thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh các nội dung của Tiêu chí điểm sinh hoạt công cộng; đạt khoảng 94,84%; có 3.210 xã và 19.500 thôn môi trường và đầu tư nguồn xây dựng cảnh quan, giữ gìn có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt (chiếm lực, xử lý dứt điểm, củng cố vệ sinh và BVMT… 35,8% tổng số xã và 24,4% tổng số thôn); 59/63 chất lượng các chỉ tiêu, tiêu Đồng thời, Thứ trưởng tỉnh, TP phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải chí cho bền vững; tổ chức giao Tổng cục Môi trường rắn trên địa bàn theo quy định; 100% xã đã xác tổng điều tra, đánh giá chi phối hợp chặt chẽ với Văn định vị trí điểm trung chuyển/điểm tập kết rác tiết các chỉ tiêu của Tiêu chí phòng Điều phối NTM hoặc bãi chôn lấp quy mô nhỏ; 42/63 tỉnh, TP môi trường, thẩm tra lại báo Trung ương tiếp tục hoàn có kế hoạch xử lý rác thải tập trung ở nông cáo của các địa phương để thiện Bộ tiêu chí về môi thôn, trong đó có 16/63 địa phương phê duyệt có được một bộ dữ liệu đầy trường trong xây dựng NTM chủ trương đầu tư các nhà máy xử lý chất thải đủ, chi tiết về bức tranh môi giai đoạn 2021 - 2025 và định rắn nông thôn quy mô liên huyện và cấp tỉnh... trường nông thôn của năm hướng đến 2030, trên cơ sở Bên cạnh những thành quả đạt được, công 2020. Đặc biệt, cần xem xét, góp ý của các Bộ, ngành và tác BVMT trong xây dựng NTM còn một số phê duyệt kế hoạch cụ thể địa phương; tính bảo đảm khó khăn, hạn chế như: Các chính sách thu cho công tác quản lý chất thải hút đầu tư, huy động xã hội hóa trong công tác rắn nông thôn, thống kê chi tính kế thừa, mới, đột phá, BVMT, xử lý chất thải nông thôn còn chưa phát tiết, phân tách từng nguồn toàn diện, tính khả thi và phù huy được hiệu quả; Bộ chỉ tiêu trong Tiêu chí chất thải cụ thể để có định hợp với trình độ chính trị, số 17 về môi trường đối với cấp xã và Tiêu chí hướng quản lý chất thải phù văn hóa, kinh tế - xã hội của số 7 về môi trường đối với cấp huyện còn bộc hợp, tiếp cận với nguyên lý từng vùng, miền, địa phương lộ một số bất cập trong triển khai thực hiện; “kinh tế tuần hoàn” trong tận cụ thể. Thiếu các công cụ kỹ thuật, biện pháp khoa thu, tái chế, tái sử dụng chất Cũng tại Hội nghị, Bộ học, công nghệ phù hợp trong hoạt động xử lý thải cho các mục đích khác. TN&MT đã trao Bằng khen chất thải, xây dựng cảnh quan và BVMT nông Ngoài ra, cần vận dụng tối đa cho các tập thể và cá nhân thôn… các cơ chế chính sách hiện có thành tích xuất sắc trong Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ có để kêu gọi doanh nghiệp triển khai thực hiện Tiêu chí TN&MT Võ Tuấn Nhân đề nghị, để xây dựng đầu tư cho xử lý chất thải; môi trường trong xây dựng nông thôn bền vững, giai đoạn từ nay đến hết sớm xây dựng và tổ chức NTM giai đoạn 2010 - 2020■ HỒNG NHUNG Số 12/2019 13
- LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương VŨ KIM LIÊN Bộ TN&MT Ngày 4/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1746/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa (RTN) đại dương đến năm 2030, nhằm thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề RTN mà trọng tâm là RTN đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả RTN từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu RTN đại dương. B PHẤN ĐẤU ĐẾN NĂM iển và đại dương là nguồn sống, không RTN. Tại Kỳ họp lần thứ sáu 2025, GIẢM THIỂU 50% gian sinh tồn vô cùng quan trọng của Đại hội đồng Quỹ Môi trường RTN TRÊN BIỂN VÀ ĐẠI con người và là nền tảng cơ bản cho phát toàn cầu (GEF 6), Việt Nam DƯƠNG triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay biển và đã đề xuất sáng kiến “Thiết đại dương đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lập mối quan hệ đối tác khu Kế hoạch đã khái quát nghiêm trọng, điển hình nhất là ô nhiễm do rác vực các biển Đông Á về quản được hiện trạng RTN đại thải đại dương, chiếm tỷ lệ lớn trong đó là RTN. lý RTN đại dương”. Trong Lễ dương và tình hình quản lý, RTN có kích thước từ mi-cro-mét đến hàng mét, ra quân toàn quốc Phong trào ngăn ngừa RTN đại dương được phân thành nhựa có kích thước lớn và vi chống RTN ngày 9/6/2019, Thủ ở Việt Nam và thế giới, từ đó nhựa - các mảnh nhựa có đường kính dưới 5 mi- tướng Chính phủ đã nêu rõ đặt ra yêu cầu cấp thiết trong li-mét, chứa nhiều trong mỹ phẩm và sản phẩm mục tiêu “Phấn đấu đến năm việc xây dựng Kế hoạch hành chăm sóc cá nhân. Bằng nhiều phương thức khác 2021, các cửa hàng, chợ, siêu động quốc gia về quản lý RTN nhau, RTN trên đất liền đổ ra biển cùng với RTN thị ở đô thị không sử dụng đồ đại dương đến năm 2030. Kế phát sinh trực tiếp từ các hoạt động trên biển, nhựa dùng một lần; đến năm hoạch được xây dựng trên tạo ra một lượng lớn RTN ở biển và đại dương. 2025, cả nước không sử dụng quan điểm: Quản lý RTN đại Trong môi trường biển, do đặc điểm cấu trúc đồ nhựa dùng một lần”. dương là nhiệm vụ trọng tâm và tác động của nhiều quá trình tự nhiên, RTN Nghị quyết số 36-NQ/TW của các bộ, ngành, địa phương, phát tán, lan truyền nhanh trên phạm vi rộng, ngày 22/10/2018 của Hội nghị được tiến hành liên tục và có RTN có kích thước lớn tiếp tục biến đổi thành lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung lộ trình giảm thiểu RTN phù vi nhựa có khả năng tích tụ kim loại nặng và các ương Đảng khóa XII về Chiến hợp với điều kiện của Việt hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền, đi vào chuỗi thức lược phát triển bền vững kinh tế Nam; dựa trên cơ sở khoa ăn, ảnh hưởng đến các sinh vật và sức khỏe của biển Việt Nam đến năm 2030, học, công nghệ và thực tiễn; con người. tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt góp phần quan trọng vào việc Những tác động có hại của RTN tới môi mục tiêu “Ngăn ngừa, kiểm thực hiện thành công Chiến trường và hệ sinh thái biển đã được Chương soát và giảm đáng kể ô nhiễm lược phát triển bền vững kinh trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đặt môi trường biển; tiên phong tế biển Việt Nam đến năm ở mức cảnh báo từ năm 2014 và trở thành một trong khu vực về giảm thiểu 2030, tầm nhìn đến năm 2045; vấn đề môi trường toàn cầu, được chính phủ các chất thải nhựa đại dương”. Thực Quản lý RTN đại dương là nước, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, các hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, trách nhiệm của các cấp, các tổ chức phi chính phủ và người dân trên toàn trong bối cảnh tình hình nêu ngành, địa phương, tổ chức, thế giới hết sức quan tâm. Cùng với nỗ lực của trên, Bộ TN&MT đã xây dựng doanh nghiệp, cộng đồng dân cộng đồng quốc tế, trong thời gian qua, Chính và trình Thủ tướng Chính phủ cư và từng người dân; cần sự phủ Việt Nam đã đề xuất các sáng kiến quốc tế, Kế hoạch hành động quốc gia hỗ trợ, chia sẻ và hợp tác với cam kết chính trị mạnh mẽ và triển khai nhiều về quản lý RTN đại dương đến các tổ chức quốc tế, các nước hoạt động thiết thực, nhằm quản lý và giảm thiểu năm 2030 (Kế hoạch). trong khu vực và trên thế giới; 14 Số 12/2019
- LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH Chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo hướng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, đặc biệt trong giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy, tăng cường tái chế, tái sử dụng sản phẩm nhựa, nâng cao hiệu quả xử lý RTN, coi RTN là nguồn tài nguyên. Trên cơ sở đó, Kế hoạch đã đặt ra mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2025, giảm thiểu 50% RTN trên biển và đại dương; 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 80% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa VVCác tình nguyện viên tham gia dọn rác trên bãi biển Bãi Cháy dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ gây ô nhiễm môi trường. Đào đại dương thống nhất, phù chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi tắm tạo, tập huấn, nâng cao nhận hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia biển trên toàn quốc; 80% các khu bảo tồn biển thức, tinh thần trách nhiệm, về nguồn thải. Tạo điều kiện, không còn RTN. Thực hiện việc quan trắc hằng thay đổi thói quen sử dụng khuyến khích và hỗ trợ các tổ năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện các sản phẩm nhựa dùng một chức, cá nhân thực hiện các trạng RTN đại dương tại một số cửa sông thuộc lần, túi ni lông khó phân hủy hoạt động thu gom, phân loại, 5 lưu vực sông chính tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, và hành vi xả rác thải, RTN ra lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và tại môi trường đối với cộng đồng sử dụng chất thải nhựa ở các các đảo có tiềm năng phát triển du lịch thuộc cư dân ven biển, ngư dân, thủy lưu vực sông, khu vực các hệ 12 huyện đảo. Đến năm 2030, giảm thiểu 75% thủ, khách du lịch và các tổ sinh thái ven biển, rừng ngập RTN trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai chức, doanh nghiệp; nâng cao mặn, các bãi tắm, vùng nước thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu năng lực, kinh nghiệm quản lý ven biển. gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp chất thải, RTN cho đội ngũ cán Kiểm soát RTN từ nguồn: xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở bộ quản lý các cấp ở các địa Điều tra, thống kê, phân loại, kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ phương có biển. Tuyên truyền, đánh giá các nguồn thải nhựa du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm kêu gọi các tổ chức, cá nhân phát sinh từ đất liền và từ các nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; tăng cường tái chế, tái sử dụng hoạt động trên biển, hải đảo; 100% các khu bảo tồn biển không còn RTN. Mở chất thải nhựa, thúc đẩy xây thực hiện tốt mô hình phân loại rộng quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một dựng nền kinh tế tuần hoàn, chất thải, RTN tại nguồn; xây lần đánh giá hiện trạng RTN đại dương tại một tăng trưởng xanh. dựng, hoàn thiện hệ thống thu số cửa sông thuộc 11 lưu vực sông chính và tại Thu gom, phân loại, lưu gom, phân loại, vận chuyển, 12 huyện đảo. Để đạt được mục tiêu trên, Kế giữ, vận chuyển và xử lý chất xử lý chất thải nhựa tại các hoạch đã đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp: thải, RTN từ các hoạt động ở khu công nghiệp, đô thị, khu Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi khu vực ven biển và trên biển: du lịch, khu dân cư tập trung hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và RTN Tổ chức thực hiện có hiệu quả ven biển, ven sông, cảng biển đại dương: Xây dựng và thực hiện các chương các phong trào, chiến dịch thu theo quy định của pháp luật về trình truyền thông về tác hại của các sản phẩm gom, làm sạch bãi biển quy mô bảo vệ môi trường. Lồng ghép sử dụng một lần có nguồn gốc từ nhựa, túi ni quốc gia, địa phương và cộng thực hiện việc điều tra, thống lông khó phân hủy đối với biển và đại dương, đồng dân cư ven biển tối thiểu kê, phân loại, đánh giá các các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe một năm hai lần; bố trí các nguồn thải nhựa từ đất liền, con người. Kịp thời biểu dương, khen thưởng thiết bị lưu chứa và các điểm từ các hoạt động trên biển và các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt, các sáng tập kết chất thải, RTN phù hải đảo với các giải pháp, biện kiến có giá trị, đồng thời triển khai nhân rộng hợp, an toàn, thuận lợi, bảo pháp quản lý tổng hợp lưu vực mô hình tốt trong phong trào thu gom, phân đảm mỹ quan và vệ sinh môi sông, các đô thị ven biển, cửa loại, vận chuyển và xử lý chất thải, RTN ở khu trường. Huy động sự tham gia sông; tăng cường kiểm soát, vực ven biển, trên biển. Thông tin cụ thể, chính của người dân trong thu gom, quản lý việc xả thải vào nguồn xác về những trường hợp vi phạm pháp luật về thống kê, phân loại RTN đại nước và có biện pháp xử lý vi bảo vệ môi trường, nhất là các trường hợp vứt, dương và phối hợp xây dựng nhựa từ nước thải khu đô thị đổ chất thải, RTN không đúng nơi quy định, cơ sở thông tin, dữ liệu về RTN và khu công nghiệp, nhất là Số 12/2019 15
- LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH tại vùng ven biển, cửa sông, vùng biển ven bờ. thuật, đầu tư kiểm soát RTN Điều tra, khảo sát, rà soát, Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định đại dương. Nghiên cứu, phát nghiên cứu, xây dựng cơ chế về thu gom và xử lý chất thải nhựa phát sinh từ triển, ứng dụng, chuyển giao quản lý RTN đại dương đảm các hoạt động kinh tế thuần biển, bao gồm: du công nghệ, kỹ thuật trong bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác xử lý và giảm thiểu RTN đại lực, hiệu quả. dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển, nuôi dương. Tổ chức vận hành Việc ban hành Kế hoạch trồng và khai thác thủy sản, năng lượng biển, Trung tâm quốc tế về RTN là cơ sở để các Bộ, ngành, đặc biệt tại các đảo có tiềm năng phát triển du đại dương sau khi được thành lịch, dịch vụ biển và đa dạng sinh học cao thuộc lập; xây dựng và quản lý cơ địa phương theo chức năng, 12 huyện đảo và các cấu trúc trên biển có người sở dữ liệu quốc gia về RTN nhiệm vụ và quyền hạn của sinh sống. Ngăn ngừa, giảm thiểu việc thải bỏ, đại dương. Xây dựng và thực đơn vị chủ động xây dựng kế làm thất lạc ngư cụ khai thác thủy sản đi đôi với hiện các đề tài, dự án nghiên hoạch và triển khai thực hiện thực hiện nghiêm các chế tài, công cụ xử phạt cứu xây dựng luận cứ khoa các nhiệm vụ được phân công, vi phạm; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý học, cơ sở thực tiễn về RTN bảo đảm đúng tiến độ, chất thường xuyên và đột xuất các trường hợp vi đại dương; đánh giá các nguy lượng, hiệu quả nhằm giải phạm về xả thải trên biển. cơ, rủi ro ô nhiễm và các tác quyết vấn đề cấp bách hiện nay Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng động của RTN, đặc biệt là trong quản lý môi trường biển, dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử vi nhựa đối với biển và đại bảo đảm thực hiện thành công lý RTN đại dương: Tham gia có trách nhiệm dương, các hệ sinh thái biển, các sáng kiến của Việt Nam về cùng cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề chất môi trường và sức khỏe con quản lý RTN đại dương, góp thải nhựa đại dương, đặc biệt với các quốc người. Xây dựng hệ thống gia ASEAN và các nước khu vực biển Đông quan trắc, giám sát RTN đại phần thực hiện thành công Á. Duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với dương dựa trên công nghệ Nghị quyết số 36-NQ/TW các tổ chức quốc tế về biển; chủ động ký kết viễn thám, giải đoán hình ngày 22/10/2018 về Chiến lược và thực hiện các điều ước quốc tế; phối hợp ảnh và hệ thống thông tin địa phát triển bền vững kinh tế trong việc kiểm soát, quản lý RTN đại dương. lý kết hợp với trí tuệ nhân tạo biển Việt Nam đến năm 2030, Huy động nguồn lực quốc tế trong hỗ trợ kỹ và tri thức bản địa. tầm nhìn đến năm 2045■ Việt Nam cam kết đóng góp vào nỗ lực chung về ứng phó biến đổi khí hậu của cuộc Cách mạng Công học và cân bằng sinh thái cần T nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt, được xem xét một cách đầy đủ. ừ ngày 2 - 13/12/2019, tại Madrid (Tây quá trình đàm phán về hướng Để thực hiện các đóng góp Ban Nha) đã diễn ra Hội nghị lần thứ 25 dẫn thực hiện Thỏa thuận đã cam kết trong Thỏa thuận các Bên tham gia Công ước khung của Pari phải được hoàn thành, Pari kể từ năm 2021, Việt Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 25). Bộ bảo đảm tuân thủ các nguyên Nam cũng đang khẩn trương trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà làm Trưởng tắc của Công ước, nhằm cho hoàn thành việc rà soát, cập đoàn Cấp cao của Việt Nam đã tham dự và có phép các quốc gia xây dựng nhật NDC, bổ sung và hoàn bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị. và thực hiện Kế hoạch thích thiện hệ thống pháp luật về Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh 3 ứng quốc gia, đồng thời, tăng giảm nhẹ phát thải khí nhà vấn đề trọng tâm là: Phạm trù đạo đức, sự đoàn cường nguồn lực tài chính kính, thích ứng với BĐKH. kết và hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Pari về cho các quốc gia đang phát Đồng thời, Việt Nam mong BĐKH (Thỏa thuận Pari). Bộ trưởng cho rằng triển trong quá trình thực hiện muốn thúc đẩy hợp tác với đây là thời điểm quan trọng để các dân tộc thể Đóng góp do quốc gia tự quyết các quốc gia và tổ chức quốc hiện tinh thần đoàn kết nhằm hiện thực hóa định (NDC). Quá trình rà soát tế trong việc thực hiện cam cuộc cách mạng đã tạo nên tại Pari cách đây 4 và cập nhật NDC cần được kết trong khuôn khổ Thỏa năm. Đó là cùng chung tay chuyển đổi mô hình hoàn thành trước năm 2020 thuận Pari, nhằm đóng góp phát triển, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, với “nỗ lực cao nhất có thể” vào nỗ lực chung về ứng phó hướng đến nền kinh tế bền vững có khả năng trong giảm phát thải khí nhà với BĐKH toàn cầu vì tương chống chịu cao trước tác động của BĐKH. kính, thích ứng với BĐKH. lai bền vững và bảo đảm hơn Quá trình chuyển đổi này cần được thực hiện Trong đó, các giải pháp dựa cho hành tinh của chúng ta■ trên tinh thần và áp dụng những thành tựu vào thiên nhiên, đa dạng sinh ĐỨC ANH 16 Số 12/2019
- LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH Những điểm mới trong Hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước (VN WQI) LÊ HOÀNG ANH, VƯƠNG NHƯ LUẬN cơ tồn dư hóa chất BVTV độ đục và TSS. Đa số các lưu Trung tâm Quan trắc Môi trường miền Bắc trong môi trường. Các thông vực sông tại Việt Nam thường N số kim loại nặng và hóa chất có độ đục và TSS cao do đặc hằm tăng cường việc quản lý chất BVTV được lựa chọn để đưa trưng dòng chảy tự nhiên lượng nước, sử dụng hiệu quả số liệu vào công thức tính WQI đều (nhiều phù sa), vì vậy thông số quan trắc môi trường, đa dạng hóa nằm trong QCVN 08:2015/ TSS và độ đục có ảnh hưởng hình thức phổ biến thông tin môi trường tới BTNMT Quy chuẩn quốc gia lớn và làm sai lệch kết quả tính cộng đồng, năm 2011, Tổng cục Môi trường về chất lượng nước mặt lục toán WQI, đưa đến những đã ban hành Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ địa, bao gồm: nhận định không chính xác về số chất lượng nước - WQI (Quyết định số 879/ + Nhóm thông số thuốc chất lượng. QĐ-TCMT ngày 1/7/2011). BVTV: Aldrin, BHC, Dieldrin, Thứ ba, hướng dẫn tính Qua thời gian triển khai áp dụng, Sổ tay DDTs (p,p’-DDT, p,p’-DDD, toán WQI ban hành năm hướng dẫn tính toán WQI cho thấy, còn tồn tại p,p’-DDE), Heptachlor & 2019 có quy định số lượng một số bất cập đối với nội dung, phương pháp Heptachlorepoxide. thông số tối thiểu trong công tính toán các chỉ số WQI, do chưa quy định + Nhóm thông số kim loại thức tính WQI. Số liệu để tính một số thông số quan trắc từ các trạm quan trắc nặng: As, Cd, Pb, Cr6+, Cu, Zn, toán VN_WQI phải bao gồm môi trường nước tự động liên tục, nhóm thông Hg. tối thiểu III/V nhóm thông số đặc thù (kim loại nặng) có khả năng gây độc Thứ hai, hướng dẫn tính số, trong đó bắt buộc phải hoặc tác động mạnh tới chất lượng môi trường toán WQI ban hành năm có nhóm IV (nhóm thông số nước nếu bị ô nhiễm. 2019 không sử dụng thông số hữu cơ và dinh dưỡng). Trong Chính vì vậy, Tổng cục Môi trường đã rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn Bảng 1: Thang điểm đánh giá VN WQI tính toán WQI. Ngày 12/11/2019, Tổng cục Khoảng Chất Màu sắc Mã màu Phù hợp với mục Môi trường đã ban hành Quyết định số 1460/ giá trị lượng RBG đích sử dụng QĐ - TCMT về việc Hướng dẫn kỹ thuật tính WQI nước toán và công bố chỉ số chất lượng nước của Việt 91 - 100 Rất tốt Xanh 51;51;255 Sử dụng tốt cho mục Nam (VN WQI), thay thế Quyết định số 879/ nước đích cấp nước sinh QĐ-TCMT ngày 1/7/2011. biển hoạt VN WQI là một chỉ số tổ hợp được tính 76 - 90 Tốt Xanh lá 0;228;0 Sử dụng cho mục toán từ các thông số chất lượng nước, xác định cây đích cấp nước sinh thông qua một công thức toán học. WQI dùng hoạt nhưng cần các để mô tả định lượng về chất lượng nước và biện pháp xử lý phù được biểu diễn qua một thang điểm. VN WQI hợp được đánh giá và công bố thông qua thang 51 - 75 Trung Vàng 255;255;0 Sử dụng cho mục điểm (Bảng 1): bình đích tưới tiêu và So với Sổ tay hướng dẫn tính toán WQI ban các mục đích tương hành năm 2011, Hướng dẫn tính toán và công đương khác bố WQI do Tổng cục Môi trường ban hành 26 - 50 Xấu Da cam 255;126;0 Sử dụng cho giao năm 2019 đã bổ sung, sửa đổi một số nội dung: thông thủy và các Thứ nhất, bổ sung các thông số kim loại mục đích tương nặng và hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV). Đây đương khác là 2 nhóm thông số có độc tính cao, có ảnh 10 - 25 Kém Đỏ 255;0;0 Nước ô nhiễm nặng, hưởng lớn đến hệ sinh thái và sức khỏe con cần các biện pháp xử người. Đặc biệt, Việt Nam là nước có diện tích lý trong tương lai đất nông nghiệp lớn, trong quá trình sản xuất < 10 Ô Nâu 126;0;35 Nước nhiễm độc, cần đã sử dụng một lượng lớn hóa chất BVTV. Vì nhiễm có biện pháp khắc vậy, nhiều khu vực đang phải đối mặt với nguy rất nặng phục, xử lý Số 12/2019 17
- LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH Trao Giấy chứng nhận vinh danh bốn Vườn Di sản ASEAN mới của Việt Nam nhóm IV có tối thiểu 3 thông số được sử dụng để tính toán. Trường hợp thủy vực chịu tác động của các nguồn ô nhiễm đặc thù, bắt buộc phải lựa chọn nhóm thông số đặc trưng tương ứng để tính toán (thủy vực chịu tác động của ô nhiễm thuốc BVTV bắt buộc phải có nhóm II - nhóm thông số thuốc BVTV); (thủy vực chịu tác động của kim loại nặng bắt buộc phải có nhóm III - nhóm thông số kim loại nặng). Khi tính toán WQI đối với 2 nhóm thông số (thuốc BVTV và kim loại nặng) có ít nhất 1 thông số được sử dụng để tính toán. Thứ tư, công thức tính WQI đã được cập nhật VVLễ trao Giấy chứng nhận cho đại diện 4 Vườn Di sản mới. Do việc bổ sung các nhóm thông số mới, ASEAN mới của Việt Nam N không sử dụng nhóm thông số độ đục và TSS, nên công thức tính WQI cũng cần điều chỉnh. gày 10/12/2019, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Tổng cục Công thức tính toán WQI như sau: Môi trường và Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN n 1/ n m 1/m đã tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận vinh danh bốn WQI II WQI III Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam mới được công nhận. Đó 1/2 WQI I i 1 1 k 1 l WQI i 1 WQI IV WQIV 100 100 100 k i 1 l i 1 là các Vườn quốc gia: Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng), Vũ Quang Đối với thủy vực cần chú ý vấn đề ô nhiễm (Hà Tĩnh), Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) và Khu Bảo tồn thiên hữu cơ, tính toán WQI với trọng số của nhóm nhiên Ngọc Linh (Kon Tum). Việc được công nhận thêm bốn thông số theo bảng sau: Vườn Di sản ASEAN đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có Nhóm thông số Nhóm IV Nhóm V nhiều Vườn Di sản ASEAN nhất trong khu vực với 10 Vườn Di Trọng số 2 1 sản ASEAN. Chương trình Vườn Di sản ASEAN được các Bộ trưởng n 1/ n m 1/m về môi trường, thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á WQI II WQI I i 1 WQI III 1 k 2 1 l 1/3 (ASEAN) thống nhất triển khai từ năm 2003, với mục tiêu bảo WQI i 1 WQI IV WQIV k l i 1 100 100 100 i 1 tồn đa dạng sinh học có tầm quan trọng của khu vực và quốc tế, Trong đó: góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục về môi trường, thể hiện WQII: Kết quả tính toán đối với thông số nguyện vọng của nhân dân các nước thành viên ASEAN về bảo nhóm I tồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững. WQIII: Kết quả tính toán đối với các thông Sau Lễ trao Giấy chứng nhận và vinh danh 4 Vườn Di sản số nhóm II ASEAN mới được công nhận của Việt Nam, các đại biểu đã WQIIII: Kết quả tính toán đối với các thông tham dự Hội thảo tham vấn về việc thành lập Mạng lưới các số nhóm III Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam. Tại Hội thảo, các đại biểu WQIIV: Kết quả tính toán đối với các thông trong nước và khu vực ASEAN đã trao đổi, chia sẻ kiến thức, số nhóm IV kinh nghiệm trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại các WQV: Kết quả tính toán đối với thông số Vườn Di sản ASEAN và thúc đẩy hợp tác các địa phương với nhóm V. các tổ chức quốc tế trong hoạt động này; thống nhất các giải Hướng dẫn tính toán và công bố WQI mới pháp để tăng cường sự phối hợp giữa Tổng cục Môi trường với ban hành sẽ được sử dụng trong việc đánh giá các cơ quan liên quan, các địa phương, nhằm thiết lập và duy trì tổng quan về chất lượng nước và công bố thông mạng lưới các Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam■ tin cho người dân■ NAM VIỆT 18 Số 12/2019
- LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH Tiếp cận thị trường thông qua sử dụng công cụ kinh tế cho bảo vệ môi trường PGS.TS. NGUYỄN THẾ CHINH của chủ thể này lên chủ thể sở hữu cộng đồng để tăng tính TS. LẠI VĂN MẠNH khác, bao gồm 2 loại: Ngoại hiệu quả cho các thành viên Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT ứng tiêu cưc (ô nhiễm) và trong xã hội, mọi người đều ngoại ứng tích cực (chất được hưởng lợi theo quy định T lượng môi trường tốt, cảnh pháp luật. Els thường được ừ nhiều năm qua, tại nhiều nước có thể quan đẹp). Những ngoại ứng dùng là hạn ngạch để giới hạn chế kinh tế thị trường (KTTT), nhất là này là nguyên nhân làm cho việc sử dụng trong khả năng các nước phát triển, việc tiếp cận thị giá cả hàng hóa và dịch vụ cung cấp của chất lượng môi trường (MBA) thông qua sử dụng các công trên thị trường không phản trường, dựa vào ngưỡng chịu cụ kinh tế (EIs) đối với quản lý môi trường ánh đúng giá trị, xét trên góc tải của môi trường. đã được sử dụng phổ biến, đem lại hiệu quả độ chi phí và lợi ích xã hội, Thông tin không đầy cho công tác BVMT, được người dân, doanh cũng như điều hành quản lý. đủ: Biểu hiện của thông tin nghiệp, cộng đồng và cơ quan quản lý đồng Để giải quyết vấn đề này, cần không đầy đủ là thiếu thông thuận. Bởi lẽ “thị trường” là thước đo hiệu quả có sự can thiệp của Nhà nước tin và thông tin không chính hoạt động kinh tế để giải quyết những vấn đề và phải được luật hóa để các xác, khiến cho việc đưa ra các liên quan đến các bên giữa cung và cầu. Tuy chủ thể liên quan đến ngoại chính sách và biện pháp kinh nhiên, trong sự vận hành của thể chế KTTT ứng không bị thiệt dựa trên tế thiếu chuẩn xác, giá cả trên luôn xảy ra thất bại thị trường (TBTT), để hạn các nguyên tắc thị trường thị trường phản ánh không chế những thất bại đó phải sử dụng Els. Nếu như “người gây ô nhiễm phải đúng giá trị của môi trường. không dựa trên cơ sở MBA thông qua EIs sẽ trả tiền - PPP” và “người được Do vậy, cần có những điều khó đạt được mục tiêu quản lý môi trường hưởng lợi từ môi trường phải khoản luật hóa để khắc phục hiệu quả để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trả tiền - BPP”. Những loại tình trạng này đối với việc trưởng kinh tế và BVMT. Els để giải quyết ngoại ứng tính toán và cung cấp thông như thuế, phí môi trường, tin liên quan đến môi trường. THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG trợ cấp, ưu đãi để điều tiết Độc quyền: Độc quyền Nhìn chung, TBTT trong quản lý môi hành vi gây ô nhiễm và trách không phản ánh đúng với trường được nhìn nhận trên các vấn đề: nhiệm đối với hưởng lợi từ bản chất của KTTT, đối với Quyền tài sản: Việc xác định rõ quyền tài môi trường nhằm nội hóa các thị trường phải hướng đến sản là cơ sở quan trọng để giải quyết những chi phí thiệt hại và lợi ích có cạnh tranh trên tất cả các lĩnh xung đột và thỏa thuận để biết chủ thể liên được trong giá cả làm cơ sở vực được giao dịch trên thị quan đến những vấn đề môi trường như ai gây để thu thuế, phí, hay trợ cấp trường. Thực tiễn trong quản ra ô nhiễm, bị ô nhiễm, ai là chủ thể quản lý, môi trường. lý môi trường, khái niệm “xã được lợi, bị thiệt trong tranh chấp môi trường. Hàng hóa công cộng: Là hội hóa” thường được sử dụng Việc xác định rõ quyền tài sản sẽ giúp xác định loại hàng hóa mà mọi người với ý nghĩa là tham gia BVMT, được đối tượng trong các vấn đề môi trường được quyền tiếp cận không hay dịch vụ môi trường cần xảy ra xung đột giữa hai, hay nhiều bên liên phải trả tiền (không khí, cảnh huy động tất cả các thành quan, từ đó cơ quan quản lý có những biện quan đẹp, bãi biển, hồ nước phần tham gia không thể chỉ pháp giải quyết trên cơ sở MBA thông qua …), không có chủ thể quản lý có Nhà nước. Tuy nhiên, để EIs. Muốn vậy, vấn đề này phải được quy rõ ràng, thuộc tài sản chung giải quyết những vấn đề môi định trong Luật BVMT. Trong thực tiễn, việc (Nhà nước, tập thể), dẫn đến trường hiệu quả như xử lý rác sử dụng Els đối với mua, bán quyền xả thải việc khai thác, sử dụng miễn thải, nước thải, khí thải cần thông qua giấy phép xả thải trên thị trường phí, lạm dụng, thiếu trách phải có những quy định pháp nếu không xác định rõ quyền tài sản sẽ không nhiệm của đối tượng sử dụng. luật rõ ràng, không để xảy ra thực hiện được loại công cụ này, tương tự như Với những loại hàng hóa này tình trạng độc quyền. ký quỹ, đặt cọc hoàn trả. cần phải có những quy định Năm nội dung trên là Ngoại ứng: Là những tác động không có và luật hóa việc sử dụng như những vấn đề cơ bản gây chủ ý và không được đền bù từ các hoạt động giao chủ sử dụng cụ thể, hoặc ra TBTT trong quản lý môi Số 12/2019 19
- LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH trường. Để khắc phục những vấn đề đó, Nhà cường đa dạng sinh học, hạn nhiên, việc công bố thông tin nước cần dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường chế tối đa ngân sách nhà nước (nhãn sinh thái, chứng nhận) để can thiệp mới hiệu quả. Muốn vậy, sử dụng chi cho BVMT. ảnh hưởng đến giá cả hàng công cụ thị trường, hay còn gọi là Els để điều hóa và sự lựa chọn của người chỉnh hành vi của người gây ô nhiễm, người PHÂN LOẠI CÁC ELS DỰA TRÊN KINH tiêu dùng, nên công cụ này có hưởng lợi và người sử dụng môi trường để thể được phân vào nhóm các NGHIỆM QUỐC TẾ điều chỉnh bằng luật hóa. Els trong chính sách BVMT. Các công cụ kinh tế cho ELS CHO QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BVMT được chia thành 4 ÁP DỤNG CÁC ELS Lý do áp dụng: Việc sử dụng EIs dựa trên loại: Sử dụng thị trường, tạo TRONG LĨNH VỰC MBA được luật hóa sẽ khắc phục được TBTT; lập thị trường, quy định môi MÔI TRƯỜNG Ở MỘT tối thiểu hóa chi phí, làm giảm ô nhiễm so với trường, sự tham gia của công SỐ QUỐC GIA công cụ dựa vào điều hành, kiểm soát và có chúng (Bảng 1). tính mềm dẻo, tạo cơ hội cho doanh nghiệp, Theo các tài liệu quốc tế Qua nghiên cứu cho thấy, người dân có nhiều lựa chọn. Đồng thời, thì Els bao gồm những công phân theo các lĩnh vực của khuyến khích các chủ thể gây ô nhiễm đầu tư, cụ thuộc nhóm “sử dụng thị mục tiêu BVMT, việc sử dụng đổi mới công nghệ sản xuất, xử lý chất thải, trường”, “giấy phép và quyền các Els ở một số quốc gia châu tiết kiệm nguyên, nhiên liệu đầu vào và thể có thể chuyển nhượng”. Tuy Á được thể hiện ở Bảng 2: chế hóa các nguyên tắc: “người gây ô nhiễm môi trường”, “suy thoái tài nguyên phải trả Bảng 1. Phân loại các công cụ quản lý môi trường trong ma trận chi phí khắc phục và tái tạo” (PPP); “người sử chính sách dụng, hưởng lợi từ tài nguyên và môi trường Sử dụng Tạo dựng thị Quy định Thu hút công phải trả tiền” (BPP), đây là những nguyên tắc thị trường trường môi trường chúng cốt lõi đối với quản lý môi trường sử dụng EIs. Giảm trợ Quyền tài sản và Tiêu chuẩn Sự tham gia Bên cạnh đó, luật hóa việc sử dụng EIs dựa cấp phân quyền của công chúng trên MBA cũng góp phần điều chỉnh hành vi Thuế và Giấy phép và Cấm Công bố thông của nhà sản xuất, người tiêu dùng ngay từ giai phí môi các quyền có thể tin đoạn ban đầu. Thực tế cho thấy, việc thu phí trường chuyển nhượng sử dụng túi ni lông cao sẽ hướng người tiêu Phí người Hệ thống bồi Giấy phép và dùng đến việc sử dụng các loại túi thân thiện sử dụng hoàn quốc tế hạn ngạch môi trường nhiều hơn; thuế cácbon cao sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chất thải ra môi Hệ thống Phân vùng trường, hoặc chuyển sang sử dụng năng lượng đặt cọc - thân thiện môi trường. Đồng thời, cũng tạo hoàn trả nguồn thu tài chính để đầu tư xử lý ô nhiễm, Trợ cấp có Trách nhiệm suy thoái môi trường, phục hồi, cải tạo và tăng mục tiêu pháp lý (Nguồn: Thomas Terner & Jessica Coria, 2012) Bảng 2. Lựa chọn các Els dựa vào thị trường ở các quốc gia châu Á Ứng dụng Không khí Nước Chất thải Năng Vận tải Đun nấu Đô thị Liên Nước mặt Hệ sinh Nguồn Thu gom Tái chế lượng ngành thái phát thải Thương 139 11 4 5 65 22 7 mại giấy phép Thuế, phí 99 21 1 46 78 23 4 6 11 21 và lệ phí Trợ cấp 31 15 9 9 11 9 1 3 4 11 Chính 3 1 4 6 9 sách hỗn hợp 20 Số 12/2019
- LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH Ứng dụng Không khí Nước Chất thải Năng Vận tải Đun nấu Đô thị Liên Nước mặt Hệ sinh Nguồn Thu gom Tái chế lượng ngành thái phát thải Thông 8 3 6 2 3 1 8 tin, nhãn mác Tư nhân 16 18 17 1 hóa Chi trả 1 4 dịch vụ sinh thái Tổng số/ 280 48 14 80 178 73 17 16 22 49 ứng dụng (Nguồn: ADB, 2018) Bảng 3. Sử dụng các Els ở một số quốc gia. Công cụ chung Trung Đài Thái Mông Việt Ma Bangladesh Ấn Độ Malaixia Lào Nepal Philipin Quốc bắc Lan Cổ Nam cau Giảm chất thải tại nguồn Thương mại giấy phép Thuế, phí và lệ phí x x x x x x x Trợ cấp x Chính sách hỗn x x hợp Cung cấp thông tin, nhãn mác và x x các thỏa thuận tự nguyện Thu gom chất thải Thương mại giấy phép Thuế, phí và lệ phí x x x Trợ cấp x x x x Chính sách hỗn x x x x hợp Cung cấp thông tin, nhãn mác và x x các thỏa thuận tự nguyện Xử lý chất thải Thương mại giấy x x phép Thuế, phí và lệ phí x x x x x Trợ cấp x x x x x Chính sách hỗn x x x x x hợp Cung cấp thông tin, nhãn mác và x x x các thỏa thuận tự nguyện (Nguồn: ADB, 2018) Số 12/2019 21
- LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH Bảng 4. Ứng dụng Els ở các quốc gia châu Á Các công cụ chính Dịch vụ cấp thoát nước đô Sử dụng nước tưới Phân phối nước Chất lượng nước Thất bại trong sách dựa vào thị thị không đầy đủ không hiệu quả liên ngành kém mặt kém bảo vệ hệ sinh trường thái Thị trường nước, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Trung Quốc thị trường xả thải Bangladesh Bắc, Ấn Độ Định giá Campuchia, Trung Quốc, Ấn Bangladesh, Trung Sri Lanka Độ, Inđônêxia, Lào, Mông Quốc, Ấn Độ, Nepal, Cổ, Pakistan, Philipin, Việt Pakistan Nam, Thái Lan Thuế, phí hoặc Campuchia, Lào, Trung Quốc, lệ phí Philipin Malaysia, Philippines, Việt Nam Trợ cấp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Ấn Pakistan, Việt Nam Độ, Inđônêxia, Sri Lanka Chi trả dịch vụ hệ Trung Quốc, Ấn sinh thái Độ, Inđônêxia, Philipin, Việt Nam Cung cấp thông Bangladesh, Trung Quốc, Trung Quốc, Ấn tin, nhãn mác và Ấn Độ, Nepal, Campuchia, Độ, Inđônêxia, các thỏa thuận tự Mông Cổ, Inđônêxia Philipin, Việt Nam nguyện (Nguồn: ADB, 2018) Như vậy, các Els, đặc biệt là thuế, phí, lệ phí thiện MBA thông qua EIs. công nghiệp gặp nhiều khó và trợ cấp được sử dụng khá phổ biến trong Qua đó, có thể thấy, có khăn); Đối với MBA và EIs đã các lĩnh vực môi trường then chốt ở những những nguyên nhân cơ bản đưa vào quy định trong luật nước châu Á có trình độ phát triển kinh tế khá như: Việt Nam đang trong pháp còn có mâu thuẫn, quy tương đồng với Việt Nam. Điều này cho thấy, quá trình hoàn thiện thể chế định giữa các Luật, văn bản việc đưa các Els vào Luật BVMT là phù hợp KTTT định hướng XHCN, dưới Luật thiếu sự đồng bộ với xu hướng chung của khu vực và thế giới. nên tính đồng bộ của thị và phối hợp giữa các cơ quan trường vẫn chưa thực hiện ban hành, dẫn đến tính hiệu TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG THÔNG được, gây khó khăn cho MBA lực, hiệu quả không cao. Đối QUA SỬ DỤNG ELS Ở VIỆT NAM và sử dụng EIs, trong đó có với MBA và EIs trong lĩnh Từ năm 1986, Việt Nam đã chuyển đổi lĩnh vực môi trường; Nhận vực môi trường liên quan đến từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thức về MBA và EIs đối với xã nhiều ngành và lĩnh vực, do KTTT định hướng Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) hội nói chung, những người vậy, cần có sự phối hợp chặt và thành công trong tăng trưởng kinh tế, ổn làm chính sách nói riêng vẫn chẽ giữa các bên liên quan; định xã hội. Tuy nhiên, đối với vấn đề môi còn một số hạn chế, nhất là Việc thiết kế và thực thi EIs trường, Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức việc hiểu bản chất vấn đề và từ quy định đến triển khai và những sự cố môi trường nghiêm trọng đã đưa vào các điều khoản của trong thực tiễn chưa sát với xảy ra. Phần lớn các nguyên nhân của các sự Luật sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, cũng cố đó đều liên quan đến lợi ích kinh tế và thiệt thực tiễn vận hành KTTT như khả năng thực hiện của hại môi trường, trong đó động lực thị trường ở Việt Nam; Việt Nam chưa người dân, doanh nghiệp như “một bàn tay vô hình” dẫn đến doanh đáp ứng được yêu cầu về hạ (quy định thu phí rác thải ở nghiệp và người dân “coi nhẹ” vấn đề môi tầng kỹ thuật cho việc thực đô thị không đúng với MBA, trường. hiện EIs (Khi thu phí nước dẫn đến tác dụng của phí rác Mặc dù, từ những năm đầu thời kỳ mở thải công nghiệp do không thải không thay đổi được cửa đất nước, các chủ trương Đảng và trong có phương tiện kỹ thuật đủ hành vi của người xả rác; phí nội dung của các Luật liên quan, nhất là Luật để xác định và giám sát các nước thải không đủ chi phí BVMT và Luật Thuế BVMT đã yêu cầu phải sử thành phần trong nước thải xử lý, nên hạn chế sự tham dụng Els trong quản lý môi trường. Tuy nhiên, đầu ra của doanh nghiệp như gia đầu tư của doanh nghiệp so với yêu cầu thực tiễn, chúng ta vẫn chưa BOD, COD, kim loại nặng, và làm thay đổi hành vi của đạt được như mong muốn, cần tiếp tục hoàn nên việc thu phí nước thải đối tượng gây ô nhiễm). 22 Số 12/2019
- LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH GIẢI PHÁP MBA THÔNG QUA SỬ Els được sử dụng trong Luật về cơ chế thực thi, giám sát đối DỤNG EIS PHỤC VỤ CHO VIỆC SỬA BVMT (sửa đổi) phải dựa trên với việc sử dụng EIs, nhằm đảm ĐỔI LUẬT BVMT các nguyên tắc của thị trường, bảo tính hiệu lực, hiệu quả của Để giải quyết được những tồn tại trên, xin nhưng phải phù hợp với thực sử dụng EIs cho BVMT; đề xuất một số giải pháp giúp cho việc đưa MBA tiễn của Việt Nam như khi thu Việc thiết kế EIs phải là thông qua sử dụng EIs vào sửa Luật BVMT, giúp phí rác thải, nước thải phải tính những chuyên gia nắm bắt được sử dụng sức mạnh của thị trường để bảo vệ tài theo khối lượng xả thải nên có những nguyên lý, nguyên tắc thị nguyên: hai mức thu là phí cố định và trường, hiểu biết môi trường, Xác định rõ quyền tài sản cần đối chiếu với phí biến đổi nhằm quy định đặc biệt là thực tiễn vận hành các chính sách, Luật liên quan như Hiến pháp, rõ trách nhiệm của “người gây của thể chế KTTT ở Việt Nam, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng ô nhiễm phải có nghĩa vụ nộp nhu cầu của nhà quản lý, người sản…., để có những điều khoản quy định trong phí”; “xả thải càng nhiều thì nộp dân và doanh nghiệp đối với Luật BVMT (sửa đổi) phù hợp, nhằm xác định phí càng cao”; BVMT. rõ quyền tài sản liên quan đến môi trường; Sử dụng EIs đưa vào Luật Việc đưa MBA thông qua Đối với thành phần môi trường là tài sản BVMT (sửa đổi) sẽ tác động sử dụng Els cho quản lý môi chung, trong Luật BVMT (sửa đổi) cần khẳng tới chi phí và lợi ích của doanh định vai trò chủ thể là Nhà nước để đưa ra nghiệp, người dân, sự biến động trường vào Luật BVMT đã và những Els thích hợp (với môi trường không khí, giá cả hàng hóa trên thị trường. đang được các quốc gia trên thế công cụ hiệu quả là Cota phát thải mua bán trên Do vậy, đối với mỗi công cụ kinh giới thực hiện. Việc quy định thị trường dựa trên khả năng sức chịu tải của tế, nhất là thuế, phí và trợ cấp cần như thế nào tùy thuộc vào hoàn môi trường); phải nghiên cứu kỹ về tác động cảnh cụ thể của mỗi quốc gia và Cần rà soát các Luật liên quan, nhất là Luật của việc ban hành EIs đối với xã cấp độ phát triển của thị trường. Thuế BVMT, những quy định về phí, lệ phí, ưu hội, ưu tiên những tác động tích Việc sửa đổi Luật BVMT là đãi và các EIs khác về môi trường để xem xét, cực đối với BVMT, nhưng không cơ hội để hoàn thiện Els cho đánh giá tính hiệu quả, hạn chế về sử dụng Els biến động nhiều về kinh tế. BVMT đúng với MBA, góp cho công tác quản lý môi trường để hoàn thiện, Luật BVMT (sửa đổi) cần phần hài hòa mối quan hệ giữa bổ sung vào Luật BVMT (sửa đổi); phải có những quy định rõ ràng kinh tế và môi trường■ Giới thiệu mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng cho hộ gia đình N gày 20/12/2019, tại TP. Thái Bình, Viện Khoa học Môi trường, Tổng cục Môi trường đã tổ chức Hội thảo Giới thiệu mô hình trường được Tổng cục Môi trường giao nhiệm vụ thực hiện điều tra, đánh giá về thực CTR sinh hoạt áp dụng cho hộ gia đình để triển khai thí điểm tại xã Thụy Chính, huyện Thái phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR) trạng công tác quản lý chất thải Thụy, tỉnh Thái Bình. sinh hoạt áp dụng cho hộ gia đình, triển khai trên địa bàn nông thôn, từ đó, Tại Hội thảo, các đại biểu thí điểm tại xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy, phân tích những khó khăn, đã tập trung trao đổi, thảo luận tỉnh Thái Bình. vướng mắc để đề xuất các giải những khó khăn, vướng mắc Theo thống kê, mỗi năm khu vực nông thôn pháp tháo gỡ cho công tác quản trong quá trình phân loại, thu phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, lý CTR, nước thải sinh hoạt gom và xử lý CTR sinh hoạt; khoảng 1.300 triệu m3 nước thải sinh hoạt và khu vực nông thôn. Một trong đồng thời, các địa phương chia khoảng 7.500 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực những nội dung quan trọng của sẻ kinh nghiệm về một số mô vật. Trong đó, khoảng trên 80% khối lượng rác nhiệm vụ là đánh giá, tìm ra mô hình phân loại CTR sinh hoạt thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao hình thu gom, xử lý CTR sinh tại nguồn đã được áp dụng hiệu bì thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom, xử hoạt khu vực nông thôn để áp quả. Qua đó, đề xuất các giải lý hợp vệ sinh và xả trực tiếp ra môi trường. Do dụng thí điểm. Trên cơ sở đánh pháp nhằm tháo gỡ những khó đó, chất thải nông thôn đang trở thành một vấn giá các mô hình đang triển khai khăn, vướng mắc trong công đề lớn cần giải quyết trong những năm tới. trong toàn quốc, Viện Khoa học tác quản lý CTR sinh hoạt nông Từ yêu cầu đặt ra cho công tác BVMT khu Môi trường đã đưa ra mô hình thôn■ vực nông thôn, năm 2019, Viện Khoa học Môi phân loại, thu gom và xử lý VŨ NHUNG Số 12/2019 23
- LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH Ngành Công Thương tăng cường các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong sản xuất và tiêu dùng DƯƠNG VĂN MÃO Bộ Công Thương H iện nay, lượng nhựa tiêu thụ bình quân trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ngày càng gia tăng, trong khi các cơ sở tái chế và xử lý rác thải nhựa (RTN) còn thiếu, công nghệ lạc hậu, phân loại rác tại nguồn chưa hiệu quả. Để hạn chế tác hại của RTN, ngành Công Thương đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu việc phát sinh RTN từ khâu sản xuất tới phân phối và tiêu dùng. VVSiêu thị Big C Hồ Gươm (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) sử RÁC THẢI NHỰA TRONG SẢN dụng lá chuối để gói rau, thay thế túi ni lông XUẤT, TIÊU DÙNG Với đặc điểm giá thành rẻ, tiện lợi, túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần mại, 140 siêu thị, 454 chợ, thiện môi trường chưa trở đã trở thành vật dụng phổ biến trong hoạt hàng nghìn cửa hàng có sử thành yêu cầu bắt buộc. động sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh dụng các sản phẩm nhựa hoạt của người dân, đặc biệt tại các siêu thị, làm bao bì trong kinh BAN HÀNH CHỈ THỊ trung tâm thương mại, chợ truyền thống… doanh… GIẢM THIỂU RTN Theo Báo cáo của Bộ TN&MT, lượng RTN Mặc dù, nhận thức được Trước thực trạng trên, và túi ni lông ở Việt Nam chiếm khoảng 8 tầm quan trọng của RTN ngày 15/7/2019, Bộ Công -12% trong chất thải rắn sinh hoạt, xấp xỉ gây ô nhiễm môi trường, tuy Thương đã ban hành Chỉ 2,5 triệu tấn/năm. Tính riêng các loại túi ni nhiên, việc chuyển đổi từ sử thị số 08/CT – BCT về tăng lông, ước tính mỗi năm, Việt Nam sử dụng dụng các sản phẩm túi ni cường giảm thiểu RTN và thải bỏ khoảng hơn 30 tỷ túi/năm. Ở các lông khó phân hủy, hay các trong toàn ngành Công đô thị, lượng túi ni lông được tiêu thụ trung sản phẩm nhựa dùng một Thương. Theo đó, Bộ yêu bình khoảng 10,48 - 52,4 tấn/ngày, riêng tại lần sang túi ni lông thân cầu các đơn vị trực thuộc 2 TP lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, mỗi thiện với môi trường của Bộ, các Sở Công Thương, ngày có khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông các DN gặp nhiều khó khăn Tập đoàn, Tổng Công ty, DN thải ra môi trường. do giá thành của loại túi trong ngành Công Thương Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ni lông thân thiện với môi tham gia hưởng ứng phong (DN) trong lĩnh vực phân phối tiêu dùng trường đắt hơn gấp nhiều trào “chống RTN”; có hành ở Việt Nam đều sử dụng các loại túi ni lông lần so với túi ni lông thông động thiết thực nhằm hạn khó phân hủy để phục vụ nhu cầu khách thường. Mặt khác, DN sản chế sử dụng và tiến tới “nói hàng; tình trạng các sản phẩm bao gói thực xuất cũng có tâm lý e ngại không với túi ni lông và sản phẩm bằng nhựa được bày bán ở các siêu khi sản xuất các sản phẩm phẩm nhựa sử dụng một thị, cửa hàng, các hộ kinh doanh trong chợ thân thiện môi trường sẽ lần”; nghiên cứu, triển khai rất phổ biến. Chỉ tính riêng tại TP. Hà Nội, gặp khó khăn trong tiêu thụ các sáng kiến giảm thiểu hiện có khoảng 100 DN sản xuất nhựa và sản phẩm, trong khi việc sử dụng túi ni lông và sản các sản phẩm từ nhựa; 24 trung tâm thương sử dụng các sản phẩm thân phẩm nhựa sử dụng một 24 Số 12/2019
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn