Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: 78/2017
lượt xem 2
download
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: 78/2017 trình bày các nội dung chính sau: Kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng trong điều trị thiếu máu chi cấp tính do tắc mạch tại Bệnh viện Việt Đức, nhận xét sự hồi phục cơ tim trong quá trình hỗ trợ tim phổi nhân tạo ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc tim, nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới biến chứng cơ học ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết của tạp chí.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: 78/2017
- Trong số này: Tin hoạt động Nghiên cứu lâm sàng Chuyên đề khoa học Ca lâm sàng Dành cho người bệnh Hướng dẫn viết bài Số 78, năm 2017
- Hội Tim Mạch Học Việt Nam Vietnam National Heart Association Số 78, năm 2017
- PGS.TS. PHẠM QUỐC KHÁNH TS.BS. PHAN ĐÌNH PHONG PGS.TS. NGUYỄN NGỌC QUANG TS.BS. TRẦN VĂN ĐỒNG PGS.TS. NGUYỄN QUANG TUẤN TS.BS. PHẠM NHƯ HÙNG TS.BS. PHẠM THÁI SƠN TS.BS. PHẠM TRẦN LINH LÊ TRUNG KIÊN
- MỤC LỤC SỐ 78 - 2017 TIN HOẠT ĐỘNG Thông báo về kế hoạch tổ chức Hội nghị Tim mạch toàn quốc năm 2017 (Thông báo số 2) 5 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng trong điều trị thiếu máu chi cấp tính do tắc mạch tại Bệnh viện Việt Đức PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng*, ThS.BS. Vũ Hải Trung** Trường Đại học Y Hà Nội – Bệnh viện Việt Đức* Bệnh viện Thanh Nhàn** 6 Nhận xét sự hồi phục cơ tim trong quá trình hỗ trợ tim phổi nhân tạo ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc tim ThS.BS. Mai Văn Cường, PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai 12 Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới biến chứng cơ học ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ThS.BS. Nguyễn Thị Thu Hương*, ThS.BS. Văn Đức Hạnh**,ThS.BS. Dương Ngọc Long** PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng** Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức* Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai** 19 Mối liên quan nồng độ NT-pro BNP với thang điểm CHA2DS2VASc ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim ThS.BS. Phạm Văn Tùng*, TS.BS. Phạm Như Hùng**, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn** Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình* Bệnh viện Tim Hà Nội** 27 Nhận xét quy trình chăm sóc và kết quả lấy huyết tắc (embolectomy) điều trị tắc động mạch chi dưới cấp tính PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng*, BS. Ngô Gia Mạnh** Trường Đại học Y Hà Nội*, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức** 33 Đặc điểm lâm sàng và chỉ số Lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tâm thu đơn độc ThS.BS. Hà Thị Vân Anh*, TS.BS. Lê Đình Tùng**, GS.TS. Phạm Thắng* ThS.BS. Nguyễn Trung Anh*, PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền*,** Bệnh viện Lão khoa Trung ương*, Trường Đại học Y Hà Nội** 38 Đặc điểm tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tâm thu đơn độc ThS.BS. Hà Thị Vân Anh*, TS.BS. Lê Đình Tùng**, GS.TS. Phạm Thắng* ThS.BS. Nguyễn Trung Anh* Bệnh viện Lão khoa Trung ương*, Trường Đại học Y Hà Nội** 45 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 3
- Ứng dụng hệ thống định vị 3 chiều trong điều trị một số trường hợp đặc biệt có cơn tim nhanh vòng vào lại nhĩ thất TS.BS. Phạm Như Hùng*, ThS.BS. Trịnh Đình Hoàng**, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn* Bệnh viện Tim Hà Nội*, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa** 51 Mối liên quan giữa huyết áp tâm thu và chỉ số khối cơ thất trái ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú ThS.BS. Nguyễn Thị Hương, PGS.TS. Đinh Thị Kim Dung, TS.BS. Nguyễn Thị Thu Hoài Bệnh viện Bạch Mai 57 CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC Cập nhật các chỉ định can thiệp ngoại khoa điều trị suy tĩnh mạch nông mạn tính chi dưới PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng**, ThS.BS. Nguyễn Thế May*, BS. Nguyễn Công Huy*, ThS.BS. Nguyễn Văn Đại* Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức**, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp* 63 CA LÂM SÀNG Xử trí huyết khối cấp tính van hai lá sinh học ThS.BS. Văn Đức Hạnh*, TS.BS. Vũ Anh Dũng*, ThS.BS. Lê Tuấn Minh** Viện Tim mạch Việt Nam*, Trường Đại học Y Hà Nội** 69 Phẫu thuật u tim trên trẻ mới sinh TS.BS. Nguyễn Sinh Hiền, TS.BS. Phạm Như Hùng, ThS.BS. Nguyễn Trung Kiên, ThS.BS. Vương Hoàng Dung, PGS.TS.BS. Nguyễn Quang Tuấn Bệnh viện Tim Hà Nội 74 DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH Hút thuốc lá và bệnh tim mạch TS.BS. Phan Đình Phong, PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam 79 HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI 84 4 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017
- TIN HOẠT ĐỘNG HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM Địa chỉ: Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội Tel: (84-4) 38688488 Fax: (84-4) 38688488 HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM Email: info@vnha.org.vn Website: www.vnha.org.vn THÔNG BÁO VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TIM MẠCH TOÀN QUỐC NĂM 2017 (THÔNG BÁO SỐ 2) Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2017 Kính gửi: - Các thành viên BCH Hội Tim mạch học Việt Nam - Các Hội viên Hội Tim mạch học Việt Nam Trong thời gian vừa qua, Hội Tim mạch học Việt Nam đã có những hoạt động sôi nổi và tích cực đóng góp cho sự phát triển của ngành tim mạch nước nhà. Nhằm thúc đẩy hơn nữa tinh thần giao lưu học hỏi và cập nhật những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực tim mạch, Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học trong năm 2017 với chủ đề “Tiếp cận toàn diện trong chẩn đoán và điều trị suy tim”. Hội nghị dự kiến được tổ chức tại Khách sạn Mường Thanh, TP. Thanh Hóa, từ ngày 6-7/10/2017. Hội nghị sẽ cập nhật nhiều vấn đề mới về thành tựu và thách thức trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị suy tim với nhiều báo cáo của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Dự kiến sẽ có trên 1000 đại biểu tham dự. Thay mặt Ban Tổ chức, chúng tôi trân trọng kính mời các thành viên Ban Chấp hành Hội Tim mạch học Việt Nam, hội viên của Hội và các bạn đồng nghiệp tích cực tham gia Hội nghị lần này. Để Hội nghị có thể tổ chức thành công tốt đẹp, thay mặt Ban Tổ chức, chúng tôi kêu gọi sự tham gia tích cực, đóng góp về mọi mặt và với trách nhiệm cao của các thành viên Ban Chấp hành Hội, cũng như các Hội viên của Hội. Chúng tôi mong muốn các quý đại biểu gửi bài báo cáo khoa học mới nhất của mình đến tham dự và trình bày tại Hội nghị. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi tới: BAN THƯ KÝ HỘI NGHỊ TIM MẠCH TOÀN QUỐC 2017 Địa chỉ: Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai – 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Người đại diện: PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng/ĐTDĐ: 0913 519 417 Người liên hệ: Chị Lương Phương Thảo/ ĐTDĐ: 0904 976 694 Email: congress@vnha.org.vn/ website: www.vnha.org.vn Xin trân trọng cảm ơn. HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM Chủ tịch GS.TS. Nguyễn Lân Việt TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 5
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng trong điều trị thiếu máu chi cấp tính do tắc mạch tại Bệnh viện Việt Đức Đoàn Quốc Hưng*, Vũ Hải Trung** Trường Đại học Y Hà Nội – Bệnh viện Việt Đức* Bệnh viện Thanh Nhàn** TÓM TẮT từ hàng trăm năm nay, đòi hỏi phải nhập viện khẩn Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trương, chẩn đoán nhanh và điều trị kịp thời. Thay trị và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đổi lớn trong điều trị bệnh thiếu máu cấp tính ở chi bệnh thiếu máu chi cấp tính do tắc động mạch tại xảy ra sau sự ra đời của kỹ thuật lấy cục huyết khối Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. bằng catheter có bóng Fogarty vào năm 1963[1]. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt Cùng với các tiến bộ của y học nói chung và phẫu ngang trên 67 bệnh nhân với 76 chi bệnh thiếu máu thuật mạch máu nói riêng, việc điều trị phẫu thuật cấp tính do tắc động mạch tại Bệnh viện Việt Đức các trường hợp tắc động mạch chi cấp tính đã trở được điều trị bằng phẫu thuật. nên đơn giản hơn rất nhiều, là nhân tố quyết định Kết quả: Đa số tắc mạch chi dưới (85,53%), chi không chỉ đến sự sống còn của chi mà còn cả tính trên (14,47%). Kết quả sớm (sau mổ 7 ngày): bảo mạng bệnh nhân. Tuy nhiên tỷ lệ tử cắt cụt sau phẫu tồn chi 75%, cắt cụt thì đầu 15,79%, cắt cụt thì hai thuật vẫn còn cao (10-25%) theo một số thống kê. 6,58%. Không có trường hợp nào tắc mạch chi trên Tại Bệnh viện Việt Đức trong những năm gần đây, phải cắt cụt. Có liên quan giữa mức độ thiếu máu, trong khi cấp cứu chấn thương - vết thương mạch thời gian thiếu máu, vị trí tắc động mạch với kết quả máu ngoại vi (chiếm 2% cấp cứu ngoại chung) sớm sau phẫu thuật (với p < 0,05). có kết quả điều trị tiến bộ [2] thì số lượng bệnh Kết luận: Tỷ lệ cắt cụt còn cao. Mức độ thiếu nhân thiếu máu chi cấp tính do tắc động mạch có máu, thời gian thiếu máu, vị trí tắc động mạch là các xu hướng ngày càng nhiều, nguyên nhân đa dạng yếu tố tiên lượng chính. [3]. Để đánh giá tổng thể tình hình thiếu máu chi Từ khóa: Thiếu máu chi cấp, yếu tố ảnh hưởng. cấp tính do bệnh lý tại Bệnh viện Việt Đức, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết ĐẶT VẤN ĐỀ quả và nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết Thiếu máu chi cấp tính là một cấp cứu nội - quả phẫu thuật thiếu máu chi cấp tính do tắc động ngoại khoa mạch máu, đã được biết đến trong y văn mạch tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2014 - 2015. 6 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Gồm tất cả các bệnh nhân (BN) được chẩn đoán Từ 1/2014 đến 12/2015, tại Bệnh viện Hữu bệnh thiếu máu chi (chi trên, chi dưới) cấp tính do Nghị Việt Đức, có 67 BN (n = 67) với 76 chi bệnh tắc động mạch được điều trị phẫu thuật tại Bệnh thiếu máu cấp tính chi do tắc động mạch đủ tiêu viện Hữu Nghị Việt Đức từ 1/2014 đến 12/2015. chuẩn nghiên cứu. Không giới hạn tuổi, giới, nghề nghiệp. Hồ sơ bệnh Phương pháp mổ đã áp dụng án đầy đủ các chỉ số cần cho nghiên cứu. Thiết kế Có 64 chi trên tổng số 76 chi (84,21%) đã được nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Sử dụng cỡ tái lưu thông tuần hoàn, trong đó lấy máu cục kèm mẫu thuận tiện. Tất cả bệnh nhân được nghiên cứu theo mở cân chiếm 42,11%, chỉ có 3 trường hợp theo một mẫu hồ sơ thống nhất. Kết quả được thu lấy máu cục kết hợp với bắc cầu. Cắt cụt thì đầu 12 nhận trong vòng 7 ngày sau mổ. Số liệu nghiên cứu trường hợp (15,79%). được mã hóa và xử lý trên máy tính bằng phần mềm Kết quả sớm sau phẫu thuật SPSS 18.0. Bảng 1. Kết quả sớm sau mổ (n = 76 chi) Kết quả sớm Số chi Tỷ lệ % Bảo tồn chi 57 75 Cắt cụt thì 1 12 15,79 Cắt cụt thì 2 5 6,58 Tử vong 0 0 Xin về 2 2,63 Bảng 2. Kết quả sớm sau mổ theo vị trí tắc mạch chi trên hay chi dưới (n = 76) Kết quả Bảo tồn chi Cắt cụt thì 1 Cắt cụt thì 2 Tử vong Xin về Vị trí Chi trên 11 (14,47%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chi dưới 46 (60,53%) 12 (15,79%) 5 (6,58%) 0 (0%) 2 (0%) Tất cả các trường hợp tắc mạch chi trên đều bảo mạch chi trên. tồn được chi. Không có trường hợp tử vong. Có Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sớm điều 2 trường hợp xin về do bệnh nội khoa kèm theo. trị phẫu thuật Tỷ lệ cắt cụt khi vị trí tắc là động mạch chậu, động Vị trí tắc mạch mạch đùi là cao nhất, tiếp đó là động mạch khoeo Tắc mạch ở chi dưới chiếm đa số với tỉ lệ 85,53%, (25%). Không gặp trường hợp nào cắt cụt khi tắc chi trên chiếm 14,47%. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 7
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Có 8 vị trí tắc khác nhau trên siêu âm Doppler, (17 chi). Không có trường hợp nào ghi nhận tắc trong đó tắc động mạch đùi chiếm tỷ lệ cao nhất động mạch nách, có 1 trường hợp tắc động mạch 39,47% (30 chi), tắc động mạch chậu chiếm 22,37% dưới đòn (1,32%). Bảng 3. Liên quan giữa kết quả sớm sau phẫu thuật với vị trí tắc động mạch chi trên và chi dưới trên siêu âm Doppler (đã loại trừ 2 trường hợp xin về) (n=74) Kết quả Bảo tồn chi Cắt cụt p Vị trí Chi trên 11(14,9%) 0(0%) p = 0,044 Chi dưới 46(62,1%) 17(23,0%) Trong nghiên cứu này, khi tắc mạch chi trên kết quả sớm phẫu thuật giữa nhóm chi trên và thì tỉ lệ bảo tồn chi tới 100%. Kết quả p = 0,044 chi dưới. cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Giai đoạn lâm sàng thiếu máu chi cấp tính Bảng 4. Giai đoạn lâm sàng thiếu máu chi cấp tính (n = 76) Giai đoạn lâm sàng thiếu máu chi cấp tính Số chi (n = 76) Tỷ lệ % IIa: Chi bị đe dọa (ranh giới) 15 19,74% IIb: Chi bị đe dọa (ngay lập tức) 49 64,47% III: Không hồi phục 12 15,79% Bảng 5. Liên quan giữa kết quả sớm sau phẫu thuật với mức độ thiếu máu chi trên lâm sàng (đã loại 2 trường hợp nặng xin về không đánh giá) (n=74) Kết quả Cắt cụt Bảo tồn chi p Giai đoạn thì 1 + thì 2 IIa 15(20,27%) 0(0%) IIb 42(56,76%) 5(6,76%) p = 0,00 (< 0,05) III 0(0%) 12(16,21%) Tất cả các trường hợp thiếu máu giai đoạn III Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên tới phải cắt cụt, trong khi đó nếu chi thiếu máu giai khi được phẫu thuật đoạn IIa thì tỷ lệ giữ được chi là 100%. Trong nhóm Trong tổng số 76 chi chẩn đoán thiếu máu cấp chi thiếu máu giai đoạn IIb, tỷ lệ bảo tồn được chi tính do tắc động mạch, số chi có thời gian xuất cũng rất cao (có 42 chi bảo tồn trong tổng số 47 chi hiện triệu chứng đến khi phẫu thuật trên 24 giờ thiếu máu giai đoạn IIb). Có liên quan một cách chiếm tỷ lệ cao nhất (60,53%), chỉ có 1 chi có thời chặt chẽ giữa kết quả sớm sau mổ với mức độ thiếu gian thiếu máu dưới 6 giờ (chiếm 1,31%). Thời máu chi trên lâm sàng (p < 0,05). gian thiếu máu trung bình là 2,29 ± 2,06 ngày, 8 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG ngắn nhất là 6 giờ, dài nhất là 208 giờ (6,67 ngày). trong đó 12 trường hợp (15,79%) cắt theo dự kiến trước mổ, 5 trường hợp cắt cụt thì hai (6,58%) do Bảng 6. Liên quan giữa kết quả sớm sau phẫu thuật với tình trạng thiếu máu không cải thiện sau mổ lấy thời gian thiếu máu (n = 74) máu cục. Trong nghiên cứu của Đặng Hanh Sơn, Cắt cụt tỷ lệ cắt bỏ một phần chi là 34,1% trong đó 31,82% Thời gian thiếu Bảo tồn trường hợp cắt theo dự kiến trước mổ, chỉ 1 trường thì 1 và p máu chi hợp cắt cụt chi thì hai do tình trạng thiếu máu chi thì 2 không cải thiện sau mổ lấy máu cục[3]. Nghiên cứu của 25 < 24 giờ (n=28) 3 (4,1%) Đỗ Kim Quế, tỷ lệ cắt cụt chiếm 11,6% [4]. Nghiên (33,8%) p = 0,044 cứu của Currie IS và cộng sự năm 2007 tỷ lệ cắt 32 14 cụt là 21,6%[6], của tác giả Ilic M là 10.3%[5]. Cắt ≥ 24 giờ (n=46) (43,2%) (18,9%) bỏ phần chi hoại tử có tác dụng tránh biến chứng nhiễm trùng nhiễm độc khi các sản phẩm sinh ra do Tỷ lệ bảo tồn chi ở nhóm bệnh nhân đến sớm quá trình chuyển hóa yếm khí trong thời gian thiếu trước 24 giờ cao hơn hẳn so với nhóm bệnh nhân máu theo đường tĩnh mạch về tim và đi khắp cơ thể. đến muộn sau 24 giờ. Sự khác biệt này có ý nghĩa Các trường hợp tử vong hoặc xin về thống kê với p = 0,044 (p < 0,05). Nếu thời gian Trong nghiên cứu của chúng tôi không có thiếu máu trước 6 giờ thì không có trường hợp nào trường hợp nào tử vong trong thời gian nằm viện. phải cắt cụt thì đầu. Đa số các trường hợp cắt cụt Tuy nhiên có 2 trường hợp nặng xin về, chiếm tỷ thì đầu có thời gian thiếu máu trên 24 giờ (10 trong lệ 2,63% . Tỷ lệ tử vong và xin về của Đặng Hanh tổng số 12 trường hợp). Sơn là 4,55%[3]. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của Đỗ Kim Quế là 15,9%[4]. Tỷ lệ tử vong trong nghiên BÀN LUẬN cứu của Ilic M 12% [5]. Cũng theo các tác giả trên Kết quả sớm điều trị phẫu thuật thế giới, tỷ lệ tử vong có liên quan đến các bệnh Trường hợp bảo tồn chi nội khoa kèm theo: suy tim, nhồi máu cơ tim, loạn Trong tổng số 76 chi được chẩn đoán thiếu máu nhịp, tai biến mạch não, đái tháo đường, cao huyết cấp tính do tắc động mạch, 57 chi được bảo tồn áp, ung thư… Điều này lý giải vì sao có sự khác biệt chiếm tỷ lệ 75%. Đây là các trường hợp thiếu máu về kết quả nghiên cứu giữa các tác giả. giai đoạn sớm, thời gian thiếu máu ngắn. Kết quả Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị này tương đồng với kết quả các nghiên cứu khác, Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi nghiên cứu của Đặng Hanh Sơn tỷ lệ bảo tồn chi là phẫu thuật 61,36%[3], nghiên cứu của tác giả Đỗ Kim Quế, với Có đến 60,53% các trường hợp đến muộn sau thời gian thiếu máu dưới 12 giờ thì tỷ lệ bảo tồn chi 24 giờ. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Kim Quế tại là 96,7%; với thời gian thiếu máu trên 24 giờ thì tỷ Bệnh viện Thống Nhất, số trường hợp đến muộn lệ này giảm còn 51%[4]. Nghiên cứu của Ilic M và sau 24 giờ cũng chiếm tới 57,1%[4]. cộng sự, tỷ lệ bảo tồn chi là 77,7%[5]. Có sự liên quan giữa thời gian xuất hiện triệu Trường hợp không bảo tồn được chi chứng đến khi bệnh nhân được phẫu thuật với kết Trong tổng số 67 BN với 76 chi nghiên cứu, có quả điều trị với p = 0,044 (p < 0,05). Tỷ lệ bệnh 17 trường hợp phải cắt bỏ một phần chi (22,35%), nhân phải cắt cụt nếu đến trước 24 giờ là 4,1%, nếu TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 9
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG sau 24 giờ là 18,9%. Nghiên cứu của Bates GJ và Đỗ Kim Quế tại Bệnh viện Thống Nhất, vị trí tắc ở cộng sự, 75% số bệnh nhân thiếu máu dưới 12 giờ chi dưới chiếm 83,64%, vị trí tắc mạch ở chi trên chỉ cho kết quả tốt, ngược lại tỷ lệ này chỉ là 37% khi chiếm 16,36%[4]. thời gian thiếu máu trên 12 giờ[7]. Tác giả Đỗ Kim Có sự liên quan giữa kết quả điều trị sớm sau Quế nhận thấy nếu bệnh nhân được mổ dưới 12 giờ phẫu thuật với vị trí tắc động mạch là ở chi trên hay tỷ lệ tử vong 3,5%, tỷ lệ chi được bảo tồn là 96,6%. chi dưới (với p = 0,044). Khi thiếu máu cấp tính xảy Nếu bệnh nhân được mổ sau 24 giờ tỷ lệ tương ứng ra ở chi trên, không có trường hợp nào phải cắt cụt, là 19,6% và 51% [4]. Nghiên cứu của tác giả Đặng trong khi đó có đến 23% trường hợp phải cắt cụt Hanh Sơn năm 2001 cho kết quả nếu bệnh nhân chi khi bệnh nhân thiếu máu cấp tính ở chi dưới. đến trước 12 giờ không có trường hợp nào phải cắt Trong tổng số 17 chi cắt cụt, có 9 trường hợp do tắc cụt (0%), nếu sau 12 giờ cắt cụt 43,6%[3]. động mạch đùi, 5 trường hợp tắc động mạch chậu, Mức độ thiếu máu chi trên lâm sàng 2 trường hợp tắc động mạch khoeo, 1 trường hợp Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự liên tắc chạc 3 chủ chậu. Tỷ lệ cắt cụt chi ở từng vị trí quan giữa kết quả sớm sau phẫu thuật với mức độ tắc cũng rất khác biệt, trong đó tắc động mạch đùi, thiếu máu chi trên lâm sàng (p = 0,00). Ở nhóm động mạch chậu là cao nhất. Nếu bị tắc ở những thiếu máu giai đoạn IIa (nhóm không có triệu vị trí này thì nguy cơ bị cắt cụt sẽ rất cao. So sánh chứng thần kinh hoặc giảm cảm giác rất nhẹ) với kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Hanh Sơn, không có bệnh nhân nào phải cắt cụt chi. Trong trong 15 trường hợp cắt cụt, 2 trường hợp tắc tại khi đó, tỷ lệ cắt cụt của nhóm bệnh nhân thiếu máu động mạch chủ - chậu, 8 trường hợp tắc tại động giai đoạn IIb (có rối loạn cảm giác nhiều, yếu cơ) mạch đùi chung, 2 trường hợp tắc tại động mạch trên tổng số chi là 6,76%, tỷ lệ cắt cụt chi thiếu máu đùi nông, 4 trường hợp tắc động mạch khoeo, 1 giai đoạn III (có dấu hiệu hoại tử, cứng khớp) trên trường hợp tắc động mạch cánh tay. Tác giả cũng tổng số chi là 16,21%. Rutherford và cộng sự chỉ chỉ ra, động mạch chủ - chậu, động mạch đùi nông, ra rằng khi chi thiếu máu giai đoạn III chỉ định cắt động mạch cánh tay nếu bị tắc thì nguy cơ cắt cụt cụt chi là bắt buộc, việc tái lưu thông tuần hoàn là sẽ cao[3]. vô nghĩa [8]. Nghiên cứu của Currie IS (2007) chỉ KẾT LUẬN ra có sự tương quan chặt chẽ giữa mất cảm giác (p = 0.003) và mất vận động (p = 0,001) với tỷ lệ cắt Qua nghiên cứu 67 bệnh nhân với 76 chi thiếu cụt [6]. Nghiên cứu của Đặng Hanh Sơn chỉ ra nếu máu cấp tính do tắc động mạch tại Bệnh viện Hữu có rối loạn cảm giác, tỷ lệ cắt cụt lên tới 42.3%. Nếu Nghị Việt Đức giai đoạn 2014 - 2015 chúng tôi mất vận động tỷ lệ này là 68.5% [3]. Khi một phần nhận thấy: đa số tắc mạch chi dưới (85,53%), chi chi bị hoại tử phải cắt cụt để tránh huyết khối tĩnh trên (14,47%). Kết quả điều trị sớm sau 7 ngày phẫu mạch lan rộng, tắc mạch phổi, nhiễm trùng nhiễm thuật: bảo tồn chi 75%, cắt cụt thì đầu 15,79%, cắt độc toàn thân. cụt thì hai 6,58%. Không có trường hợp nào tắc Vị trí tắc mạch chi trên phải cắt cụt. Mức độ thiếu máu chi Đa số các trường hợp tắc mạch ở chi dưới. Nghiên trên lâm sàng, thời gian thiếu máu chi, vị trí tắc động cứu của chúng tôi cho thấy có đến 65 trường hợp mạch là các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng bảo tồn tắc mạch ở chi dưới chiếm 85,53%. Tắc mạch chi chi của bệnh nhân. trên cấp tính chỉ chiếm 14,47%. Nghiên cứu của 10 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG SUMMARY Research objectives: Evalution of treatment and prognostic factors for amputation in patients presenting with acute extremities ischemia at Viet Duc Hospital. Method: Cross–sectional descriptive retrospective study on 67 patients (76 extremities) with acute extremities ischemia have been treated by surgery at Viet Duc hospital. Results: The majority was occlusion of lower limb artery (85.53%), upper limb (14.47%). Early results (7 days after surgery) were: 75% limb salvage, first amputation 15,79%, second amputation 6,58%. No amputation for upper limb. There were correlation betwwen the early results after surgery and clinical categories of acute limb ischemia, ischemic duration, location of occlusion (p
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Nhận xét sự hồi phục cơ tim trong quá trình hỗ trợ tim phổi nhân tạo ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc tim Mai Văn Cường, Đặng Quốc Tuấn Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai TÓM TẮT Các từ viết tắt: ECMO (Extracorporeal Membrane Oxygenation): tim phổi nhân tạo; Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của hỗ BN: Bệnh nhân; CI (cardiac index): chỉ số tim; SOFA trợ tim phổi nhân tạo ở bệnh nhân sốc tim do nhồi (Sequential Organ Failure Assessment): Bảng máu cơ tim cấp. điểm đánh giá suy đa tạng; CK-MB (Creatine Kinase, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 24 bệnh Muscle and Brain); LVEF (Left venticular Ejection nhân (BN) nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc tim Fraction): phân suất tống máu thất trái; IE (Inotropic được hỗ trợ tim phổi nhân tạo ngoại vi, chỉ số tim equivalent): chỉ số vận mạch (Chỉ số vận mạch duy trì với liều trợ tim điều chỉnh giảm dần nhưng (inotropic equivalent) = dopamin (µg/kg/phút) vẫn đảm bảo huyết áp trung bình trên 65 mmHg. x 1 + dobutamin (µg/kg/phút) x 1 + epinephrine Kết quả: Tuổi: 61,3 ± 10,5 (năm); Nam/nữ: (µg/kg/phút) x 100 + noradrenalin (µg/kg/phút) 19/5; Bệnh cảnh sốc nặng: phân suất tống máu x 100); NT-ProBNP (N-terminal fragment, basic thất trái thấp (28,5 ± 14,5%), chỉ số vận mạch cao natriuretic peptide). (170,3 ± 143,3), lactat máu tăng (6,5 ± 3,5 mmol/l) ĐẶT VẤN ĐỀ và suy đa tạng (điểm SOFA: 9,6 ± 3,6). Khi hỗ trợ tim phổi nhân tạo: giờ thứ 1, 6 liều dobutamin giảm Sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp là bệnh lí nặng, dần tương ứng là 10,2 ± 3,1; 5,0 ± 2,1; và đến giờ thứ có tỉ lệ tử vong cao ở các khoa hồi sức cấp cứu và 12, ngừng sử dụng dobutamin; trong thời gian giảm tim mạch. Bệnh nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim liều trợ tim, huyết áp trung bình trên 65 mmHg, cấp có tình trạng suy giảm chức năng co bóp của cơ lactat máu giảm dần về dưới 2 mmol/l sau 24 giờ; tim nặng nề, dẫn đến thiếu máu cung cấp cho mô nồng độ troponin T và CK-MB giảm dần và nồng gây hậu quả suy đa tạng. Các thuốc trợ tim cần được độ NT-ProBNP cũng giảm dần. truyền tĩnh mạch liên tục để tăng sức co bóp cơ tim Kết luận: Hỗ trợ tim phổi nhân tạo cho bệnh nhưng cũng đồng thời làm tăng nhu cầu oxy của cơ nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp giúp thay thế tim. Các biện pháp cơ học trong sốc tim như hỗ trợ chức năng co bóp cơ tim, do đó có thể giảm dần và tim phổi nhân tạo cũng được áp dụng để cung cấp ngừng thuốc tăng co bóp cơ tim sau khi hỗ trợ. tưới máu mô thay thế chức năng tim bơm máu nuôi Từ khóa: Tim phổi nhân tạo, sốc tim, nhồi máu cơ thể và giúp cơ tim giảm nhu cầu oxy, qua đó đảo cơ tim cấp. ngược quá trình suy đa tạng và giúp cơ tim phục hồi. 12 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục Phương pháp nghiên cứu tiêu: “Đánh giá sự hồi phục cơ tim trong quá trình Bệnh nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim được hỗ trợ tim phổi nhân tạo ở bệnh nhân sốc tim do hồi sức và điều trị theo khuyến cáo của ACC/AHA nhồi máu cơ tim cấp” 2007. Bệnh nhân được hỗ trợ bằng máy tim phổi nhân ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tạo theo phương thức tĩnh mạch – động mạch ngoại vi. Thuốc trợ tim được điều chỉnh giảm liều và điều Đối tượng nghiên cứu chỉnh chỉ số tim hỗ trợ trên máy để đảm bảo huyết Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân áp trung bình đạt trên 65 mmHg. --24 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp đã được chụp động mạch vành khẳng định KẾT QUẢ chẩn đoán và hỗ trợ tim phổi nhân tạo tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Từ 9/2009 đến 9/2016 có 24 bệnh nhân sốc tim --Chẩn đoán sốc tim theo tiêu chuẩn của ACC/ do nhồi máu cơ tim được can thiệp mạch vành và AHA 2007. hỗ trợ tim phổi nhân tạo, có 19 nam và 5 nữ, tuổi Tiêu chuẩn loại trừ trung bình: 61,3 ± 10,5 (từ 38 đến 89) năm. --Bệnh nhân sốc tim không được chụp mạch Đặc điểm sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp vành hoặc chụp mạch vành không khẳng định được Nhồi máu cơ tim cấp chẩn đoán. Bảng 1. Đặc điểm nhồi máu cơ tim cấp Đặc điểm Giá trị Động mạch thân chung: 3 BN; Động mạch liên thất trước: 17 BN; Động mạch vành Mạch vành bị tắc phải: 2 BN; Động mạch mũ: 1 BN; Nhánh Diag 1 (lớn): 1 BN - Tổn thương hẹp > 50% ở hai động mạch vành: 7 (29,1%) BN. Các mạch vành tổn thương - Tổn thương hẹp > 50 ở ba thân động mạch vành: 5 (20,8%) BN - Hút huyết khối và đặt stent động mạch thủ phạm: 23 (95,8%) Can thiệp tái tưới máu - Hút huyết khối: 1 (4,2%) BN Thời gian can thiệp mạch vành 2 giờ 15 phút – 48 giờ; Trong đó: 5 BN (20,8%) được can thiệp trong 3 giờ đầu. Các thuốc chống đông 100% BN được sử dụng enoxaprin 80mg trước can thiệp mạch vành Thuốc chống ngưng tập tiểu 100% BN được sử dụng Clopidogrel 300mg + Aspirin 300mg trước can thiệp mạch cầu kép vành BN nhồi máu cơ tim cấp thường có tổn thương được sử dụng thuốc chống đông và chống ngưng nhiều nhân mạch vành (12 BN – 49,9% có tổn tập tiểu cầu theo khuyến cáo; Chỉ có 5 BN (20,8%) thương trên hai thân động mạch vành), các BN đều được can thiệp sớm trong thời gian dưới 3 giờ đầu. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 13
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Sốc tim Bảng 2. Đặc điểm sốc tim Đặc điểm Trung bình ± độ lệch chuẩn Tối thiểu – Tối đa Thời gian từ khi nhồi máu cơ tim đến khi sốc (giờ) 21,5 ± 10,6 0,5 – 56,3 Liều dobutamin (µg/kg/phút) 15,6 ± 9,5 5 – 25 Áp lực tĩnh mạch trung tâm (mmHg) 16,5 ± 5,7 9 – 28 Thời gian từ khi sốc tim đến khi được hỗ trợ ECMO (giờ) 25,3 ± 14,5 4,0 – 74,0 Chỉ số LVEF (%) 28,5 ± 14,0 15,0 – 40,0 Điểm SOFA 9,6 ± 3,6 7,0 – 18,0 Lactat (mmol/l) 6,5 ± 3,5 3,9 – 15,0 Các BN nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc sốc tim đều có giảm nặng phân suất tống máu thất đều tiến triển trong ngày đầu sau can thiệp và đều trái và biến chứng giảm tưới máu mô nặng, suy đa được sử dụng thuốc trợ tim/vận mạch với tình tạng. trạng dịch trong lòng mạch không thiếu; Các BN Đặc điểm huyết động và sử dụng thuốc trợ tim Biểu đồ 1. Thay đổi liều dobutamin và huyết áp trung bình khi hỗ trợ tim phổi nhân tạo Liều dobutamin giảm dần và ngừng từ giờ thứ 12 sau hỗ trợ tim phổi nhât tạo. 14 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Biểu đồ 2. Thay đổi liều dobutamin và nồng độ lactat máu khi hỗ trợ tim phổi nhân tạo Nồng độ lactat máu giảm dần và về dưới 2 mmol/l từ giờ thứ 24 giờ sau hỗ trợ tim phổi nhân tạo. Đặc điểm tổn thương cơ tim trong quá trình hỗ trợ tim phổi nhân tạo Biểu đồ 3. Thay đổi nồng độ troponin T và CK-MB khi hỗ trợ tim phổi nhân tạo Các men tim (Troponin T và CK-MB) trong máu giảm dần theo thời gian. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 15
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Biểu đồ 4. Thay đổi nồng độ NT-ProBNP khi hỗ trợ tim phổi nhân tạo Nồng độ NT-ProBNP giảm dần theo thời gian. BÀN LUẬN trong nghiên cứu Hoàng Minh Viết [1] là 13,4 ± 3,8 µg/kg/phút. Các BN sốc tim đều có phân suất tống Các BN của chúng tôi có tuổi cao trung bình là máu thất trái thấp < 30%, suy trên hai tạng, lactat 61,3 ± 10,5 năm và chủ yếu là nam giới 19/24 BN máu cao, các kết quả này tương tự Hoàng Minh Viết (79,1%), nghiên cứu của Hoàng Minh Viết [1] cho [1] và Takuma [4]. kết quả: tuổi trung bình 69,8 ± 8,8 năm và 26/46 Khi BN được hỗ trợ tim phổi nhân tạo, liều (56,5%) BN là nam giới. Kết quả chụp động mạch dobutamin giảm dần và ngừng sau 12 giờ, với sự hỗ vành có đến 12 BN (49,9%) có tổn thương hẹp trên trợ của tim phổi nhân tạo huyết áp trung bình đảm 2 thân mạch vành, nghiên cứu của Duvernoy [2] bảo trên 65 mmHg, các nghiên cứu của Takuma [4] cho thấy: trên 2/3 BN sốc tim do nhồi máu cơ tim và Kazuo [5] cũng cho kết quả tương tự. có tổn thương trên hai thân động mạch vành. Thời Trong quá trình giảm và ngừng dobutamin, dưới gian được can thiệp mạch vành ở nhóm BN nghiên tác dụng tưới máu của dòng do máy tim phổi hỗ trợ, cứu của chúng tôi đa phần là quá 3 giờ đầu sau khi tình trạng tưới máu mô vẫn duy trì tốt với chỉ số khởi phát triệu chứng 19 BN (chiếm 79,2%), điều lactat máu giảm dần và sau 24 giờ sau hỗ trợ, nghiên này tiên lượng cho tình trạng tổn thương cơ tim cứu của Kazuo [5] và Mabel [6] cũng cho kết quả nặng nề hơn sau can thiệp. chỉ số lactate giảm dần và về dưới 2 mmol/l sau 18 Thời gian từ khi nhồi máu cơ tim đến sốc tim giờ hỗ trợ. Quá trình giảm liều thuốc trợ tim diễn ra trong nghiên cứu của chúng tôi là 21,5 ± 10,6 giờ, từ từ sau khi hỗ trợ tim phổi nhân tạo, quá trình này Hoàng Minh Viết [1] và Kang [3] cũng cho kết quả giúp cho cơ tim không bị giảm chức năng đột ngột tương tự: sốc tim thường xảy ra trong 1 – 2 ngày và tránh hiện tượng tăng gánh thất trái đột ngột và đầu sau nhồi máu cơ tim. Tất cả các BN sốc tim đều gây phù phổi cấp – Kang [3] thực hiện giảm liều trợ cần dùng thuốc dobutamin để tăng co bóp cơ tim tim theo cách tương tự. với liều cao 15,6 ± 9,5 µg/kg/phút, liều dobutamin Khi BN được hỗ trợ tim phổi nhân tạo, nồng độ 16 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG các men tim troponin T và CK – MB giảm dần theo Nồng độ NT-ProBNP khi BN được hỗ trợ tim thời gian, sau khi được can thiệp mạch tái tưới máu phổi nhân tạo cũng giảm theo thời gian hỗ trợ, kết và hỗ trợ tim phổi nhân tạo, cơ tim không có hiện quả này cho thấy tình trạng suy tim được cải thiện tượng hoại tử tăng lên, nghiên cứu của Nai-Wen [8] theo thời gian hỗ trợ. Nghiên cứu của Luyt [10]: cho kết quả: nồng độ đỉnh các men tim: CK-MB là Nồng độ NT-ProBNP cũng thay đổi vào ngày thứ 231,9 ± 171,6 UI/l và troponin T là 9,97 ± 10,15 1, 3 và 7 theo hướng giảm dần nhưng sự thay đổi này ng/ml, sau đó nồng độ các men tim này giảm dần cũng không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm BN cai theo thời gian hỗ trợ và giảm hơn ở nhóm BN sống ECMO thành công hay thất bại. sau khi hỗ trợ tim phổi nhân tạo. Giảm nồng độ các KẾT LUẬN men tim phù hợp với diễn biến động học thông thường [9]: Troponin T tăng sau 3 -12 giờ, đạt đỉnh Hỗ trợ tim phổi nhân tạo cho bệnh nhân sốc tim sau 24-48 giờ và giảm dần sau đó và CK-MB tăng do nhồi máu cơ tim cấp giúp thay thế chức năng co sau 4-8 giờ, đạt đỉnh sau 24 giờ và về bình thường bóp cơ tim, do đó có thể giảm dần và ngừng thuốc sau 48 – 72 giờ. tăng co bóp cơ tim sau khi hỗ trợ. SUMMARY Assessment of the heart recovery during extracorporeal membrane oxygenation in patients with acute in patients with acute myocardial infarction complicating cardiogenic shock Mai Van Cuong, Dang Quoc Tuan Objective: Evaluate the effectiveness of extracorporeal membrane oxygenation support in patients with cardiogenic shock due to acute myocardial infarction. Subject: We enrolled 24 patients between 2009 and 2016, diagnosed acute myocardial infarction complicating cardiogenic shock who was supported by ECMO. Study method: Cardiac index supported and inotropic equivalent was tapered but the goal was maintained mean arterial pressure more than 65 mmHg. Result: ages: 61.35 ± 10.5 (years), males/females: 19/5; These patients had severe cardiogenic shock with severe low LVEF (28.5 ± 14.5%), high inotropic equivalent (IE: 170.3 ± 143.3), high serum lactate concentration (6.5 ± 3.5 mmol/l) and multiple organ failure (SOFA: 9.6 ± 3.6). After ECMO support, up to hour 1st, 6th, the dobutamin dosage was gradually decreased, respectively, 10.2 ± 3.1; 5.0 ± 2.1 and at 12nd hour, dobutamin was stopped, while mean arterial pressure maintained more than 65 mmHg, serum lactate concentration decreased and was less than 2 mmol/l at the 24th hour; the markers for heart muscle injury and heart failure were gradually decreased. Conclusion: Extracorporeal membrane oxygenation for patients with cardiogenic shock due to acute myocardial infarction help replace myocardial contractile function, so the dosage of inotropic agent could be reduced and stopped. Key words: Extracorporeal membrane oxygenation (ECMO), cardiogenic shock, acute myocardial infarction. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 17
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Minh Viết, Nguyễn Gia Bình (2007). “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng của bệnh nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim”. Y học lâm sàng, 4, 48 -52. 2. Duvernoy M.D., Eric R, & al (2005). “Management of Cardiogenic Shock attributable to acute myocardial infarction in the Reperfusion era”, Journal of Intensive Care Medicine; 20, pp: 188-198. 3. Kang H.H., Chi N.H. & al (2010). Extracorporeal membranous oxygenation support for acute fulminant myocarditis: analysis of a single center’s experience. European Journal of Cardio-thoracic Surgery. 40 (2011): 682 -688. 4. Takuma M., Koichi T., & al (2015). Impact of preoperative extracorporeal membrane oxygenation on vasoactive inotrope score after implantation of left ventricular assist device. SpringerPlus, 4: 821 – 826. 5. Kazuo S., Keita S. & al (2014). Prediction of hemodynamic impact of the venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation. Am J Physiol Heart Circ Physiol, 308: 921 – 930. 6. Mabel C., Ariel L.S., Carlese A., (2013). Monitoring of the Adult Patient on Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation. The Scientific World Journal, Article 393258. 7. Hyungtae Kim, Sang-Hyun Lim, & al (2012). Efficacy of veno-arterial extracorporeal membrane oxygenatiion in acute myocardial infarction with cardiogenic shock. Resuscitation, 83:971-975. 8. Nei-Wen Tsao, Chun-Min Shih, & al (2012). Five-year results of 219 consecutive patients treated with extracorporeal membrane oxygenation for refractory postoperative cardiogenic shock. Journal of Critical Care, 27: 530 e1-e11. 9. Tobias R., Willibald H., & al (2009). Early diagnosis of myocardial infarction with sensitive cardiac troponin assays. N Engl J Med. 361: 858-67. 10. Luyt C.E., Landivier A., & al (2012). Usefulness of cardiac biomarkers to predict cardiac recovery in patients on extracorporeal membrane oxygenation support for refractory cardiogenic shock. Journal of Critical Care, 27: 524e7-e14. 18 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới biến chứng cơ học ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp Nguyễn Thị Thu Hương*, Văn Đức Hạnh**, Dương Ngọc Long**, Phạm Mạnh Hùng** Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức* Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai** TÓM TẮT ngày cao. Nồng độ NT-proBNP cao và thời gian nhập viện muộn là những yếu tố nguy cơ tiên lượng Biến chứng cơ học ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim độc lập sự xuất hiện biến chứng cơ học. cấp có ST chênh lên gồm thủng vách liên thất, vỡ Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp, biến chứng cơ thành tự do thất trái, hở van hai lá cấp và giả phình học. thành tim, những biến chứng này khá hiếm gặp ĐẶT VẤN ĐỀ nhưng tỷ lệ tử vong rất cao. Mục tiêu: (1) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Biến chứng cơ học ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (NMCT) cấp có ST chênh lên khá hiếm gặp nhưng có biến chứng cơ học. (2) Xác định một số yếu tố có tỷ lệ tử vong rất cao. Các biến chứng được mô tả nguy cơ tiên lượng biến chứng cơ học ở các bệnh bao gồm: vỡ thành tự do thất trái, thủng vách liên nhân trên. thất, hở van hai lá cấp và giả phình thành tim [1,2,3]. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên Mặc dù tỷ lệ biến chứng cơ học đã giảm đáng kể khi cứu mô tả cắt ngang chọn mẫu theo phương pháp áp dụng những tiến bộ trong can thiệp động mạch ghép cặp, tiến hành trên 148 bệnh nhân nhồi máu vành qua da nhưng vẫn còn là một thách thức lớn cơ tim cấp có ST chênh lên trong đó có 74 bệnh trong thực hành lâm sàng [1,4]. Ở Việt Nam, chưa nhân có biến chứng cơ học theo dõi tổng biến cố có nghiên cứu nào tìm hiểu yếu tố nguy cơ xuất hiện tim mạch trong vòng 30 ngày. biến chứng cơ học sau sau nhồi máu cơ tim cấp. Vì Kết quả: Nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với biến chứng cơ học có tuổi trung bình 73,4 ± 8,5, nữ hai mục tiêu: giới chiếm 62,0%, tỷ lệ tử vong và mắc tổng biến cố 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tim mạch trong vòng 30 ngày lần lượt là 75,6% và của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng 94,6%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cơ học. chứng. Yếu tố nguy cơ xuất hiện biến chứng cơ học 2. Xác định một số yếu tố nguy cơ tiên lượng là nồng độ NT-proBNP ≥ 1900 pmol/l (HR 1,9; biến chứng cơ học ở các bệnh nhân trên. 95%CI: 1,1 – 3,6) và nhập viện muộn sau 72 giờ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (HR 5,5; 95%CI: 2,8 – 10,8). Kết luận: Biến chứng cơ học của nhồi máu cơ Đối tượng tim thường gặp ở người tuổi cao, nữ giới, tỷ lệ tử 148 bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên vong và mắc tổng biến cố tim mạch trong vòng 30 được chẩn đoán xác định theo tiểu chuẩn năm 2007 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn